Tiểu luận: "Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành và pghats triển nhân cách"

 Tiểu luận môn Tâm lí học xã hội với đề tài: "Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành và pghats triển nhân cách" của  Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.

Môn:
Thông tin:
16 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận: "Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành và pghats triển nhân cách"

 Tiểu luận môn Tâm lí học xã hội với đề tài: "Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành và pghats triển nhân cách" của  Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.

295 148 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|3 7752136
HỌC VIỆN CHÍNH TR QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHỌC
VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
BÀI TIỂU LUẬN
TÂM HỌC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH
THÀNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Sinh viên : Nguyễn Phương Dung
Lớp : Truyền hình K40
SV 2056050010
Giảng viên : Thị Minh Hằng
Nội 2021
1
lOMoARcPSD|3 7752136
ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. do chọn đề tài
Con người mục tiêu, trung tâm của phát triển hội. Trong thời đại
mới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng hơn trong sự nghiệp xây
dựng đất nước. Khi xem xét con người dưới cách một thành viên của
hội, chủ thể của các mối quan hệ, của các hoạt động ý thức và giao tiếp
thì ta nhắc đến nhân cách của họ. Nhân cách ảnh hưởng lớn đến s tồn tại
phát triển của cả nhân xã hội. vậy, nhân cách con người đối tượng
nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt Tâm
học xã hội. Tâm học hội nghiên cứu nhân cách bao gồm toàn bộ các
đặc điểm tâm của nhân được thể hiện trong các mối quan hệ hội
thông qua hoạt động giao tiếp.
Nhân cách được hình thành, phát triển từ chính chủ thể, nhân con
người, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các nhân t bên ngoài. Môi trường
cũng điều kiện quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách,
tác động trực tiếp, mạnh mẽ.
Trong bối cảnh hiện tại, khi truyền thông bùng nổ phát triển đã ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống con người. Truyền thông quá trình liên tục trao
đổi thông tin, kiến thức, tưởng, tình cảm,… chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm
giữa hai hoặc nhiều người với nhau. nhân cách nhân được thể hiện
thông qua hoạt động và giao tiếp. Vậy nên, ta thể nói, truyền thông vừa
nơi bộc lộ đặc điểm tâm lý, vừa nhân tố bên ngoài môi trường ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự hình thành phát triển nhân cách.
2
lOMoARcPSD|3 7752136
Ngày nay, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đông đảo
quần chúng không chỉ nhận được các thông điệp xu hướng tương tác, tham
gia vào quá trình truyền thông cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Ảnh hưởng của
truyền thông đến đời sống tinh thần của con người rất ràng, thể thay
đổi những thói quen, nhận thức của công chúng. Truyền thông với lượng
thông tin truyền tải cùng lớn đã đang gây ra nhiều vấn đề tích cực
tiêu cực đối với sự hình thành phát triển nhân cách. Điều này đạt ra yêu
cầu cần sự nhận thức đúng đắn về vai trò của truyền thông, từ đó đưa ra
những giải pháp, hướng phát triển, điều chỉnh nhằm tăng tính hiệu quả của
truyền thông đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. vậy tôi quyết
định chọn đề tài Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành phát
triển nhân cách cho bài tập lần này.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính vai trò của truyền thông trong
sự nh thành phát triển nhân cách.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích hơn ảnh hưởng của truyền
thông đến sự hình thành phát triển nhân cách, đánh giá mặt tốt, xấu của
truyền thông hiện nay đối với nhân cách con người, từ đó những giải pháp
tích cực để truyền thông trở thành công cụ hữu ích, động viên, khích l con
người phát triển tâm theo hướng tốt đẹp.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích mối quan hệ giữa truyền thông nhân cách con người.
lOMoARcPSD|3 7752136
- Nêu thực trạng ảnh hưởng của truyền thông đến nhân cách con người
hiện nay.
- Nghiên cứu các giải pháp, đ xuất để tăng ảnh hưởng tích cực của
truyền thông đến công chúng.
4. Ý nghĩa luận thực tiễn
4.1. Ý nghĩa luận
- Làm một số vấn đề luận của vai trò của truyền thông đến s hình
thành phát triển nhân cách.
- Góp phần vào việc hình thành sở luận cho đề tài.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao nhận thức về vai trò của truyền thông đến sự hình thành
phát triển nhân cách.
- Đưa ra những giải pháp để hướng ảnh hưởng của truyền thông đến
nhân cách theo cách tích cực.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. sở lý luận
1.1. Khái niệm về nhân cách
Nhân cách giá trị của con người với cách một thành viên trong
hội nhất định, chủ thể của các mối quan hệ giữa con người với thiên
nhiên, giữa người với người, trong hoạt động ý thức giao lưu với thế
giới bên ngoài. Song, khó được khái niệm chung về nhân cách. Mỗi
trường phái triết học khác nhau lại khái niệm về con người khác nhau dẫn
4
lOMoARcPSD|3 7752136
đến quan niệm về nhân cách khác nhau. Hiện nay, nhiều định nghĩa, quan
niệm khác nhau về nhân cách, nhưng bản, nhân cách thường được xác định
chung như một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung
quanh đối với bản thân mình.
Nhân cách yếu tố không thể thiếu trong đánh giá con người. Nhân
cách khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi nhân. Nhân cách
bao gồm toàn diện cả tài đức, năng lực thể chất năng lực t tuệ, trạng
thái tinh thần, tâm lý, tình cảm, thể hiện cái tôi của mỗi người, thể hiện suy
nghĩ của họ trong hoạt động giao tiếp hội. Nhân cách là tổ hợp những
đặc điểm, thuộc tính tâm của nhân, quy định hành vi xã hội giá trị
hội của nhân đó.
Nhân cách không được sinh ra đồng thời với sự sinh ra của con người.
Khi sinh ra, con người chưa hình thành nhân cách mới chỉ mang tiềm
năng. Nhân cách không ra đời trong thời điểm nhất định kết quả tích
lũy dần những kinh nghiệm sống, những tri thức mỗi người trải nghiệm
trong quá trình sống trưởng thành. vậy, quá trình đó luôn gắn liền với
hội, giữa điều kiện chủ quan khách quan. Bằng sự hoạt động, nhận thức
của bản thân, tác động của môi trường bên ngoài con người hình thành
phát triển nhân cách của mình.
Nhân cách chịu sự chi phối của nhiều nhân tố: nhân tố bẩm sinh di
truyền, ảnh hưởng của môi trường, giáo dục hoạt động nhân. Mỗi nhân
tố đều vai trò khác nhau, nên chúng đều không thể xem nhẹ bỏ qua. Ta
cần biết kết hợp phát huy vai trò của từng yếu tố đó trong quá trình hình
thành phát triển nhân cách.
lOMoARcPSD|3 7752136
1.2. Khái niệm truyền thông
Truyền thông một hiện tượng hội phổ biến, ra đời phát triển
gắn liền với sự phát triển của con người hội loài người. Nhờ truyền
thông, giao tiếp con người tự nhiên phát triển thành con người hội.
bằng những tín hiệu, thông tin đơn giản con người đã thông báo cho nhau
mục đích, phương pháp hành động, thông tin nhờ truyền thông. Trong quá
trình lao động sản xuất, xây dựng phát triển hội, con người ngày càng
tích lũy được nhiều hiểu biết, kinh nghiệm cho nhu cầu chia sẻ thông tin
ngày càng lớn.
