Tìm hiểu các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Nhà nước | Bài báo cáo kết thúc học phần Luật doanh nghiệp và kinh doanh
Doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung đều có đầy đủ các quyền quyền và nghĩa vụ của một Doanh nghiệp quy định tại điều 7 và điều 8 của Luật Doanh nghiệp 2020. Quyền và nghĩa vụ được quy định là những điều mà một DNNN được phép hoặc không được phép; cùng với đó là những trách nhiệm đi kèm với quyền hạn đã nêu (hay nghĩa vụ). Có 11 quyền và 6 nghĩa vụ đi kèm khi nghiên cứu về DNNN. Ngoài ra, để có cái nhìn khách quan hơn về quyền và nghĩa vụ của DNNN, trong bài báo cáo còn đề cập thêm về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Luật doanh nghiệp và kinh doanh
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đề tài số 11:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA
VỤ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. CHO VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC (CÓ ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP).
• Họ tên: Thân Văn Tuấn Anh • MSSV: 20010233
• Lớp học phần: Luật doanh nghiệp và kinh doanh
• Giảng viên: Nguyễn Phương Thảo
• Năm học: 2020 – 2021.
Thân Văn Tuấn Anh – 20010233 1 LỜI MỞ ĐẦU
Luật Doanh nghiệp 2020 đã chính thức được thông qua, (thay thế cho
Luật Doanh nghiệp 2015) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Đây là sự
kiện được cộng đồng DN chờ đón, chính thức có những điểm thay đổi lớn
theo hướng thúc đẩy sự phát triển của DN. Luật Doanh nghiệp 2020 đã có
những bước tiến lớn để tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi, hướng
tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; với những điểm sửa đổi tích
cực, từ cải cách gia nhập thị trường chuyển mạnh sang nâng cao chất lượng
DN. Trong lần sửa đổi này, có một số thay đổi quan trọng và có tác động tích
cực đến thúc đẩy phát triển DN và thu hút vốn đầu tư đó là: cắt giảm thủ tục
hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký DN, gia nhập thị trường;
nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị DN và nâng cao mức độ bảo vệ nhà
đầu tư, cổ đông theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt và phổ biến; nâng cao
hiệu lực quản trị và hiệu quả hoạt động DN có sở hữu Nhà nước… (Thời báo
Ngân hàng, 2020). Không nằm ngoài sự ảnh hưởng của lần thay đổi này,
Doanh nghiệp nhà nước cũng chịu sự tác động đó, mà cụ thể hơn là trong sự
thay đổi về Quyền và nghĩa vụ của loại hình doanh nghiệp này. Việc cần xem
xét kỹ lưỡng về những chi tiết thay đổi đáng quan trọng, có thể giúp cho mọi
người hiểu sâu hơn không chỉ về DNNN, mà còn có thêm những kiến thức,
hiểu biết về Quyền và nghĩa vụ của loại hình doanh nghiệp này. Chính vì điều
quan trọng đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu các quy định
của Pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp
Nhà nước” làm vấn đề nghiên cứu cho Bài thi kết thúc học phần môn Luật
Doanh nghiệp và kinh doanh, trường Đại học Phenikaa, với mục đích vận
dụng những kiến thức đã học, tham khảo từ tài liệu và những trường hợp
thực tế để góp phần vào vấn đề xây dựng sự phát triển của doanh nghiệp tại
Việt Nam; đồng thời sẽ đưa ra một ví dụ thực tế về một DNNN hiện nay tại Việt Nam.
Thân Văn Tuấn Anh – 20010233 2 I.
Những vấn đề chung về Doanh nghiệp Nhà nước
I.1. Thế nào là Doanh nghiệp Nhà nước:
Căn cứ vào Khoản 11, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020:
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
I.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước: –
Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. –
Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu
phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ). –
Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu
doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại
hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty
trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn
nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có
thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…
- Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi
tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài
sản góp vốn vào doanh nghiệp.
– Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
II. Tìm hiểu về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước theo
Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện nay.
Doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung đều có đầy đủ các quyền quyền và
nghĩa vụ của một Doanh nghiệp quy định tại điều 7 và điều 8 của Luật Doanh
nghiệp 2020. Quyền và nghĩa vụ được quy định là những điều mà một DNNN
được phép hoặc không được phép; cùng với đó là những trách nhiệm đi kèm
với quyền hạn đã nêu (hay nghĩa vụ). Có 11 quyền và 6 nghĩa vụ đi kèm khi
nghiên cứu về DNNN. Ngoài ra, để có cái nhìn khách quan hơn về quyền và
Thân Văn Tuấn Anh – 20010233 3
nghĩa vụ của DNNN, trong bài báo cáo còn đề cập thêm về quyền và nghĩa vụ
của Hội đồng thành viên.
II.1. Quyền của Doanh nghiệp nhà nước
Quyền của Doanh nghiệp Nhà nước được nêu tại Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh;chủ động lựa
chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy
mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sửdụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định củapháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệuquả kinh doanh
và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ. 8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấpnguồn lực không
theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
II.2. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp nhà nước Căn cứ theo điều 8, Luật doanh nghiệp 2020:
1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối
với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì
đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay
đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và
Thân Văn Tuấn Anh – 20010233 4
hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin
đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa
đổi, bổ sung các thông tin đó.
4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụtài chính khác
theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy
định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng
bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động
theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
II.3. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên DNNN
1. Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ
sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc
sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây: a)
Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; b)
Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện
và các đơn vị hạch toán phụ thuộc; c)
Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ trương phát
triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty; d)
Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm
toán nội bộ của công ty;
đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Thân Văn Tuấn Anh – 20010233 5