Tiểu luận: "Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự phát triển tâm lí"

Tiểu luận môn  Tâm lí học đại cương với đề tài: Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự phát triển tâm lí" của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.

Môn:
Thông tin:
15 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận: "Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự phát triển tâm lí"

Tiểu luận môn  Tâm lí học đại cương với đề tài: Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự phát triển tâm lí" của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.

3.5 K 1.7 K lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
---- ----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÂM LÝ HỌC ĐẠI ƠNG
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM
Họ tên: Nguyễn Hồng Phúc
sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế Truyền thông toàn cầu (CLC) K40
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. Thùy ơng
Nội, tháng 6 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................. 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIP
.......................................................................................................................................2
1. Hoạt động.......................................................................................................... 2
1.1. Khái niệm.....................................................................................................2
1.2. Đặc điểm......................................................................................................3
1.3. Các dạng hoạt động.....................................................................................4
1.4. Cấu trúc của hoạt động............................................................................... 5
2. Giao tiếp.............................................................................................................6
2.1. Khái niệm.....................................................................................................6
2.2. Chức năng của giao tiếp..............................................................................6
2.3. Các loại giao tiếp.........................................................................................7
3. Mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp.......................................................8
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA HÀNH ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN TÂM .............................................................................................9
1. Hoạt động sự hình thành, phát triển tâm lí..............................................9
2. Giao tiếp sự hình thành, phát triển m .............................................. 11
KẾT LUN................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................13
MỞ ĐẦU
1. do chọn đề i
Quá trình sống là q trình con người liên tục thực hiện các quan hệ với
thế giới xung quanh (gồm con người thế giới đồ vật). Quá trình thực hiện
các mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới xung quanh chính hoạt
động giao tiếp. Quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới đồ
vật được gọi hoạt động đối tượng. Quá trình tác động qua lại giữa con
người với con người được gọi giao tiếp. Trong hoạt động, con người không
đơn độc sự hợp tác cùng tạo ra các sản phẩm trao đổi các sản phẩm
để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của mình. Như vậy, hoạt động của con
người không thể tách rời giao tiếp. Hoạt động giao tiếp luôn gắn với
nhau.
Tâm không phải cái sẵn trong con người, cũng không phải
sản phẩm khép kín trong não hoặc một bộ phận nào đó trong thể, không
thể xem xét tâm lý, ý thức con người ngoài hoạt động, ngoài giao tiếp. Tâm
sản phẩm của hoạt động giao tiếp của con người. Do đó, hoạt động
giao tiếp vai trò rất lớn trong việc hình thành phát triển tâm con
người. Chính những do trên, em xin được chọn đề tài: “Vai trò của hoạt
động giao tiếp đối với sự phát triển tâm lý”
2. Mục đích chọn đề tài
Mục đích em chọn đề tài này để khẳng định tầm quan trọng của hoạt
động giao tiếp trong sự hình thành phát triển tâm con người. Dựa vào
đó, giúp mọi người quan tâm hơn đến việc tổ chức các dạng hoạt động (vui
chơi, học tập, lao động…) các hoạt động giao tiếp tập thể, từ đó lôi cuốn
nhân tham gia tích cực vào các hoạt động để phát triển tâm lý, ý thức cho họ.
3. Kết cấu đề i
Kết cấu đ tài gồm hai chương chính, không tính phần mở đầu kết
luận:
1
Chương I: Một số vấn đề luận về hoạt động và giao tiếp
Chương II: Vai trò của hành động giao tiếp đối với sự phát
triển tâm
Với khuôn khổ một tiểu luận, thời gian trình độ hạn nên tiểu luận
của em không tránh khỏi thiếu sót hạn chế. Em rất mong sự động viên
đóng góp ý kiến của thầy giáo bộ môn tâm học đại cương đ tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN VỀ
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
1. Hoạt động
1.1. Khái niệm
Theo tâm học mácxit, cuộc sống con người một dòng hoạt động,
con người chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Con người sống con
người hoạt động. Hoạt động phương thức tồn tại của con người, hay nói
cách khác hoạt động quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con
người với thế giới tự nhiên, hội. Cụ thể, đó quá trình chuyển hóa năng
lực lao động các phẩm chất tâm khác của bản thân thành sự vật, thành
thực tế quá trình ngược lại quá trình tách những thuộc tính của sự vật,
thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.
Chúng ta thể hiểu hoạt động quá trình tác động qua lại giữa con
người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới sản
phẩm v phía con người. Trong quá trình tác động qua lại đó, hai chiều tác
động diễn ra đồng thời, thống nhất bổ sung cho nhau:
Chiều thứ nhất quá trình tác động của con người với cách
chủ thể vào thế giới, hay còn được gọi quá trình xuất tâm (đối
tượng hóa). Quá trình này tạo ra sản phẩm trong đó chứa đựng
2
các đặc điểm tâm của người tạo ra nói. Hay nói khác đi, con
người đã chuyển những đặc điểm tâm của mình vào trong sản
phẩm. Sản phẩm nơi tâm của con người được bộc lộ.
Chiều thứ hai quá trình con người chuyển những cái chứa đựng
trong thế giới vào bản thân mình, quá trình con người thêm
kinh nghiệm v thế giới, những thuộc tính, những quy luật của thế
giới…được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biết của mình.
Đồng thời con người cũng thêm kinh nghiệm tác động vào thế
giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết để tác động
hiệu quả vào thế giới. Quá trình này quá trình hình thành tâm
chủ thể, hay còn gọi quá trình nhập tâm (chủ thể hóa).