Hiện nay, rất nhiều quan niệm khác nhau v truyền thông của các
tác giả theo các góc nhìn khác nhau. Tổng hợp lại, ta thể hiểu khái niệm
truyền thông như sau: Truyền thông quá trình trao đổi, tương tác thông tin
giữa các thành viên hay nhóm người trong hội về các vấn đề của đời sống
nhân/nhóm/xã hội, nhằm tích lũy thông tin, kiến thức, từ đó hình thành
sở cho sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi hội. Truyền thông tính
chất thông tin lan truyền mạnh mẽ, tác động liên quan đế mọi nhân
trong hội.
Thông qua các phương tiện truyền thông, công chúng đang ngày càng
tương tác mạnh mẽ với thông tin đại chúng. Truyền thông vừa điều kiện,
vừa yêu cầu đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người,
lại vừa chịu tác động, thúc đẩy trực tiếp trong từng bước trưởng thành, tiến bộ
của nhân loại.
Truyền thông gồm 5 yếu tố: nguồn phát, thông điệp, kênh, đối tượng
tiếp nhận, nơi tiếp nhận. Mục tiêu của truyền thông nhằm thay đổi hành vi
duy trì hành vi bền vững của đối tượng thông qua các can thiệp truyền
thông phù hợp với từng bước thay đổi hành vi của đối tượng. Đối tượng đây
chính công chúng từng kế hoạch truyền thông hướng đến.
6
lOMoARcPSD|3 7752136
2. sở thực tiễn
2.1. Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành phát triển
nhân cách con người
A.N. Leonchiev nhận định: “Nhân cách con người không phải được đẻ
ra được hình thành”. Các Mác đã chỉ ra “Sự phát triển của một nhân
được quy định bởi sự phát triển của tất cả các nhân khác giao tiếp
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”. Nhân cách tính giao lưu mạnh
mẽ, điều đó nghĩa nhân cách tồn tại trong sự tương tác với những nhân
cách khác. dụ như một đứa trẻ bị bỏ rơi được các con vật nuôi trong rừng
từ khi rất nhỏ, không sự tiếp xúc với nhân cách con người thì sẽ không thể
hình thành nhân cách. vậy, nhân tố quyết định cho sự hình thành phát
triển nhân cách chính sự giao lưu, trao đổi thông tin với môi trường hội
loài người.
Nhân cách con người được hình thành phát triển trong môi trường
hội thông qua hoạt động giao tiếp. Truyền thông nhân tố tổng hợp
đầy đủ các thành phần của các yếu tố giao tiếp bên ngoài đến sự phát triển
nhân ch con nời. Trong hội nhất định phải giao tiếp, các nhóm
hội, điều này tất yếu dẫn đến sự phát triển của truyền thông. Thông qua
truyền thông, con người thể tham gia vào các mối quan hệ, lĩnh hội văn
hóa, các chuẩn mực của hội, đồng thời cũng thể đóng góp tài lực của
mình vào kho tang chung của hội. Thông qua đó, con người không chỉ
nhận thức được người khác còn nhận thức được chính bản thân mình, tự
đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá
bản thân mình đề hình thành mội thái độ giá trị - cảm xúc đối với bản thân.
Hay nói cách khác, qua tham gia vào truyền thông, con người hình thành
năng lực tự ý thức, hình thành phần quan trọng trong nhân cách của mình.
Trong quá trình tiếp nhận đóng góp vào truyền thông, con người tham gia
vào tập thể thấy được chỗ đứng của mình, thỏa mãn nhu cầu hoạt động,
lOMoARcPSD|3 7752136
giao tiếp. Truyền thông tác động đến con người qua thông tin truyền tải,
vậy, tâm con người liên tục được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với
hội.
Mặt khác, kết quả truyền thông hướng đến chính sự thay đổi
trong hành vi, nhận thức, thái độ, niềm tin, chuẩn mực của nhân, nhóm
cộng đồng, thay đổi hành vi duy trì hành vi bền vững của các nhóm đối
tượng đã xác định. Các nhà nghiên cứu truyền thông sẽ xác định đối tượng, từ
đó xác định giải pháp truyền thông phù hợp.
Trong thời đại ngày nay, truyền thông chính nhân tố thuộc môi
trường nh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách. Truyền thông
tác động mạnh mẽ đến mọi vấn đ của hội, đến nhận thức của công chúng,
ảnh hưởng đến hành động ng xử của công chúng. Khi một ứng xử của
công chúng được lặp đi lặp lại sẽ hình thành nề nếp, tập quán, dần dần trở
thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông, những vấn đề này
được hội chấp nhận lan truyền nhanh chóng trong công chúng, dần dần
ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách của con người.
Truyền thông thể trở thành phương tiện hữu hiệu để thực hiện vai
trò giáo dục nhân cách con người, hướng con người đến sự phát triển tốt đẹp.
Trước hết, truyền thông thể vạch ra chiều hướng phát triển nhân cách con
người. Khi một sự việc tốt được tuyên truyền rộng rãi sẽ hình thành nên
những suy nghĩ tích cực, lan tỏa tinh thần đến với đông đảo quần chúng. Bên
cạnh đó sự lên án, phê phán những hành động sai trái, đi ngược lại với
truyền thống văn hóa đạo đức con người, để n đe, cảnh báo những hành
động xấu con người không nên làm. Từ đó, truyền thông giúp định hướng,
điều chỉnh phục hồi nhân cách con người. Quá trình tác động tích cực từ
môi trường đến nhận thức của công chúng thể kích thích nhân tự giáo
dục chính mình, đào thải những cái xấu và tiếp thụ những điều tốt đẹp để
hoàn thiện nhân cách của mình.
8
lOMoARcPSD|3 7752136
Qua quá trình tương tác giữa con người với truyền thông, nhân đang
tự thực hiện quá trình m giàu tri thức, tâm hồn, củng cố thế giới quan của
riêng mình. đây, truyền thông đang thực hiện vai trò của giao tiếp hội
đối với sự hình thành phát triển nhân cách con người.
