-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận văn hoá tín ngưỡng - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận văn hoá tín ngưỡng - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa học 44 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Tiểu luận văn hoá tín ngưỡng - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận văn hoá tín ngưỡng - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VĂN HÓA HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ KẾT THÚC HỌC PHẦN
VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI:
VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG QUAN CÔNG CỦA
NGƯỜI HOA TẠI HỘI QUÁN NGHĨA AN
Người thực hiện:
Đỗ Anh Thuận – D23VH099
Kiều Lê Thanh Huyền – D23VH049
Phạm Huỳnh Yến Nhi – D23VH100
Nguyễn Triều Hải Dương – D23VH183
Trầm Lê Hoàng Hữu Lộc – D23VH103 Lớp: 23DVH GVHD:
Ts. Nguyễn Thị Nguyệt
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2023 LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Nguyệt – giảng
viên môn Văn hóa học đại cương đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức học tập
cho nhóm chúng tôi nói riêng và cả lớp nói chung. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cảm ơn các
tác giả, nhà nghiên cứu của các báo đài và những nguồn tài liệu cho chúng tôi được tham
khảo để thực hiện được bài tiểu luận cuối kì này. Vì đây là lần đầu chúng tôi làm tiểu luận
và chưa có nhiều kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế xảy ra trong
bài. Chúng tôi mong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ phía giảng viên để cho bài
tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn và thêm kinh nghiệm học tập.
Lời cuối cùng, nhóm chúng tôi xin chúc cô thật nhiều sức khỏe và luôn thành công
trong sự nghiệp giảng dạy và đào tạo của mình. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích chọn đề tài………………………………………………………...3
2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………………….4
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….4
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………4
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG, KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về tín ngưỡng…………………………………………………………….6
1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………………6
1.2.1. Tên gọi và khái niệm tộc người Hoa………………………………………………6
1.2.2. Đôi nét về tộc người Hoa ở miền Nam………………..….………………………..6
1.2.3. Đôi nét về tộc người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh……………………………..7
1.3. Tín ngưỡng thờ Quan Công………………………………………………………….8
1.3.1. Nguồn gốc………………………………………………………………………….8
1.3.2. Sự hình thành tín ngưỡng Quan Công của tộc người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh………………………………………………………………………………………9
CHƯƠNG 2: TÍN NGƯỠNG THỜ QUAN CÔNG TẠI HỘI QUÁN NGHĨA AN
2.1. Tên gọi……………………………………………………………………………….10
2.2. Khái quát về Hội Quán Nghĩa An……………………………………………………10
2.2.1. Lịch sử hình thành………………………………………………………………….10
2.2.2.Đặc điểm kiến trúc và bài trí trong Hội Quán Nghĩa An…………………………...11
2.3. Thờ cúng Quan Công tại Hội Quán Nghĩa An……………………………………….13
2.3.1. Tôn kính và thờ cúng…………………………………………………………….…13
2.3.2. Thờ cúng Quan Công tại Hội Quán Nghĩa An…………………………………......14
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Quan Công trong đời sống cộng đồng……..16
3.2. Những yếu tố cần phát huy và bảo tồn……………………………………………....17
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………18
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………19
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH………………………………………………………………….20 2 MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Văn hóa dân tộc Việt Nam mang trong mình một sự riêng biệt, tạo nên một sự khác lạ
so với các quốc gia khác trên thế giới. Đây là nền tảng cốt lõi của văn hóa dân tộc, với
những đặc điểm không thể nhầm lẫn. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự
thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam phản ánh rất nhiều khía cạnh đa dạng, bao gồm tín
ngưỡng, phong tục, ngôn ngữ, di sản văn hóa, di vật lịch sử… Những đặc trưng này đã được
hình thành từ kinh nghiệm sống của các thế hệ tiền bối và được truyền dạy qua nhiều thế hệ
kế tiếp. Cùng với sự phát triển đất nước hiện nay đã có sự giao lưu và tiếp xúc giữa các nền
văn hóa các dân tộc với nhau. Trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc điểm văn
hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, và họ cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Họ là những người có nguồn gốc từ Trung Quốc sinh sống tại nước ta và nhập quốc
tịch Việt Nam từ những thời xa xưa. Dân tộc Hoa sinh sống tại nhiều nơi, vùng miền khác
nhau, từ nông thôn đến thành thì, từ vùng núi đến đồng bằng và trải dài từ Bắc chí Nam. Dù
chỉ chiếm số lượng rất ít trong tổng số dân của Việt Nam nhưng người Hoa vẫn bảo tồn, gìn
giữ và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống.
Việc tìm hiểu văn hóa truyền thống và sự biến đổi của nó trong thời kì phát triển và
tiếp biến văn hóa sẽ giúp chúng ta đưa ra được những chính sách kịp thời để xây dựng bảo
tồn và phát huy những văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cũng như dân tộc Hoa ngày nay.
Tín ngưỡng cũng là một phần thuộc về văn hóa và đây là một mảng nghiên cứu đặc
sắc, nhận được khá nhiều sự quan tâm không chỉ của giới nghiên cứu mà còn của phần
nhiều các tầng lớp khác. Trong quá trình du nhập văn hóa, tín ngưỡng từ Trung Hoa cũng
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Hoa ở Việt Nam nói chung và người
Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tín ngưỡng không chỉ phản ánh về con người cuộc
sống bình an, đẹp đẽ mà phản ứng tâm thức của con người với tự nhiên. 3
Khi người Hoa di cư đến Việt Nam, họ cũng mang theo tín ngưỡng thờ Quan Công và
xem Quan Công là một trong ba vị thần tối thượng (cùng với Ma Tổ và Phúc Đức Chánh
Thần) trong đời sống tinh thần của họ. Trong các hội quán, tuỳ theo quan niệm của mỗi
nhóm cộng đồng người Hoa, mà Quan Công được thờ chính ở gian giữa chánh điện hay là
vị thần tùng tự. Nhưng dù như thế nào, thì người Hoa đối với Quan Công vẫn luôn một lòng
thành kính, sùng bái. Ông là điểm tựa tinh thần, là nơi gửi gắm nguyện vọng của người dân.