Từ đó, ta thể thấy, thông qua hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về
phía thế giới, vừa tạo ra tâm của chính mình. thể nói tâm con người
chỉ thể được bộc lộ, hình thành trong hoạt động thông qua hoạt động
1.2. Đặc điểm
Hoạt động 4 đặc điểm chính:
Hoạt động bao giờ cũng hoạt động đối tượng. Đối tượng chính
cái con người cần chiếm lĩnh, cái con người luôn nhằm tác động vào để thay
đổi nó hoặc để tiếp nhận chuyển vào đầu óc mình. Ngoài ra, đối tượng của
hoạt động không phải một cái đó sẵn có, i đang xuất hiện
ngay trong quá trình hoạt động. dụ, hoạt động học tập đối tượng tri
thức, năng, kỹ xảo…để biết, hiểu, tiếp thu và đưa vào vốn kinh nghiệm của
bản thân, tức lĩnh hội các tri thức năng, kỹ xảo ấy.
Hoạt động bao giờ cũng chủ thể. Chủ thể của hoạt động chính
người thực hiện hoạt động đó. Chủ thể của hoạt động đó thể một người
hoặc nhiều người. Khi nói đến tính chủ thể nói đến tính tích cực, chủ động.
dụ, giáo viên chủ thể của hoạt động dạy học, hay học sinh chủ thể
của hoạt động học tập,..
3
Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động, con
người gián tiếp tác động đến khách thể thông qua hình ảnh tâm trong đầu,
gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động sử dụng phương tiện ngôn
ngữ. Như vậy, công cụ lao động, công cụ tâm ngôn ngữ giữ chức ng
trung gian giữa chủ thể khách thể, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.
dụ, nhà điêu khắc nặn bức tượng một gái t hình ảnh gái được lấy làm
mẫu trong đầu anh ta giữ vai t điều khiển đôi bàn tay để anh ta tạo nên bức
tượng đúng hình mẫu đó. Hình ảnh gái, hình ảnh các thao tác nặn tượng
(hình ảnh tâm lí) chính công cụ tâm giữ chức năng trung gian trong quá
trình tạo ra sản phẩm (bức tượng). Quá trình nặn tượng cũng còn phải đùng
một số công cụ khác chứ không chỉ đôi bàn tay trần (công cụ lao động).
Hoạt động bao giờ cũng tính mục đích. Mục đích của hoạt động
tạo ra sản phẩm liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việc thỏa mãn nhu cầu
của chủ thể. dụ, hoạt động học tập mục đích để tiếp thu tri thức,
năng, xảo, thỏa mãn nhu cầu nhận thức chuẩn bị hành trang bước vào
cuộc sống
1.3. Các dạng hoạt động
Xét về phương diện thể, ta thấy con người ba loại hoạt động
chính: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động.
Xét v phương diện sản phẩm, hai loại hoạt động:
Hoạt động thực tiễn: còn gọi hoạt động bên ngoài, hoạt động
tác động vào vật thể tạo ra sản phẩm vật chất chủ yếu
Hoạt động luận: còn gọi hoạt động tinh thần, hoạt động bên
trong, hoạt động tìm tòi, định hướng. Hoạt động luận diễn ra
với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm…tạo ra sản phẩm tinh thần
Hai loại hoạt động này luôn tác động, bổ sung cho nhau.
Ngoài ra còn cách phân loại khác, chia hoạt động thành bốn loại:
Hoạt động biến đổi: dạng điển hình nhất lao động, thường gọi
lao động sáng tạo. bao hàm cả hoạt động biến đổi thiên
4
nhiên hoạt động biến đổi hội, trong đó bao gồm cả hoạt
động biến đổi con người
Hoạt động nhận thức: một loại hoạt động tinh thần, không m
biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực…Nó quá trình phản ánh
sự vật, quan hệ…mang lại cho chủ thể các hình ảnh, các tri thức
về các sự vật, quan hệ ấy.
Hoạt động định hướng giá trị: dạng hoạt động tinh thần, xác
định ý nghĩa của thực tại đối với bản thân chủ thể, tạo ra phương
hướng của hoạt động.
Hoạt động giao lưu: thể hiện quan hệ người người
Tóm lại, con người nhiều hoạt động, các loại hoạt động này quan hệ gắn
mật thiết với nhau.
1.4. Cấu trúc của hoạt động.
Cấu trúc của hoạt động đồ như sau:
Chủ thể Khách thể
Hoạt động Động
Hành động Mục đích
Thao tác Điều kiện (phương tiện)
Sản phẩm (kép)
thể hiểu đồ trên như sau, hoạt động hợp bởi các hành động. Các
hành động diễn ra bằng các thao tác. Hoạt động được thúc đẩy bởi một động
nhất định. Động chính là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt
động hay còn gọi động xa. được cụ thể bằng những mục đích
từng hành động hướng vào, những mục đích này được gọi động gần. Để
đạt được mục đích con người phải sử dụng các phương tiện. Các thành t
5
trong cấu trúc hoạt động mối quan hệ giữa chúng sản phẩm này sinh
chính trong sự vận động của hoạt động.
2. Giao tiếp
2.1. Khái niệm
Giao tiếp quá trình tác động qua lại giữa con người với con người,
thể hiện sự tiếp xúc tâm giữa người với người, thông qua đó con người trao
đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Con người giao tiếp để hiểu nhau, thực hiện mối quan hệ qua lại giữa
con người với nhau. thế cũng thể hiểu: Giao tiếp hoạt động xác lập
vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa các quan hệ hội giữa
người với người. Các quan hệ này thể diễn ra giữa hai người, giữa nhiều
người trong một nhóm hoặc cả cộng đồng người.