Do tính lan tỏa phổ biến rộng rãi, truyền thông tác động mạnh mẽ
đến sự hình thành phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, truyền thông
cũng tác động hai mặt đối với vấn đề này. Nếu truyền thông được sử dụng
theo hướng đúng đắn, nghiên cứu kế hoạch chặt chẽ thì sẽ hình thành
những thói quen tốt của công chúng. Còn nếu truyền thông không kiểm soát
những nội dung tiêu cực sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với nhân
cách con người.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Một số trường hợp nh hưởng xấu của truyền thông đến nhân
cách con người
Trong thời đại bùng nổ truyền thông, các phương tiện thông tin đại
chúng phong phú, đa dạng từ internet, mạng hội, báo mạng điện tử, truyền
hình,… với lượng thông tin vô cùng lớn. vậy, việc chọn lọc quản
thông tin còn gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt là với trẻ em bộ phận công chúng
còn lứa tuổi mới bắt đầu hình thành phát triển nhân cách càng phải được
quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, trẻ em được tiếp xúc với internet từ rất sớm,
nếu không sự quản nội dung từ bố mẹ t các em sẽ dễ tiếp cận với
những thông tin không phù hợp. dụ như trường hợp Youtuber NTN với
hàng triệu lượt theo dõi, nổi tiếng với những vlog nội dung phản cảm, b
nhưng lại nhận được sự ủng hộ của nhiều trẻ dưới độ tuổi vị thành niên. Một
số video với nội dung như ăn trong bồn cầu, đốt bom kiểu khủng bố, làm
ngôi nhà từ 5000 ống hút nhựa, cốc nhựa,… đang tình hình thành nên
lOMoARcPSD|3 7752136
những suy nghĩ lệch lạc trong tâm trẻ em, kéo theo hàng loạt trường hợp
bắt chước những thử thách nghĩa đó.
Năm 2020 đã rộ lên hiện tượng các video về chủ đề hội đen, “dân
anh chị”, m cho tưởng bạo lực dường như trở thành điều hiển nhiên trong
cuộc sống hàng ngày của trẻ. Những giang hồ mạng như Khá Bảnh, Dũng
Trọc, Phú trở thành thần tượng, nhân vật nổi tiếng thời bấy giờ, truyền
những suy nghĩ lệch lạc, tình tiếp tay cho những hành động bạo lực, đi
ngược với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc. Những câu nói thiếu văn
hóa của các nhân vật này thậm chí đã trở thành xu hướng, câu cửa miệng
của rất nhiều các em học sinh. Nếu những nội dung như vậy được truyền
rộng rãi, một thế hệ non trẻ của đất nước sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý,
gây o nhân cách.
Ngoài ra, ta cũng cần kể đến môi trường mạng hội hiện nay cùng
phức tạp, k quản lý. Việt Nam đang khoảng hơn 65 triệu người s dụng
các phương tiện truyền thông hội (năm 2020). Đây một con số khổng lồ,
vậy bất cứ xu hướng nào trên mạng hội cũng thể gây ra tâm chung
của cộng đồng. Trong năm 2020, phong trào tẩy chay, antifan nổi lên thu hút
sự chú ý của đông đảo dân mạng. Nhưng không dừng lại việc đóng góp
để nghệ hoàn thiện bản thân, một bộ phận công chúng đã biến đó thành
công kích bạo lực mạng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần sức khỏe
của nạn nhân. Hàn Quốc nền công nghiệp giải trí hàng đầu châu Á, đã
nhiều trường hợp người nổi tiếng chấn thương tâm lý, nặng nề hơn t tử do
sự áp lực công kích, tẩy chay t ng chúng. Qua đó, ta thể thấy rằng
truyền thông như một con dao hai lưỡi, thể ảnh hưởng xấu đến cả người
công kích nạn nhân của công kích. Với người xu hướng bạo lực mạng,
điều này sẽ dần ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ, khiến họ trở nên độc địa
không quan tâm đến cảm xúc mọi người xung quanh. Bạo lực mạng sẽ gây
chấn thương về tinh thần, dẫn đến một số bệnh tâm của nạn nhân. vậy,
10
lOMoARcPSD|3 7752136
ta thể thấy rằng, truyền thông rất dễ gây nên những hiện tượng tâm tiêu
cực trong hội.
Khâu quản thông tin đại chúng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, những
tin đồn thất thiệt, tin giả “fake news” đang mối nguy lớn luôn rình rập.
Hiện nay, việc đăng tải một bài viết lên mạng hội rất dễ dàng chỉ bằng
một click chuột, nhưng đó cũng chính mối lo nếu thông tin đăng tải
không được chính xác. Những thông tin sai lệch, hồ nhưng vẫn thu hút
được lượng tương tác lớn. Khảo sát của chương trình nghiên cứu internet
hội cho thấy gần 80% người dùng mạng từng nạn nhân hoặc chứng kiến
bạo lực mạng, nhiều nhất thị dân tộc, giới tính, tôn giáo, vu khống, phỉ
báng người khác. Những hành vi này không chỉ làm tổn thương tâm lý nạn
nhân còn khiến cho người thực hiện hành vi ngày càng lún sâu vào suy
nghĩ lệch lạc, ích kỉ, từ đó dẫn đến nhận thức, hành động tấn công người khác
về tinh thần. Không chỉ vậy, những hành động đó nếu diễn ra thường xuyên
còn thể ảnh hưởng đến tâm số đông của cộng đồng, coi đó hành động
bình thường không quan tâm đến cảm xúc của nạn nhân. Từ hành động
thức trên mạng này nhưng hậu quả để lại sự sai lệch trong suy nghĩ của một
bộ phận công chúng ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự hình thành phát
triển nhân cách con người.
2.2.2. Truyền thông vẫn luôn hướng tới những mặt tích cực nhằm mục
đích giáo dục nhân cách tốt đẹp của con người
Tuy nhiên, với vai trò giám sát, quản hội, truyền thông đã lên án
mạnh mẽ những nội dung tiêu cực trên, định hướng công chúng nhận thức
được rằng đó nội dung hại, cần loại bỏ, tăng cường tuyên truyền những
hành động tốt, lan tỏa điều tích cực đến cộng đồng.
lOMoARcPSD|3 7752136
Ta thể kể đến sự việc cậu 12 tuổi Bình Dương trên đường đi
học về đã dọn sạch rác miệng cống để đường phố không bị ngập. Một người
đã phát hiện hành động đẹp này qua camera an ninh đăng tải lên mạng
hội, lập tức dân mạng các kênh truyền thông đã đồng loạt chia sẻ
tán dương cậu bé. Hành động này đã lan tỏa thông điệp tích cực rằng những
điều tốt đẹp thể đến từ những việc làm nhỏ nhất, nâng cao trách nhiệm của
mỗi người dân với hội.
Hay như trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này, số những hành
động cao đẹp đã được lan truyền khắp các phương tiện truyền thông đại
chúng. Hình ảnh chiến công an đứng nghiêm chào điều lệnh khi đoàn xe
chở y bác từ Quảng Ninh sang hỗ trợ vùng dịch Bắc Giang đã gây xúc
động mạnh mẽ. Những bếp ăn chiến do những người con Bắc Giang lập ra
đang cung cấp hàng trăm suất ăn mỗi ngày cho n bộ, y bác tuyến đầu
chống dịch, những chuyến xe giải cứu dưa hấu h trợ con nông dân Bắc
Giang, những đóng góp vật y tế, lương thực thực phẩm cho người dân
vùng dịch,… đang nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt t công chúng. Những hình
ảnh này được lan truyền rộng rãi, không chỉ giúp thu hút nhiều nhà hảo tâm
còn khơi gợi tình yêu thương, đùm bọc đồng bào của mỗi người, thể hiện
phát huy truyền thống “lá lành đùm ch”, “tương thân tương ái” của
dân tộc ta.
