Tiểu luận về tòa soạn hội tụ | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hội tụ về không gian tác nghiệp. Hội tụ về cách thức tác nghiệp. Hội tụ về nội dung tin tức. Hội tụ giữa người làm báo với độc giả hoặc khán - thính giả. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
TIỂU LUẬN VỀ “TÒA SOẠN HỘI TỤ”
Thực hiện: NCS Phạm Thu Hương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
*Lời mở đầu
Hiện em đang làm việc tại Truyền hình Quốc hội VN. Vài năm trước, cơ quan
truyền hình của em từng là một kênh thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Đã được làm
việc khoảng 4-5 năm trong trụ sở của VOV tại 58 Quán Sứ, nên em cũng có ý
thức quan tâm đến mô hình tòa soạn hội tụ. Mặc dù chưa triển khai thực sự được
mô hình mới mẻ này, song Đài Tiếng nói VN cũng đã tích hợp đầy đủ các loại
hình báo chí (bao gồm phát thanh, báo in, báo điện tử và truyền hình); nhờ đó mà
phóng viên chúng em có điều kiện tương trợ lẫn nhau khá thuận tiện khi tác
nghiệp. Ở góc nhìn của một người đã từng trải qua sự chia sẻ công việc trong một
cơ quan truyền thông đa phương tiện là VOV, em xin nêu đôi điều suy nghĩ của
mình về tòa soạn hội tụ. Trước hết, phải nói rằng sự ra đời và phát triển mô hình
hiện đại này là một tất yếu khách quan trong xu thế hội tụ truyền thông đương
đại, khi mà sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng công nghệ số đã
tạo nên thói quen mới trong cách tiếp nhận thông tin của độc giả - khán giả -
thính giả. Giờ đây, với những chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, ai ai
cũng có thể đọc - xem - nghe tin tức ở mọi nơi, mọi lúc.
* Đặc điểm của tòa soạn hội tụ
1. Hội tụ về không gian tác nghiệp:
Mô hình tòa soạn hội tụ tích hợp các phương tiện truyền thông mới và cũ
trong một văn phòng lớn - nơi mà các phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên và
người lãnh đạo cùng nhau làm việc giữa một không gian mở; cũng chính là nơi
hợp nhất các phòng ban chuyên môn, bao gồm nhiều chủ thể: báo in, báo mạng,
phát thanh, truyền hình, tạp chí... Các chủ thể này phải kết hợp linh hoạt, tương
hỗ, điều tiết lẫn nhau; đồng thời phải có một hệ thống quản lý nội dung dựa trên
nền tảng của Web. Ở vị trí trung tâm của tòa soạn hiện đại này là bàn “siêu biên
tập” (super desk). Vị Tổng biên tập (hoặc Phó Tổng biên tập) sẽ ngồi tại đó, trực
tiếp đưa ra ý kiến chỉ đạo đến tất cả mọi người. Bên cạnh đó, người của từng
phòng ban chuyên môn cũng dễ dàng trao đổi trực tiếp với nhau, thống nhất nội
dung và đưa ra phản hồi nhanh chóng ngay sau khi nhận được chỉ thị của lãnh đạo. 1
2. Hội tụ về cách thức tác nghiệp:
Thay vì tác nghiệp độc lập trên từng loại hình báo chí truyền thống như trước
đây, tại tòa soạn hội tụ, các nhà báo sẽ cùng nhau xây dựng kế hoạch sản xuất, hỗ
trợ nhau thực hiện tin bài. Với cách bố trí trên cùng một mặt phẳng, tòa soạn hội
tụ cần tích hợp được kỹ thuật - công nghệ, để đội ngũ biên tập viên và kĩ thuật
viên có thể thu thập, xử lý thông tin ngay tại chỗ, tiến hành trao đổi, sắp xếp,
đánh giá, phân loại, điều phối, và cuối cùng quyết định nên sử dụng thông tin đó
ở loại hình truyền thông nào, sao cho phù hợp với tính quan trọng, sức ảnh hưởng
của mỗi tin tức, đề tài. Có thể nói, mối quan hệ đa chiều và tính tương tác giữa
các bộ phận cũng như giữa các đồng nghiệp thể hiện rất rõ, bởi mỗi người vừa
cần giỏi chuyên môn trong lĩnh vực của mình, vừa phải nêu cao tinh thần cộng tác, làm việc nhóm…
Cách tác nghiệp này có những thuận lợi như: Giản lược quá trình thu thập
thông tin, nhưng lại tăng tốc độ sản xuất cũng như nâng cao chất lượng, tránh
được sự trùng lặp tin bài, giúp giảm chi phí và tiết kiệm nhân lực cho tòa soạn. Ví
dụ: Phóng viên báo in có thể sử dụng tư liệu, ảnh trong bài viết; phóng viên
truyền hình có thể sử dụng phần text của báo in làm lời dẫn… Các bản tin trên
truyền hình cũng có thể sử dụng phần đồ họa hoặc số liệu của báo in và báo
mạng… Đối với báo mạng điện tử, có thể sử dụng thêm sản phẩm của truyền
hình và file audio của phát thanh…
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, toà soạn hội tụ cũng có một số hạn chế
nhất định như: Khó khăn trong việc xây dựng một bố cục phù hợp cho cả tổng
thể tập hợp nhiều loại hình truyền thông khác nhau… Do yếu tố hội tụ trong
nhiều khâu dẫn đến khả năng các toà soạn vô tình trùng lặp về ý tưởng… Ngoài
ra, cũng có ý kiến cho rằng mô hình này đề ra những yêu cầu khá cao về năng
lực. Bản thân mỗi thành viên trong tòa soạn bắt buộc phải có kiến thức và kỹ
thuật sâu rộng trên nhiều mảng, trong khi mặt bằng nhuận bút nói chung còn thấp.