2.2. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp nhiều chức năng. thể chia các chức năng của giao tiếp
ra làm hai nhóm: các chức năng thuần túy hội các chức năng tâm -
hội:
Chức năng thuần túy hội các chức năng giao tiếp phục vụ nhu cầu
chung của hội hay của một nhóm người. Chức năng này được thể hiện qua
những chức năng cụ thể sau:
Tổ chức phối hợp hoạt động cùng nhau. Con người luôn luôn cn
sự giúp đỡ của người khác. Con người sống hoạt động bên
cạnh người khác cùng với người khác, không giao tiếp thì
con người không thể nào trao đổi kinh nghiệm, thống nhất mục
đích phương pháp hoạt động cùng nhau được
Nhận thức lẫn nhau
Hình thành phát triển các quan hệ liên nhân ch
6
Việc thực hiện các chức năng đã nếu phụ thuộc vào các quan hệ được hình
thành giữa những người giao tiếp với nhau. Đối với các thành viên được giao
tiếp, các chức năng này không giống nhau
Chức năng tâm hội chức năng giao tiếp phục vụ nhu cầu từng
viên của hội. Nhu cầu giao tiếp một trong những nhu cầu hội bản
xuất hiện sớm nhất con người. Sự không thỏa mãn nhu cầu giao tiếp
con người sẽ gây nên những trải nghiệm tiêu cực, nhưng lo âu, chờ đợi một
cái không hay xảy ra mặc không đe dọa h cả
2.3. Các loại giao tiếp
nhiều cách phân loại giao tiếp. Tùy theo các tiêu chí phân loại chúng
ta các loại giao tiếp khác nhau:
Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta ba loại: giao tiếp vật chất, giao
tiếp ngôn ngữ giao tiếp tín hiệu:
Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao tiếp với nhau bng
hành động với vật thể. Giao tiếp vật chất bắt đầu trẻ cuối
một tuổi, đầy hai tuổi, khi trẻ cùng chơi với đồ chơi hay một vật
thể nào đó với người lớn. Các hành động thực hiện trẻ em
thuộc lứa tuổi đó chức năng vận động biểu cảm, như để tỏ ý
muốn với lấy đồ vật hay về phía đồ chơi v.v...
Giao tiếp ngôn ngữ: xuất hiện như một dạng hoạt động xác lập
vận hành quan hệ người - người bằng các tín hiệu từ ngữ. Các
tín hiệu này các tín hiệu chung cho một cộng đồng cùng nói
một thứ tiếng mỗi tín hiệu (một từ chẳng hạn) gắn với vật thể hay
một hiện tượng, phản ánh một nội dung nhất định.
Giao tiếp tín hiệu: Ngôn ngữ một loại tín hiệu nên chính giao
tiếp ngôn ngữ một loại giao tiếp tín hiệu. Ngoài ra người ta còn
dùng các loại tín hiệu khác để giao tiếp, như cách ăn mặc, cử chỉ,
nét mặt...
7
Căn cứ vào khoảng cách không gia của các nhân chúng ta hai
loại giao tiếp: giao tiếp trực tiếp giao tiếp gián tiếp:
Giao tiếp trực tiếp loại giao tiếp giữa các nhân khi họ mặt
đối mặt với nhau để trực tiếp truyền đạt tiếp nhận tín hiệu của
nhau.
Giao tiếp gián tiếp loại giao tiếp được thực hiện qua một người
khác hoặc qua các phương tiện nào đó để truyền đạt tiếp nhận
tín hiệu của nhau như: thư từ, điện tín v.v..
Căn cứ vào quy cách giao tiếp, chúng ta hai loại giao tiếp: giao tiếp
chính thức giao tiếp không chính thức:
Giao tiếp chính thức loại giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ
chung theo chức trách, qui định, thể chế.
Giao tiếp không chính thức giao tiếp giữa những người hiểu
biết về nhau, giao tiếp kiểu thâm tình, nhằm mục đích thông
cảm, đồng cảm với nhau
Các loại giao tiếp kể trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau tạo
nên sự đa dạng, phong phú trong giao tiếp.
3. Mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp
Giao tiếp hoạt động đều hai khái niệm bản của tâm học, đều
phản ánh hai loại quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Trong đó,
hoạt động phản ánh mối quan h giữa con người với thế giới xung quanh, con
người luôn chủ thế, thế giới xung quanh khách thể. Còn giao tiếp phản
ánh các mối quan hệ giữa con người con người, trong quan h này con
người luôn chủ thể n đây quan hệ giữa “chủ thể với chủ thể”. Chính
vậy nên giao tiếp hoạt động quan hệ khăng khít với nhau.
nhiều nhà tâm học cho rằng giao tiếp như một dạng đặc biệt của
hoạt động: xét về mặt cấu trúc tâm lí, giao tiếp cấu trúc chung của hoạt
động: giao tiếp nào cũng động quy định sự hình thành diễn biến của
nó, cũng được tạo thành bởi các hành động thao tác. Giao tiếp nào ng
8
đều các đặc điểm bản của một hoạt động: bao giờ cũng chủ thể, đều
nhằm vào đối tượng nào đó, để tạo ra một sản phẩm nào đó v.v... Giao tiếp
cũng một hoạt động.