Bên cạnh đó, truyền thông cúng vai trò phê phán những hành vi lệch
chuẩn. Mới đây, sự việc người phụ nữ 44 tuổi (phường Trần Nguyên Hãn,
thành phố Bắc Giang) trốn tránh, từ chối biện pháp cách ly y tế, khiến
quan chức năng phải cưỡng chế đã gặp phải sự chỉ trích lớn từ công chúng.
Hành động sai phạm này thể ảnh hưởng mạnh đến công tác phòng chống
dịch cộng đồng. Khắp mạng xã hội cùng các trang thông tin điện tử đều đưa
tin về vụ việc này nhằm răn đe, nêu gương xấu trước toàn hội. Như vậy,
truyền thông đã góp phần lan tỏa rộng i những điều tích cực, phê phán cái
12
lOMoARcPSD|3 7752136
xấu, hướng con người đến những suy nghĩ, hành động tốt đẹp, dần hình thành
tâm chung của cả hội, chuẩn mực để công chúng noi theo.
3. Giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của truyền
thông đến nhân cách con người
Nhìn vào hai mặt tác động truyền thông thể đem lại, ta thể
thấy được ảnh hưởng của truyền thông đến nhân cách con người cùng
lớn. vậy, tôi xin kiến nghị một vài đề xuất để thể tăng ảnh hưởng tích
cực của truyền thông trong việc hình thành phát triển tâm như sau:
Thứ nhất, tăng cường sự quản lý của Đảng Nhà nước đối với truyền
thông đại chúng; tiếp tục phát triển và củng cố luật an ninh mạng, kiểm soát
chặt chẽ những nội dung được đăng tải trên các phương tiện truyền thông,
những hình thức xử phạt nghiêm khắc với những hành vi truyền thông sai
lệch, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, nhận thức con người, đi lệch với truyền
thống văn hóa tưởng của dân tộc. Tăng cường trách nhiệm của các mạng
hội trong việc ngăn chặn, cảnh báo hành vi khuynh hướng thù địch,
kích động bạo lực
Thứ hai, định hướng truyền thông theo hướng tích cực, bảo vệ nền tảng
tưởng, luật pháp trên truyền thông, tăng cường tính giáo dục thông qua
hoạt động truyền thông. Đẩy mạnh truyền những thông tin tích cực, phê
phán, bài trừ những hành vi xấu, trái đạo đức, pháp luật, hướng con người đến
suy nghĩ tốt đẹp, hình thành tưởng chung cho cộng đồng, hội. Chống
những biểu hiện lợi dụng truyền thông để xuyên tạc, bôi nhọ, chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, truyền thông tin xuyên tạc, xúc phạm đến nhân hoặc
tập thể, chống hành vi giật gân câu khách gây hoang mang, bất an trong tâm
công chúng.
Thứ ba, cần học tập, noi gương tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh ,
rèn luyện bản lĩnh, sự trung thực trong nghề làm báo; chú trọng đào tạo nhân
lOMoARcPSD|3 7752136
lực ngành báo chí truyền thông, người viết báo cần c trọng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ để thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
truyền tải được những thông tin chính xác, mang tính thời sự, kịp thời, khách
quan để phục vụ công chúng; dũng cảm đấu tranh bảo vệ cái tốt, loại bỏ cái
sai, tiêu cực lợi ích của cả hội.
Thứ tư, tăng cường nâng cao dân trí, giáo dục ý thức trách nhiệm của
người dân, cẩn trọng với lời nói hành động của mình. Mỗi người cần ý
thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, chung tay bảo vệ sự trong sạch, tích cực
của truyền thông, phê phán cái xấu, tiêu cực để xây dựng hội tốt đẹp hơn,
tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành phát triển nhân cách.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Nhân cách của con người sẽ được hình thành phát triển trong quá
trình tồn tại giao tiếp với hội. Nhân cách con người không chỉ yếu tố
đánh giá nhân còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn hội, vậy,
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách con người cùng quan
trọng, cấp thiết. trong thời đại mới, truyền thông chắc chắn một nhân tố
không thể bỏ qua khi nghiên cứu về tâm lý học hội nói chung nhân cách
nói riêng. Qua đề tài nghiên cứu, tôi thể thấy được rằng: với vai t to lớn,
thể chi phối luận và tâm của con người, truyền thông đã trở thành
một quyền lực thực sự. Truyền thông không chỉ phương tiện thông tin giao
tiếp còn nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành phát triển
nhân cách con người. Ngày nay, khi con người đang tham gia tiếp nhận, đóng
góp vào truyền thông thì những nh hưởng truyền thông mang lại thể
mang lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực đối với nhân cách. Trong thời đại
14
lOMoARcPSD|3 7752136
mới, ta cần sử dụng tốt nhất tác động tích cực của truyền thông, ngăn chặn,
đẩy lùi cái xấu, độc hại đối với sự phát triển hội. Muốn thực hiện được
điều đó, cần sự chung tay không chỉ của chính quyền, lãnh đạo chúng
ta, mỗi người dân cần ý thức, trách nhiệm để bảo vệ sự trong sạch, tích cực
của truyền thông, tạo môi trường thân thiện cho sự hình thành phát triển
nhân cách con người, đặc biệt với thế hệ non trẻ - tương lai của đất nước.
Thông qua đề tài nghiên cứu về vai t của truyền thông đối với sự
hình thành phát triển nhân cách, tôi thể thấy được vai trò quan trọng của
nhân tố này trong tình hình hiện nay rút ra được ý nghĩa luận thực tiễn
cho quá trình học tập, nghiên cứu sau này. Trong quy bài tập tiểu luận
cuối kỳ, chắc chắn đ tài này vẫn còn những thiếu sót, chưa hoàn chỉnh,
vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy để thể hiểu sâu chính
xác hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Thị Minh Hằng, 2015, Tâm học hội, Học viện Báo chí
Tuyên truyền.
2. Gia Hân, 2005, Tâm học chuẩn hành vi, NXB Lao động.
3. GS. TS Nguyễn Quang Uẩn, 2007, Giáo trình tâm học đại cương,
NXB Đại học phạm.
4. PGS. TS Nguyễn Văn Dững, 2012, sở luận báo chí, NXB Lao
động.
