-
Thông tin
-
Hỏi đáp
TOP 12 câu hỏi tự luận ôn tập học phần Luật doanh nghiệp và kinh doanh | Trường Đại học Phenikaa
Câu 1: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Câu 2: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh. Câu 3: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần. Câu 4: So sánh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Câu 5: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của CTTNHH 2 thành viên trở lên. Câu 6: So sánh cty TNHH 1 TV và DNTN. Câu 7: Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Luật doanh nghiệp và kinh doanh 4 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
TOP 12 câu hỏi tự luận ôn tập học phần Luật doanh nghiệp và kinh doanh | Trường Đại học Phenikaa
Câu 1: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Câu 2: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh. Câu 3: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần. Câu 4: So sánh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Câu 5: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của CTTNHH 2 thành viên trở lên. Câu 6: So sánh cty TNHH 1 TV và DNTN. Câu 7: Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Luật doanh nghiệp và kinh doanh 4 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
LUẬT DOANH NGHIỆP
Câu 1: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân.
-Khái niệm: Căn cứ vào khoản 1, Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp tư nhân
là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
-Đặc điểm pháp lý:
+DNTN không có tư cách pháp nhân
+Chủ DNTN nhân danh chính mình điều hành mọi hoạt động, quyết định các vấn đề của DN
+Không có sự tách bạch tài sản giữa DN và chủ sở hữu: Tài sản được sử dụng vào hoạt động
kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
+Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN
+Chủ DNTN là người đại diện theo PL của DN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến DN.
+DNTN có tên riêng, có mã số thuế riêng, có con dấu riêng
ƯU ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN:
+Do chỉ có 1 chủ sở hữu. Và được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
+Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.
+Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.
+Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản.
+Chế độ trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác.
Dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
+Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
+Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
+Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
+Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
+Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Câu 2: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh
-Khái niệm: Căn cứ khoản 1 Điều 177 LDN 2020 -Đặc điểm pháp lý:
+Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp +Phải
có ít nhất 2 thành viên cùng sở hữu công ty, không giới hạn số lượng thành viên cùng tham gia góp vốn
+Gồm 2 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Mỗi loại thành viên
đều có quyền và nghĩa vụ khác nhau.
+Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào -
Ưu điểm của công ty hợp danh: *Có tư cách pháp nhân:
+Tạo điều kiện thuận lợi để công ty hợp danh nhân danh chính mình tham gia các giao dịch.
+Đời sống doanh nghiệp ổn định, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi
những biến cố xảy ra với thành viên 63
+Dùng tài sản của công ty để thiết lập giao dịch và chịu trách nhiệm về những giao dịch đó.
+Là nguyên đơn, bị đơn tham gia hoạt động tố tụng
*Số lượng thành viên ít, dựa trên sự quen biết, tin tưởng, cơ chế quản lí đơn giản, gọn nhẹ.
Phát huy hết thế mạnh của thành viên trong một nỗ lực chung nhằm phát triển công ty
*Liên kết uy tín cá nhân, thành viên hợp danh thường là những cá nhân có trình độ chuyên
môn và uy tín nghề nghiệp. Tạo sự tin tưởng cho đối tác khách hang.
*Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn(điểm d, khoản 2 Điều 188)
+Dễ dàng thiết lập quan hệ với khách hang
+Dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay
-Hạn chế của CTHD
+Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn: Rủi ro cho các thành viên hợp danh
+Các TVHD cùng là người đại diện theo pháp luật của công ty và cùng tổ chức điều hành
hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty(khoản 1 Điều 184 LDN 2020: Nếu có bất đồng
ý kiến sẽ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
+Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào :Hạn chế về huy động vốn. Các thành
viên tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp tục nhận thêm thành viên mới.