Một số nhà tâm học khác lại cho rằng, giao tiếp hoạt động hai
phạm t đồng đẳng. Chúng nhiều điểm khác nhau nhưng quan hệ qua
lại với nhau trong cuộc sống của con người. Mối quan hệ này thể diễn ra
theo hai cách sau đây:
Cách thứ nhất, giao tiếp điều kiện cho hoạt động. dụ, trong
lao động sản xuất, giao tiếp giữa những người thợ điều kiện để
họ cùng tiến hành tạo ra sản phẩm, hay hoạt động dạy học không
thể diễn ra như một quá trình thông tin của các máy truyền tin
thu tin. Trong dạy học nhất thiết phải giao tiếp giữa người dạy
người học, giữa người học người học v.v...
Cách thứ hai, hoạt động điều kiện để thực hiện quan hệ giao
tiếp giữa con người với con người. dụ, người diễn viên các
hành động, cử chỉ…để thể hiện sự giao tiếp của họ với khán giả
Trong hoạt động chung, con người buộc phải giao tiếp với nhau đ thống nhất
hành động. Như vậy, do hoạt động chung, con người giao tiếp với nhau để
cùng thực hiện mục đích chung. thế, hoạt động giao tiếp hai mặt
không thể thiếu của đời sống, của hoạt động cùng nhau giữa con người với
con người trong thực tiễn
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA NH ĐỘNG GIAO TIẾP
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM
1. Hoạt động sự hình thành, phát triển tâm lí
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động tâm
nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn với vật thể bên ngoài, từ thế giới khách quan
chuyển vào trong não mỗi người. Hoạt động quá trình con người thực hiện
các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, hội, người khác bản
9
thân. Đó quá trình chuyển hóa năng lực lao động các phẩm chất tâm
khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế. dụ, khi thuyết trình một môn
học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ,
tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi thuyết trình thì
mỗi người lại tâm khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc,
ràng, logic, nhưng người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên
phụ thuộc vào tâm của mỗi người bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay
không đạt yêu cầu. Quá trình ngược lại quá trình tách những thuộc tính của
sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, trở thành vốn liếng tinh thần của
chủ thể. dụ, sau lần thuyết trình đầu tiên thì nhân đó đã rút ra được rất
nhiều kinh nghiệm cho bản thân, đã biết làm thế nào để một bài thuyết
trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải
chuẩn bị tâm tốt. Như vậy, thể thấy con người tiếp tục điều khiển, điều
chỉnh hoạt động của mình sao cho kết quả hoạt động ngày càng cao hơn. Đây
quá trình chuyển cái hội thành cái của bản thân. Tâm người được hình
thành phát triển. Bằng hoạt động của bản thân, mỗi người tạo ra tâm lí,
nhân cách của mình: con người phải học để trở thành con người. Con người
chúng ta sản phẩm hoạt động của chính bản thân mình.
Khi phân tích vai trò của hoạt động đối với sự hình thành phát triển
tâm lí, chúng ta phải nhắc đến khái niệm hoạt động chủ đạo. Hoạt động chủ
đạo không đơn giản chỉ hoạt động chiếm nhiều thời gian so với các hoạt
động khác, chủ yếu đó hoạt động được chủ thể tập trung nhiều tâm
vào thực hiện, đến lượt nó, hoạt động chủ đạo ảnh hưởng quyết định
đến việc tạo nên các nét tâm mới, đến sự phát triển tâm tuổi này
chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo.
2. Giao tiếp sự hình thành, phát triển tâm
Giao tiếp với những chức năng của nó, một phương thức thể hiện của
bản chất người, chính trong giao tiếp chỉ thông qua giao tiếp bản chất
người của chúng ta mới được thể hiện. Giao tiếp tiền đề tất yếu, quyết định
10
sự nảy sinh phát triển tâm người. Lấy dụ, khi trẻ được 4 tuần tuổi đã
xuất hiện giao tiếp. Tuy giao tiếp của trẻ rất sơ đẳng, nhưng đó một loại
hoạt động rất đặc thù con người. tạo ra cái tâm học gọi là "cộng
sinh, cảm xúc" của trẻ với người nuôi dạy chúng. Đó một nhân tố rất cần
cho sự phát triển sinh tâm của trẻ trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Nếu
không giao tiếp này đứa trẻ không thể phát triển m với cách một con
người được. Đến tuổi thiếu niên, giao tiếp càng thể hiện vai t quan trọng
đặc biệt đối với sự phát triển tâm cả nhân cách của trẻ. nhiều ý kiến
cho rằng: trong nhiều trường hợp lứa tuổi này, giao tiếp với bạn ảnh
hưởng đối với hứng thú, tinh thần, thái độ học tập của các em hơn cả hoạt
động học tập (với cách một hoạt động chủ đạo). Thậm chí các công
trình nghiên cứu đi đến kết luận rằng tuổi thiếu niên hầu hết các thể chế
hội, chuẩn mực hội... đều đi vào từng em qua hoạt động giao tiếp. Như
vậy, trong giao tiếp, trẻ em nói riêng con người nói chung đã chuyển
những kinh nghiệm người khác, những chuẩn mực hội vào trong kinh
nghiệm của mình, biến thành kinh nghiệm của mình. Đó quá trình tạo ra sự
phát triển tâm mỗi con người.
Không những thế, giao tiếp còn phương thức quan trọng nhất để phát
triển ngôn ngữ của con người, đặc biệt trẻ em, giao tiếp đóng vai trò quan
trọng trong sự hình thành phát triển tâm lý, nhân cách nhân. Chính vì
vậy ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần phải chú ý rèn luyện các kỹ năng giao
tiếp cho trẻ, như vậy thì trẻ thể dễ dàng thể hiện tâm lý, nhân cách của
mình từ sớm.