5. PGS. TS Lương Khắc Hiếu, 2013, Giáo trình thuyết truyền thông,
NXB Chính trị Quốc gia.
lOMoARcPSD|3 7752136
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU........................................................................................... 2
1. do chọn đề tài......................................................................................... 2
2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................3
4. Ý nghĩa luận thực tiễn........................................................................ 4
4.1. Ý nghĩa luận...................................................................................... 4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG......................................................................................4
1. sở luận................................................................................................4
1.1. Khái niệm về nhân cách........................................................................ 4
1.2. Khái niệm truyền thông......................................................................... 6
2. sở thực tiễn.............................................................................................7
2.1. Vai t của truyền thông đối với sự hình thành phát triển nhân
cách con người..............................................................................................7
2.2. Thực trạng............................................................................................. 9
3. Giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng ch cực của truyền thông đến
nhân cách con người......................................................................................13
PHẦN III: KẾT LUẬN..................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 15
16
| 1/16

Preview text:

lOMoARcPSD|37752136
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÀI TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Sinh viên : Nguyễn Phương Dung Lớp : Truyền hình K40 Mã SV 2056050010
Giảng viên : Lý Thị Minh Hằng Hà Nội – 2021 1 lOMoARcPSD|37752136 ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Con người là mục tiêu, trung tâm của phát triển xã hội. Trong thời đại
mới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng hơn trong sự nghiệp xây
dựng đất nước. Khi xem xét con người dưới tư cách một thành viên của xã
hội, là chủ thể của các mối quan hệ, của các hoạt động có ý thức và giao tiếp
thì ta nhắc đến nhân cách của họ. Nhân cách ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và
phát triển của cả cá nhân và xã hội. Vì vậy, nhân cách con người là đối tượng
nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là Tâm
lý học xã hội. Tâm lý học xã hội nghiên cứu nhân cách bao gồm toàn bộ các
đặc điểm tâm lý của cá nhân được thể hiện trong các mối quan hệ xã hội
thông qua hoạt động và giao tiếp.
Nhân cách được hình thành, phát triển từ chính chủ thể, cá nhân con
người, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài. Môi trường
cũng là điều kiện quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, có
tác động trực tiếp, mạnh mẽ.
Trong bối cảnh hiện tại, khi truyền thông bùng nổ và phát triển đã ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống con người. Truyền thông là quá trình liên tục trao
đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm,… chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm
giữa hai hoặc nhiều người với nhau. Mà nhân cách cá nhân được thể hiện
thông qua hoạt động và giao tiếp. Vậy nên, ta có thể nói, truyền thông vừa là
nơi bộc lộ đặc điểm tâm lý, vừa là nhân tố bên ngoài môi trường ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách. 2 lOMoARcPSD|37752136
Ngày nay, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đông đảo
quần chúng không chỉ nhận được các thông điệp và xu hướng tương tác, tham
gia vào quá trình truyền thông cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Ảnh hưởng của
truyền thông đến đời sống tinh thần của con người là rất rõ ràng, có thể thay
đổi những thói quen, nhận thức của công chúng. Truyền thông với lượng
thông tin truyền tải vô cùng lớn đã và đang gây ra nhiều vấn đề tích cực và
tiêu cực đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều này đạt ra yêu
cầu cần có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của truyền thông, từ đó đưa ra
những giải pháp, hướng phát triển, điều chỉnh nhằm tăng tính hiệu quả của
truyền thông đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy tôi quyết
định chọn đề tài Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách
cho bài tập lần này.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là vai trò của truyền thông trong
sự hình thành và phát triển nhân cách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích rõ hơn ảnh hưởng của truyền
thông đến sự hình thành và phát triển nhân cách, đánh giá mặt tốt, xấu của
truyền thông hiện nay đối với nhân cách con người, từ đó có những giải pháp
tích cực để truyền thông trở thành công cụ hữu ích, động viên, khích lệ con
người phát triển tâm lý theo hướng tốt đẹp.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích rõ mối quan hệ giữa truyền thông và nhân cách con người. lOMoARcPSD|37752136
- Nêu thực trạng ảnh hưởng của truyền thông đến nhân cách con người hiện nay.
- Nghiên cứu các giải pháp, đề xuất để tăng ảnh hưởng tích cực của
truyền thông đến công chúng.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa lý luận
- Làm rõ một số vấn đề lý luận của vai trò của truyền thông đến sự hình
thành và phát triển nhân cách.
- Góp phần vào việc hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao nhận thức về vai trò của truyền thông đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Đưa ra những giải pháp để hướng ảnh hưởng của truyền thông đến
nhân cách theo cách tích cực. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về nhân cách
Nhân cách là giá trị của con người với tư cách là một thành viên trong
xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ giữa con người với thiên
nhiên, giữa người với người, trong hoạt động có ý thức và giao lưu với thế
giới bên ngoài. Song, khó mà có được khái niệm chung về nhân cách. Mỗi
trường phái triết học khác nhau lại có khái niệm về con người khác nhau dẫn 4 lOMoARcPSD|37752136
đến quan niệm về nhân cách khác nhau. Hiện nay, có nhiều định nghĩa, quan
niệm khác nhau về nhân cách, nhưng cơ bản, nhân cách thường được xác định
chung như một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung
quanh và đối với bản thân mình.
Nhân cách là yếu tố không thể thiếu trong đánh giá con người. Nhân
cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân. Nhân cách
bao gồm toàn diện cả tài và đức, năng lực thể chất và năng lực trí tuệ, trạng
thái tinh thần, tâm lý, tình cảm, thể hiện cái tôi của mỗi người, thể hiện suy
nghĩ của họ trong hoạt động và giao tiếp xã hội. Nhân cách là tổ hợp những
đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó.
Nhân cách không được sinh ra đồng thời với sự sinh ra của con người.
Khi sinh ra, con người chưa hình thành nhân cách mà mới chỉ mang tiềm
năng. Nhân cách không ra đời trong thời điểm nhất định mà là kết quả tích
lũy dần những kinh nghiệm sống, những tri thức mà mỗi người trải nghiệm
trong quá trình sống và trưởng thành. Vì vậy, quá trình đó luôn gắn liền với
xã hội, giữa điều kiện chủ quan và khách quan. Bằng sự hoạt động, nhận thức
của bản thân, tác động của môi trường bên ngoài mà con người hình thành và
phát triển nhân cách của mình.
Nhân cách chịu sự chi phối của nhiều nhân tố: nhân tố bẩm sinh – di
truyền, ảnh hưởng của môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân. Mỗi nhân
tố đều có vai trò khác nhau, nên chúng đều không thể xem nhẹ và bỏ qua. Ta
cần biết kết hợp và phát huy vai trò của từng yếu tố đó trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách. lOMoARcPSD|37752136
1.2. Khái niệm truyền thông
Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển
gắn liền với sự phát triển của con người và xã hội loài người. Nhờ truyền
thông, giao tiếp mà con người tự nhiên phát triển thành con người xã hội. Dù
bằng những tín hiệu, thông tin đơn giản mà con người đã thông báo cho nhau
mục đích, phương pháp hành động, thông tin nhờ truyền thông. Trong quá
trình lao động sản xuất, xây dựng và phát triển xã hội, con người ngày càng
tích lũy được nhiều hiểu biết, kinh nghiệm là cho nhu cầu chia sẻ thông tin ngày càng lớn.
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về truyền thông của các
tác giả theo các góc nhìn khác nhau. Tổng hợp lại, ta có thể hiểu khái niệm
truyền thông như sau: Truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông tin
giữa các thành viên hay nhóm người trong xã hội về các vấn đề của đời sống
cá nhân/nhóm/xã hội, nhằm tích lũy thông tin, kiến thức, từ đó hình thành cơ
sở cho sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi xã hội. Truyền thông có tính
chất thông tin và lan truyền mạnh mẽ, tác động và liên quan đế mọi cá nhân trong xã hội.