+TVHD không được làm chủ DNTN, không được làm TVHD của CTHD khác trừ trường
hợp được sự nhất trí của các TVHD còn lại(khoản 1 Điều 180 LDN 2020)
+TVHD rút khỏi công ty cần phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của CTHD phát
sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 2 năm(khoản 5 Điều 185 LDN 2020)
+Không hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Nhà đầu tư đứng trước 2 sự lựa chọn. Chịu trách nhiệm
vô hạn và chia sẻ quyền quản lý công ty với ít nhất 1 người khác. Chịu trách nhiệm hữu hạn
và không được hưởng quyền quản lý công ty.
Câu 3: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
-Khái niệm: Căn cứ khoản 1 Điều 111 LDN 2020 -Đặc điểm pháp lý:
+Là công ty đối vốn ( điển hình, công ty vô danh)
+Cơ cấu vốn điều lệ: Được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần: Kết cấu vốn mở
+Số lượng thành viên: Tối thiểu 3 thành viên, không giới hạn số lượng tối đa, thành viên có
thể là cá nhân hoặc tổ chức
+Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp.
+Có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp giấy CNDKDN
+Được phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn
Câu 4: So sánh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp - DN phát hành: +Trái phiếu: CTCP, CTTNHH
+Cổ phiếu: CTCP -Bản chất:
+Trái phiếu: Người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của công ty, không làm tăng vốn chủ sở hữu
+Cổ phiếu: Người nắm giữ cổ phiếu là 1 chủ sở hữu của công ty, làm tăng vốn chủ sở hữu - Lợi tức thu được:
+Trái phiếu: Trả lãi định kì theo thỏa thuận, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
+Cổ phiếu: Nhận cổ tức(không bắt buộc) phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
-Nguồn trả lãi của doanh nghiệp: +Trái phiếu: Chi phí
+Cổ phiếu: Lợi nhuận sau thuế - Thời hạn:
+TP:Được hoàn vốn khi đáo hạn trái phiếu
+CP:K xác định thời hạn -Quyền chủ sở hữu:
+TP: Không có quyền biểu quyết, đề cử HĐQT tại đại hội đồng cổ đông
+CP Có quyền biểu quyết, đề cử ứng cử HĐQT theo điều kiện tại Đại hội đồng cổ đông -
Thanh toán khi cty phá sản giải thể:
+TP:Được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu
+CP:Thanh toán sau cùng khi trả hết nghĩa vụ nợ
Câu 5: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của CTTNHH 2 thành viên trở lên
-Khái niệm: Căn cứ khoản 1, Điều 46 LDN 2020 -Đặc điểm: +Về thành viên:
-TV có thể là cá nhân hoặc tổ chức VN hoặc nước ngoài
-Số lượng TV: 2-50TV -> Nếu chỉ còn 1 TV: Tối đa 6 tháng phải kết nạp thêm TV hoặc giải
thể (điểm c, khoản 1, Điều 207 LDN 2020) -TV sáng lập và TV góp vốn thông thường +Về tư cách pháp nhân:
-Điều kiện có tư cách pháp nhân (Điều 74 BLDS 2015)
-Được thành lập hợp pháp
-Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
-Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
-Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập +Về vốn:
-Công ty có tài sản riêng(vốn)
-Vốn điều lệ của công ty khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành
viên cam kết góp vào công ty.
-Các thành viên công ty có thể thỏa thuận 1 thời hạn để thực hiện góp vốn. Thời hạn tối đa
theo quy định là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký dn.
-Thành viên/chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
+Về giới hạn trách nhiệm:
-Công ty chịu TNHH trong phạm vi tài sản của cty
-Thành viên cty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào cty, trừ 1 số trường hợp pháp luật quy định
+Về phương thức huy động vốn:
-CTTNHH 2 TV trở lên k được phát hành cổ phiếu
-CTTNHH 2 TV trở lên đc phát hành trái phiếu
Câu 6: So sánh cty TNHH 1 TV và DNTN - Khái niệm: -Giong nhau:
+Đều là các loại hình doanh nghiệp do 1 chủ sở hữu thành lập
+Nếu chuyển nhượng 1 phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.
+Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu 63
+Đều không được phát hành cổ phiếu
+Giams đốc và TGĐ có thể được thuê thông qua hợp đồng lao động. - Khác nhau:
Câu 7: Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh - Khái niệm:
+Là sự trao đổi và thống nhất ý chí giữa các bên, trong đó ít nhất một bên trong thỏa thuận là thương nhân
+ Phát sinh trong hoạt động thương mại, nhằm mục đích sinh lợi.
+ Tạo lập ra một hậu quả pháp lý, là luật của thương nhân - Đặc điểm: +Đối tượng:
- Hàng hóa được phép lưu thông
- Dịch vụ được phép cung ứng +Mục đích: Lợi nhuận
+Chủ thể: Ít nhất một bên chủ thể là thương nhân
+Luật điều chỉnh: Pháp luật về dân sự và thương mại...
Câu 8: So sánh giải thể và phá sản doanh nghiệp - Khái niệm:
+Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án
nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
+Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của
doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền. -Giong nhau:
+ Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
+Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản. -Khác nhau: *Về nguyên nhân:
-Doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện: +
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tức là doanh nghiệp không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
+ Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
- Doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc các trường hợp:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
+ Theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp. +
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng
liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
*Về người có quyền nộp đơn yêu cầu
- Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
+ Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;
+ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa
thành lập công đoàn cơ sở;
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian
liên tục ít nhất 06 tháng.
- Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;
+ Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
+ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH;
+ Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
*Về loại thủ tục 63
- Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.
- Giải thế là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến
hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
*Về hậu quả pháp lý
- Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ
doanh nghiệp (Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại).
- Doanh nghiệp giải thể bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại. *Về
thứ tự thanh toán tài sản khi công ty phá sản, giải thể - Thứ tự thanh toán khi công ty phá sản: + Chi phí phá sản.
+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động,
quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
+ Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ.
+ Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về:
chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành
viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
thành viên của công ty hợp danh.
+ Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được
thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
- Thứ tự thanh toán khi công ty giải thể:
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các
quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. + Nợ thuế. + Các khoản nợ khác.
+ Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ
doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu
phần vốn góp, cổ phần.
Câu 9: Yêu cầu và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp thương mại *Yêu cầu:
-Nhanh chóng, thuận lợi, không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các bên
-Giữ được uy tín, bảo mật thông tin, hạn chế tối đa mức độ tổn hại tới mối quan hệ làm ăn - Chi phí thấp
-Phán quyết công bằng, chính xác, có tính khả thi. *Ý nghĩa:
-Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
-Góp phần tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh
-Thiết lập sự công bằng, kỷ cương, thúc đẩy ý thức tuân thủ pháp luật của các bên.
-Thúc đẩy việc hoàn thiện pháp luật, tạo hành lanh pháp lý cho DN phát triển.
Câu 10. So sánh hai chế tài thương mại: Phạt vi phạm hợp đồng và Bồi thường thiệt hại.
*Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
-Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại hợp đồng là hai chế định thường xuyên được
áp dụng khi một trong các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Về
cơ bản hai hình thức này giống nhau ở một số điểm như:
+Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng đối với các hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
+Đây đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng
+Đều được đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của các bên
+Đều phát sinh khi có hành vi vi phạm của các chủ thể trong hợp đồng
+Đều là các quy định của pháp luật nhằm tác động vào ý thức tôn trọng pháp luật. *Khác nhau: +Về mục đích: -
Phạt vi phạm: Đây là chế tài nhằm bảo vệ quyền lợi ích cả 2 bên chủ thể, là trách
nhiệm pháp lí nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng.
-Bồi thường thiệt hại: Đây là chế tài nhằm bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm, nhằm khôi phục, bù
đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm +Về điều kiện áp dụng: -
Phạt vi phạm: Áp dụng khi có thỏa thuận áp dụng, không cần có thiệt hại thực tế và
chỉ cần chứng minh có vi phạm hợp đồng. -
Bồi thường thiệt hại: Áp dụng khi không cần có thỏa thuận áp dụng, có thiệt hại thực
tế xảy ra, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại và phải chứng minh có
thiệt hại thực tế xảy ra.
+Về mức áp dụng chế tài: -
Phạt vi phạm: Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa
thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. -
Bồi thường thiệt hại: Bồi thường theo giá trị thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực
tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Như vậy, mức bồi thường thiệt hại
xác định theo giá trị thiệt hại thực tế và lợi nhuận trực tiếp (nếu không có hành vi vi phạm)
+Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: -
Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế
tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; -
Trường hợp không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại.
Câu 11: Phân tích ưu điểm, hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng
hình thức trọng tài *Ưu điểm: 1.
Hoạt động trọng tài xét xử liên tục do đó tiết kiệm thời gian; chi phí, tiền bạc cho
doanh nghiệp; giải quyết bằng trọng tài thể hiện tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo.“Bảo
đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.)Khoản 6, Điều 21 LTTTM 2010) 2.
Xét xử theo phương thức trọng tài cũng là hình thức xét xử kín: không lộ thông tin
kinh doanh ra ngoài, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Việc xét xử bằng trọng tài đảm
bảo được bí mật cao; tránh nguy cơ làm tổn thương các mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn
có.“Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.”(Khoản 4, Điều 4 LTTTM 2010. “Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp 63
mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.”(Khoản 5, Điều 21 LTTTM 2010) 3.
Quyết định của trọng tài là chung thẩm. Quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành
đối với các bên; các bên không thể kháng cáo hay kháng nghị như xét xử tại Tòa án.“Phán
quyết trọng tài là chung thẩm.”(Khoản 5, Điều 4 LTTTM 2010). “Phán quyết trọng tài là
chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.”(Khoản 5, Điều 61 LTTTM 2010) 4.
Trọng tài có thể theo dõi cuộc tranh chấp từ đầu đến cuối, có thể xâu chuỗi mọi sự
kiện và đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Các bên có thể thoải mái hòa giải mà không bị gò bó
như xét xử tại Tòa án. 5.
Các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn một trọng tài dựa trên trình độ, năng lực;
sự hiểu biết của họ về thương mại quốc tế về các lĩnh vực chuyên biệt. *Hạn chế:
1. Chi phí cao, phụ thuộc vào giá trị tranh chấp
2. Thói quen, hiểu biết và mức độ tin tưởng của thương nhân đối với hình thức TTTM chưa cao
3. Chỉ 1 cấp xét xử nên nếu PQTT không chính xác có thể gây thiệt hại cho thương nhân 4.
PQTT có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại. PQTT có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một
bên. Bên phải thi hành có thể yêu cầu Tòa án hủy PQTT nhằm kéo dài quá trình tố tụng 5.
Trọng tài không có cơ quan cưỡng chế thi hành phán quyết như Tòa án nên để đảm bảo
hiệu lực thi PQTT, bên được thi hành phán quyết trọng tài cần làm đơn yêu cầu Cơ quan
thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài..
6. Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Do trọng tài không có
bộ máy giúp việc nên có thể gặp khó khăn trong khâu xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập
nhân chứng, Trọng tài khó lấy được thông tin cá nhân nếu như đương sự không hợp tác…
Câu 12: Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án *Ưu điểm:
1-Thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước đề đưa ra phán
quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Nhờ đó, việc giải
quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án còn trực tiếp góp phần vào việc nâng cao ý
thức, tôn trọng pháp luật cho các chủ thể kinh doanh.
2-Việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm
cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và tuân theo pháp luật. 3-
Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án theo quy định của pháp luật thấp hơn
rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại hay trọng tài quốc tế. 4-
Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm
pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử công khai sẽ nhận ra những
doanh nghiệp mang tính lừa lọc; hay vi phạm để tránh những trường hợp khác xảy ra. 5-Các
tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia; có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến
hành điều tra; có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa. *Hạn chế:
+ Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó;
+ Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài;
có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
+ Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ; mang tính
răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ;
và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
-Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:
+ Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án
được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo
nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
+ Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp
dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.