KẾT LUẬN
Nhờ sự tác động qua lại giữa người với thế giới xung quanh con
người ta tâm (sự tác động qua lại này quan hệ hoạt động của con
người với thế giới bên ngoài), con người vươn tới các đối tượng, tiến hành
các hoạt động tương ứng với chúng (chơi, học, lao động v.v...). Thế giới đối
11
tượng tác động lên con người không phải trực tiếp theo kiểu kích thích - phản
ứng, gián tiếp thông qua hoạt động lĩnh hội, sử dụng, sáng tạo... cùng các
quan hệ giao tiếp giữa con người với con người bằng cách này hay cách khác
liên quan tới hoạt động đó, tạo ra thế giới tâm lí. Hoạt động giao tiếp
nơi nảy sinh tâm lí, đồng thời cũng nơi tâm vận hành, thực hiện vai trò
của mình đối với cuộc sống. Tâm sản phẩm của hoạt động giao tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề cương bài giảng Tâm học đại cương, TS Trần Thị Minh
Ngọc (chủ biên), Học viện Báo chí Tuyên truyền Khoa Tâm
Giáo dục, 2013
12
2. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nguyễn Xuân Thức (chủ biên),
Đại học Phạm, 2007.
3. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Thị Kiều Trang, Đại học Tân
Trào Khoa Giáo dục mầm non.
13
| 1/15

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ---- ----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
Họ và tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Vũ Thùy Hương Hà Nội, tháng 6 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
NỘI DUNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .2
1. Hoạt động. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1. Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .2
1.2. Đặc điểm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3. Các dạng hoạt động. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4
1.4. Cấu trúc của hoạt động. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2. Giao tiếp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6
2.1. Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6
2.2. Chức năng của giao tiếp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.3. Các loại giao tiếp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
3. Mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA HÀNH ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9
1. Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình sống là quá trình con người liên tục thực hiện các quan hệ với
thế giới xung quanh (gồm con người và thế giới đồ vật). Quá trình thực hiện
các mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới xung quanh chính là hoạt
động và giao tiếp. Quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới đồ
vật được gọi là hoạt động có đối tượng. Quá trình tác động qua lại giữa con
người với con người được gọi là giao tiếp. Trong hoạt động, con người không
đơn độc mà có sự hợp tác cùng tạo ra các sản phẩm và trao đổi các sản phẩm
để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của mình. Như vậy, hoạt động của con
người không thể tách rời giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp luôn gắn bó với nhau.
Tâm lý không phải là cái có sẵn trong con người, cũng không phải là
sản phẩm khép kín ở trong não hoặc một bộ phận nào đó trong cơ thể, không
thể xem xét tâm lý, ý thức con người ngoài hoạt động, ngoài giao tiếp. Tâm lý
là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người. Do đó, hoạt động và
giao tiếp có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển tâm lý con
người. Chính vì những lý do trên, em xin được chọn đề tài: “Vai trò của hoạt
động và giao tiếp đối với sự phát triển tâm lý”
2. Mục đích chọn đề tài
Mục đích em chọn đề tài này là để khẳng định tầm quan trọng của hoạt
động và giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lý con người. Dựa vào
đó, giúp mọi người quan tâm hơn đến việc tổ chức các dạng hoạt động (vui
chơi, học tập, lao động…) các hoạt động giao tiếp tập thể, từ đó lôi cuốn cá
nhân tham gia tích cực vào các hoạt động để phát triển tâm lý, ý thức cho họ.
3. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm hai chương chính, không tính phần mở đầu và kết luận: 1
 Chương I: Một số vấn đề lý luận về hoạt động và giao tiếp
 Chương II: Vai trò của hành động và giao tiếp đối với sự phát triển tâm lý
Với khuôn khổ một tiểu luận, thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận
của em không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em rất mong có sự động viên
và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo bộ môn tâm lý học đại cương để tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP 1. Hoạt động 1.1. Khái niệm
Theo tâm lý học mácxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động,
con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Con người sống là con
người hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, hay nói
cách khác hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con
người với thế giới tự nhiên, xã hội. Cụ thể, đó là quá trình chuyển hóa năng
lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành
thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật,
thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.
Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con
người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản
phẩm về phía con người. Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác
động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ sung cho nhau:
 Chiều thứ nhất là quá trình tác động của con người với tư cách là
chủ thể vào thế giới, hay còn được gọi là quá trình xuất tâm (đối
tượng hóa). Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng 2
các đặc điểm tâm lí của người tạo ra nói. Hay nói khác đi, con
người đã chuyển những đặc điểm tâm lí của mình vào trong sản
phẩm. Sản phẩm là nơi tâm lí của con người được bộc lộ.
 Chiều thứ hai là quá trình con người chuyển những cái chứa đựng
trong thế giới vào bản thân mình, là quá trình con người có thêm
kinh nghiệm về thế giới, những thuộc tính, những quy luật của thế
giới…được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biết của mình.
Đồng thời con người cũng có thêm kinh nghiệm tác động vào thế
giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết để tác động có
hiệu quả vào thế giới. Quá trình này là quá trình hình thành tâm lí ở
chủ thể, hay còn gọi là quá trình nhập tâm (chủ thể hóa).