Thông qua các phương tiện truyền thông, công chúng đang ngày càng
tương tác mạnh mẽ với thông tin đại chúng. Truyền thông vừa là điều kiện,
vừa là yêu cầu đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người,
lại vừa chịu tác động, thúc đẩy trực tiếp trong từng bước trưởng thành, tiến bộ của nhân loại.
Truyền thông gồm 5 yếu tố: nguồn phát, thông điệp, kênh, đối tượng
tiếp nhận, nơi tiếp nhận. Mục tiêu của truyền thông là nhằm thay đổi hành vi
và duy trì hành vi bền vững của đối tượng thông qua các can thiệp truyền
thông phù hợp với từng bước thay đổi hành vi của đối tượng. Đối tượng ở đây
chính là công chúng mà từng kế hoạch truyền thông hướng đến. 6 lOMoARcPSD|37752136
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách con người
A.N. Leonchiev nhận định: “Nhân cách con người không phải được đẻ
ra mà là được hình thành”. Các Mác đã chỉ ra “Sự phát triển của một cá nhân
được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”. Nhân cách có tính giao lưu mạnh
mẽ, điều đó có nghĩa là nhân cách tồn tại trong sự tương tác với những nhân
cách khác. Ví dụ như một đứa trẻ bị bỏ rơi được các con vật nuôi trong rừng
từ khi rất nhỏ, không có sự tiếp xúc với nhân cách con người thì sẽ không thể
hình thành nhân cách. Vì vậy, nhân tố quyết định cho sự hình thành và phát
triển nhân cách chính là sự giao lưu, trao đổi thông tin với môi trường xã hội loài người.
Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường
xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp. Truyền thông là nhân tố tổng hợp
đầy đủ các thành phần của các yếu tố giao tiếp bên ngoài đến sự phát triển
nhân cách con người. Trong xã hội nhất định phải có giao tiếp, có các nhóm
xã hội, điều này là tất yếu dẫn đến sự phát triển của truyền thông. Thông qua
truyền thông, con người có thể tham gia vào các mối quan hệ, lĩnh hội văn
hóa, các chuẩn mực của xã hội, đồng thời cũng có thể đóng góp tài lực của
mình vào kho tang chung của xã hội. Thông qua đó, con người không chỉ
nhận thức được người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự
đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá
bản thân mình đề hình thành mội thái độ giá trị - cảm xúc đối với bản thân.
Hay nói cách khác, qua tham gia vào truyền thông, con người hình thành
năng lực tự ý thức, hình thành phần quan trọng trong nhân cách của mình.
Trong quá trình tiếp nhận và đóng góp vào truyền thông, con người tham gia
vào tập thể và thấy được chỗ đứng của mình, thỏa mãn nhu cầu hoạt động, lOMoARcPSD|37752136
giao tiếp. Truyền thông tác động đến con người qua thông tin truyền tải, vì
vậy, tâm lý con người liên tục được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với xã hội.
Mặt khác, kết quả mà truyền thông hướng đến chính là sự thay đổi
trong hành vi, nhận thức, thái độ, niềm tin, chuẩn mực của cá nhân, nhóm
cộng đồng, thay đổi hành vi và duy trì hành vi bền vững của các nhóm đối
tượng đã xác định. Các nhà nghiên cứu truyền thông sẽ xác định đối tượng, từ
đó xác định giải pháp truyền thông phù hợp.
Trong thời đại ngày nay, truyền thông chính là nhân tố thuộc môi
trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Truyền thông có
tác động mạnh mẽ đến mọi vấn đề của xã hội, đến nhận thức của công chúng,
ảnh hưởng đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi một ứng xử của
công chúng được lặp đi lặp lại sẽ hình thành nề nếp, tập quán, dần dần trở
thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông, những vấn đề này
được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh chóng trong công chúng, dần dần
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Truyền thông có thể trở thành phương tiện hữu hiệu để thực hiện vai
trò giáo dục nhân cách con người, hướng con người đến sự phát triển tốt đẹp.
Trước hết, truyền thông có thể vạch ra chiều hướng phát triển nhân cách con
người. Khi một sự việc tốt được tuyên truyền rộng rãi sẽ hình thành nên
những suy nghĩ tích cực, lan tỏa tinh thần đến với đông đảo quần chúng. Bên
cạnh đó là sự lên án, phê phán những hành động sai trái, đi ngược lại với
truyền thống văn hóa và đạo đức con người, để răn đe, cảnh báo những hành
động xấu mà con người không nên làm. Từ đó, truyền thông giúp định hướng,
điều chỉnh và phục hồi nhân cách con người. Quá trình tác động tích cực từ
môi trường đến nhận thức của công chúng có thể kích thích cá nhân tự giáo
dục chính mình, đào thải những cái xấu và tiếp thụ những điều tốt đẹp để
hoàn thiện nhân cách của mình. 8 lOMoARcPSD|37752136
Qua quá trình tương tác giữa con người với truyền thông, cá nhân đang
tự thực hiện quá trình làm giàu tri thức, tâm hồn, củng cố thế giới quan của
riêng mình. Ở đây, truyền thông đang thực hiện vai trò của giao tiếp xã hội
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Do tính lan tỏa và phổ biến rộng rãi, truyền thông có tác động mạnh mẽ
đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, truyền thông
cũng có tác động hai mặt đối với vấn đề này. Nếu truyền thông được sử dụng
theo hướng đúng đắn, có nghiên cứu và kế hoạch chặt chẽ thì sẽ hình thành
những thói quen tốt của công chúng. Còn nếu truyền thông không kiểm soát
những nội dung tiêu cực sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với nhân cách con người. 2.2. Thực trạng
2.2.1. Một số trường hợp ảnh hưởng xấu của truyền thông đến nhân
cách con người
Trong thời đại bùng nổ truyền thông, các phương tiện thông tin đại
chúng phong phú, đa dạng từ internet, mạng xã hội, báo mạng điện tử, truyền
hình,… với lượng thông tin vô cùng lớn. Vì vậy, việc chọn lọc và quản lý
thông tin còn gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt là với trẻ em – bộ phận công chúng
còn ở lứa tuổi mới bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách càng phải được
quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, trẻ em được tiếp xúc với internet từ rất sớm,
nếu không có sự quản lý nội dung từ bố mẹ thì các em sẽ dễ tiếp cận với
những thông tin không phù hợp. Ví dụ như trường hợp Youtuber NTN với
hàng triệu lượt theo dõi, nổi tiếng với những vlog nội dung phản cảm, vô bổ
nhưng lại nhận được sự ủng hộ của nhiều trẻ dưới độ tuổi vị thành niên. Một
số video với nội dung như ăn mì trong bồn cầu, đốt bom kiểu khủng bố, làm
ngôi nhà từ 5000 ống hút nhựa, cốc nhựa,… đang vô tình hình thành nên lOMoARcPSD|37752136
những suy nghĩ lệch lạc trong tâm lý trẻ em, kéo theo hàng loạt trường hợp
bắt chước những thử thách vô nghĩa đó.