Vì vậy, qua việc tìm hiểu văn hóa của tộc người Hoa, chúng tôi muốn tìm hiểu tín ngưỡng
thờ Quan Công của người Hoa. Muốn biết họ giữ gìn, và phát huy truyền thống văn hóa ấy
như thế nào ? Bằng cách nào họ giữ gìn cho các giá trị văn hóa đó không bị mai mọt theo
năm tháng ? Để từ đó có một cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về văn hóa tín ngưỡng của họ.
Đó là lý do và mục đích chúng tôi chọn đề tài này.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về tộc ngưới Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong văn hóa tín ngưỡng thờ Quan Công.
- Tìm hiểu rõ về tín ngưỡng thờ Quan Công của tộc người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu ra những ảnh hưởng và biến đổi của thờ Quan Công trong giao lưu văn hóa.
- Đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Quan Công trong văn hóa Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu của đề tài này là về văn hóa tín ngưỡng của người Hoa
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Qua đó, đào sâu hơn vào nét đặc trưng trong tín ngưỡng
thờ Quan Công tại Hội Quán Nghĩa An.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu từ thế kỉ XVII cho đến hiện nay. Toàn
bộ thời gian này sẽ được phân tích và nghiên cứu chi tiết, rõ nét nhất nhưng vẫn đảm bảo
không quá dài dòng và thừa thải. 4
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: những nơi mà có nhiều người Hoa lưu trú nhiều
nhất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như quận 11, quận 10, quận 5…
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: dựa vào các thông tin, dữ liệu có sẵn, các công
trình nghiên cứu do các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và viết trong các tài liệu, sách tham
khảo. Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài với sự tiếp thu một cách có chọn lọc nhất với các
công trình nghiên cứu văn hóa của người Hoa. 5 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG, KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền
với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và
cộng đồng. Với quan niệm vạn vật hiển linh, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc
biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi,... để
được phù hộ. Mỗi tín ngưỡng mang những nét văn hóa riêng biệt phản ánh đời sống tâm
linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của con người và tinh thần đoàn
kết toàn dân tộc. Niềm tin này gắn liền với sự tâm linh nhưng chỉ trong một phạm vi nào đó
không phân bố quá rộng rãi .
Tín ngưỡng thường mang tính dân tộc và dân gian. Tín ngưỡng không có một tổ chức
hay cả một hệ thống chặt chẽ giống như tôn giáo, mà khi nói đến chúng ta thường nghĩ là tín
ngưỡng của một đất nước hay của một tộc người nào đó.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tên gọi và khái niệm tộc người Hoa
Người Hoa hay còn gọi là người Hoa Kiều là tên gọi chung của những cư dân Trung
Hoa, ở vùng duyên hải phía Nam Trung Quốc như các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, đảo
Hải Nam... vượt biển tìm đến Việt Nam, tìm kiếm một vùng đất sống. Người Hoa được
công nhận là một trong 54 tộc người của Việt Nam, họ có ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, phong
tục tập quán và truyền thống riêng.
1.2.2. Đôi nét về tộc người Hoa ở miền Nam
Người Hoa đến Đàng Trong vào thế kỉ XVII trong bối cảnh sau khi nhà Thanh lật đổ
hoàn toàn nhà Minh, tạo một làn sóng di cư của những người gọi là “phản Thanh phục
Minh” hay bị triều đình Mãn Thanh đàn áp đến những vùng đất mới sinh sống và trong đó có Việt
Nam. Được Chúa Nguyễn chấp thuận, họ đến cư trú những vùng như Cù Lao Phố, Hà Tiên, Gia Định,… 6
Về sau đến năm 1778, người Hoa từ Cù Lao Phố di chuyển đến vùng Chợ Lớn mà bây
giờ hình thành các quận như quận 3, quận 5, quận 6,… họ thành lập các bang - hội trong
cộng đồng để giúp đỡ gắn kết với nhau trong tình đồng hương. Ở Chợ Lớn, cộng đồng
người Hoa có 5 bang - hội hay còn gọi là “ngũ bang”, bao gồm: Quảng Đông, Triều Châu,
Phúc Kiến, Hải Nam, Khách Gia ; ngôn ngữ chủ yếu họ dùng bên cạnh tiếng Việt là tiếng
Quảng Đông và tiếng Quan Thoại.
Đến cuối thế kỉ XVII, ở miền Nam hình thành ba trung tâm lớn của cộng đồng người
Hoa, đầu tiên vùng Biên Hòa – Gia Định gắn liền với nhân vật Trần Thượng Xuyên.
Thứ hai là vùng Mỹ Tho và các vùng phụ cận như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ,
… gắn liền với hai nhân vật là Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến.
Thứ ba là khu vực miền Tây ở phía Tây sông Hậu gắn liền với nhân vật Mạc Cửu.
Từ ba trung tâm ban đầu, người Hoa tiếp tục nhập cư và không ngừng mở rộng nơi cư
trú của mình ra các vùng đất miền Nam, cho thấy người Hoa thật sự dũng cảm và mạo hiểm
không ngại khó khăn khi đến vùng đất này làm nơi an cư lạc nghiệp của mình mặc dù miền
Nam bấy giờ còn nhiều hoang sơ nhưng đối với họ đây là một vùng đất tiềm năng. Bằng sự
tài giỏi và tính liên kết cộng đồng cao của mình, theo thời gian họ đã đóng góp không ít cho
sự hình thành đô thị hóa ở các đô thị lớn ở miền Nam như Sài Gòn, Biên Hòa, Hà Tiên, Rạch Giá, Mỹ Tho,…
1.2.3. Đôi nét về tộc người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thuở xưa, Sài Gòn và Chợ Lớn là hai nơi tách biệt nhau, về sau khi người Pháp cai trị
Việt Nam đã cho 2 nơi sáp nhập vào nhau. Cộng đồng người Hoa xuất hiện lớn mạnh ở
miền Nam do khi thời còn Nguyễn Ánh – Tây Sơn đánh nhau ở vùng Cù Lao Phố làm cho
kinh tế và hoạt động của họ bị đình trệ nên họ đã kéo nhau vào vùng Chợ Lớn để sinh sống.
