Tiểu luận Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất - ý thức trong cuộc sống học tập của bản thân | Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Tiểu luận Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất - ý thức trong cuộc sống học tập của bản thân | Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân . Tài liệu gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT- Ý THỨC
TRONG CUỘC SỐNG HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Thứ nhất,vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Đầu tiên, bản thân mỗi người phải tự
xác định được các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống học tập của bản
thân. Là sinh viên năm nhất sư phạm, học theo học chế tín chỉ, sống trong đất nước
Việt Nam – một đất nước đang phát triển nằm trên bán đảo Đông Dương, tôi tự
nhận thức được rằng điều kiện của đất nước còn khó khăn, cơ sở vật chất vẫn chưa
hoàn thiện và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Ví dụ như trong trường
Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh vì lý do thiếu giảng viên nên một số tiết
học phải lùi vào buổi chiều tối để tiện cho việc giảng dạy hay đối với những bộ
môn chuyên ngành ở khoa Anh như Nghe-Nói-Đọc-Viết, do thiếu thốn về trang
thiết bị nên quá trình giảng dạy của giảng viên và quá trình học tập của học sinh
đều bị ảnh hưởng.
Mặt khác, mỗi người cần phải đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành
động theo các qui luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như:
tuân thủ theo thời khóa biểu mà mỗi khoa đã giao cho học sinh để đi học đúng giờ,
tham dự các tiết học đầy đủ đồng thời làm theo những lời mà giảng viên hướng
dẫn. Ngoài ra, cần phải tuân thủ theo đúng nội qui nhà trường, chấp hành đúng kỷ
luật đặc biệt là những qui chế vế việc cấm thi, học lại…
Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy
tính năng động chủ quan tức là phải phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo
của ý thức. Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Sư Phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tổ chức đăng ký học phần vì vậy bản thân cần
phải chủ động hơn, năng nổ trong từng tiết học.
Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yếu tố quan trong nhất. Tri thức là phương
thức vận động và tồn tại của ý thức. Chình vì vậy, sinh viên cần phải tích cực trong
học tập, chủ động tìm hiểu và khai thác vấn đề, khi học bài không quá phụ thuộc
vào giảng viên mà thay vào đó nên suy nghĩ những ý tưởng mới của riêng mình.Ví
dụ như những buổi học nhóm hay thảo luận kỹ năng, bản thân tôi thường tìm đến
kho kiến thức của thư viện hoặc tài liệu rong kho sách của khoa để trau dồi vốn
kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên những tri thức tiếp thu từ sách vở là chưa đủ,
xã hội luôn đòi hỏi mỗi người phải có một vốn kỹ năng sống dày dặn. Muốn làm
được như vậy thì chúng ta cần tham gia vào các hoạt động tình nguyện ngoài trời
hay tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp để hiểu được giá trị của đồng tiền.
Tình cảm là những rung động của con người trong các mối quan hệ với hiện thực.
Nhờ có tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và sau đó trở thành cơ sở cho hành
động. Nói cách khác, tình cảm là động lực lớn nhất thúc đẩy chúng ta đi đến thành
công. Đối với sinh viên khoa Anh như tôi, để đạt thành tích tốt trong học tập cũng
như phát triển trong tương lai, cần phải có niềm đam mê đối với mỗi môn học bất
kể là môn chuyên ngành hay môn đại cương. Thiết nghĩ cần phải tạo cảm giác
thoải mái và tình thần vui vẻ khi học tập từ đó mới tạo ra được hứng thú để tìm tòi
vọng của cha mẹ, tình cảm gia đình góp phần giúp bản thân vượt qua những khó
khăn để tiếp tục con đường học tập.
Niềm tin là động cơ tinh thần định hướng cho những hoạt động của con người. Là
một sinh viên tốt thì cần phải biết đặt niềm tin vào nhiều thứ. Đầu tiên, cần phải có
niềm tin ở bản thân mình, phải biết đặt ra hoài bão, ước mơ nhưng không được
quên việc thực hiện hóa nó bằng các kế hoạch chắc chắn. Có niềm tin thì chắc chắn
sẽ có động lực để phấn đấu, vươn lên nhằm đạt được những mục tiêu cao đẹp. Cụ
thể là, mục tiêu bây giờ của tôi chính là tốt nghiệp đại học với tấm bằn loại khá trở
trên nhưng muốn thực hiện được điều ấy thì phải lập ra thời gian biểu học tập cụ
thể với một phương pháp học đúng đắn kèm theo.
Ý chí biểu hiện cho sức mạnh tinh thần của con người, giúp con người vượt qua
những khó khăn, trở ngại để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Môi tường đại học
ẩn chứa nhiều thử thách và cám dỗ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho mình
một ý chí kiên định để tránh xa những thói hư tật xấu. Ví dụ như, cuộc sống sinh
viên tự do đòi hỏi tôi phải lập ra những qui tắc riêng cho bản thân để giữ vững lập
trường của mình trước những cạm bẫy trước mắt: tránh tụ tập nhậu nhẹt sa đà,
không vì lười biếng mà cúp học, chưa học bài xong chưa đi ngủ chưa họ bài đủ
chưa đi chơi, không nên chạy theo những công việc chỉ sinh ra lợi ích tức thờ mà
bỏ bê việc học, nên học theo tinh thần của câu nói:”Học, học nữa, học mãi” của
Lê-nin.
Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ trì trệ.
Cụ thể là cần phải tiếp thu có chọn lọc những ý kiến mới, việc hôm nay không nên
để ngày mai, không chủ quan trước mọi tình huống, phải biết lắng nghe và tiếp thu
sự góp ý của người khác. Ví dụ như sau một bài thuyết trình thì phải nán lại lắng
nghe ý kiến chỉnh sửa của cả lớp và giảng viên hay khi làm bài hoặc họp nhóm cần
phải sáng tạo, đột phá, cải tiến cái cũ nhưng không nên quá cầu toàn. Khi đăng kí
học phần không nên đăng kí quá nhiều tránh việc không kham nổi.
Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phải tính đến các điều kiện vật chất
lẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan. Ví dụ đối với
việc đăng lý học phần, sinh viên cần phải tính đến năng lực học tập của bản thân,
điều kiện tài chính của gia đình, cân nhắc quỹ thời gian, không đăng ký học phần
một cách tràn lan với mục đích tốt nghiệp sớm tránh trường hợp học không theo
kịp, dẫn đến hao phí tiền bạc, thời gian, công sức mà kết quả lại không đực như ý
muốn.
| 1/3

