Tiểu luận: vi phạm phát luật và yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

Tiểu luận: vi phạm phát luật và yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

Thông tin:
11 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận: vi phạm phát luật và yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

Tiểu luận: vi phạm phát luật và yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

140 70 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|36006477
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI
PHẠM PHÁP LUẬT - CHO VÍ DỤ MINH HỌA
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2021
lOMoARcPSD|36006477
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................
1 2. Tổng quan về vi phạm pháp luật cấu thành vi phạm pháp
luật .................................................................................................................... 3
2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
.................................................................. 1
2.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
............................................................. 1
........................................................................................................................... 3
2.2. Phân loại vi phạm pháp luật ............................................................... 4
2.3. Cấu thành vi phạm pháp luật ............................................................. 5
2.3.1. Chủ thể của vi phạm pháp luật ................................................... 5
2.3.2. Khách thể của vi phạm pháp luật ............................................... 5
2.3.3. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật .................................... 5
2.3.4. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật ........................................ 6
3. Ví dụ minh họa cho vi phạm pháp luật ............................................ 7
4. Thực trạng vi phạm pháp luật tại Việt Nam một số đề xuất khắc
phục tình trạng vi phạm pháp luật .......................................................... 9
5. Kết luận ..................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
....................................................... 9 VI
PHẠM PHÁP LUẬT CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP
LUẬT - CHO VÍ DỤ MINH HỌA
1. Đặt vấn đề
Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, pháp luật là công cụ để
Nhà nước thực hiện quyền lực của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thng
trị và duy trì địa vị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp luật vẫn còn gặp
nhiều hạn chế, thách thức khiến schủ động, tích cực của toàn dân đối với hành
vi pháp luật chưa cao, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra phức tạp và làm
giảm vai trò của pháp luật trong thực tiễn. Bài viết làm tổng quan vvi phạm
pháp luật cấu thành vi phạm pháp luật. Từ thực trạng vi phạm pháp luật tại
Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.
lOMoARcPSD|36006477
2. Tổng quan về vi phạm pháp luật và cấu thành vi phạm pháp lut
2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật được định nghĩa “hành vi trái pháp luật, có lỗi, do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ
hội được pháp luật bảo vệ”.
12
2.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Dựa trên định nghĩa trên, một hành vi bị coi là hành vi vi phạm pháp luật
khi đủ ba dấu hiệu sau:
3
(i) trái pháp luật, trong đó bao gồm dấu hiệu xâm
hại đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ; (ii) lỗi; (iii) do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Theo đó, vi phạm pháp luật hành vi xác định của con người, của một
nhân hoặc tổ chức nhất định, có năng lực trách nhiệm pháp được xác định
thực hiện dưới dạng hành động như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tham
1
1
Đại học Luật Nội, Giáo trình luận nnước pháp luật, Nhà xuất bản Công an Nhân n,
Nội,2012.
2
Từ điển luật học. 2006. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Tư pháp.
3
Huỳnh Thị Sinh Hiền. 2012. Vấn đề luận về vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý trong quy định
củapháp luật Việt Nam”, xem 15.11.2021.
lOMoARcPSD|36006477
2
nhũng,.... hoặc không hành động như trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế,....Chủ thể
khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật năng lực nhận thức được hành vi
của mình hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện, làm xâm hại, biến
dạng đi cách xử sự của các quan hệ hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp
luật phải hành vi trái pháp luật, xử sự của chủ thể trái với các yêu cầu của
pháp luật, thể hiện dưới hình thức: (i) chủ thể thực hiện những hành vi
pháp luật cấm; (ii) chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ pháp luật bắt
buộc thực hiện; (iii) chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho pháp của
pháp luật.
1
2.2. Phân loại vi phạm pháp luật
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, vi phạm pháp luật thể chia thành
nhiều loại khác nhau. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, căn cứ vào tính chất
mức độ nguy hiểm cho hội của hành vi trái pháp luật cách phân loại
phổ biến. Theo đó, vi phạm pháp luật sẽ được chia thành:
5
Thứ nhất, vi phạm pháp luật hình sự hay tội phạm. Đây là các hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự.
Ví dụ: Buôn bán, tàng trữ ma túy, cố ý gây thương tích,...
Thứ hai, vi phạm pháp luật hành chính. Đây là các hành vi xâm phạm
đến quy tắc quản lý của nhà nước.
Ví dụ: Chống người thi hành công vụ, Trốn thuế,...