Xét về nguồn gốc di cư, người Hoa tại Chợ Lớn có thể được phân ra thành hai nhánh khác
nhau. Một là người Hoa Minh Hương, họ lập gia đình với người Việt, hội nhập văn hóa và
ngôn ngữ. Hai là người Hoa Thất Phủ, tức là người Hoa đến từ 7 phủ thuộc 3 tỉnh của Trung
Quốc, đến đây để làm ăn buôn bán do nhận thấy sự trù phú, giao thương phát triển của khu vực. 7
Hiện nay, hầu như người Hoa đều có mặt ở cả các tỉnh thành Việt Nam từ Bắc chí
Nam nhưng người Hoa cư trú tập trung nhiều tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê,
hiện nay có trên 500.000 người Hoa đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, họ sinh
sống rải rác trên khắp các quận như quận 5, quận 6, quận 11,… Tuy sống chung với người
Kinh nhưng họ vẫn luôn gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của mình qua việc truyền
lại ngôn ngữ cho con cháu hay những bí kiếp nấu ăn gia truyền và cả tín ngưỡng của mình nữa.
1.3. Tín ngưỡng thờ Quan Công 1.3.1. Nguồn gốc
Khi nói đến đời sống tâm linh của người Hoa thì họ vô cùng phong phú, đời sống tinh
thần rất quan trọng với, họ tin rằng sự an cư lạc nghiệp của họ một phần do các vị thần
thánh hộ phù che chở cho nên chúng ta thấy mỗi gia đình đều có riêng cho mình một bàn
thờ các vị chư thần và bên cạnh đó mỗi nơi trong cộng đồng đều có một hội quán riêng
giành đề thờ các vị thần thánh của họ trong cộng đồng. Một trong những vị thần tiêu biểu
trong tín ngưỡng của người Hoa là Quan Thánh Đế Quân hay còn gọi là Quan Công. Tín
ngưỡng Quan Công trong văn hóa truyền thống, là hiện tượng tín ngưỡng đáng chú ý trong cuộc sống người Hoa.
Theo các tài liệu mà nhóm chúng tôi tìm hiểu, thì Quan Công tên thật là Quan Vũ
(160-219) tự là Vân Trường, một nhân vật huyền thoại trong lịch sử Trung Hoa. Sinh thời
ông có công trợ giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán và là một trong “ngũ hổ tướng” của Lưu
Bị. Ông được tôn thờ sau khi mất, đặc biệt từ thời nhà Đường, các câu chuyện liên quan đến
sự hiển thánh của ông được ghi chép rất nhiều trong các loại bút kí, truyền kì,…được xem là
một vị thần có địa vị tối cao trong hệ thống chư thần ở Trung Quốc, được cả Nho, Phật, Đạo
giáo thờ phượng. Cả tam giáo đã tổng hợp từ văn hoá dân gian, truyền thuyết,…và từ tiểu
thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung nổi tiếng để tạo nên một hình tượng
Quan Công mang những đức tính Nhân, Nghĩa, Trí, Đức, Dũng.
Tín ngưỡng Quan Công xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Tùy, Đường, phát triển vào
thời Tống, Nguyên, Minh, đến triều đại nhà Thanh thì đạt đến đỉnh cao và miếu Quan Công
được xây dựng rộng rãi khắp nơi và trở thành một trong những vị thần minh quan trọng nhất
trong lịch sử văn hoá Trung Quốc. Như vậy, không chỉ những đức tính cao đẹp vốn có của Quan 8
Công mà con người luôn khao khát đạt đến mà đối với người Hoa, ông còn mang quan niệm
bảo vệ sự bình an cho người dân khỏi những điều không tốt trong gia đình. Ngày nay, tín
ngưỡng Quan Công còn phổ biến nhiều nơi trên thế giới theo bước di dân của người Hoa.
1.3.2. Sự hình thành của tín ngưỡng thờ Quan Công tại Thành phố Hồ Chí Minh
Khi di cư đến miền Nam Việt Nam, người Hoa chủ yếu làm nghề kinh doanh buôn bán
khá nhiều mặt hàng, nghề thủ công và vận chuyển hàng hoa, trồng rau màu…Họ cũng mang
theo nhiều hành trang văn hoá từ quê cha đất tổ đến những vùng đất mới lập nghiệp, bên
cạnh đó do nhu cầu thực tiễn của chuyến di dân, trước sự nguy hiểm ngàn trùng vượt biển,
trước mưu kế sinh nhai ở vùng đất lạ, cần có chỗ dựa về mặt tinh thần. Một trong những
hành trang quí giá ấy chính là tín ngưỡng thờ Quan Công mang nhiều nét nổi bật, tiêu biểu
cho văn hoá tinh thần của người Hoa. Đối với họ, tâm linh luôn gắn liền với đời sống mà
chúng ta thường thấy trong kinh doanh hay làm việc họ thường hay thờ Quan Công tại gia
hay trong cơ sở kinh doanh của họ. Bên cạnh ý nghĩa đó, người Hoa đã lập miếu thờ Quan
Công vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn nhằm biểu hiện cho tinh thần trung nghĩa và
chính là biểu hiện cho tấm lòng thành của mình luôn luôn hướng về cội nguồn quê hương,
không để bị mất truyền thống, mai một văn hoá của mình ở nơi đất khách. Trong gia đình,
người Hoa thờ Quan Công bằng tượng hoặc tranh kiếng ở nơi cao ráo, trang trọng và thờ
chung với Phật Thích Ca, Quan Am, Cửu Thiên, Thiên Hậu,…
Ở vùng Chợ Lớn khi xưa, từng có ngôi miếu thờ Quan Công với tên gọi Thất Phủ
Quan Võ Miếu, được lập năm 1775, ở một vị trí quan trọng, là trung tâm của Chợ Lớn (nay
là đường Triệu Quang Phục). Ngôi miếu này do người Hoa xây dựng để thờ chung cho cộng
đồng mình, sau năm 1975 thì không còn nữa. Đây được xem là ngôi miếu Hoa cổ nhất từng
tồn tại của vùng Chợ Lớn xưa. Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi thờ Quan Công có
quy mô nhất là Hội Quán Nghĩa An tọa lạc tại quận 5. 9 CHƯƠNG 2
TÍN NGƯỠNG THỜ QUAN CÔNG TẠI HỘI QUÁN NGHĨA AN 2.1. Tên gọi
Hội Quán Nghĩa An (hay còn được người dân gọi là Chùa Ông hay Miếu Quan Đế),
địa chỉ tại số 678 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Công trình
này vốn là hội quán của bang Triều Châu, do người Triều Châu và người Hẹ (Khách Gia) ở
Triều Châu sang Việt Nam sinh sống thành lập. Cái tên ban đầu là Hội Quán Nghĩa An để
chỉ là nơi hội họp của người Nghĩa An (tên cũ của người Tiều để chỉ Triều Châu). Trong
văn hóa của người Hoa, miếu thờ thần Quan Công biểu hiện cho lòng trung nghĩa, hướng về
quê hương của những người con xa xứ, và cái tên “Nghĩa An” cũng biểu thị cho ý niệm
tưởng nhớ về gốc gác như của mình. Dần dần, nơi đây vừa là nơi hội họp, thờ cúng mà còn
là thể hiện văn hóa tâm linh của người Hoa đến từ vùng Nghĩa An, Trung Quốc.