Năm 2020 đã rộ lên hiện tượng các video về chủ đề xã hội đen, “dân
anh chị”, làm cho tư tưởng bạo lực dường như trở thành điều hiển nhiên trong
cuộc sống hàng ngày của trẻ. Những giang hồ mạng như Khá Bảnh, Dũng
Trọc, Phú Lê trở thành thần tượng, nhân vật nổi tiếng thời bấy giờ, truyền bá
những suy nghĩ lệch lạc, vô tình tiếp tay cho những hành động bạo lực, đi
ngược với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc. Những câu nói thiếu văn
hóa của các nhân vật này thậm chí đã trở thành xu hướng, là câu cửa miệng
của rất nhiều các em học sinh. Nếu những nội dung như vậy được truyền bá
rộng rãi, một thế hệ non trẻ của đất nước sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý, gây méo mó nhân cách.
Ngoài ra, ta cũng cần kể đến môi trường mạng xã hội hiện nay vô cùng
phức tạp, khó quản lý. Việt Nam đang có khoảng hơn 65 triệu người sử dụng
các phương tiện truyền thông xã hội (năm 2020). Đây là một con số khổng lồ,
vì vậy bất cứ xu hướng nào trên mạng xã hội cũng có thể gây ra tâm lý chung
của cộng đồng. Trong năm 2020, phong trào tẩy chay, antifan nổi lên thu hút
sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Nhưng không dừng lại ở việc đóng góp
để nghệ sĩ hoàn thiện bản thân, một bộ phận công chúng đã biến đó thành
công kích và bạo lực mạng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần và sức khỏe
của nạn nhân. Ở Hàn Quốc – nền công nghiệp giải trí hàng đầu châu Á, đã có
nhiều trường hợp người nổi tiếng chấn thương tâm lý, nặng nề hơn là tự tử do
sự áp lực công kích, tẩy chay từ công chúng. Qua đó, ta có thể thấy rõ rằng
truyền thông như một con dao hai lưỡi, có thể ảnh hưởng xấu đến cả người
công kích và nạn nhân của công kích. Với người có xu hướng bạo lực mạng,
điều này sẽ dần ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ, khiến họ trở nên độc địa và
không quan tâm đến cảm xúc mọi người xung quanh. Bạo lực mạng sẽ gây
chấn thương về tinh thần, dẫn đến một số bệnh tâm lý của nạn nhân. Vì vậy, 10 lOMoARcPSD|37752136
ta có thể thấy rằng, truyền thông rất dễ gây nên những hiện tượng tâm lý tiêu cực trong xã hội.
Khâu quản lí thông tin đại chúng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, những
tin đồn thất thiệt, tin giả “fake news” đang là mối nguy lớn luôn rình rập.
Hiện nay, việc đăng tải một bài viết lên mạng xã hội là rất dễ dàng chỉ bằng
một cú click chuột, nhưng đó cũng chính là mối lo nếu thông tin đăng tải là
không được chính xác. Những thông tin sai lệch, mơ hồ nhưng vẫn thu hút
được lượng tương tác lớn. Khảo sát của chương trình nghiên cứu internet và
xã hội cho thấy gần 80% người dùng mạng từng là nạn nhân hoặc chứng kiến
bạo lực mạng, nhiều nhất là kì thị dân tộc, giới tính, tôn giáo, vu khống, phỉ
báng người khác. Những hành vi này không chỉ làm tổn thương tâm lý nạn
nhân mà còn khiến cho người thực hiện hành vi ngày càng lún sâu vào suy
nghĩ lệch lạc, ích kỉ, từ đó dẫn đến nhận thức, hành động tấn công người khác
về tinh thần. Không chỉ vậy, những hành động đó nếu diễn ra thường xuyên
còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý số đông của cộng đồng, coi đó là hành động
bình thường mà không quan tâm đến cảm xúc của nạn nhân. Từ hành động vô
thức trên mạng này nhưng hậu quả để lại là sự sai lệch trong suy nghĩ của một
bộ phận công chúng và ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự hình thành và phát
triển nhân cách con người.
2.2.2. Truyền thông vẫn luôn hướng tới những mặt tích cực nhằm mục
đích giáo dục nhân cách tốt đẹp của con người
Tuy nhiên, với vai trò giám sát, quản lý xã hội, truyền thông đã lên án
mạnh mẽ những nội dung tiêu cực trên, định hướng công chúng nhận thức
được rằng đó là nội dung có hại, cần loại bỏ, tăng cường tuyên truyền những
hành động tốt, lan tỏa điều tích cực đến cộng đồng. lOMoARcPSD|37752136
Ta có thể kể đến sự việc cậu bé 12 tuổi ở Bình Dương trên đường đi
học về đã dọn sạch rác ở miệng cống để đường phố không bị ngập. Một người
đã phát hiện hành động đẹp này qua camera an ninh và đăng tải nó lên mạng
xã hội, lập tức cư dân mạng và các kênh truyền thông đã đồng loạt chia sẻ và
tán dương cậu bé. Hành động này đã lan tỏa thông điệp tích cực rằng những
điều tốt đẹp có thể đến từ những việc làm nhỏ nhất, nâng cao trách nhiệm của
mỗi người dân với xã hội.
Hay như trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này, vô số những hành
động cao đẹp đã được lan truyền khắp các phương tiện truyền thông đại
chúng. Hình ảnh chiến sĩ công an đứng nghiêm chào điều lệnh khi đoàn xe
chở y bác sĩ từ Quảng Ninh sang hỗ trợ vùng dịch ở Bắc Giang đã gây xúc
động mạnh mẽ. Những bếp ăn dã chiến do những người con Bắc Giang lập ra
đang cung cấp hàng trăm suất ăn mỗi ngày cho cán bộ, y bác sĩ tuyến đầu
chống dịch, những chuyến xe giải cứu dưa hấu hỗ trợ bà con nông dân Bắc
Giang, những đóng góp vật tư y tế, lương thực thực phẩm cho người dân
vùng dịch,… đang nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ công chúng. Những hình
ảnh này được lan truyền rộng rãi, không chỉ giúp thu hút nhiều nhà hảo tâm
mà còn khơi gợi tình yêu thương, đùm bọc đồng bào của mỗi người, thể hiện
và phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái” của dân tộc ta.
Bên cạnh đó, truyền thông cúng có vai trò phê phán những hành vi lệch
chuẩn. Mới đây, sự việc người phụ nữ 44 tuổi (phường Trần Nguyên Hãn,
thành phố Bắc Giang) trốn tránh, từ chối biện pháp cách ly y tế, khiến cơ
quan chức năng phải cưỡng chế đã gặp phải sự chỉ trích lớn từ công chúng.
Hành động sai phạm này có thể ảnh hưởng mạnh đến công tác phòng chống
dịch ở cộng đồng. Khắp mạng xã hội cùng các trang thông tin điện tử đều đưa
tin về vụ việc này nhằm răn đe, nêu gương xấu trước toàn xã hội. Như vậy,
truyền thông đã góp phần lan tỏa rộng rãi những điều tích cực, phê phán cái 12 lOMoARcPSD|37752136
xấu, hướng con người đến những suy nghĩ, hành động tốt đẹp, dần hình thành
tâm lý chung của cả xã hội, là chuẩn mực để công chúng noi theo.
3. Giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của truyền
thông đến nhân cách con người
Nhìn vào hai mặt tác động mà truyền thông có thể đem lại, ta có thể
thấy được ảnh hưởng của truyền thông đến nhân cách con người là vô cùng
lớn. Vì vậy, tôi xin kiến nghị một vài đề xuất để có thể tăng ảnh hưởng tích
cực của truyền thông trong việc hình thành và phát triển tâm lý như sau:
Thứ nhất, tăng cường sự quản lý của Đảng và Nhà nước đối với truyền
thông đại chúng; tiếp tục phát triển và củng cố luật an ninh mạng, kiểm soát
chặt chẽ những nội dung được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, có
những hình thức xử phạt nghiêm khắc với những hành vi truyền thông sai
lệch, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, nhận thức con người, đi lệch với truyền
thống văn hóa – tư tưởng của dân tộc. Tăng cường trách nhiệm của các mạng
xã hội trong việc ngăn chặn, cảnh báo hành vi có khuynh hướng thù địch, kích động bạo lực
Thứ hai, định hướng truyền thông theo hướng tích cực, bảo vệ nền tảng
tư tưởng, luật pháp trên truyền thông, tăng cường tính giáo dục thông qua
hoạt động truyền thông. Đẩy mạnh truyền bá những thông tin tích cực, phê
phán, bài trừ những hành vi xấu, trái đạo đức, pháp luật, hướng con người đến
suy nghĩ tốt đẹp, hình thành tư tưởng chung cho cộng đồng, xã hội. Chống
những biểu hiện lợi dụng truyền thông để xuyên tạc, bôi nhọ, chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, truyền bá thông tin xuyên tạc, xúc phạm đến cá nhân hoặc
tập thể, chống hành vi giật gân câu khách gây hoang mang, bất an trong tâm lý công chúng.
Thứ ba, cần học tập, noi gương tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh ,
rèn luyện bản lĩnh, sự trung thực trong nghề làm báo; chú trọng đào tạo nhân lOMoARcPSD|37752136
lực ngành báo chí – truyền thông, người viết báo cần chú trọng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
truyền tải được những thông tin chính xác, mang tính thời sự, kịp thời, khách
quan để phục vụ công chúng; dũng cảm đấu tranh bảo vệ cái tốt, loại bỏ cái
sai, tiêu cực vì lợi ích của cả xã hội.
Thứ tư, tăng cường nâng cao dân trí, giáo dục ý thức trách nhiệm của
người dân, cẩn trọng với lời nói và hành động của mình. Mỗi người cần có ý
thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, chung tay bảo vệ sự trong sạch, tích cực
của truyền thông, phê phán cái xấu, tiêu cực để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn,
tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Nhân cách của con người sẽ được hình thành và phát triển trong quá
trình tồn tại và giao tiếp với xã hội. Nhân cách con người không chỉ là yếu tố
đánh giá cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn xã hội, vì vậy,
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách con người là vô cùng quan
trọng, cấp thiết. Và trong thời đại mới, truyền thông chắc chắn là một nhân tố
không thể bỏ qua khi nghiên cứu về tâm lý học xã hội nói chung và nhân cách
nói riêng. Qua đề tài nghiên cứu, tôi có thể thấy được rằng: với vai trò to lớn,
có thể chi phối dư luận và tâm lý của con người, truyền thông đã trở thành
một quyền lực thực sự. Truyền thông không chỉ là phương tiện thông tin giao
tiếp mà còn là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách con người. Ngày nay, khi con người đang tham gia tiếp nhận, đóng
góp vào truyền thông thì những ảnh hưởng mà truyền thông mang lại có thể
mang lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực đối với nhân cách. Trong thời đại 14 lOMoARcPSD|37752136
mới, ta cần sử dụng tốt nhất tác động tích cực của truyền thông, ngăn chặn,
đẩy lùi cái xấu, độc hại đối với sự phát triển xã hội. Muốn thực hiện được
điều đó, cần có sự chung tay không chỉ của chính quyền, lãnh đạo mà chúng
ta, mỗi người dân cần có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ sự trong sạch, tích cực
của truyền thông, tạo môi trường thân thiện cho sự hình thành và phát triển
nhân cách con người, đặc biệt là với thế hệ non trẻ - tương lai của đất nước.
Thông qua đề tài nghiên cứu về vai trò của truyền thông đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách, tôi có thể thấy được vai trò quan trọng của
nhân tố này trong tình hình hiện nay và rút ra được ý nghĩa lý luận – thực tiễn
cho quá trình học tập, nghiên cứu sau này. Trong quy mô bài tập tiểu luận
cuối kỳ, chắc chắn đề tài này vẫn còn những thiếu sót, chưa hoàn chỉnh, vì
vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để có thể hiểu sâu và chính
xác hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lý Thị Minh Hằng, 2015, Tâm lý học xã hội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. Vũ Gia Hân, 2005, Tâm lý học và chuẩn hành vi, NXB Lao động.
3. GS. TS Nguyễn Quang Uẩn, 2007, Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
4. PGS. TS Nguyễn Văn Dững, 2012, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động.
5. PGS. TS Lương Khắc Hiếu, 2013, Giáo trình lý thuyết truyền thông, NXB Chính trị Quốc gia. lOMoARcPSD|37752136 MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1. Lý do chọn đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
2. Đối tượng nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
4.1. Ý nghĩa lý luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
PHẦN II: NỘI DUNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1. Cơ sở lý luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1. Khái niệm về nhân cách. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2. Khái niệm truyền thông. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2. Cơ sở thực tiễn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
2.1. Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách con người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7
2.2. Thực trạng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
3. Giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của truyền thông đến
nhân cách con người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
PHẦN III: KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 16
Document Outline

  • HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN B
    • Lớp: Truyền hình K40
    • Hà Nội – 2021
  • ĐỀ TÀI
    • VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ
    • PHẦN I: MỞ ĐẦU
    • 1.Lý do chọn đề tài
    • 2.Đối tượng nghiên cứu
    • 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    • 4.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
    • 4.1.Ý nghĩa lý luận
    • 4.2.Ý nghĩa thực tiễn
    • PHẦN II: NỘI DUNG
    • 1.Cơ sở lý luận
      • 1.1.Khái niệm về nhân cách
      • 1.2.Khái niệm truyền thông
    • 2.Cơ sở thực tiễn
      • 2.1.Vai trò của truyền thông đối với sự hình thành và
      • 2.2.Thực trạng
    • 3.Giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của t
    • PHẦN III: KẾT LUẬN
    • TÀI LIỆU THAM KHẢO
    • MỤC LỤC