Thứ ba, vi phạm pháp luật dân sự. Đây là các hành vi trái pháp luật xâm
phạm đến các quan hệ tài sản các quan hệ khác được pháp luật bảo vệ.
dụ: Tranh chấp đất đai, …
Thứ tư, các vi phạm kỷ luật. Đây là những hành vi trái với các quy định,
quy tắc, quy chế trong nội bộ các cơ quan, doanh nghiệp, trường học,...
Ví dụ: Cán bộ, công chức, viên chức làm sai thẩm quyền, …...
1
Vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý. 2013. Trang thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, xem
15.11.2021. <https://snv.quangbinh.gov.vn/3cms/vi-pham-phap-luat-va-trach-nhiem-phap-ly.htm>.
5
Gíao
trình Pháp luật đại cương. 2014. Bộ Gíao dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm.
lOMoARcPSD|36006477
2.3. Cấu thành vi phạm pháp luật
Từ định nghĩa về vi phạm pháp luật được thống nhất tại các giáo trình,
sách tham khảo về lý luận nhà nước và pháp luật, cấu thành của vi phạm pháp
luật bao gồm bốn yếu tố cấu thành: chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt
chủ quan.
2.3.1. Chủ thể của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức nhất định có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi trái pháp luật.
2.3.2. Khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật các quan hệ hội được pháp luật
bảo vệ, là đối tượng hướng đến cho hành vi trái pháp luật của chủ thể vi phạm
pháp luật.
2.3.3. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật những biểu hiện ra bên ngoài
thế giới khách quan ca hành vi vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan bao gồm các yếu tố sau: (i) hành vi trái pháp luật; (ii)
hậu quả nguy hiểm cho hội; (iii) mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa
hành vi trái pháp luật đó hậu quả đem lại cho xã hội; (iv) thời gian, địa điểm,
phương tiện vi phạm.
Trong đó, hành vi trái pháp luật là những hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội, trái với các quy định ca pháp luật, đạo đức xã hội, mà qua đó, hậu quả để
lại những thiệt hại về người, của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do
gây ra cho hội. Giữa hành vi trái pháp luật hậu quả này mối quan
hệ nội tại và tất yếu với nhau, tức hành vi trái pháp luật đó là nguyên nhân trực
tiếp của hậu quả nên xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian, ngược lại, hậu
quả chính là kết quả tất yếu của chính hành vi trái pháp luật đó, xảy ra sau hành
vi này. Thời gian vi phạm pháp luật chính giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi
phạm pháp luật. Địa điểm vi phạm pháp luật là địa điểm nơi xảy ra vi phạm
pháp luật. Và phương tiện vi phạm pháp luật là các công cụ chủ thể sử dụng để
vi phạm pháp luật của mình.
lOMoARcPSD|36006477
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật, hành vi bắt buộc
phải chính hành vi trái pháp luật, còn các yếu tố khác sẽ được xác định
theo từng trường hợp vi phạm của chủ thể.
2
2.3.4. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái xác định tâm bên
trong chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
Mặt chủ quan bao gồm các yếu tố sau: (i) lỗi; (ii) động cơ vi phạm pháp
luật; (iii) mục đích vi phạm pháp luật.
Đối với yếu tố lỗi gồm có hai loại lỗi sau: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó,
lỗi cố ý bao gồm: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, và lỗi vô ý bao gồm: lỗi vô ý do
cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin. Trong đó:
3
Lỗi cố ý trực tiếp là li của chủ thể khi nhận thức rõ hành vi của mình là
hành vi trái pháp luật sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến xã hội mong muốn
cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của chủ thể khi nhận thức được hành vi trái pháp
luật hậu quả đem lại, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng ý
thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi khi chủ thể đã gây ra hậu quả nghiêm hiểm cho
xã hội nhưng vì cẩu thả nên không thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra mặc dfu
có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Lỗi vô ý do quá tự tin là lỗi của chủ thể khi đã thấy trước những hậu quả
có thxảy ra do hành vi trái pháp luật ca mình, tuy nhiên lại tin chắc rằng hậu
<https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-luan-Nguyen-nhan-vi-pham-phap-luat-o-nuoc-ta-hien-nay-
9362>.
2
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý?. 2020. Văn phòng luật sư DMS, xem ngày 15.11.2021,
<http://dmslawfirm.com.vn/vi-pham-phap-luat-va-trach-nhiem-phap-ly-nc41>.
3
Nguyên nhân vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, Thế giới Luật, xem ngày 15.11.2021,
lOMoARcPSD|36006477
quả đó sẽ không xảy ra, hoặc thể ngăn ngừa được nên mới vi phạm pháp
luật.