Do còn là nơi thờ Quan Công nên dân địa phương gọi Miếu Quan Đế hay một cái tên
kính trọng hơn với vị thần này là Chùa Ông hoặc Miếu Ông.
2.2. Khái quát về Hội Quán Nghĩa An
2.2.1. Lịch sử hình thành
Theo dòng lịch sử, sau khi rời khỏi Trung Hoa để đến những vùng đất mới, khoảng
cuối thế kỉ XVII người Hoa đã đến miền Nam an cư lạc nghiệp tại nơi đây và từ đó họ xây
dựng thành một cộng đồng cho riêng mình. Những văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng,
…mang theo chung hành trình với họ là điều tất yếu.
Từ đây, những hội quán hay những nơi phục vụ chon hu cầu tâm linh của người dân
cũng được hình thành mang ý nghĩa là nơi hội họp đồng hương của họ. Hội Quán Nghĩa An
do nhóm người Hoa gốc Triều Châu và Khách Gia (hay còn gọi là người Hẹ) ở vùng Nghĩa
An thuộc tỉnh Quảng Đông di cư đến miền Nam Việt Nam cùng quyên góp của cải và sức
lực để xây dựng. Trải qua nhiều lần trùng tu và không có tài liệu cụ thể để xác định thời
gian xây dựng hội quán là năm nào, tuy nhiên dựa vào bộ bia đá được lưu giữ tại đây cho
biết, hội quán đã trải qua các lần trùng tu và sửa chữa vào các năm 1866, 1902, 1969, 1994 và lần đại tu mới 10
nhất đây vào năm 2014. Cùng đó là căn cứ theo một tấm bia đá lớn ở đây ghi chép rằng bà
Đỗ thị (phu nhân của quan Tổng đốc Gia Định bấy giờ là Lê Văn Duyệt) dâng cúng 200
quan tiền vào năm 1819, bên cạnh đó là chiếc lư hương bằng đồng được làm vào năm Đạo
Quang thứ 5 (tức là năm 1825). Như vậy có thể suy ra hội quán này có thể được xây vào đầu
thế XIX nhưng chỉ là thời gian của công trình kiên cố như hiện nay, vì trước đó có tài liệu
cho rằng miếu thờ Quan Công này được xây cả trước thế kỉ XIX.
Tuy trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ nhưng Hội Quán Nghĩa An không bị mất đi vẻ
đẹp truyền thống về giá trị lịch sử nghệ thuật kiến trúc, đắp nổi, khảm sành sứ,… vốn có đặc
trưng của văn hóa người Hoa. Bên cạnh đó, Hội Quán Nghĩa An còn được biết là một trong
những nơi thờ tự lâu đời nhất của cộng đồng người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh và là
địa điểm tâm linh có tầm ảnh hưởng ở địa phương không chỉ người Hoa mà còn cả người
Việt và du khách trong, ngoài nước đến hành hương. Sự hình thành ngôi miếu còn thể hiện
hành trình lao động và hội nhập vào xã hội Việt Nam của người Hoa gốc Quảng Đông khi
đến thành phố này nói riêng và miền Nam nói chung.
2.2.2. Đặc điểm kiến trúc và bài trí trong Hội Quán Nghĩa An
Nhìn tổng quan, mặt bằng Hội Quán Nghĩa An có một tổng thể kiến trúc khá đồ sộ và
quy mô lộng lẫy đậm nét văn hóa người Hoa. Phần lớn Hội Quán Nghĩa cũng như bao đền
miếu khác của người Hoa, mang mặt bằng hình chữ “Quốc” (国), theo các bố cục từ ngoài
vào trong gồm: bình phong – hồ nước – sân – tiền điện – thiên tỉnh – trung điện – thiên tỉnh
– nhà hương – chính điện, và 2 bên điện thờ là Đông Lang và Tây Lang, hai nhà làm việc và
sinh hoạt của cộng đồng người Tiều và người Hẹ.
Sân của miếu khá rộng, chiếm hơn một nửa diện tích khuôn viên thường phục vụ cho
những dịp lễ hội tổ chức hằng năm, hai bên có đặt tượng kỳ lân đá.