Từ đó, ta có thể thấy, thông qua hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về
phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của chính mình. Có thể nói tâm lí con người
chỉ có thể được bộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động 1.2. Đặc điểm
Hoạt động có 4 đặc điểm chính:
Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng. Đối tượng chính là
cái con người cần chiếm lĩnh, cái con người luôn nhằm tác động vào để thay
đổi nó hoặc để tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc mình. Ngoài ra, đối tượng của
hoạt động không phải là một cái gì đó sẵn có, mà là cái gì đang xuất hiện
ngay trong quá trình hoạt động. Ví dụ, hoạt động học tập có đối tượng là tri
thức, kĩ năng, kỹ xảo…để biết, hiểu, tiếp thu và đưa vào vốn kinh nghiệm của
bản thân, tức là lĩnh hội các tri thức kĩ năng, kỹ xảo ấy.
Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể. Chủ thể của hoạt động chính là
người thực hiện hoạt động đó. Chủ thể của hoạt động đó có thể là một người
hoặc nhiều người. Khi nói đến tính chủ thể là nói đến tính tích cực, chủ động.
Ví dụ, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy và học, hay học sinh là chủ thể
của hoạt động học tập,. 3
Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động, con
người gián tiếp tác động đến khách thể thông qua hình ảnh tâm lý trong đầu,
gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động và sử dụng phương tiện ngôn
ngữ. Như vậy, công cụ lao động, công cụ tâm lý và ngôn ngữ giữ chức năng
trung gian giữa chủ thể và khách thể, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động. Ví
dụ, nhà điêu khắc nặn bức tượng một cô gái thì hình ảnh cô gái được lấy làm
mẫu trong đầu anh ta giữ vai trò điều khiển đôi bàn tay để anh ta tạo nên bức
tượng đúng hình mẫu đó. Hình ảnh cô gái, hình ảnh các thao tác nặn tượng
(hình ảnh tâm lí) chính là công cụ tâm lí giữ chức năng trung gian trong quá
trình tạo ra sản phẩm (bức tượng). Quá trình nặn tượng cũng còn phải đùng
một số công cụ khác chứ không chỉ đôi bàn tay trần (công cụ lao động).
Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích. Mục đích của hoạt động là
tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việc thỏa mãn nhu cầu
của chủ thể. Ví dụ, hoạt động học tập có mục đích là để tiếp thu tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo, thỏa mãn nhu cầu nhận thức và chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống
1.3. Các dạng hoạt động
Xét về phương diện cá thể, ta thấy ở con người có ba loại hoạt động
chính: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động.
Xét về phương diện sản phẩm, có hai loại hoạt động:
 Hoạt động thực tiễn: còn gọi là hoạt động bên ngoài, là hoạt động
tác động vào vật thể tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu
 Hoạt động lý luận: còn gọi là hoạt động tinh thần, hoạt động bên
trong, là hoạt động tìm tòi, định hướng. Hoạt động lý luận diễn ra
với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm…tạo ra sản phẩm tinh thần
Hai loại hoạt động này luôn tác động, bổ sung cho nhau.
Ngoài ra còn có cách phân loại khác, chia hoạt động thành bốn loại:
 Hoạt động biến đổi: dạng điển hình nhất là lao động, thường gọi
là lao động sáng tạo. Nó bao hàm cả hoạt động biến đổi thiên 4
nhiên và hoạt động biến đổi xã hội, trong đó bao gồm cả hoạt
động biến đổi con người
 Hoạt động nhận thức: là một loại hoạt động tinh thần, không làm
biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực…Nó là quá trình phản ánh
sự vật, quan hệ…mang lại cho chủ thể các hình ảnh, các tri thức
về các sự vật, quan hệ ấy.
 Hoạt động định hướng giá trị: là dạng hoạt động tinh thần, xác
định ý nghĩa của thực tại đối với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động.
 Hoạt động giao lưu: thể hiện quan hệ người – người
Tóm lại, con người có nhiều hoạt động, các loại hoạt động này có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
1.4. Cấu trúc của hoạt động.
Cấu trúc của hoạt động có sơ đồ như sau: Chủ thể Khách thể Hoạt động Động cơ Hành động Mục đích Thao tác
Điều kiện (phương tiện) Sản phẩm (kép)
Có thể hiểu sơ đồ trên như sau, hoạt động hợp bởi các hành động. Các
hành động diễn ra bằng các thao tác. Hoạt động được thúc đẩy bởi một động
cơ nhất định. Động cơ chính là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt
động hay còn gọi là động cơ xa. Nó được cụ thể bằng những mục đích mà
từng hành động hướng vào, những mục đích này được gọi là động cơ gần. Để
đạt được mục đích con người phải sử dụng các phương tiện. Các thành tố 5
trong cấu trúc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng là sản phẩm này sinh
chính trong sự vận động của hoạt động. 2. Giao tiếp 2.1. Khái niệm
Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người với con người,
thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao
đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Con người giao tiếp là để hiểu nhau, thực hiện mối quan hệ qua lại giữa
con người với nhau. Vì thế cũng có thể hiểu: Giao tiếp là hoạt động xác lập và
vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa
người với người. Các quan hệ này có thể diễn ra giữa hai người, giữa nhiều
người trong một nhóm hoặc cả cộng đồng người.