Đối với động cơ vi phạm pháp luật, đây là động lực tâm lý bên trong của
chủ thể, thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
Còn mục đích vi phạm pháp luật chính điểm cuối cùng chủ thể
muốn hướng đến khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
3. Ví dụ minh họa cho vi phm pháp luật
Trên thực tế xảy ra nhiều vụ việc được các quan thẩm quyền xác
định là vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm hành chính, vi
phạm Hiến pháp,. trong đó phân tích các cấu thành vi phạm pháp luật với
các yếu tố: chủ thể, khách quan, mặt khách quan, mặt chủ quan.
Lấy điển hình trong ván chủ nhà vung kiếm chém trộm đã nhận được
sự quan tâm trong những năm gần đây.
Vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 0 giờ ngày 23-11-2017, cháu NĐT
(16 tuổi) đột nhập vào cửa hàng tạp hóa của gia đình Minh Phương đtìm
đồ ăn trộm cắp tài sản. Lúc này, vợ chồng bị cáo đang ngủ trên gác. Phát
hiện tiếng đng bất thường, vợ bị cáo ngó xuống phía dưới và phát hiện cháu
T. đang lục lọi đồ đạc nên đánh thức chồng dậy. Ngay sau đó bị cáo đi xuống
tầng một, lấy thanh kiếm rồi nấp vào chỗ kín quan sát. Cùng thời điểm, cháu T.
vừa ăn bánh mì vừa tiến về chỗ chủ nhà. Chờ T. tiến lại gần, Lê Minh Phương
xông tới dùng kiếm chém liên tiếp hai nhát vào đầu tay đối phương. Bị chém,
T. vụt chạy ra phía cửa cầu xin chủ nhà đừng đánh nữa. Nhận ra T. gần
nhà mình nên Lê Minh Phương không đánh nữa và cất hung khí đi. Vợ bị cáo
thấy nạn nhân bị chảy nhiều máu nên gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện, đồng
thời trình báo cơ quan công an. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định
mặc bị hại trong vụ án không mất mạng nhưng tổng tỷ lệ tổn hại sức khỏe
tương ứng với nhiều vết thương lên đến hơn 90%.
lOMoARcPSD|36006477
Trong Nhận định của TAND Cấp cao Thành phố Hà Nội đã lập luận cho
rằng hành vi trái pháp luật của Minh Phương đủ căn cứ cấu thành vi phạm
pháp luật hành vi “Giết người”.
8
Theo đó:
- Chủ thể: Lê Minh Phương 52 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự
- Khách thể: Sức khỏe, tính mạng, quyền sống của con người
- Mặt chủ quan
Lỗi cố ý
Mục đích: tước đoạt sinh mạng của nạn nhân
Theo thông tin cho biết thì trong nhà ông Phương, ngoài ông Phương còn
có 1 vợ và 3 đứa trẻ nhỏ nên việc nảy sinh m lý lo svà muốn bảo vệ cho gia
đình lẽ đương nhiên. Chính vậy ông Phương đã tìm kiếm khí tìm
chỗ nấp để tìm cách khống chế tên trộm. Khoảng thời gian đó vào lúc nửa đêm,
nên ông Phương không đủ điều kiện để biết được có bao nhiêu tên trộm trong
nhà nên khi dùng kiếm để tấn công tên trộm ông Phương hoàn toàn mong muốn
sẽ giết được tên trộm mà ông quan sát được T. chết trước thì ông mới có thể
xử lý tiếp các tình huống tiếp theo nhưng hậu quchết người không xảy ra nằm
ngoài ý muốn của ông Phương. Hơn nữa việc ông Phương lựa chọn khí
thanh kiếm dài để tấn công đồng thời các vị trí tấn công trong đó có đầu - là vị
trí hiểm yếu trên thể của NĐT là hành động quá man, chỉ thực sự mang
trong đầu suy nghĩ muốn giết nạn nhân thì mới quyết định sử dụng vũ khí cũng
như các điểm tấn công như vậy. Mặc khác ông Phương rất nhiều sự lựa chọn
trong việc chọn hung khí cũng như có điểm tấn công kém nguy hiểm hơn trên
cơ thể NĐT để khống chế T. Hơn nữa, khi cầm trên tay thanh kiếm dài thì Ông
Phương biết và bắt buộc phải biết hành vi của mình có thtước đoạt mạng sống
của người khác và hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng ông Phương vẫn
8
Chủ cửa hàng tạp hóa chém trộm liệt nửa người được giảm án. 2019. Báo Công an Nhân dân, xem ngày
15.11.2021, <https://cand.com.vn/Ban-tin-113/Chu-cua-hang-tap-hoa-chem-trom-liet-nua-nguoi-duoc-
giaman-i511724/>.
lOMoARcPSD|36006477
quyết định như vậy chứng tỏ ông Phương đã mang trong đầu ý định giết người
từ trước.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: hành động hoặc không hành động nhằm tước đoạt sinh
mạng của người khác một cách trái pháp luật
+ Hậu quả: tước đoạt mạng sống của NĐT, hậu quả không xảy ra nằm
ngoài ý chí của Lê Minh Phương.
- Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hậu quả chính tước
đoạt sinh mạng của cháu NĐT.
- Thời gian: Khoảng 0 giờ ngày 23-11-2017.
- Địa điểm: Nhà ông Lê Minh Phương.
- Phương tiện: Thanh kiếm dài
4. Thực trạng vi phạm pháp luật tại Việt Nam và một số đề xuất khắc
phục tình trạng vi phạm pháp luật
Trong thời gian qua, mặc được Đảng Nhà nước quan tâm, tập trung
vào công tác đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật, nhưng trên thực tiễn
các hành vi trái pháp luật tại Việt Nam vẫn xảy ra với số lượng lớn, diễn biến
phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hội cũng như công cuộc đổi
mới xây dựng đất nước.
4
những nguyên nhân điển hình cho thực trạng
trên thể kể đến sự phân hóa trong xã hội, các quy định pháp luật chưa
ràng, thống nhất, công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho toàn dân còn
chưa được chú trọng,...
Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi
phạm pháp luật ở Việt Nam:
Thứ nhất, cần tìm hiểu, nghiên cứu làm , thống nhất các quy định
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Đối với những
văn bản pháp luật mới được ban hành, cần những buổi họp báo được tổ chức
4
Bùi Xuân Phái. 2002. Vi phạm pháp luật - Một số vấn đluận thực tiễn Việt Nam, Trường Đại học
Luật Hà Nội, xem 15.11.2021.
lOMoARcPSD|36006477
bởi các quan thẩm quyền để nêu sự cần thiết, mục đích ban hành
các nội dung cơ bản của văn bản đó.
Thứ hai, tăng cường giáo dục, tuyên truyền pháp luật qua việc đăng tải
các thông tin pháp luật trên các trang thông tin điện tử chính thống của các Bộ,
các quan ngang Bộ, quan thuộc Chính phủ,... thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức toàn dân về thực hiện pháp luật.
Cần động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đấu tranh, phòng, chống
các hành vi trái pháp luật.
Thứ ba, cần tăng cường việc kết hợp phổ biến giáo dục trong hoạt động
giáo dục, dạy học. Đặc biệt, đối với đối tượng học sinh, sinh viên sẽ tương
lai của đất nước, nên được tiếp cận và giáo dục từ sớm.
Thứ năm, nâng cao hiệu lực quản của các quan thẩm quyền nhằm
xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp luật trên
nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Các quan Nhà ớc nên thường xuyên
tổ chức các buổi tư vấn, hướng dẫn người dân ở địa phương tìm hiểu pháp luật,
tư vấn pháp luật.
Cuối cùng, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh,
phòng, chống các vi phạm pháp luật.
5. Kết luận
Trong công cuộc đổi mới hội nhập, để xây dựng một hội vững
mạnh, mỗi người cần phải nâng cao ý thức pháp luật, hạn chế các hành vi vi
phạm pháp luật bởi những hậu quả của hành vi trái pháp luật đem lại không chỉ
ảnh hưởng đến bản thân chủ thể vi phạm mà còn ảnh hưởng đến những người
xung quanh và gây nguy hiểm cho toàn xã hội. Từ các đề xuất được đưa ra, tác
giả hy vọng các giải pháp trên thể khắc phục giảm thực trạng vi phạm
pháp luật tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Phái. 2002. Vi phạm pháp luật - Một số vấn đề luận
và thực tiễn ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, xem 15.11.2021.
2. Chủ cửa hàng tạp hóa chém trộm liệt nửa người được giảm án.
2019.
lOMoARcPSD|36006477
Báo Công an Nhân dân, xem ngày 15.11.2021, <https://cand.com.vn/Ban-
tin113/Chu-cua-hang-tap-hoa-chem-trom-liet-nua-nguoi-duoc-giam-an-
i511724/>.
3. Đại học Luật Nội, Giáo trình luận nnước pháp luật,
Nhàxuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012.
4. Gíao trình Pháp luật đại cương. 2014. Bộ Gíao dục và đào tạo,
NXBĐại học Sư phạm.
5. Huỳnh Thị Sinh Hiền. 2012. Vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật
vàtrách nhiệm pháp lý trong quy định của pháp luật Việt Nam”, xem
15.11.2021.