Kiến trúc và trang trí của hội quán thể hiện đậm nét phong cách Trung Hoa thông qua
thiết kế bố trí, qua các tượng, phù điêu bằng gốm sứ trên mái ngói hay các bông hoa khảm
sứ, tượng kỳ lân,… các bức vách và bức trướng sơn màu đỏ thắm đặc trưng mang ý nghĩa
cho sự may mắn. Mái chia gồm 3 cấp: cấp mái chính cao ở giữa, 2 cấp mái phụ thấp hơn ở 2
bên. Ngói lưu ly được lợp mái có màu xanh lục tiêu biểu trong kiến trúc Á Đông. 11
Trên ngạch cửa và vách đá mặt tiền chạm một bài cổ phong và sáu bức chạm sáu cành
trúc khác nhau bằng những nét chạm bay bướm, mỹ thuật.
Ngoại thất hội quán Nghĩa An thiết kế tầng mái, các tượng gốm, phù điêu trên mái
ngói, các bông hoa chạm ngược ở đầu bầy hiên, tượng long mã, dây hoa ... trên các kèo, cột,
sơn màu đỏ thắm dưới mái hiên.
Mô típ mái theo hình "núi" uy nghi, mang tính biểu tượng "núi thần giữa biển" với
"lầu cao chạm mây". Mặt dựng của bờ nóc, bờ giải trang trí một dải phù điêu ốp mảnh gốm
rực rỡ mô típ chim - hoa, cừu - tùng, lân, cá hóa rồng, tứ mã...
Các góc mái có gắn tượng Ông Nhật, Bà Nguyệt, tượng Thiên Bình một biểu tượng
đặc sắc thường thấy trong kiến trúc chùa miếu của người Hoa.
Bên trong hội quán trang trí cầu kỳ, hoành tráng với những bao lam khám thờ, bao lam
điện thờ,... được chạm cả hai mặt một cách tinh tế từ những điển tích trong truyện Tam
Quốc đến các hình ảnh sinh hoạt đời thường như gánh nước, đốn củi,... và những hình ảnh
“long, lân, quy, phụng” xen lẫn tôm, cua, cá, mực,... Đặc biệt, các con vật được thờ trong
miếu đều theo hình tượng Mẹ và Con như: cạnh ngựa Xích Thố có con ngựa con, bên chân
lân mẹ có lân con, cạnh hổ mẹ có hổ con, quấn quanh rồng mẹ là rồng con.
Chính giữa tiền điện bày một hương án, trên đặt chiếc lư hương bằng đồng làm vào
năm Đạo Quang thứ 5 (1825). Hai bên tiền điện bài trí hai gian thờ hướng mặt vào chính
điện. Phía Đông là bệ cao thờ Phúc Đức Chánh Thần, phía Tây thờ tượng Ngựa Xích Thố
(cao 2,5m) với dáng ngầng cao đầu độc đáo. Tượng này được đánh giá là đẹp hơn cả trong
số tượng ngựa Xích Thố ở các miếu thờ Quan Công khác xung quanh. Bên cạnh còn có
tượng Mã Đầu Tướng Quân cao 2m, tay cầm dây cương ngựa Xích Thố.
Trung điện ở khoảng giữa của hai sân thiên tỉnh. Tại đây bày một bàn thờ nhỏ thờ
Quan Đế ngay phía trước bàn thờ Văn Xương Tinh Quân - người đứng đầu giáo dục khảo
thí trong văn hóa Trung Hoa. Nối tiếp trung điện là nhà hương. Trên vách tường dọc hai bên
điện thờ này đắp nổi phù điêu Thanh Long và phù điêu Bạch Hồ.
Chính điện hội quán bày ba gian thở bài trí trang nghiêm. Gian giữa thờ Quan Thánh
Đế Quân. Khám thờ Quan Đế làm bằng gỗ cao hơn 1 mét được chạm viền nhiều lớp hình 12
ảnh lưỡng long tranh châu, Bát Tiên giao chiến thủy quái, tùng hạc, mẫu đơn, chim trĩ,...
Tượng Quan Đế cao hơn 2 mét, có lẽ đây là tượng lớn nhất trong số các tượng Quan Đế
hiện đang được thờ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đứng hầu hai bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình Thái tử và Châu Xương Tướng
quân cao gần 2 mét, đặt trong tủ kính. Hai bên tả hữu có gian thờ Thiên Hậu Nguyên Quân
(tức Thiên Hậu Thánh Mẫu) và Tài Bạch Tinh Quân (tức Thần Tài) bài trí giống nhau với
bao lam phụng hoàng và khám thờ chạm cảnh vinh quy bái tổ, đánh cờ, chèo thuyền, giăng
lưới, mục đồng cưỡi trâu, mai điều, trúc điều,...
Ở phía ngoài sát hai bên góc tường có đặt hai bộ chuông trống đối xứng nhau. Chuông
bên trái bằng gang, đúc ở Phật Trần - Quảng Đông vào năm Canh Tuất (1850). Chuông còn
lại làm bằng đồng, hàng chữ "Gia Định tỉnh, Minh Hương xã, Tân Trường Châu Nghĩa An
hội quán..." chạm trên chuông, cho biết chuông được đúc trong khoảng năm 1836 đến 1865.
Bên cạnh các hoành phi, liễn đối phủ khắp không gian nội thất, nổi bật trong kiến trúc miếu
là hệ thống cột gỗ, kết cấu vì kèo và "giá chiêng" (hệ khung được tạo nên bởi hai trụ và con
cung) làm đồ sộ ngôi chính điện. Toàn bộ hệ vì kèo giá chiêng, trên các mặt của các con
rường, câu đầu, rường cụt, bẩy hiên đều chạm khắc trang trí tinh tế và tỉ mỉ. Mô típ trang trí
ở đây là hình tượng rồng, lân, ngao, phong cảnh, các điển tích,...