2.2. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có nhiều chức năng. Có thể chia các chức năng của giao tiếp
ra làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí - xã hội:
Chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ nhu cầu
chung của xã hội hay của một nhóm người. Chức năng này được thể hiện qua
những chức năng cụ thể sau:
 Tổ chức phối hợp hoạt động cùng nhau. Con người luôn luôn cần
có sự giúp đỡ của người khác. Con người sống và hoạt động bên
cạnh người khác và cùng với người khác, không có giao tiếp thì
con người không thể nào trao đổi kinh nghiệm, thống nhất mục
đích và phương pháp hoạt động cùng nhau được  Nhận thức lẫn nhau
 Hình thành và phát triển các quan hệ liên nhân cách 6
Việc thực hiện các chức năng đã nếu phụ thuộc vào các quan hệ được hình
thành giữa những người giao tiếp với nhau. Đối với các thành viên được giao
tiếp, các chức năng này là không giống nhau
Chức năng tâm lý – xã hội là chức năng giao tiếp phục vụ nhu cầu từng
viên của xã hội. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản
và xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự không thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ở
con người sẽ gây nên những trải nghiệm tiêu cực, nhưng lo âu, chờ đợi một
cái gì không hay xảy ra mặc dù không có gì đe dọa họ cả
2.3. Các loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp. Tùy theo các tiêu chí phân loại chúng
ta có các loại giao tiếp khác nhau:
Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao
tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu:
 Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao tiếp với nhau bằng
hành động với vật thể. Giao tiếp vật chất bắt đầu có ở trẻ cuối
một tuổi, đầy hai tuổi, khi trẻ cùng chơi với đồ chơi hay một vật
thể nào đó với người lớn. Các hành động thực hiện ở trẻ em
thuộc lứa tuổi đó có chức năng vận động biểu cảm, như để tỏ ý
muốn với lấy đồ vật hay bò về phía đồ chơi v.v. .
 Giao tiếp ngôn ngữ: xuất hiện như là một dạng hoạt động xác lập
và vận hành quan hệ người - người bằng các tín hiệu từ ngữ. Các
tín hiệu này là các tín hiệu chung cho một cộng đồng cùng nói
một thứ tiếng mỗi tín hiệu (một từ chẳng hạn) gắn với vật thể hay
một hiện tượng, phản ánh một nội dung nhất định.
 Giao tiếp tín hiệu: Ngôn ngữ là một loại tín hiệu nên chính giao
tiếp ngôn ngữ là một loại giao tiếp tín hiệu. Ngoài ra người ta còn
dùng các loại tín hiệu khác để giao tiếp, như cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt. . 7
Căn cứ vào khoảng cách không gia của các cá nhân mà chúng ta có hai
loại giao tiếp: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp:
 Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt
đối mặt với nhau để trực tiếp truyền đạt và tiếp nhận tín hiệu của nhau.
 Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp được thực hiện qua một người
khác hoặc qua các phương tiện nào đó để truyền đạt và tiếp nhận
tín hiệu của nhau như: thư từ, điện tín v.v.
Căn cứ vào quy cách giao tiếp, chúng ta có hai loại giao tiếp: giao tiếp
chính thức và giao tiếp không chính thức:
 Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ
chung theo chức trách, qui định, thể chế.
 Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người hiểu
biết rõ về nhau, giao tiếp kiểu thâm tình, nhằm mục đích thông
cảm, đồng cảm với nhau
Các loại giao tiếp kể trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau tạo
nên sự đa dạng, phong phú trong giao tiếp.
3. Mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp
Giao tiếp và hoạt động đều là hai khái niệm cơ bản của tâm lý học, đều
phản ánh hai loại quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Trong đó,
hoạt động phản ánh mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, con
người luôn là chủ thế, thế giới xung quanh là khách thể. Còn giao tiếp phản
ánh các mối quan hệ giữa con người và con người, trong quan hệ này con
người luôn là chủ thể nên đây là quan hệ giữa “chủ thể với chủ thể”. Chính vì
vậy nên giao tiếp và hoạt động có quan hệ khăng khít với nhau.
Có nhiều nhà tâm lí học cho rằng giao tiếp như một dạng đặc biệt của
hoạt động: xét về mặt cấu trúc tâm lí, giao tiếp có cấu trúc chung của hoạt
động: giao tiếp nào cũng có động cơ quy định sự hình thành và diễn biến của
nó, cũng được tạo thành bởi các hành động và thao tác. Giao tiếp nào cũng 8
đều có các đặc điểm cơ bản của một hoạt động: bao giờ cũng có chủ thể, đều
nhằm vào đối tượng nào đó, để tạo ra một sản phẩm nào đó v.v. . Giao tiếp
cũng là một hoạt động.
Một số nhà tâm lí học khác lại cho rằng, giao tiếp và hoạt động là hai
phạm trù đồng đẳng. Chúng có nhiều điểm khác nhau nhưng có quan hệ qua
lại với nhau trong cuộc sống của con người. Mối quan hệ này có thể diễn ra theo hai cách sau đây:
 Cách thứ nhất, giao tiếp là điều kiện cho hoạt động. Ví dụ, trong
lao động sản xuất, giao tiếp giữa những người thợ là điều kiện để
họ cùng tiến hành tạo ra sản phẩm, hay hoạt động dạy học không
thể diễn ra như một quá trình thông tin của các máy truyền tin và
thu tin. Trong dạy học nhất thiết phải có giao tiếp giữa người dạy
và người học, giữa người học và người học v.v. .