6. Nguyên nhân vi phạm pháp luật nước ta hiện nay, Thế giới
Luật,xem ngày 15.11.2021, <https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-
luanNguyen-nhan-vi-pham-phap-luat-o-nuoc-ta-hien-nay-9362>.
7. Từ điển luật học. 2006. Viện Khoa học pháp Bộ pháp,
Nhàxuất bản Tư pháp.
8. Vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý. 2013. Trang thông
tinđiện tử Sở Nội vụ tnh Quảng Bình, xem 15.11.2021.
<https://snv.quangbinh.gov.vn/3cms/vi-pham-phap-luat-va-trach-nhiem-phap-
ly.htm>.
9. Vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý?. 2020. Văn phòng luật
sưDMS, xem ngày 15.11.2021, <http://dmslawfirm.com.vn/vi-pham-phap-
luatva-trach-nhiem-phap-ly-nc41>.
| 1/11

Preview text:

lOMoARcPSD| 36006477
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI
PHẠM PHÁP LUẬT - CHO VÍ DỤ MINH HỌA
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2021 lOMoARcPSD| 36006477 MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................
1 2. Tổng quan về vi phạm pháp luật và cấu thành vi phạm pháp
luật .................................................................................................................... 3
2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
.................................................................. 1 2.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
............................................................. 1
........................................................................................................................... 3
2.2. Phân loại vi phạm pháp luật ............................................................... 4
2.3. Cấu thành vi phạm pháp luật ............................................................. 5
2.3.1. Chủ thể của vi phạm pháp luật ................................................... 5
2.3.2. Khách thể của vi phạm pháp luật ............................................... 5
2.3.3. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật .................................... 5
2.3.4. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật ........................................ 6
3. Ví dụ minh họa cho vi phạm pháp luật ............................................ 7
4. Thực trạng vi phạm pháp luật tại Việt Nam và một số đề xuất khắc
phục tình trạng vi phạm pháp luật .......................................................... 9
5. Kết luận ..................................................................................................... 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
....................................................... 9 VI
PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP
LUẬT - CHO VÍ DỤ MINH HỌA
1. Đặt vấn đề
Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, pháp luật là công cụ để
Nhà nước thực hiện quyền lực của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị và duy trì địa vị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp luật vẫn còn gặp
nhiều hạn chế, thách thức khiến sự chủ động, tích cực của toàn dân đối với hành
vi pháp luật chưa cao, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra phức tạp và làm
giảm vai trò của pháp luật trong thực tiễn. Bài viết làm rõ tổng quan về vi phạm
pháp luật và cấu thành vi phạm pháp luật. Từ thực trạng vi phạm pháp luật tại
Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này. lOMoARcPSD| 36006477
2. Tổng quan về vi phạm pháp luật và cấu thành vi phạm pháp luật
2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật được định nghĩa là “hành vi trái pháp luật, có lỗi, do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ”.12
2.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Dựa trên định nghĩa trên, một hành vi bị coi là hành vi vi phạm pháp luật
khi có đủ ba dấu hiệu sau:3 (i) trái pháp luật, trong đó bao gồm dấu hiệu xâm
hại đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ; (ii) có lỗi; (iii) do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Theo đó, vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người, của một
cá nhân hoặc tổ chức nhất định, có năng lực trách nhiệm pháp lý được xác định
thực hiện dưới dạng hành động như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tham 1
1 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội,2012.
2 Từ điển luật học. 2006. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Tư pháp.
3 Huỳnh Thị Sinh Hiền. 2012. Vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý trong quy định
củapháp luật Việt Nam”, xem 15.11.2021. lOMoARcPSD| 36006477 2
nhũng,.... hoặc không hành động như trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế,....Chủ thể
khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có năng lực nhận thức được hành vi
của mình và hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện, làm xâm hại, biến
dạng đi cách xử sự của các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp
luật phải là hành vi trái pháp luật, xử sự của chủ thể trái với các yêu cầu của
pháp luật, thể hiện dưới hình thức: (i) chủ thể thực hiện những hành vi
pháp luật cấm; (ii) chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt
buộc thực hiện; (iii) chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho pháp của pháp luật.1
2.2. Phân loại vi phạm pháp luật
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, vi phạm pháp luật có thể chia thành
nhiều loại khác nhau. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật là cách phân loại
phổ biến. Theo đó, vi phạm pháp luật sẽ được chia thành:5
Thứ nhất, vi phạm pháp luật hình sự hay tội phạm. Đây là các hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự.