Vào ngày 7 tháng 11 năm 1993, Bộ Văn Hóa đã có quyết định số 43-VH/QĐ công
nhận hội quán là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
2.3. Hoạt động thờ phượng Quan Công
2.3.1. Tôn kính và thờ cúng
Trong tục thờ cúng Quan Công, người ta miêu tả ông với nhiều hình dáng khác nhau,
lúc thì xuất hiện với vẻ khí phái oai phong lẫm liệt, lúc thì cầm thanh Long Đao trên tay với
vẻ mặt đầy sát khí hung tàn như sắp ra trận, lúc thì lại là trầm ngâm ung dung ngồi đọc sách
hiền từ. Quan Công là bùa hộ mệnh cho binh lính mỗi khi ra trận cũng như trong làm ăn đối
với người Hoa, ông còn là một vị thần tài phù hộ, giúp cho gia chủ được thịnh vượng và gặp
nhiều may mắn trong chuyện làm ăn, giữ gìn được của cải. Thông thường người Hoa thờ
Quan Công trong nhà là để tăng dương khí, xua đuổi tà ma, tránh cho ma quỷ xâm nhập vào
nhà làm hại đến gia chủ, giúp cho hòa khí trong nhà lúc nào cũng được trong ấm ngoài êm. 13
Đối với những người làm ăn nhỏ lẻ không cần phải tranh giành hơn thua cũng như
những người hay thường ngồi làm việc tại văn phòng họ thường thờ tượng Quan Công ngồi
đọc sách với ý nghĩ mang lại trí tuệ, sự thông minh sáng suốt của các bậc làm quan, mau
mau cầu tiến và thăng chức.
Theo quan niệm của những người kinh doanh gặp nhiều sóng gió và tranh chấp trong
công việc trong chuyện làm ăn, họ thường thờ tượng Quan Công đứng cầm đao hoặc cưỡi
Ngựa Xích Thố để tạo sự uy nghiêm, xua đuổi tiểu nhân, giúp họ gặp được nhiều thuận lợi.
Một điều hay là cả cảnh sát và xã hội đen đều có thể thờ Quan Công vì những lí tưởng
và ý nghĩa khác nhau. Cảnh sát coi Quan Công là vị thánh biểu tượng cho sự trung thành, sự
công minh, liêm chính, nhân từ, dũng cảm và đáng tin cậy nhưng đa phần chỉ là văn hóa
người Hoa ở Việt Nam thì chưa thấy bao giờ. Còn xã hội đen thờ Quan Công vì ông là biểu
tượng của tình huynh đệ, trung nghĩa, không bao giờ phản bội, trung thành với một chủ và
dũng cảm cho đến chết.
Ngày lễ của ông có thể cúng chay hoặc cúng mặn, nếu cúng mặn thì phải có rượu (3
chum) và thịt cho ông. Đối với thịt thì phải mua đã được làm sẵn không nên mua về làm để
tránh sát sinh. Không được cúng thịt gà vì tương truyền gà là ân nhân cứu mạng của ông,
nhưng một số trường hợp thì gà mái vẫn được. Trong văn hóa người Hoa, tuyệt đối không
được ăn thịt trâu, thịt chó khi trong nhà có thờ Quan Công vì đối với họ đó là điều cấm kị
tuyệt đối có thể bị quở trách hoặc bị phạt.
Hiện nay, không chỉ riêng người Hoa khu vực ở Chợ Lớn nói riêng và Việt Nam nói
chung thờ Quan Công mà còn có cả người Việt với nhiều mục đích khác nhau trong nhu cầu
tâm linh của mình và còn là để xem như một cách giúp cải thiện phong thủy trong đời sống người dân.
2.3.2. Thờ cúng Quan Công tại Hội Quán Nghĩa An
Do Hội Quán Nghĩa An là nơi thờ Quan Công có quy mô nhất ở Thành phố Hồ Chí
Minh nên nơi đây được nhiều người lui tới đến để khấn vái cầu nguyện cho những nhu cầu
tâm linh của riêng mình. Bên cạnh đó, theo truyền thống hằng năm hội quán còn tổ chức
ngày lễ vía Quan Thánh Đế Quân, đây là ngày hội lớn đối với cả cộng đồng người Hoa ở 14
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và cộng đồng người Triều Châu nói riêng. Trong ngày
này người dân đến dâng hương kính nhớ và cầu mong Quan Công phù hộ độ trì cho gia
đình, sức khỏe, làm ăn được thuận lợi,…và ngày chính được tổ chức hằng năm ở Hội Quán
Nghĩa An là ngày 15 tháng 1 âm lịch.
Trước khi ngày lễ chính thức diễn ra, trong khoảng hai tuần, các thành viên trong Ban
quản trị hội quán sẽ nhóm họp bàn để chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo kĩ càng từ trang hoàng
nội thất trong miếu đến lễ vật dâng cúng ngày hôm ấy. Sau đó, các thành viên được phân
công theo đó mà thực hiện, nhưng chủ yếu vẫn là bộ phận phụ trách hành chính của hội
quán. Cụ thể các công việc như sau: lên danh sách khách mời, đặt mua các lễ vật, quét dọn,
trang trí hội quán, phân công các thành viên cấp dưới phụ trách hướng dẫn người dân đến
tham gia lễ bái, giữ gìn an ninh trật tự,…
Đến ngày lễ chính thức vào lúc 9g sáng, các thành viên Ban quản trị trong trang phục
gọn gàng, tươm tất sẽ tập trung trước gian thờ Quan Công. Lễ vật dâng cúng thần thường có
là: heo quay, vịt quay, cua, cá, mực, mì sợi, tiền – áo giấy, 3 chén trà, 3 chén rượu, trái cây,
bánh bao, bánh quả đào,…
Trong không khí linh thiêng của lễ tế, được trang trọng với những bản nhạc lễ truyền
thống của người Triều Châu vang lên, Ban quản trị đứng đầu là Trưởng ban và hai Phó ban
sẽ dâng lên thần những nén hương tốt nhất, thơm nhất với tư thế nghiêm trang, thành kính.