Preview text:

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT- Ý THỨC TRONG CUỘC SỐNG HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN

Thứ nhất,vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Đầu tiên, bản thân mỗi người phải tự xác định được các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống học tập của bản thân. Là sinh viên năm nhất sư phạm, học theo học chế tín chỉ, sống trong đất nước Việt Nam – một đất nước đang phát triển nằm trên bán đảo Đông Dương, tôi tự nhận thức được rằng điều kiện của đất nước còn khó khăn, cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Ví dụ như trong trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh vì lý do thiếu giảng viên nên một số tiết học phải lùi vào buổi chiều tối để tiện cho việc giảng dạy hay đối với những bộ môn chuyên ngành ở khoa Anh như Nghe-Nói-Đọc-Viết, do thiếu thốn về trang thiết bị nên quá trình giảng dạy của giảng viên và quá trình học tập của học sinh đều bị ảnh hưởng.

Mặt khác, mỗi người cần phải đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các qui luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như: tuân thủ theo thời khóa biểu mà mỗi khoa đã giao cho học sinh để đi học đúng giờ, tham dự các tiết học đầy đủ đồng thời làm theo những lời mà giảng viên hướng dẫn. Ngoài ra, cần phải tuân thủ theo đúng nội qui nhà trường, chấp hành đúng kỷ luật đặc biệt là những qui chế vế việc cấm thi, học lại…

Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động chủ quan tức là phải phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức. Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tổ chức đăng ký học phần vì vậy bản thân cần phải chủ động hơn, năng nổ trong từng tiết học.

Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yếu tố quan trong nhất. Tri thức là phương thức vận động và tồn tại của ý thức. Chình vì vậy, sinh viên cần phải tích cực trong học tập, chủ động tìm hiểu và khai thác vấn đề, khi học bài không quá phụ thuộc vào giảng viên mà thay vào đó nên suy nghĩ những ý tưởng mới của riêng mình.Ví dụ như những buổi học nhóm hay thảo luận kỹ năng, bản thân tôi thường tìm đến kho kiến thức của thư viện hoặc tài liệu rong kho sách của khoa để trau dồi vốn kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên những tri thức tiếp thu từ sách vở là chưa đủ, xã hội luôn đòi hỏi mỗi người phải có một vốn kỹ năng sống dày dặn. Muốn làm được như vậy thì chúng ta cần tham gia vào các hoạt động tình nguyện ngoài trời hay tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp để hiểu được giá trị của đồng tiền.

Tình cảm là những rung động của con người trong các mối quan hệ với hiện thực. Nhờ có tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và sau đó trở thành cơ sở cho hành động. Nói cách khác, tình cảm là động lực lớn nhất thúc đẩy chúng ta đi đến thành công. Đối với sinh viên khoa Anh như tôi, để đạt thành tích tốt trong học tập cũng như phát triển trong tương lai, cần phải có niềm đam mê đối với mỗi môn học bất kể là môn chuyên ngành hay môn đại cương. Thiết nghĩ cần phải tạo cảm giác thoải mái và tình thần vui vẻ khi học tập từ đó mới tạo ra được hứng thú để tìm tòi vọng của cha mẹ, tình cảm gia đình góp phần giúp bản thân vượt qua những khó khăn để tiếp tục con đường học tập.

Niềm tin là động cơ tinh thần định hướng cho những hoạt động của con người. Là một sinh viên tốt thì cần phải biết đặt niềm tin vào nhiều thứ. Đầu tiên, cần phải có niềm tin ở bản thân mình, phải biết đặt ra hoài bão, ước mơ nhưng không được quên việc thực hiện hóa nó bằng các kế hoạch chắc chắn. Có niềm tin thì chắc chắn sẽ có động lực để phấn đấu, vươn lên nhằm đạt được những mục tiêu cao đẹp. Cụ thể là, mục tiêu bây giờ của tôi chính là tốt nghiệp đại học với tấm bằn loại khá trở trên nhưng muốn thực hiện được điều ấy thì phải lập ra thời gian biểu học tập cụ thể với một phương pháp học đúng đắn kèm theo.

Ý chí biểu hiện cho sức mạnh tinh thần của con người, giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Môi tường đại học ẩn chứa nhiều thử thách và cám dỗ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho mình một ý chí kiên định để tránh xa những thói hư tật xấu. Ví dụ như, cuộc sống sinh viên tự do đòi hỏi tôi phải lập ra những qui tắc riêng cho bản thân để giữ vững lập trường của mình trước những cạm bẫy trước mắt: tránh tụ tập nhậu nhẹt sa đà, không vì lười biếng mà cúp học, chưa học bài xong chưa đi ngủ chưa họ bài đủ chưa đi chơi, không nên chạy theo những công việc chỉ sinh ra lợi ích tức thờ mà bỏ bê việc học, nên học theo tinh thần của câu nói:”Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin.

Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ trì trệ. Cụ thể là cần phải tiếp thu có chọn lọc những ý kiến mới, việc hôm nay không nên để ngày mai, không chủ quan trước mọi tình huống, phải biết lắng nghe và tiếp thu sự góp ý của người khác. Ví dụ như sau một bài thuyết trình thì phải nán lại lắng nghe ý kiến chỉnh sửa của cả lớp và giảng viên hay khi làm bài hoặc họp nhóm cần phải sáng tạo, đột phá, cải tiến cái cũ nhưng không nên quá cầu toàn. Khi đăng kí học phần không nên đăng kí quá nhiều tránh việc không kham nổi.

Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phải tính đến các điều kiện vật chất lẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan. Ví dụ đối với việc đăng lý học phần, sinh viên cần phải tính đến năng lực học tập của bản thân, điều kiện tài chính của gia đình, cân nhắc quỹ thời gian, không đăng ký học phần một cách tràn lan với mục đích tốt nghiệp sớm tránh trường hợp học không theo kịp, dẫn đến hao phí tiền bạc, thời gian, công sức mà kết quả lại không đực như ý muốn.