Ví dụ: Buôn bán, tàng trữ ma túy, cố ý gây thương tích,...
Thứ hai, vi phạm pháp luật hành chính. Đây là các hành vi xâm phạm
đến quy tắc quản lý của nhà nước.
Ví dụ: Chống người thi hành công vụ, Trốn thuế,...
Thứ ba, vi phạm pháp luật dân sự. Đây là các hành vi trái pháp luật xâm
phạm đến các quan hệ tài sản và các quan hệ khác được pháp luật bảo vệ. Ví
dụ: Tranh chấp đất đai, …
Thứ tư, các vi phạm kỷ luật. Đây là những hành vi trái với các quy định,
quy tắc, quy chế trong nội bộ các cơ quan, doanh nghiệp, trường học,...
Ví dụ: Cán bộ, công chức, viên chức làm sai thẩm quyền, …...
1 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. 2013. Trang thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, xem 15.11.2021. . 5 Gíao
trình Pháp luật đại cương. 2014. Bộ Gíao dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm. lOMoARcPSD| 36006477
2.3. Cấu thành vi phạm pháp luật
Từ định nghĩa về vi phạm pháp luật được thống nhất tại các giáo trình,
sách tham khảo về lý luận nhà nước và pháp luật, cấu thành của vi phạm pháp
luật bao gồm bốn yếu tố cấu thành: chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan.
2.3.1. Chủ thể của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức nhất định có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi trái pháp luật.
2.3.2. Khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ, là đối tượng hướng đến cho hành vi trái pháp luật của chủ thể vi phạm pháp luật.
2.3.3. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài
thế giới khách quan của hành vi vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan bao gồm các yếu tố sau: (i) hành vi trái pháp luật; (ii)
hậu quả nguy hiểm cho xã hội; (iii) mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa
hành vi trái pháp luật đó và hậu quả đem lại cho xã hội; (iv) thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
Trong đó, hành vi trái pháp luật là những hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội, trái với các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, mà qua đó, hậu quả để
lại là những thiệt hại về người, của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do
nó gây ra cho xã hội. Giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả này có mối quan
hệ nội tại và tất yếu với nhau, tức hành vi trái pháp luật đó là nguyên nhân trực
tiếp của hậu quả nên nó xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian, ngược lại, hậu
quả chính là kết quả tất yếu của chính hành vi trái pháp luật đó, xảy ra sau hành
vi này. Thời gian vi phạm pháp luật chính là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi
phạm pháp luật. Địa điểm vi phạm pháp luật là địa điểm nơi xảy ra vi phạm
pháp luật. Và phương tiện vi phạm pháp luật là các công cụ chủ thể sử dụng để
vi phạm pháp luật của mình. lOMoARcPSD| 36006477
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật, hành vi bắt buộc
phải có chính là hành vi trái pháp luật, còn các yếu tố khác sẽ được xác định
theo từng trường hợp vi phạm của chủ thể.2
2.3.4. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái xác định tâm lý bên
trong chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
Mặt chủ quan bao gồm các yếu tố sau: (i) lỗi; (ii) động cơ vi phạm pháp
luật; (iii) mục đích vi phạm pháp luật.
Đối với yếu tố lỗi gồm có hai loại lỗi sau: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó,
lỗi cố ý bao gồm: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, và lỗi vô ý bao gồm: lỗi vô ý do
cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin. Trong đó:3
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của chủ thể khi nhận thức rõ hành vi của mình là
hành vi trái pháp luật sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến xã hội và mong muốn
cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của chủ thể khi nhận thức được hành vi trái pháp
luật và hậu quả nó đem lại, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý
thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi khi chủ thể đã gây ra hậu quả nghiêm hiểm cho
xã hội nhưng vì cẩu thả nên không thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra mặc dfu
có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Lỗi vô ý do quá tự tin là lỗi của chủ thể khi đã thấy trước những hậu quả
có thể xảy ra do hành vi trái pháp luật của mình, tuy nhiên lại tin chắc rằng hậu 9362>.
2 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý?. 2020. Văn phòng luật sư DMS, xem ngày 15.11.2021, .
3 Nguyên nhân vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, Thế giới Luật, xem ngày 15.11.2021, lOMoARcPSD| 36006477
quả đó sẽ không xảy ra, hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới vi phạm pháp luật.