Khi nhạc lễ kết thúc, buổi lễ sẽ chính thức bắt đầu. Chủ
tế cùng toàn thể mọi người cùng
dâng hương và lễ vật lên, rồi sau đó vị chủ tế quỳ xuống và bài diễn văn tế lễ được đọc lên
bằng tiếng địa phương (Quảng Đông), khi kết thúc sẽ mang đi đốt. Tiếp đến, các chủ tế sẽ
thực hiện nghi thức “3 quỳ 9 lạy”, tức là 1 lần quỳ sẽ lạy 3 lạy, sau đó đứng lên, rồi tiếp tục
quỳ xuống, lạy thêm 3 lạy. Nghi thức này lặp đi lặp lại trong 3 lần. Và sau đó buổi lễ kết
thúc và tiếng nhạc lễ lại được cất lên. Lễ dâng hương của Ban quản trị thường diễn ra trong
khoảng 30 phút. Sau khi lễ hoàn tất, thì các lễ vật dâng thần sẽ được đưa xuống nhà bếp làm
cơm, còn Ban quản trị sẽ thay nhau tiếp đón quan khách, các hội quán bạn đến dâng hương,
thăm viếng. Trong những ngày diễn ra lễ vía thần, tại sân hội quán còn tổ chức múa lân sư
rồng và hát nhạc Tiều (vào buổi tối). 15
Ngoài ra vào dịp này, những người buôn bán cũng đến miếu xin vay tiền. Số tiền này
sẽ được Ban quản trị trích từ nguồn quỹ của hội quán, cho vào phong bao màu đỏ (một số
tiền nhỏ tượng trưng). Mỗi túi sẽ có hai phong bao, trong đó kèm theo thêm 2 quả quýt (với
ngụ ý mang sự đại cát đến cho người nhận lộc), 1 tờ tiền giấy quý nhân (mong muốn người
nhận sẽ được quý nhân phù trợ). Tất cả đó, được người dân gọi là: “Lộc thần”. Người nào
muốn vay, sẽ đến dâng hương, cầu xin với thần, sau đó đến nơi Ban quản trị đã bố trí sẵn để
thỉnh và mang về nhà. Thời gian vay là trong khoảng một năm hoặc sớm hơn. Đúng hẹn,
người vay phải đến miếu trả nợ, lãi sòng phẳng bằng cách bỏ vào thùng công đức và số tiền
là gấp đôi số đã vay, còn kèm theo lễ vật dâng cúng để tạ ơn thần.
Ở Hội Quán Nghĩa An, không chỉ trong những ngày lễ quan trọng mà vào ngày
thường, nơi đây cũng thu hút nhiều khách thập phương đến lễ bái với nhiều lễ vật phong
phú, đặc biệt lễ vật kèm theo không thể thiếu là “Bộ áo giấy” cúng Quan Công. Bộ áo giấy,
chỉ là cách gọi tắt, được bày bán sẵn ngay trước cổng và bên trong sân hội quán. Bộ áo này
gồm có: 4 tờ tiền giấy, 1 tờ quý nhân, 1 tờ quý nhân bốn phương, 1 tờ tiền vàng, 1 tờ tiền
bạc, 2 bộ áo Quan Công, 3 nén nhang, 2 cây nến. Tất cả đó được xếp ngăn nắp và đặt trên
một cái mâm (hay khay) cũng làm bằng giấy. Sau khi dâng hương và lạy xong, thì mang đi hoá vàng. CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Vai trò, ảnh hưởng giao lưu và biến đổi văn hóa của tín ngưỡng thờ Quan Công
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc văn hóa nổi bật của tộc
người Hoa trong văn hóa Việt Nam nói chung, khi nhắc đến người Hoa thì người ta sẽ nghĩ
đến Quan Công, tuy trong các thần người Hoa thường thờ vẫn có cả Thiên Hậu Thánh Mẫu
nổi tiếng không kém nhưng với người dân ăn sâu trong tiềm thức họ vẫn là một Quan Công
đầy uy dũng uy nghiêm mỗi khi nhắc đến người Hoa. Tín ngưỡng này không chỉ riêng tộc
người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn được đón nhận bởi người Việt bản địa nói
riêng và toàn quốc nói chung. Ngoài đáp ứng nhu cầu tâm linh cho mọi người, bên cạnh còn
mang ý nghĩa hướng về cội nguồn truyền thống dân tộc của người Hoa, mặt khác đây còn là
cơ hội góp phần giáo dục gìn giữ văn hóa truyền lại cho thế hệ trẻ về sau và những hoạt động thiện 16
nguyện vì cộng đồng xã hội trong tình thần tương trợ lẫn nhau. Lễ hội vía Ông còn là dịp
hội ngộ đồng hương để mọi người được gặp gỡ nhau, thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết
trong cộng đồng, một truyền thống đáng quý của người Á Đông.
Tính dung hợp trong tín ngưỡng thờ Quan Công vẫn là đặc tính chủ đạo, dung hợp
Nho – Phật – Đạo, dung hợp yếu tố ngoại sinh và bản địa, dung hợp các cộng đồng dân tộc
bản địa,... Tùy vào điều kiện bản địa, điều kiện thời đại mà tín ngưỡng thờ Quan Công tồn
tại theo cách riêng của nó. Xu hướng ở Hội Quán Nghĩa An là hoạt động tín ngưỡng thuận
theo điều kiện thực tế, không khuôn rập quá nhiều vào truyền thống như xưa mà còn thay
đổi theo thời đại cho phù hợp với điều kiện, nhưng vẫn giữ được giá trị tinh thần xưa; chú
trọng vào nhu cầu thực tế hơn là ý nghĩa lý thuyết, xu hướng gần gũi, niềm tin tâm linh
mạnh mẽ, tinh thần nhân văn sâu sắc.
Một ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đáng chú ý của tín ngưỡng thờ Quan Công ở
miền Nam không chỉ ở dừng lại ở việc đúc tượng thờ Quan Công mà còn cả trong tranh
kiếng thường thấy phổ biến của người dân Nam Bộ, cho thấy ngoài thờ ông bà trong nhà
hay thờ Phật mà người dân miền Nam còn thờ tranh kiếng song song với những đấng bậc trên bàn thờ.