3. Hội tụ về nội dung tin tức:
Trước khi hội tụ được nội dung tin tức, cần liên kết các phòng, nhóm chức
năng độc lập tại cơ quan báo chí, tạo thành một thể thống nhất. Một toà soạn tích
hợp hiệu quả sẽ đáp ứng tốt cho tất cả các loại hình báo chí. Các tác phẩm báo chí
sẽ được trình bày phong phú bằng hình thức đa phương tiện, có thể kết hợp chữ
viết, hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết đến các trang video, audio trực
tuyến… Việc hội tụ về nội dung cho thấy tin tức rõ ràng và nhất quán trên tất cả
các thiết bị và loại hình báo chí sẽ góp phần củng cố thương hiệu cho cơ quan 2
báo chí - bằng cách tòa soạn có thể sử dụng mọi khả năng và thế mạnh của các
kênh khác nhau, tiếp cận đối tượng ở bất cứ đâu và lúc nào thông qua các phương
tiện truyền thông phù hợp nhất.
4. Hội tụ giữa người làm báo với độc giả hoặc khán - thính giả:
Với mô hình tòa soạn hiện đại, có một yếu tố không kém phần quan trọng, đó
là thúc đẩy sự góp sức của công chúng, khai thác sự hiểu biết (và cả cảm xúc của
họ) cho nội dung chương trình. Ở đây có thể liên hệ đến hoạt động của Kênh Phát
thanh Giao thông Quốc gia VOV - Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhà Đài đã tận dụng
tối đa nguồn cung thông tin từ thính giả; qua đó, thính giả không chỉ là người tiếp
nhận, mà còn là người cung cấp thông tin và được tham gia sản xuất chương
trình, cùng (hào hứng) lên sóng với phát thanh viên, biên tập viên.
Nhắc đến vai trò của công chúng, lại cần nói thêm về một đặc điểm trong mô
hình tòa soạn hội tụ, đó là yếu tố tương tác. Sự xuất hiện của yếu tố tương tác là
điều cần được quan tâm đặc biệt. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của công chúng,
mà còn giúp duy trì, gắn kết tác phẩm báo chí với độc giả - khán giả - thính giả.
Ngay từ khi xử lý nguồn tin, các biên tập viên phải tính toán, làm sao đưa được
thông tin lên mạng xã hội, website… để độc giả, khán - thính giả có thể tương tác
được. Khi công chúng được đặt ở vị trí trung tâm, sự phản hồi của họ thông qua
mạng xã hội hoặc các hoạt động tương tác như chia sẻ, bình luận, gửi phản hồi…
sẽ trở thành hình thức thẩm định hữu hiệu, giúp tòa soạn đánh giá toàn diện hơn
chất lượng của tác phẩm, đồng thời nắm bắt được nhu cầu tiếp theo, hoặc thu
thập thêm nguồn tin từ công chúng. Việc đáp ứng liên tục nhu cầu của công
chúng không chỉ giúp tạo nên cộng đồng khán giả bền vững, lâu dài, mà còn mở
ra nhiều cơ hội phát triển nguồn thu (quảng cáo) cho các cơ quan báo chí.
* Yêu cầu của tòa soạn hội tụ:
Cần nhấn mạnh: Hội tụ truyền thông không có nghĩa là cộng - gom một cách
đơn giản các loại hình báo chí vào trong một cơ quan; mà tòa soạn cũ cần được
cấu trúc, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nhân lực, quy trình làm việc, trở thành một
"guồng máy" thống nhất, để sản xuất tin bài theo kiểu mới, đáp ứng được yêu cầu
về tin tức đa phương tiện. Xây dựng tòa soạn hội tụ không đơn thuần là hợp nhất,
sắp xếp lại vị trí làm việc; mà còn là cấu trúc lại quy trình phối hợp giữa các bộ
phận trong tòa soạn. Việc phát triển mô hình tòa soạn hội tụ sẽ đảm bảo chất
lượng nội dung thông tin được kiểm soát theo hướng tập trung. Để đạt được các
yếu tố nêu trên, cần lưu ý một số yêu cầu dưới đây. 3