Đối với động cơ vi phạm pháp luật, đây là động lực tâm lý bên trong của
chủ thể, thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
Còn mục đích vi phạm pháp luật chính là điểm cuối cùng mà chủ thể
muốn hướng đến khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
3. Ví dụ minh họa cho vi phạm pháp luật
Trên thực tế xảy ra nhiều vụ việc được các cơ quan có thẩm quyền xác
định là vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm hành chính, vi
phạm Hiến pháp,. trong đó có phân tích các cấu thành vi phạm pháp luật với
các yếu tố: chủ thể, khách quan, mặt khách quan, mặt chủ quan.
Lấy điển hình trong vụ án chủ nhà vung kiếm chém trộm đã nhận được
sự quan tâm trong những năm gần đây.
Vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 0 giờ ngày 23-11-2017, cháu NĐT
(16 tuổi) đột nhập vào cửa hàng tạp hóa của gia đình Lê Minh Phương để tìm
đồ ăn và trộm cắp tài sản. Lúc này, vợ chồng bị cáo đang ngủ trên gác. Phát
hiện tiếng động bất thường, vợ bị cáo ngó xuống phía dưới và phát hiện cháu
T. đang lục lọi đồ đạc nên đánh thức chồng dậy. Ngay sau đó bị cáo đi xuống
tầng một, lấy thanh kiếm rồi nấp vào chỗ kín quan sát. Cùng thời điểm, cháu T.
vừa ăn bánh mì vừa tiến về chỗ chủ nhà. Chờ T. tiến lại gần, Lê Minh Phương
xông tới dùng kiếm chém liên tiếp hai nhát vào đầu và tay đối phương. Bị chém,
T. vụt chạy ra phía cửa và cầu xin chủ nhà đừng đánh nữa. Nhận ra T. ở gần
nhà mình nên Lê Minh Phương không đánh nữa và cất hung khí đi. Vợ bị cáo
thấy nạn nhân bị chảy nhiều máu nên gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện, đồng
thời trình báo cơ quan công an. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định
mặc dù bị hại trong vụ án không mất mạng nhưng tổng tỷ lệ tổn hại sức khỏe
tương ứng với nhiều vết thương lên đến hơn 90%. lOMoARcPSD| 36006477
Trong Nhận định của TAND Cấp cao Thành phố Hà Nội đã lập luận cho
rằng hành vi trái pháp luật của Lê Minh Phương có đủ căn cứ cấu thành vi phạm
pháp luật hành vi “Giết người”.8 Theo đó:
- Chủ thể: Lê Minh Phương 52 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự
- Khách thể: Sức khỏe, tính mạng, quyền sống của con người - Mặt chủ quan • Lỗi cố ý
• Mục đích: tước đoạt sinh mạng của nạn nhân
Theo thông tin cho biết thì trong nhà ông Phương, ngoài ông Phương còn
có 1 vợ và 3 đứa trẻ nhỏ nên việc nảy sinh tâm lý lo sợ và muốn bảo vệ cho gia
đình là lẽ đương nhiên. Chính vì vậy ông Phương đã tìm kiếm vũ khí và tìm
chỗ nấp để tìm cách khống chế tên trộm. Khoảng thời gian đó vào lúc nửa đêm,
nên ông Phương không đủ điều kiện để biết được có bao nhiêu tên trộm trong
nhà nên khi dùng kiếm để tấn công tên trộm ông Phương hoàn toàn mong muốn
sẽ giết được tên trộm mà ông quan sát được – T. chết trước thì ông mới có thể
xử lý tiếp các tình huống tiếp theo nhưng hậu quả chết người không xảy ra nằm
ngoài ý muốn của ông Phương. Hơn nữa việc ông Phương lựa chọn vũ khí là
thanh kiếm dài để tấn công đồng thời các vị trí tấn công trong đó có đầu - là vị
trí hiểm yếu trên cơ thể của NĐT là hành động quá dã man, chỉ thực sự mang
trong đầu suy nghĩ muốn giết nạn nhân thì mới quyết định sử dụng vũ khí cũng
như các điểm tấn công như vậy. Mặc khác ông Phương có rất nhiều sự lựa chọn
trong việc chọn hung khí cũng như có điểm tấn công kém nguy hiểm hơn trên
cơ thể NĐT để khống chế T. Hơn nữa, khi cầm trên tay thanh kiếm dài thì Ông
Phương biết và bắt buộc phải biết hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống
của người khác và hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng ông Phương vẫn
8 Chủ cửa hàng tạp hóa chém trộm liệt nửa người được giảm án. 2019. Báo Công an Nhân dân, xem ngày 15.11.2021, giaman-i511724/>. lOMoARcPSD| 36006477
quyết định như vậy chứng tỏ ông Phương đã mang trong đầu ý định giết người từ trước. - Mặt khách quan:
+ Hành vi: hành động hoặc không hành động nhằm tước đoạt sinh
mạng của người khác một cách trái pháp luật
+ Hậu quả: tước đoạt mạng sống của NĐT, hậu quả không xảy ra nằm
ngoài ý chí của Lê Minh Phương. -
Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả chính là tước
đoạt sinh mạng của cháu NĐT. -
Thời gian: Khoảng 0 giờ ngày 23-11-2017. -
Địa điểm: Nhà ông Lê Minh Phương. -
Phương tiện: Thanh kiếm dài
4. Thực trạng vi phạm pháp luật tại Việt Nam và một số đề xuất khắc
phục tình trạng vi phạm pháp luật
Trong thời gian qua, mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, tập trung
vào công tác đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật, nhưng trên thực tiễn
các hành vi trái pháp luật tại Việt Nam vẫn xảy ra với số lượng lớn, diễn biến
phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội cũng như công cuộc đổi
mới và xây dựng đất nước.4 Mà những nguyên nhân điển hình cho thực trạng
trên có thể kể đến sự phân hóa trong xã hội, các quy định pháp luật chưa rõ
ràng, thống nhất, công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho toàn dân còn
chưa được chú trọng,...
Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi
phạm pháp luật ở Việt Nam:
Thứ nhất, cần tìm hiểu, nghiên cứu và làm rõ, thống nhất các quy định
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Đối với những
văn bản pháp luật mới được ban hành, cần có những buổi họp báo được tổ chức
4 Bùi Xuân Phái. 2002. Vi phạm pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Trường Đại học
Luật Hà Nội, xem 15.11.2021. lOMoARcPSD| 36006477
bởi các cơ quan có thẩm quyền để nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và
các nội dung cơ bản của văn bản đó.
Thứ hai, tăng cường giáo dục, tuyên truyền pháp luật qua việc đăng tải
các thông tin pháp luật trên các trang thông tin điện tử chính thống của các Bộ,
các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,... và thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức toàn dân về thực hiện pháp luật.
Cần động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đấu tranh, phòng, chống
các hành vi trái pháp luật.
Thứ ba, cần tăng cường việc kết hợp phổ biến giáo dục trong hoạt động
giáo dục, dạy học. Đặc biệt, đối với đối tượng học sinh, sinh viên sẽ là tương
lai của đất nước, nên được tiếp cận và giáo dục từ sớm.
Thứ năm, nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan có thẩm quyền nhằm
xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp luật trên
nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Các cơ quan Nhà nước nên thường xuyên
tổ chức các buổi tư vấn, hướng dẫn người dân ở địa phương tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật.
Cuối cùng, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh,
phòng, chống các vi phạm pháp luật. 5. Kết luận
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập, để xây dựng một xã hội vững
mạnh, mỗi người cần phải nâng cao ý thức pháp luật, hạn chế các hành vi vi
phạm pháp luật bởi những hậu quả của hành vi trái pháp luật đem lại không chỉ
ảnh hưởng đến bản thân chủ thể vi phạm mà còn ảnh hưởng đến những người
xung quanh và gây nguy hiểm cho toàn xã hội. Từ các đề xuất được đưa ra, tác
giả hy vọng các giải pháp trên có thể khắc phục và giảm thực trạng vi phạm
pháp luật tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Bùi Xuân Phái. 2002. Vi phạm pháp luật - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, xem 15.11.2021. 2.
Chủ cửa hàng tạp hóa chém trộm liệt nửa người được giảm án. 2019. lOMoARcPSD| 36006477
Báo Công an Nhân dân, xem ngày 15.11.2021,
tin113/Chu-cua-hang-tap-hoa-chem-trom-liet-nua-nguoi-duoc-giam-an- i511724/>. 3.
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
Nhàxuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012. 4.
Gíao trình Pháp luật đại cương. 2014. Bộ Gíao dục và đào tạo, NXBĐại học Sư phạm. 5.
Huỳnh Thị Sinh Hiền. 2012. Vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật
vàtrách nhiệm pháp lý trong quy định của pháp luật Việt Nam”, xem 15.11.2021. 6.
Nguyên nhân vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, Thế giới Luật,xem ngày 15.11.2021,
luanNguyen-nhan-vi-pham-phap-luat-o-nuoc-ta-hien-nay-9362>. 7.
Từ điển luật học. 2006. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Nhàxuất bản Tư pháp. 8.
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. 2013. Trang thông
tinđiện tử Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, xem 15.11.2021. ly.htm>. 9.
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý?. 2020. Văn phòng luật sưDMS, xem ngày 15.11.2021,
luatva-trach-nhiem-phap-ly-nc41>.