3.2. Những yếu tố cần phát huy và bảo tồn
Một món ăn tinh thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện quan niệm khao khát đạo đức của
người dân và nhiều giá trị khác nhưng phần lễ hội vẫn chưa được quảng bá rộng rãi nhiều
đến những nơi khác mà bên cạnh đó ngày lễ còn tổ chức ở các nơi riêng lẻ chưa có một sự
đồng nhất trong quy mô nên dẫn đến chưa thu hút được du khách thập phương đến. Chúng
ta cần phát huy những vẻ đẹp truyền thống của lễ hội nói riêng và tín ngưỡng thờ Quan
Công ở Hội Quán Nghĩa An nói chung để bảo tồn và phát triển mang lại lợi ích cho cộng
đồng chung người Hoa, một văn hóa đặc sắc không thể thiếu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn phải chung sức gìn giữ vẻ đẹp của những gì truyền thống trong ngày lễ như
ngôn ngữ hay nghi thức, các hoạt động văn hóa điển hình,…và vẻ đẹp kiến trúc của Hội
Quán Nghĩa An cũng cần được bảo vệ để tránh mất đi nét độc đáo vốn có của nó. Trong thời
gian tới, ngành Văn hóa của thành phố cần quan tâm nhiều hơn nữa để tiến hành công việc
gìn giữ và phát huy tốt những giá trị di sản miếu và hội quán của người Hoa góp phần vào
sự phát triển chung của thành phố. 17 KẾT LUẬN
Tín ngưỡng Quan Công, không những được các vương triều tín cẩn, trở thành vị thần
bảo hộ quốc gia, được dân gian Trung Quốc qua nhiều đời chiêm bái, mà còn theo chân các
lưu dân người Hoa, lan rộng đến nhiều quốc gia trên khắp thế giới – trong đó có Việt Nam,
trở thành một biểu tượng văn hoá, tượng trưng cho đạo đức truyền thống của người Trung
Hoa. Văn hóa tín ngưỡng thờ Quan Công của lớp người Hoa di cư đã từng bước đến miền
Nam Việt Nam từ thế kỉ XVII và theo thời gian đã trở thành một tín ngưỡng thờ thần phổ
biến tại miền Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nói riêng, không chỉ trong
cộng đồng người Hoa mà còn trở thành tín ngưỡng thờ của người Việt tại miền Nam.. Bên
cạnh đó, sự hình thành Hội Quán Nghĩa An cũng góp phần cho thành phố thêm một công
trình kiến trúc văn hóa có giá trị tâm linh và vật chất bởi sự cầu kì tinh xảo của người góp
công xây dựng ngôi miếu người Tiều này xứng đáng là “viên ngọc quý” của cộng đồng
người Hoa. Người Hoa tôn sùng Quan Công, như là một phương thức tồn tại đặc biệt của họ
nơi đất khách quê người, cho dù ngày nay, sự tôn sùng ấy cũng như những hoạt động tế tự
đã có phần tinh giản đi nhiều cho phù hợp với điều kiện mới và nơi vùng đất mới. Song,
điều đó vẫn không làm mất đi giá trị, bản sắc của tín ngưỡng thờ Quan Công, mà ngược lại,
vẫn còn rất hưng thịnh và phổ biến về sau. Cùng với quá trình dung hợp văn hóa đa tộc
người mà trong suốt chiều dài lịch sử, tín ngưỡng Quan Công cũng giao thoa văn hóa giữa
người Hoa và Việt, một minh chứng cho sự chung sống hòa hợp gắn bó giữa người Hoa và
người Việt tại vùng đất miền Nam Việt Nam này. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bản sắc văn hóa dân tộc
https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/goc-ky-nang/ban-sac-van-hoa-dan-toc-la-gi- cach-giu-gin-va-phat-huy
[2] Nguyễn Thái Hòa, Tín ngưỡng thờ Quan Công của người Hoa ở Tp Hồ Chí Minh trường
hợp ở Nghĩa An Hội Quán
https://thanhdiavietnamhoc.com/tin-nguong-tho-quan-cong-cua-nguoi-hoa-o-tp-ho-chi-
minh-truong-hop-o-nghia-an-hoi-quan/ [3] Nghĩa An Hội Quán
https://ttvhq5.com.vn/mieu-quan-de-nghia-an-hoi-quan/?
fbclid=IwAR0CQu2WaGcPZVqXK1cv6Z7M9pC9hrQzXFCf6sLVyH2NHNWmO7xGyF2 _3Do
[4] Về hiện tượng sùng bái Quan Công
https://thanhtravietnam.vn/van-hoa/ve-hien-tuong-sung-bai-quan-cong-198484.html
[5] Khám phá kiến trúc độc đáo của Hội quán Nghĩa An giữa lòng Sài Gòn
https://vinpearl.com/vi/kham-pha-kien-truc-doc-dao-cua-hoi-quan-nghia-an-giua-long-sai-gon
[6] Huy Hậu, Đi tìm nguồn gốc người Hoa và sự ra đời của Sài Gòn Chợ Lớn
https://dantri.com.vn/doi-song/di-tim-nguon-goc-nguoi-hoa-va-su-ra-doi-cua-sai-gon-cho-lon- 20230320002439088.htm
[7] Trần Phú Huệ Quang (2021), Tín ngưỡng Quan Đế và miếu thờ Quan Đế ở Tân Châu -
An Giang, Tạp chí khoa học Đại học Văn Lang, số 27, 116-117
[8] Ths. Đào Vĩnh Hợp (2021), Miếu và hội quán của người Hoa ở TPHCM – Lịch sử hình
thành, phát triển và hiện trạng, Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, số 21, 91-98
[9] Lê Thị Minh Bắc (2023), Một số so sánh trong trang trí kiến trúc miếu thờ Thiên Hậu
các bang hội người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học và công nghệ tập 5, số 3, 71-72
[10] Nguyễn Kim Châu (2019), Hình tượng Quan Công qua câu đối trong chùa, miếu người
Hoa ở An Giang, Nghiên cứu văn học, số 7, 23-30 19 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Nguồn: Sưu tầm
Tổng quan hội quán từ trên cao Tổng thể mặt tiền hội quán
Cửa chính Tượng Quan Công thờ trong chính điện
Án thờ tiền điện Trung điện 20