 Cách thứ hai, hoạt động là điều kiện để thực hiện quan hệ giao
tiếp giữa con người với con người. Ví dụ, người diễn viên có các
hành động, cử chỉ…để thể hiện sự giao tiếp của họ với khán giả
Trong hoạt động chung, con người buộc phải giao tiếp với nhau để thống nhất
hành động. Như vậy, do có hoạt động chung, con người giao tiếp với nhau để
cùng thực hiện mục đích chung. Vì thế, hoạt động và giao tiếp là hai mặt
không thể thiếu của đời sống, của hoạt động cùng nhau giữa con người với
con người trong thực tiễn
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA HÀNH ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
1. Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lí
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động tâm lý có
nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn với vật thể bên ngoài, từ thế giới khách quan
chuyển vào trong não mỗi người. Hoạt động là quá trình con người thực hiện
các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản 9
thân. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý
khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế. Ví dụ, khi thuyết trình một môn
học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ,
tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi thuyết trình thì
mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ
ràng, logic, nhưng có người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên
phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay
không đạt yêu cầu. Quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của
sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, trở thành vốn liếng tinh thần của
chủ thể. Ví dụ, sau lần thuyết trình đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất
nhiều kinh nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết
trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải
chuẩn bị tâm lý tốt. Như vậy, có thể thấy con người tiếp tục điều khiển, điều
chỉnh hoạt động của mình sao cho kết quả hoạt động ngày càng cao hơn. Đây
là quá trình chuyển cái xã hội thành cái của bản thân. Tâm lý người được hình
thành và phát triển. Bằng hoạt động của bản thân, mỗi người tạo ra tâm lí,
nhân cách của mình: con người phải học để trở thành con người. Con người
chúng ta là sản phẩm hoạt động của chính bản thân mình.
Khi phân tích vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển
tâm lí, chúng ta phải nhắc đến khái niệm hoạt động chủ đạo. Hoạt động chủ
đạo không đơn giản chỉ là hoạt động chiếm nhiều thời gian so với các hoạt
động khác, mà chủ yếu đó là hoạt động được chủ thể tập trung nhiều tâm tư
vào thực hiện, và đến lượt nó, hoạt động chủ đạo có ảnh hưởng quyết định
đến việc tạo nên các nét tâm lí mới, đến sự phát triển tâm lí ở tuổi này và
chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo.
2. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí
Giao tiếp với những chức năng của nó, là một phương thức thể hiện của
bản chất người, chính trong giao tiếp và chỉ thông qua giao tiếp bản chất
người của chúng ta mới được thể hiện. Giao tiếp là tiền đề tất yếu, quyết định 10
sự nảy sinh và phát triển tâm lý người. Lấy ví dụ, khi trẻ được 4 tuần tuổi đã
xuất hiện giao tiếp. Tuy giao tiếp của trẻ rất sơ đẳng, nhưng đó là một loại
hoạt động rất đặc thù ở con người. Nó tạo ra cái mà tâm lí học gọi là "cộng
sinh, cảm xúc" của trẻ với người nuôi dạy chúng. Đó là một nhân tố rất cần
cho sự phát triển sinh lí và tâm lí của trẻ ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Nếu
không có giao tiếp này đứa trẻ không thể phát triển tâm lí với tư cách một con
người được. Đến tuổi thiếu niên, giao tiếp càng thể hiện rõ vai trò quan trọng
đặc biệt đối với sự phát triển tâm lí và cả nhân cách của trẻ. Có nhiều ý kiến
cho rằng: trong nhiều trường hợp ở lứa tuổi này, giao tiếp với bạn bè có ảnh
hưởng đối với hứng thú, tinh thần, thái độ học tập của các em hơn cả hoạt
động học tập (với tư cách là một hoạt động chủ đạo). Thậm chí có các công
trình nghiên cứu đi đến kết luận rằng ở tuổi thiếu niên hầu hết các thể chế xã
hội, chuẩn mực xã hội. . đều đi vào từng em qua hoạt động giao tiếp. Như
vậy, trong giao tiếp, trẻ em nói riêng và con người nói chung đã chuyển
những kinh nghiệm ở người khác, những chuẩn mực xã hội vào trong kinh
nghiệm của mình, biến thành kinh nghiệm của mình. Đó là quá trình tạo ra sự
phát triển tâm lý ở mỗi con người.
Không những thế, giao tiếp còn là phương thức quan trọng nhất để phát
triển ngôn ngữ của con người, đặc biệt là trẻ em, giao tiếp đóng vai trò quan
trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. Chính vì
vậy ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần phải chú ý rèn luyện các kỹ năng giao
tiếp cho trẻ, như vậy thì trẻ có thể dễ dàng thể hiện tâm lý, nhân cách của mình từ sớm. KẾT LUẬN
Nhờ có sự tác động qua lại giữa người với thế giới xung quanh mà con
người ta có tâm lí (sự tác động qua lại này là quan hệ hoạt động của con
người với thế giới bên ngoài), con người vươn tới các đối tượng, tiến hành
các hoạt động tương ứng với chúng (chơi, học, lao động v.v. .). Thế giới đối 11
tượng tác động lên con người không phải trực tiếp theo kiểu kích thích - phản
ứng, mà gián tiếp thông qua hoạt động lĩnh hội, sử dụng, sáng tạo. . cùng các
quan hệ giao tiếp giữa con người với con người bằng cách này hay cách khác
có liên quan tới hoạt động đó, tạo ra thế giới tâm lí. Hoạt động và giao tiếp là
nơi nảy sinh tâm lí, đồng thời cũng là nơi tâm lí vận hành, thực hiện vai trò
của mình đối với cuộc sống. Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề cương bài giảng Tâm lý học đại cương, TS Trần Thị Minh
Ngọc (chủ biên), Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Khoa Tâm lý – Giáo dục, 2013 12
2. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), Đại học Sư Phạm, 2007.
3. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Vũ Thị Kiều Trang, Đại học Tân
Trào – Khoa Giáo dục mầm non. 13
Document Outline

  • TS. Vũ Thùy Hương
  • MỞ ĐẦU
    • 2.Mục đích chọn đề tài
  • NỘI DUNG
    • 1.Hoạt động
    • 2.Giao tiếp
    • 1.Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lí
    • 2.Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí
  • KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO