Tiểu luận "Vấn đề sống thử giới trẻ hiện nay"
Tiểu luận "Vấn đề sống thử giới trẻ hiện nay"
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN cÞd
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
VẤN ĐỀ SỐNG THỬ GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Nhóm/ Sinh viên thực hiện- MSSV:
Trần Ánh Mỹ Linh - 211A320072
Đỗ Thị Lệ Quỳnh - 211A320077
Nguyễn Gia Linh - 211A320011
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn A Say Năm 2021
NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................... MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................................................ 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................................... 4
3. Bố cục đề tài .............................................................................................................................................. 4
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................................... 4
7. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện .............................................................................................. 5
8. Bảng đánh giá các thành viên trong nhóm ............................................................................................. 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................................................... 6 1.
Khái niệm sống thử ................................................................................................................................... 6 2.
Nhận định về sống thử .......................................................................................................................... 6 3.
Phân loại sống thử ................................................................................................................................. 6
*Phân loại theo chủ thể ............................................................................................................................... 6
*Phân loại theo hình thức ........................................................................................................................... 6 4.
Sống thử dưới góc nhìn của .................................................................................................................. 6
• Pháp luật .................................................................................................................................................... 6
• Xã hội ,văn hóa .......................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHÂN TÍCH ................................................................................................... 8
1. Thực trạng của giới trẻ hiện nay ............................................................................................................. 8
2. Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử ............................................................................................. 9
2.1 Nguyên nhân cá nhân ......................................................................................................................... 9
2.2 Nguyên nhân từ gia đình .................................................................................................................. 10
2.3 Nguyên nhân từ xã hội ...................................................................................................................... 10
3. Mặt tích cực của việc “sống thử” ........................................................................................................... 11
4. Mặt tiêu cực và hậu quả của việc “sống thử” gây ra ........................................................................... 12
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 16
1. Giải pháp và kiến nghị ............................................................................................................................. 16
2. Kết luận .................................................................................................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................................. 17
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................................. 17
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Vấn đề giới trẻ sống thử hiện nay đang là đề tài nóng được quan tâm và nhắc đến, vì xã
hội đang ngày càng phát triển và đi lên. Lối sống của con người bắt đầu có nhiều bước thay
đổi từ nhu cầu sống, đến vấn đề học hành, vui chơi, đặc biệt trong vấn đề tình yêu ѵà hôn
nhân của giới trẻ ngày nay. “Sống thử không phải là quan điểm nảy sinh ở nước ta, nó bắt
nguồn từ các nước phương Tây và được phổ cập vào nước ta trong những năm gần đây do
du nhập văn hóa và sự phát triển của công nghệ truyền thông. Giới trẻ Việt Nam trong thời
đại mở cửa, ngoài một bộ phận tiến bộ, vượt lên trên những cái tầm thường thì một bộ phận
khác dễ bị cám dỗ bởi những luồng văn hóa thấp kém, thiếu chuẩn mực, tư duy không phù
hợp, thiếu trách nhiệm với bản thân,… Một trong số đó chính là lối sống tự do, buông thả,
tính háo thắng tuổi nổi loạn, tự do cá nhân, tự do tình dục”. 1
Vì vậy, nhóm chúng em xin được thực hiện nghiên cứu đề tài “ vấn đề sống thử của
giới trẻ hiện nay ”. Nhằm được hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra những mặt tích cực và
tiêu cực để giải quyết vấn đề này rõ ràng hơn, đưa ra những giải pháp khắc phục một cách
hợp lý, hiệu quả nhất là đối tượng là sinh viên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Theo tác giả Louann Brizendin ở bài viết Bộ sách của phụ nữ đã nói ra một số lời
khuyên đối với phái nữ đừng quá vội vàng trong việc gần gũi với nam giới, sẽ xảy ra một
sống trường hợp kích thích đối với cơ thể dẫn đến mất kiểm soát và đánh giá con người bạn là hư hỏng.
Theo tác giả Bích Huyền ở bài viết Vấn đề sống thử trong sinh viên nên hay không ? đã
nêu ra một số quan điểm tốt và xấu đối với giới trẻ và ý kiến trái chiều từ các bậc phụ
huynh, nhắc nhớ con trẻ phải luôn tỉnh táo và chín chắn để đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc đời.
3. Bố cục đề tài:
Trong bài tiểu luận, để thể hiện rõ đề tài “ Thói quen sống thử của giới trẻ hiện nay”
gồm có 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận.
4. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm mang đến cho giới trẻ hiện nay hiểu rõ về mặt tích cực và tiêu cực về đề tài sống thử.
- Đưa ra giải pháp và quan điểm đúng về vấn đề của giới trẻ hiện nay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là tất cả học sinh, sinh viên.
- Phạm vi nghiên cứu ở đây là Đại Học,Cao Đẳng,Trung Cấp, … qua các mặt đạo đức,
luật pháp, tâm lý, xã hội và thời gian nghiên cứu xảy ra.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp xử lí dữ liệu
1 .Nguyễn Linh An,2021, “Nêu suy nghĩ về hiện tượng sống thử của giới trẻ hiện nay”,
https://vndoc.com/suy-nghi-ve-hien-tuong-song-thu-cua-gioi-tre-hien-nay-236671, 16/12/2021
7. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện : Thời gian
Các nội dung nghiên cứu, Người STT Sản phẩm
(bắt đầu-kết
công việc thực hiện thực hiện thúc) Bắt đầu từ
Tìm hiểu khái niệm và phân loại 1 Văn bản 27/11/2021 đến Mỹ Linh 27/03/2022.
Tìm hiểu về thực trang sống thử của
giới trẻ hiện nay ở các trang báo, Bắt đầu từ 2
tìm những nguyên nhân khiến Văn bản 27/11/2021 đến Lệ Quỳnh
“sống thử” trở thành xu hướng 27/03/2022.
Nêu hậu quả và cách khắc phục Bắt đầu từ 3 Văn bản 27/11/2021 đến Gia Linh 27/03/2022.
8. Bảng đánh giá các thành viên trong nhóm
Phân công công Thái Ý kiến Thời Chất Tổng việc độ đóng gian lượng điểm tham góp tham Sản gia
hữu ích giao nộp phẩm tích sản cực phẩm đúng hạn 20 15 15 20 30 100 Trần Ánh Mỹ Linh Chương I (làm 15 15 20 30 100 word) Nguyễn Gia Linh Mở đầu,chương 15 15 20 30 100 III Đỗ Thị Lệ Quỳnh Lời cảm ơn, 15 15 20 30 100 chương II CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm sống thử :
Theo định nghĩa thông thường, sống thử là hiện tượng xã hội nam nữ chung sống với
nhau mà không tổ chức lễ kết hôn, đăng ký kết hôn.
Là việc nam nữ ở chung với nhau hoặc thuê nhà trọ riêng để ở riêng như “vợ chồng” (sinh
hoạt tình dục, chi tiêu tài chính,…) mà không được sự đồng ý của cha mẹ. (họ không thực
hiện nghi lễ cưới hỏi theo phong tục cưới hỏi của Việt Nam…) bạn bè và những người xung
quanh vẫn chưa công nhận mối quan hệ của hai người, cũng như pháp luật giữa hai người
chưa công nhận và luật gia đình ở nước ta. Nếu hai người cảm thấy không còn thích hợp để
sống chung thì có thể chia tay nhau mà không có nghĩa vụ gì.
2. Nhận định về sống thử :
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được truyền thông Việt
Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp đôi có tình
cảm về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng chưa tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký
kết hôn. Các nguồn hàn lâm hơn (như nghiên cứu khoa học, luật pháp...) thì sử dụng cụm từ
có khái niệm tương tự là Chung sống như vợ chồng phi hôn nhân.
3. Phân loại sống thử
*Phân loại theo chủ thể :
- Sinh viên : “sống thử” theo “trend”(xu hướng) ,phong trào .
- Công nhân : “sống thử” để tiết kiệm chi phí .
- Công chức và những người thành đạt : “sống thử” vì nhu cầu tình cảm .
*Phân loại theo hình thức :
- Sống thử vì nhu cầu tình cảm.
- Sống thử theo trend ,phong trào.
- Sống thử vì lợi ích kinh tế
4. Sống thử dưới góc nhìn của : • Pháp luật :
“Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản có hướng dẫn liên quan thì việc
nam nữ chưa đăng kí kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng thì sẽ không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cũng không được pháp luật công nhận quan hệ vợ
chồng. Việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý khi được đăng ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Luật
Hộ tịch năm 2014. Và việc nam nữ chưa đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ
chồng không bị coi là vi phạm pháp luật và không bị phạt hành chính hay xử lý hình sự,
nam chưa vợ, nữ chưa chồng sống với nhau một cách tự nguyện thì không gặp phải vấn đề
rắc rối pháp lý nào. Tuy nhiên, bởi vì không có sự ràng buộc trở ngại nào nên là sống thử
chứa đựng rất nhiều rủi ro pháp lý.”2
Xã hội hiện nay cũng không khuyến khích việc sống thử (quyền lợi của người sống thử
không được bảo đảm khi chia tay như trong ly hôn, con cái không đươc công nhận chính thức,…) • Xã hội ,văn hóa :
“Dưới góc độ văn hoá, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng phần lớn người Việt Nam
hiện đại gốc gác là những nông dân, khó mà chấp nhận sống thử. Nhưng đó là một thực tế
2 Đặng Hồng Dương,2021,“ 'Sống thử' theo góc nhìn pháp luật”, http://lsvn.vn/song-thu-
theo-goc-nhin-phap-luat1625741712.html ,06/12/2021
“đắng lòng” của xã hội hiện đại nên buộc phải chấp nhận. Nếu các bạn trẻ muốn sống thử
theo cách của xã hội phương Tây thì nên nhìn nhận nó từ góc nhìn văn hoá phương Đông để
điều chỉnh và chọn lọc cho phù hợp, nên tiếp thu tư tưởng triết học khoẻ mạnh của phương
Tây. Đó là thái độ độc lập, tự chịu trách nhiệm về tình cảm và hành động của mình. Trong
quá trình chung sống, đôi nam nữ rất cần phải đối thoại thẳng thắn với nhau về tất cả vấn
đề."Còn nếu cứ duy trì một cuộc sống thử vô nguyên tắc, duy tình, tối tăm, mụ mị mà phải
nhận lấy... quả đắng thì hãy ráng chịu”, đó là lời khuyên của tiến sĩ Thái.” 3
3 Như Trang, 2005,"Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa",
https://vnexpress.net/song-thu-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-xa-hoi-van-hoa-2003570.html , 29/11/2021. CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHÂN TÍCH
1. Thực trạng của giới trẻ hiện nay
“Sống thử đang trở thành xu hướng của giới trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0. Đặc
biệt là được giới trẻ coi là “mốt”, sinh viên sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, gặp khó khăn
trong cuộc sống vì còn trẻ, chưa dám cố gắng, muốn dựa dẫm vào người khác để trải qua
cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ở một mức độ nào đó, “sống thử” có thể coi là chiêu bài
để thử nghiệm, nếu coi “sống thử” là “cuộc sống thực tế” thì đó có thể là cơ hội để trải
nghiệm và tích lũy cho cuộc sống vợ chồng sau này. Theo khảo sát của Youth Daily về "Có
nên sống chung không?" Đối với 13.600 bạn trẻ, dù đã được thông báo có những thuận lợi
và khó khăn nhưng có tới 56% trong số họ đồng tình với quan điểm sống thử và cho rằng đó
là điều bình thường hoặc coi đó là điều xấu, nhưng họ không phản đối. Theo bác sĩ Nguyễn
Thị Hoài Đức, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ và Gia đình, quan điểm này cũng
được ủng hộ: "Không phải bạn trẻ nào cũng thích sống thử, nhưng nhìn chung tâm lý của
giới trẻ bao giờ cũng thích thử"”4
Sống thử chủ yếu là chạy theo xu hướng chứ không phải định hướng cho tương lai có
nên lấy chồng hoặc lấy vợ hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục
của Việt Nam, sống thử là lối sống không lành mạnh, không phù hợp và không nên khuyến
khích vì nó có tác động xấu đến cuộc sống và kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc với bản thân
và xã hội. Đồng thời, việc sống thử vẫn chưa được xã hội nhìn nhận một cách đầy đủ, khách
quan chỉ một số bạn trẻ đồng tình, nhưng thực ra đó là lối sống sai trái, buông thả, tự do,
làm mất đi các giá trị đạo đức truyền thống, là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức trong lối
sống thực dụng hiện nay. .
Theo thống kê của Việt Nam, hơn 90% các cặp tình nhân chung sống với nhau trước hôn
nhân, đặc biệt là giữa các bạn sinh viên, chia tay vì không quyết định được cuộc sống,
không có việc làm, ổn định. Nhiều bạn trẻ hiện nay ủng hộ việc sống thử, lý do họ đưa ra là:
sống thử cũng là một biểu hiện của tình yêu, vì nó mang lại lợi ích cả về vật chất lẫn tình
cảm không cần phải có nghĩa vụ như hôn nhân, và một số người cho rằng sống thử chỉ là
quan hệ đôi bên cùng có lợi. Bởi hầu hết các bạn trẻ đang là sinh viên, hoặc còn rất trẻ phải
đi làm và có cuộc sống xa gia đình, thiếu thốn về mặt tình cảm, chậm phát triển thể chất tâm
lý là con đường đưa các bạn trẻ đến với sự sẻ chia, cùng nhau thổi cơm kiểu thổi cơm chung
nhưng cũng chung tình cảm.
Trong các khu nhà trọ, chúng ta sẽ thường gặp được những sinh viên, những người
còn rất trẻ và thường sống không hôn thú. Mỗi khi đến nhà trọ, chúng ta dễ dàng nghe thấy
những câu chuyện về những cặp vợ chồng trẻ, sinh viên sống chung với nhau. Sống thử có
phải là điều bình thường và cần thiết? Đa số các bạn trẻ cho rằng sống chung là khẳng định
bản thân, cho người lạ thấy niềm hạnh phúc và tự hào khi có bạn khác giới sống cùng. Yếu
tố xã hội và môi trường đang dần tạo ra những cái nhìn cởi mở và lỏng lẻo cho giới trẻ hiện
nay như giới trẻ Âu Mỹ, chỉ có một sự khác biệt xảy ra giữa hai bối cảnh xã hội khác nhau.
Sống thử cũng có thể là một thói quen của các bạn sinh viên khi lần đầu vượt qua được
những bỡ ngỡ ban đầu. Vấn đề này đôi khi do ý kiến của các bạn trẻ, không nhất thiết phải do hoàn cảnh đưa đẩy.
4 Vũ Văn Trình, 2021, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”,https://tgpsaigon.net/bai-
viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, 06/12/2021
Ngoài ra, sống thử vẫn là một phần của thực tế xã hội, nó có nguy cơ lây lan phát
triển mạnh như một cơn bão, cơn lốc xoáy. Các chủ thể phổ biến bao gồm những người trẻ
tuổi, sinh viên đại học độc thân và những bạn trẻ phải sống xa nhà và thiếu thốn tình cảm.
“Sống thử” trước khi quyết định kết hôn có thực sự là một giải pháp tốt cho một cuộc hôn
nhân viên mãn hay đó chỉ là một “cái bẫy suy đồi trong hôn nhân”?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có điều khoản nào cấm hai người đã thành niên
không có vợ hoặc chồng cùng chung sống và cư trú tại một địa điểm hợp pháp mà không
đăng ký kết hôn. Sống thử trước hôn nhân không phải là hành vi bị cấm nếu nam nữ vẫn còn
độc thân, không có liên quan đến quan hệ hôn nhân ngoài luồng khác. Nếu hai người chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Có thể thấy, pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích nam nữ chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Việc chung sống trước khi kết hôn mà không
đăng ký kết hôn có thể gây ra những hậu quả pháp lý ảnh hưởng đến quyền lợi của cả nam
và nữ. Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của mình, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi
quyết định sống thử trước hôn nhân.
2. Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sống thử, có thể do sống xa quê hương, không có
người thân bên cạnh, thiếu thốn tình cảm. Cũng có thể là do bạn ham chơi, đua đòi có lối
sống buông thả, gia đình không hạnh phúc, thường xuyên bị cha mẹ mắng mỏ, hoặc do cha
mẹ không quan tâm đến con cái. Cũng có thể do sự xâm nhập của văn hóa của các nước
phát triển vào Việt Nam. Cũng có thể là sống thử là do xu hướng của giới trẻ hiện nay, hoặc
có thể là do sống thử để tiết kiệm chi phí và có nhiều thời gian bên nhau hơn. Có nhiều bạn
trẻ cho rằng trong xã hội ngày nay, sống thử là bình thường và có quan niệm sống thử dễ
dãi. Cũng có thể do ảnh hưởng của phim ảnh và các phương tiện băng đĩa có tính chất đồi
trụy. Cũng có thể do sự tò mò của nhiều bạn trẻ muốn sống thử, sống thử có thể được thực
hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu hướng đến đối tượng là sinh viên và các bạn trẻ đang đi
làm. Và chủ yếu có 3 nguyên nhân chính:
2.1 Nguyên nhân cá nhân
Sống chung để tiết kiệm: Xét về góc độ kinh tế, đây quả thực là lý do hợp lý của
những người trẻ như sinh viên vì trong khi các chi phí như giá phòng, điện nước ngày càng
tăng, chi phí sinh hoạt,… rất hợp lý khi có người chia sẻ gánh nặng này, giúp cả hai thoải
mái hơn về mặt tiền bạc. Một số cặp đôi có ý chí và định hướng rõ ràng cho tương lai của
mình, họ quan niệm tốt về việc sống thử. Đi học, đi làm về ai cũng mệt và đói nhưng mọi
người cùng nhau nấu ăn sẽ nhanh hơn, vui hơn nên không còn cảm giác khó chịu, mệt mỏi
nữa. Đây là một lý do chính đáng hay chỉ là một cái cớ ??? Vấn đề ở đây là thay vì lựa chọn
chung sống với người mình yêu, các bạn cũng có thể tìm những người bạn đồng giới để chia
sẻ gánh nặng này. Vậy tại sao hầu hết các cặp đôi sinh viên đều đưa ra lý do này? có vẻ như
mọi người sẽ nhìn vào họ và thông cảm cho họ. Giải pháp “đưa cơm chung áo” để giảm chi
phí sinh hoạt coi nhau là gia đình mà nếu hai người ăn riêng ở hai nơi thì càng tốn nhiều tiền
hơn. Nếu không sống chung với nhau, họ (nhất là người con trai) sẽ phải trả một khoản “Lệ
phí” không hề nhỏ so với “túi tiền” hạn hẹp của mình. Giảm hao mòn thân thể. "mỗi lần
muốn đi ra ngoài, có chút khó khăn ... Bạn nam đưa ra lý do sống thử là tiết kiệm chi phí,
sống phải hiểu nhau xem có hợp nhau không, nhưng cái chính là đáp ứng nhu cầu của cả hai
chứ không phải vì lợi ích chung của một số bạn sinh viên.
Do thực tế sống xa quê hương, thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn về vật chất, hoặc có thể
do cạnh tranh và tâm lý xấu vì “chủ nghĩa thế tục” được phát huy một cách tự do dưới mọi
hình thức trong đời sống xã hội. Một số bạn không thích lập gia đình khi sự nghiệp chưa ổn
định, lại càng không muốn ra đi “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Tư tưởng vững vàng giúp
họ cởi mở hơn trong quan niệm về tình dục và không e ngại trước dư luận. Một trong những
nguyên nhân khiến giới trẻ sống trước hôn nhân nhưng thiếu vắng hôn nhân. Các bạn sống
quá tự do, sống xa gia đình, thiếu thốn tình cảm, sống tự do. Các bạn sống quá tự do, sống
hưởng thụ, trác táng. , không tôn trọng các chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hoặc pháp
luật của tôn giáo. Nhiều bạn không chỉ coi thường pháp luật, giáo luật mà còn hạ thấp nhân
phẩm, không trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình, dù biết rằng những việc mình đang
làm là không đạt chuẩn mực của cuộc sống, nhưng vẫn cố gắng vào cuộc. .
“Sống cùng nhau vì chúng ta cần nhiều thời gian bên nhau, sống cùng nhau để bên
nhau hàng ngày. Đây là “nhu cầu” cao nhất của động cơ “chung sống trước hôn nhân”. Đặc
biệt là về phía các chàng trai. Việc nhiều bạn trai muốn sống chung vì lợi dụng hơn… nếu
kết quả "sản phẩm thử nghiệm" là "sản phẩm thử nghiệm" bị lỗi, họ sẽ bỏ nó vào thùng rác
trong bộ nhớ, không mất gì cả. Vậy các chàng trai nhận được gì? Thực ra, người con trai
không có gì để mất. Họ nhận được rất nhiều ... Nói cách khác, hầu hết các chàng trai đều
muốn sống với nhau để được "yêu" thoải mái khi có nhu cầu, cơm ngon, canh ngọt, quần áo
phẳng phiu ... Đúng là họ không còn gì để mất. Nếu chúng ta cân đo đong đếm tất cả những
gì cho và nhận thì con gái được gì ?.Và sống thử để thử nghiệm xem người ấy có hợp với
mình không còn nếu không biết "tone" của nhau thì sau hôn nhân hạnh phúc gia đình sẽ bị
lạc nhịp, nên các cặp đôi yêu nhau hãy “thử tài trước” cho chắc ăn. Lý do này dường như là
lý do chính để “hợp lý hóa” nhu cầu của bản thân con người trong xã hội hiện đại.”5
Nhưng nguyên nhân thực sự vẫn nằm ở động cơ thúc đẩy nhu cầu “chuyện ấy”. Tình
yêu sinh ra tình dục. Thật vậy, những cặp vợ chồng quyết định “sống chung trước hôn nhân”
có nhu cầu rất lớn là luôn “ở bên nhau”. Điều đầu tiên khiến họ quyết định “sống thử” là họ
muốn được thỏa mãn tình dục.
Ngoài "Họ sợ trách nhiệm, sợ kết hôn, bị kiểm soát và ràng buộc". Vậy con gái có dễ
dãi quá không? Việc quyết định sống chung hay không chủ yếu phải bị chi phối bởi lý do
kinh tế, hoặc do nhu cầu của đàn ông như nhiều người vẫn nghĩ, nhưng trên hết trong nhiều
trường hợp, sống chung là hệ quả của tình yêu hơn là sự tò mò đơn thuần.
Sống thử được giới trẻ ủng hộ vì nó phù hợp với tâm lý tò mò, ham tìm tòi, muốn tìm hiểu
xem, sống thử cũng có thể là thói quen của giới trẻ khi đã vượt qua được những khó khăn
ban đầu, vấn đề này đôi khi là do quan niệm trẻ, khô khan chứ hông hẳn là bị hoàn cảnh xô đẩy
2.2 Nguyên nhân từ gia đình
Do cha mẹ bất mãn, cảnh hỗn loạn, chửi thề, cãi vã hàng ngày trong gia đình là những
yếu tố khiến người trẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân, do đó giới trẻ xem hôn nhân như nô
lệ, xiềng xích, hoặc chỉ là cơ hội để mọi người lợi dụng lẫn nhau. Đồng thời, do bố mẹ
thương con thay vì giúp con làm sao quan hệ tình dục an toàn thì cấm cản con về tình dục.
Cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con cái, khuyến khích con cái sống
lành mạnh, và chỉ để chúng ở trường học, làm sao chúng không hư hỏng? Theo thạc sĩ tâm
lý Hồ Thị Hạnh cho biết: “Vì cha mẹ chỉ biết kiếm tiền mà không quan tâm đến cuộc sống
của con cái. Thực tế, cha mẹ không chỉ phải kiếm tiền nuôi con mà còn phải biết đồng hành
cùng con, nhất là ở lứa tuổi chập chững biết yêu thương ”. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng chung sống trước hôn nhân trong giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình
còn quá lỏng lẻo đối với các em, đặc biệt là khi đến tuổi hò hẹn, muốn có một người bạn
đồng hành để sẻ chia.
5 Vũ Văn Trình, 2021, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”,https://tgpsaigon.net/bai-
viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, 06/12/2021
2.3 Nguyên nhân từ xã hội
“ Do ảnh hưởng của văn hóa các nước phát triển, tình trạng quan hệ tình dục trước
hôn nhân và “sống thử” trong giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ rất dễ dãi, cho
rằng “chuyện ấy” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Theo Tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền:
“Việc giới trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương
Tây mà còn do cách sống quá dễ dãi. Đồng thời, do ảnh hưởng của văn hóa “tốc độ”, một số
bạn trẻ có quan niệm yêu “rất hiện đại” hay còn gọi là yêu tốc độ.” 6
Ngoài ra, do ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, việc bạn nghe nhạc, đọc tiểu
thuyết, xem phim, tạp chí tình ái, thậm chí là các trang web “đen” là điều không thể tránh
khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có rất nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống chung cho biết”,
“sống chung vì thấy bạn bè có nhiều đôi cũng ở chung. “. Và một phần là theo dõi những
người trẻ có ảnh hưởng trong xã hội về cuộc sống buông thả, thác loạn của họ rồi chạy theo
lối sống đó. Ngoài việc mang danh “sống thử” một số chàng trai sau khi chiếm được thân
xác của người con gái thì ruồng bỏ, hắt hủi vì pháp luật chưa có hình phạt cho hành dộng
này.Lối suy nghĩ thời thượng này dễ khiến giới trẻ buông tha cho nhau, nếu không hợp thì
chia tay, không ràng buộc gì nữa. Và rồi tầm quan trọng trong cuộc sống hôn nhân và gia
đình không còn nữa. Vì chúng ta đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống
chung nên chúng ta cũng sống chung và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, do
hội nhập văn hóa nên lớp trẻ sống “tây hóa”, không còn biết nền tảng đạo đức của con người.
3. Mặt tích cực của việc “sống thử”
- Sống thử ở Việt Nam thường không được ưa chuộng vì những hệ quả của nó, bên cạnh
những hạn chế của nó cũng có những mặt tích cực, tuy nhiên bạn cần phải giáo dục bản
thân thật tốt trước khi quyết định sống chung, tham khảo ý kiến với người thân, gia đình
mình và tự chịu trách nhiệm về điều đó.
- Đầu tiên Bạn sẽ hiểu hết ý nghĩa của việc sống với "nửa kia" của mình
- “Nhiều người ngạc nhiên rằng người mình yêu lại có thể trở nên không thể chịu đựng
được sau khi chung sống. Sống chung có thể giúp hai bên hiểu nhau hơn, biết được tính
cách thực sự của đối phương, cuộc sống được bộc lộ từng chút một, đó là cách chuẩn bị
cho một cuộc sống tương lai hôn nhân hạnh phúc và cũng là một cách để lựa chọn đối
tượng phù hợp nhất với bạn. Có những thói quen tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại tác
động rất lớn đến tâm trạng của bạn khi phải giải quyết chúng hàng ngày. Việc đối
phương bình thường trông rất là ngọn gàng, ngăn nắp ai ngờ khi sống chung thì thấy họ
rất là bừa bộn, quần áo nhăn nheo mấy ngày không giặt, đồ đạc vứt lung tung, căn nhà
trông như một bãi rác. Việc sống chung sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể và thực tế về
người mà bạn định chung sống trọn đời. Vì vậy, sống thử cho phép bạn hiểu rõ hơn về
người bạn đời của mình”7
- Để tránh một cuộc ly hôn tốn kém gấp nhiều lần một cuộc chia tay. Sống thử cũng có thể
ngăn ngừa thương tích và rắc rối cho những người có liên quan. Nếu hai bên không hợp
nhau trên hết chỉ cần chia tay. Không phức tạp như cưới xin, không bị pháp luật chi phối.
Tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng chỉ sau vài tháng kết hôn không hề thấp nên bạn có
thể cân nhắc trước. Ngoài có rất nhiều vấn đề mà bạn sẽ không thể nhận biết và mong
6 Vũ Văn Trình, 2021, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”,https://tgpsaigon.net/bai-
viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, 06/12/2021
7 Vũ Văn Trình, 2021, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”,https://tgpsaigon.net/bai-
viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, 06/12/2021
đợi nếu bạn không sống chung dưới một mái nhà. Vì vậy, hãy tránh những rắc rối khi ra
tòa ly hôn bằng cách sống chung trước khi thực sự kết hôn.
- Học cách chia sẻ trách nhiệm
- Bởi vì ngay cả khi điều đó nghe chẳng lãng mạn chút nào. , nhưng bạn sẽ phải học cách
chia sẻ những trách nhiệm nhỏ hơn như nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp hoặc dọn dẹp nhà cửa.
- Hãy học cách chia sẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất, bạn sẽ không bị sốc hay khó khăn khi
cùng nhau giải quyết những vấn đề lớn nhất trong cuộc sống. Sống thử là bài kiểm tra
mối quan hệ của bạn. Mỗi người đều có những giới hạn khác nhau về những điều khác
nhau trong cuộc sống. Sống thử là một phép thử xem ranh giới của hai người có xung
đột hay không. Nếu “thói quen xấu” của người bạn đời khiến bạn không thể chịu đựng
được, đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nên kết hôn với họ.
- Việc quan hệ tình dục sẽ thoải mái hơn :Nghe có vẻ ngại ngùng, nhưng đó là một phần
không thể thiếu của tình yêu. Khi sống xa nhau, bạn phải tìm nơi này nơi khác, có khi là
nhà nghỉ, có khi là khách sạn, hoặc nhiều người thậm chí tìm đến công viên khi có nhu
cầu cấp thiết mà bạn không đủ khả năng chi trả thật là một điều chẳng hay ho gì.
- Bằng chứng cam kết giữa hai bên
- Ở các cặp đôi bình thường, đôi khi họ cãi vã hoặc tức giận, một trong hai bên muốn chia
tay. Tuy nhiên, đã sống chung, hai bạn sẽ cần học cách “làm việc chung một đội” cũng
như suy nghĩ thật kỹ trước khi rút lui khỏi cuộc “đính hôn” này.
=>Việc sống thử không hẳn là xấu. Nếu có phê phán, có chỉ trích thì phải chăng nên dành
những điều này cho sự lợi dụng, nhân danh sống thử để thỏa mãn những toan tính thấp hèn
về mặt thể xác, hoặc đôi khi là một dạng tầm gửi ký sinh.
4. Mặt tiêu cực và hậu quả của việc “sống thử” gây ra
- “Một trong những hệ quả của việc sống thử của giới trẻ là tình trạng sinh viên hay bỏ học,
học hành sa sút. Hãy thử tưởng tượng khi còn đi học, sau mỗi buổi học hay hoạt động tình
nguyện câu lạc bộ trường, các cô gái lại lao về nhà để thu xếp cơm nước cho hai người rồi
lo toan cho cuộc sống vợ chồng, tiền bạc, những công việc lặt vặt như nấu nướng, giặt ủi.
19, 20 tuổi có quá nhiều lo toan, bộn bề trong cuộc sống gia đình, chưa kể đến những lần cãi
vã xảy ra giữa hai bạn khiến các bạn buồn phiền, nản lòng, không còn tinh thần hay động
lực học tập, mất quá nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc nhau. Khi sống với nhau, nếu
không dành nhiều thời gian cho nhau hơn trước, hai bạn sẽ cảm thấy tình cảm ngày càng
phai nhạt, vì thế bạn sẽ bỏ bê việc học và cũng chiếm giữ bản thân như đi chơi với người yêu”8
Vậy các nàng hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sống thử với người yêu, vì trong
quá trình chung sống có rất nhiều vấn đề mà hai người không thể lường trước được có thể
khiến mình trở nên vô dụng và có một tương lai tối tăm mờ mịt.
- Đánh mất cuộc sống tự do và các mối quan hệ với những người xung quanh: Một khi trở
về nhà, bạn sẵn sàng để phần đời còn lại của mình bị người kia kiểm soát. Bạn sẽ dành phần
lớn thời gian cho người yêu thường xuyên bị theo dõi và quan sát, vì vậy bạn cũng đang
lãng phí cuộc sống tự do và mất những mối quan hệ bên ngoài vì bạn không có nhiều thời
gian cho họ. Thay vì sau giờ học, bạn và bạn bè tụ tập ăn uống, trò chuyện, thư giãn, về nhà
chăm sóc người yêu hay lo lắng đối phương nghi ngờ, thắc mắc. Đi chơi nào cũng có người
yêu bạn không thoải mái khi nói chuyện với bạn khác giới. Có vẻ như bạn đang đánh mất đi
tính cách năng động và vui vẻ của mình. Vì sợ người yêu ghen nên bạn luôn nói có chừng
mực trước mặt bạn bè khác giới, không còn dám thể hiện ra ngoài.
8 Vũ Văn Trình, 2021, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”,https://tgpsaigon.net/bai-
viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, 06/12/2021
- Hơn nữa, vì chỉ có hai người coi mình là vợ chồng, còn xã hội và gia đình thì không, do
đó không có ai giúp đỡ “cặp đôi” này khi đối mặt với những khó khăn, khúc mắc nhỏ nhặt
trong tình yêu, trong cuộc sống. Không có ai bảo vệ “gia đình” này khi có kẻ thứ ba theo
dõi. Và nỗi lo có thai rồi phá bỏ trước khi kết thúc thời kỳ “sống thử” sẽ đồng nghĩa với việc
“cặp đôi thử nghiệm” đời sống tình dục của những người trẻ tuổi sẽ không bao giờ có được
hạnh phúc tự nhiên như trong một cuộc hôn nhân hợp lệ, hợp pháp. Hai người quyết định
góp gạo thổi cơm chung, nghĩa là quyền tự do của người này bị người kia kiểm soát và
ngược lại. Không còn cảnh đi học về đi chơi với bạn bè, ăn uống thâu đêm suốt sáng mà
không bị ai kiểm soát. Bạn không dám rủ bạn bè vào phòng chơi vì sợ bạn bè nhìn thấy rồi xấu hổ, e ngại.
- Thường xuyên căng thẳng, áp lực: Những vấn đề của riêng bạn đôi khi khiến bạn cảm
thấy mệt mỏi, áp lực, chưa kể vấn đề của cả hai không chỉ lo cho bản thân mà còn phải lo
cho người khác. Không những vậy, trong quá trình chung sống, nhất là lứa tuổi còn trẻ, các
bạn chưa đủ chín chắn trong suy nghĩ và hành động, khi xảy ra bất đồng quan điểm hay cãi
vã giữa hai người sẽ dễ nảy sinh những hành vi bồng bột. sẽ khiến bạn rất mệt mỏi, căng
thẳng và thậm chí là khổ sở nếu không tìm ra cách khắc phục sự cố. Hơn hết, nếu mâu thuẫn
quá lớn sẽ dễ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được. Và quan trọng hơn, khi
hai người gần nhau có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn hoặc bạn phải sử dụng
nhiều thuốc tránh thai, cả hai đều không tốt cho việc có con sau này. Bạn đừng vì thế mà
đánh đổi một chút ham muốn vật chất mà đánh mất đi cuộc sống tốt đẹp đang chờ đợi mình ở phía trước.
- Chung sống với nhau trước hôn nhân mang lại nhiều khó khăn hơn người ta có thể
tưởng tượng, và thực sự, trong "cuộc sống thử" mọi người cũng có ít trách nhiệm hơn đối
với nhau. Nó không phải là cuộc sống lâu dài bởi đa phần sau thời gian sống thử tạm bợ,
những va chạm đời thường dễ khiến con người ta chán nhau, nhất là những cặp đôi sinh
viên “sống thử” đang phải gồng mình gánh nặng chuyện học hành. Bực bội hơn nữa là nỗi
lo “cơm áo gạo tiền”. Việc “sống chung” rất bấp bênh, không có mục đích cụ thể nên khi
gặp khó khăn, mâu thuẫn thì phải giải quyết. Nếu kh quyết định được thì cả hai sẽ dễ dàng
bỏ cuộc và chia tay. Tâm lý “không hợp thì bỏ” khiến nhiều bạn trẻ sống vô trách nhiệm với
bản thân, người yêu, “cả thèm chóng chán” và mối quan hệ ngày càng phai nhạt. Cuộc sống
vợ chồng sẽ nhanh chóng trở nên nhàm chán nếu cả hai không nhận ra rằng trách nhiệm vun
đắp mối quan hệ chắc chắn là quá sức.
- “Sống thử thường gây ra nhiều thiệt thòi cho bạn gái : Trong bất kỳ mối quan hệ tình
cảm nào,người con gái luôn nhận phần thiệt thòi về mình, đặc biệt nếu mối quan hệ đó đổ
vỡ, không chỉ khiến bạn gái đau lòng mà còn gây khó dễ cho bạn gái trong những mối quan
hệ hôn nhân và lãng mạn sau đó vì những định kiến và quan niệm xã hội vẫn còn rất khắt
khe đối với phụ nữ. Sống thử dễ dẫn đến có thai ngoài ý muốn, nếu để xảy ra chuyện này
người con gái sẽ bị xã hội chỉ trích, khinh bỉ, coi thường, nghiêm trọng hơn nếu mối quan hệ
này không tiến tới hôn nhân thì người phụ nữ sẽ là người con gái phạm sai lầm một lần
trong đời. là điều khó chấp nhận trong các mối quan hệ và hôn nhân tương lai. Ngoài ra, tổn
thương sẽ mang lại tâm lý tiêu cực cho người phụ nữ, chỉ có điều họ phải đối mặt với dư
luận và nuôi con khi còn nhỏ, đó thực sự là một điều rất thiệt thòi cho người phụ nữ. Nếu
bạn rơi vào trường hợp trên, đừng nghĩ rằng mình không thể lấy ai được nữa mà hãy “ăn xôi
gấc”. Nó chỉ khiến bạn mất đi hình ảnh đẹp đẽ. Hãy vượt lên chính mình để bắt đầu lại,
không bao giờ là quá muộn, chỉ cần bạn luôn tràn đầy quyết tâm. Nếu chưa sống với nhau
thì chỉ cần lo bữa ăn một bát, giờ phải lo cho hai bát. , bạn sẽ phải dành nhiều thời gian và
công sức hơn cho người bạn trai. Trong thời gian này, bạn trai thoải mái không phải lo
chuyện ăn uống nữa. Bạn dần đánh mất những người bạn thân thiết vì không còn thời gian
gặp họ như bình thường nữa. Trước khi chung sống, bạn tự tin khẳng định mình, sức hút của
bạn trong mắt nửa kia càng tăng cao. Nhưng khi sống chung, bạn sợ người yêu nhớ mình và
cho người mới đi tìm người mới nên bạn sẽ sống trong sự phụ thuộc vào người ấy. Như vậy,
bạn đáp ứng được mọi yêu cầu của người yêu và chính sự dễ dãi và thiếu phản kháng của
bạn đã dần mất đi người yêu. Anh ta coi “tầm gửi” không còn hấp dẫn nên việc quay lưng là
điều không thể tránh khỏi. Hãy vượt lên chính mình để bắt đầu lại, không bao giờ là quá
muộn, chỉ cần bạn luôn tràn đầy quyết tâm.” 9
- Sống thử thường không bền lâu: Như đã nói ở trên, trong quá trình chung sống, do
nhận thấy không phải là hôn nhân nên đôi khi không có sự kiên nhẫn và chín chắn trong suy
nghĩ và hành động. Những bất đồng hay cãi vã thường nảy sinh không chỉ khiến mối quan
hệ bị rạn nứt, tổn thương cả hai mà còn nhanh chóng chán nản, kết thúc cuộc sống hiện tại.
“Sống thử” rất bấp bênh, không mục đích nên khi gặp khó khăn, mâu thuẫn không thể
giải quyết được, hai người dễ dàng bỏ cuộc và đường ai nấy đi. Tình yêu trong thời gian
sống thử không phải để bao dung mà là sự bao dung. Việc tích lũy điểm xấu cho nhau, đến
mức không thể chịu nổi, sẽ sẵn sàng phát nổ như một quả bom hẹn giờ. Vì vậy, cho đến khi
tình yêu của bạn chín muồi và trưởng thành từng ngày thì bạn nên quyết định kết hôn, nó
giúp cuộc sống hôn nhân của bạn có rất nhiều điều mới mẻ để khám phá, luôn tràn ngập
màu sắc bên cạnh những ràng buộc khô khan. Sống chung sẽ không lâu như bạn nghĩ và
thậm chí sẽ làm xấu đi mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bạn. Cuộc sống vợ chồng là cuộc sống
có sự chứng kiến và ràng buộc của pháp luật và gia đình hai bên. Sống thử là cuộc sống chỉ
cần hai bạn đồng ý sống chung với nhau, không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Vì vậy, sống
thử không thể lâu bền như đời sống vợ chồng. Khi đã là vợ chồng, thường lúc đầu vợ /
chồng sẽ rất ức chế hoặc khó chịu vì một số tật xấu của nửa kia, nhưng dần dần sẽ quen và
biết cách chấp nhận để cuộc sống hạnh phúc hơn. trái ngược nhau. Ban đầu, cả hai thích
nhau ở những mặt xấu, nhưng sau một thời gian chung sống, các cặp đôi cảm thấy ngột ngạt
khi phải sống chung với một “phiên bản khuyết điểm”.
- Cái giá quá “khủng” : Một phút hoan lạc bên người mình yêu, bên tình nhân tưởng như
là trên đàng. Những ngày tháng ngắn ngủi bên nhau dường như giúp con người ta thoải mái
về tinh thần và thể chất, hay thỏa mãn khát vọng sống vì nhau. Nhưng hậu quả của nó mang
lại rất lớn mà người trong cuộc thường không lường trước được. Đó là tương lai gia đình
xáo trộn, bất hòa… gây hoang mang tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
“Bên cạnh nỗi đau về tình cảm, còn có nỗi đau về thể xác, hậu quả của người khởi
xướng rất khó lường trước trong hiện tại, bởi vì câu trả lời chỉ có trong tương lai. Có lẽ chỉ
những ai đang và sẽ làm mẹ mới hiểu được nỗi đau không thể có con mà hậu quả của việc
nạo phá thai để lại; Hiện tại, họ không còn cách nào khác là phá bỏ cái thai, dần dần trở
thành “con thú hoang” với chính sự sống đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ. Đó là giải
pháp cuối cùng và tất yếu của việc ngoại tình hay “sống thử”, vội vàng “cho” để chứng tỏ
tình yêu của gái trẻ, hay những trò dại dột… Khi cuộc sống chung không được xây dựng
trên một nền tảng vững chắc. của gia đình không tránh khỏi những rạn nứt với những lý do
hết sức tầm thường như ghen tuông, không còn yêu thương nhau, không còn có quan hệ,
trách nhiệm với nhau… Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cãi vã, bạo hành giữa chồng và
vợ trước khi chia tay. Đa số phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi. Giáo sư xã hội học, bà Linda
Waite, sau nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy cho biết: “Những cặp vợ chồng sống trong
mối quan hệ thân thiết đã từng có những trải nghiệm đau lòng như bị bắt nạt, ngược đãi hay
phản bội lẫn nhau mà không có sự hỗ trợ từ hai bên gia đình. Cô ấy tiếp tục rằng 16% phụ
9 Vũ Văn Trình, 2021, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”,https://tgpsaigon.net/bai-
viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, 06/12/2021
nữ sống với bạn trai của họ bị đánh trong các cuộc tranh cãi, trong khi chỉ có 5% phụ nữ bị
đánh khi sống với chồng của họ” 10
Những cặp vợ chồng khác có con chung không thể giáo dục con cái vì họ không cảm
nhận được sự kết nối thiêng liêng của một người vợ và chồng thực sự. Đặc biệt, người cha
rất vô trách nhiệm, sống bê tha, không chu cấp cho con mà coi mình chỉ là “bồ” của mẹ đứa
trẻ, vô hình chung người đàn ông này đã chuyển giao trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con cái
cho các bà mẹ. Hơn nữa cũng cho rằng, đời sống tâm sinh lý của những người không phải
vợ chồng không hòa hợp như đời sống vợ chồng thực thụ.
=> Đó là một số hậu quả và còn nhiều hậu quả đáng tiếc khác mà việc sống thử gây ra vậy
nên chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sống thử để tránh rủi ro đáng
tiếc cho cuộc sống sau này.
10 Vũ Văn Trình, 2021, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”,https://tgpsaigon.net/bai-
viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, 06/12/2021 CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp và kiến nghị:
Vấn đề đời sống tâm lý của giới trẻ ngày nay, dần có xu hướng buông thả bản thân, đi
sai với chuẩn mực xã hội, dễ vấp phải những sự cố ngoài ý muốn. Sự cám dỗ và tuổi nổi
loạn của giới trẻ đó là nguyên nhân chính dẫn đến những vấn nạn mang thai ngoài ý muốn
bởi lối sống thiếu trách nhiệm đã tạo nên vấn nạn phá thai, đa phần là thanh niên trẻ sống thử cùng nhau.
Nếu bạn nghĩ việc yêu nhau rồi cưới nhau sẽ dẫn đến hạnh phúc thực sự thì bạn đã
lầm, tình yêu có nhiều khía cạnh khác nhau, phải hiểu rõ đối phương, chuẩn bị tâm lý vững
chắc và đặc biệt phải hiểu những khuyết điểm dám chấp nhận cho nhau không đó là vấn đề.
Đừng quá quyết định sớm, đã có rất nhiều gia đình yêu nhau rồi cưới nhau sớm đánh nhau,
chửi nhau. Chúng ta sẽ không nhìn thấy hai chữ thương yêu trong đó.
Đó là những gì chúng ta được thấy đến qua những gia đình đã từng trải, chính là xu thế
thời đại, là cách sống cách nhìn của con người thời đại bây giờ. Do những vấn đề tình yêu đi
đến rất nhanh và cũng dễ tàn, chúng ta cần phải ràng buộc bản thân mình về vấn đề đạo đức,
những giáo dục, điều quan trọng các bậc phụ huynh phải chú ý đến lối sống và suy nghĩ của
giới trẻ. Quan tâm bọn trẻ nhiều hơn, cho trẻ hiểu thế nào là hạnh phúc, thế nào là yêu
thương của gia đình. Thể hiện sự ấm áp, hòa thuận trong chính ngôi nhà mình, giúp bọn trẻ
trưởng thành về tình yêu, giới tính và tình dục. Cho giới trẻ thấy được niềm tin trong cuộc
sống, đừng yêu sớm rồi đưa ra kết luận là cưới nhau mà hãy sống thử trước khi ra quyết định này.
2. Kết luận:
Trước khi nghĩ đến chuyện sống thử nên đưa ra quyết định đúng đắn để bắt đầu một
mối quan hệ, hãy nhớ dù sống thử hay thật khi kết thúc một mối quan hệ thì không duy trì
tình cảm có từ những ngày đầu, ngược lại bạn sẽ đau khổ khi mất đi phần lớn thời gian cuộc
đời đến cuối cùng chẳng mang lại được hạnh phúc như những gì bản thân mong muốn trước
đó. Hãy đưa ra giải quyết tốt để cả 2 không tổn thương mặt tinh thần, nhớ phải luôn thành
thật bản thân mình hơn.
Khi sống thử, sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của riêng các bạn nữ. Các bạn nam
cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo
vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Linh An,2021, “Nêu suy nghĩ về hiện tượng sống thử của giới trẻ hiện nay”,
https://vndoc.com/suy-nghi-ve-hien-tuong-song-thu-cua-gioi-tre-hien-nay-236671, 06/12/2021
2. Trung Chuyên. 2012.”Nghiên cứu về “sống thử” ”, https://thanhnien.vn/nghien-cuu-ve-
song-thu-post369592.html, 06/12/2021
3. Bích Huyền, 2020,“Vấn đề sống thử trong sinh viên có nên hay không?”,
http://tuoitrethanhhoa.vn/web/trang-chu/tu-van-tam-ly-ttn/van-de-song-thu-trong-sinh-vien-
nen-hay-khong.html ,06/12/2021
4. Phong Trần,2021,"Thống kê: Sống thử làm tăng nguy cơ hôn nhân tan vỡ",
https://trithucvn.org/doi-song/thong-ke-song-thu-lam-tang-nguy-co-hon-nhan-tan-vo.html , 05/12/2021 5. Xuân
Trường, 2021,"Sống thử trong công nhân: Những kết cục buồn",
https://phunu.nld.com.vn/e/song-thu-trong-cong-nhan-nhung-ket-cuc-buon-
2012041211456668.htm , 05/12/2021
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Văn Hiến đã đưa môn học
Phương pháp học đại học vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến cô Nguyễn ASay, giảng viên bộ môn đã tận tình giảng dạy và truyền lại những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Phương
pháp học đại học của cô, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, một tinh thần học tập
hiệu quả và nghiêm túc. Đó chắc chắn sẽ là hành trang quý giá để em vững bước trên hành trang sau này.
Học phần Phương pháp học đại học là một môn học thú vị, vô cùng bổ ích và mang
tính thực tiễn cao. Đảm bảo đầy đủ kiến thức liên quan đến nhu cầu thực tế của học viên.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều điều chưa biết
nên dù đã cố gắng hết sức nhưng bài tiểu luận chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót và
còn nhiều thiếu sót, mong các bạn xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!