Tìm hiểu lễ hội Ok Om Bok | Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Tiểu luận cơ sở Văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

Số phách (để trống): Số phách (để trống):…………… …………………
TÊN HỌC PHẦN:
……………………………….
Điểm bài thi sau thống nhất:
Bằng số:…………………………
Bằng chữ: ..……………………..
Cán bộ chấm thi 1
(ký ghi rõ họ tên)
……………………………………..
Cán bộ chấm thi 2
(ký ghi rõ họ tên)
……………………………………
=====CẮT PHÁCH =========== CẮT PHÁCH=====
Thông tin cá nhân sinh viên:
Họ tên sinh viên: Bùi Minh Hằng
Ngày sinh: 24/07/2003
Mã sinh viên: 715601120
Lớp tín chỉ:
……………………………..
SBD:
…………………………………….
Chủ đề số: 03
1
Tên chủ đề: Tìm hiểu lễ hội Ok Om Bok
BÀI LÀM:
1. MỞ ĐẦU
Từ ngàn xưa, lễ hội đã là một thức quà không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của người dân đất Lạc Việt. Nghiêm trang mà gần gũi, giản dị mà luôn
đầy ắp yêu thương, lễ hội ra đời và trường tồn đến ngày nay là do sức cuốn
hút bởi phần lễ luôn trang trọng, để cúng bái, tỏ lòng biết ơn tới các vị thần
linh đã ban những điều tốt đẹp xuống thế gian, cùng phần hội vui tươi, trẻ
trung, là nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, nam thanh nữ tú bồi hồi về tham dự
các trò chơi, trẩy hội. Ở đâu cũng thế, mỗi vùng miền đều có cho mình những
tục lệ quan niệm riêng, cũng vì thế, mà họ luôn có những lễ hội khác biệt,
không chỉ để tỏ lòng tri ân tới ơn trên đã trao điều may mắn xuống cho dân
làng, mà còn để quảng bá phong tục tập quán của quê hương. Lễ hội Ok Om
Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ diễn ra vào ngày 14,15 tháng 10 Âm lịch
cũng vậy, rất độc đáo, sinh động và ngày càng được người dân trên cả nước
đón nhận với sự ngưỡng mộ và cùng tự hào.
2. NỘI DUNG
2.1. Nguồn gốc của lễ hội Ok Om Bok
Theo hòa thượng Danh Đổng, trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh Kiên Giang, trụ trì chùa Cà Nhung, xã Định Hòa (Gò Quao), lễ hội Ok
Om Bok là một lễ hội lâu đời có từ xa xưa của người dân đồng bào Khmer.
Ok Om Bok hay còn có tên gọi khác là lễ cúng trăng, vì theo quan niệm của
người dân nơi đây, Mặt Trăng là vị thần tối cao, điều tiết mưa nắng, bảo vệ
mùa màng, mang đến sự tốt tươi, no đủ cho người dân Khmer. Với một đồng
bào chuyên về làm nông và canh tác, việc có được mùa màng bội thu là cả
một điều may mắn và hạnh phúc với dân làng. Chính vì vậy, lễ hội Ok Om
Bok là một truyền thống tốt đẹp của người dân nơi đây, là một trong ba lễ hội
lớn nhất trong năm, để cúng bái, cảm tạ vị thần Mặt Trăng đã rải những điều
may mắn tốt đẹp xuống dân làng trong một năm qua, và cùng cầu mong cho
năm mới bình an, bội thu, no ấm.
Tuy nhiên, lễ hội Ok Om Bok còn gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà người
Khmer tôn sùng bấy lâu. Những tích truyện lý giải về nguồn gốc của lễ hội
này đã được dân gian hóa từ câu truyện Phật giáo “Sự tích con thỏ và mặt
trăng”. Truyện kể rằng, tiền kiếp của đức Phật Thích ca là một con thỏ có lòng
từ bi vô hạn. Một hôm, để thử lòng thỏ, thần Indra (thần Sấm Sét) đã hóa
thành người hành khất đói khát và nghèo khổ xuống xin con thỏ chút đồ ăn.
Không có gì để cho người ăn xin, con thỏ bèn tự nhóm lên chút lửa và nhảy
2
vào, mời người ăn xin dùng thịt mình. Cảm động trước tấm lòng cùng đức hy
sinh của thỏ, lửa chợt biến mất, thần Indra hiện nguyên hình khen ngợi và vẽ
hình thỏ lên mặt trăng. Từ đó trở đi, cứ vào ngày tết Hạ Nguyên ( ngày 15 Âm
lịch ) khi người ta ngước lên nhìn trăng, sẽ thấy hình ảnh chú thỏ ngọc tốt
bụng năm nào. Vì vậy, lễ Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng là để người
dân Khmer tưởng nhớ tới tiền kiếp của đức Phật Thích Ca.
2.2. Quy trình tổ chức của lễ hội Ok Om Bok
Một điểm đặc biệt của lễ hội Ok Om Bok so với các lễ hội khác, là phần hội
sẽ được diễn ra trước, vào ban ngày (14/10 Âm lịch) với các trò chơi cổ
truyền như thả đèn gió ( đèn trời) hay đua ghe ngo, còn phần lễ phải đợi đến
đêm, khi trăng lên cao, bà con dân làng tụ tập ở sân chùa hoặc sân nhà cúng
bái và thực hiện các nghi lễ.
Về phần lễ, đây được coi là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của bà con
Khmer, nên mọi thứ cúng bái được chuẩn bị từ rất sớm. Theo tiếng địa
phương, “Ok” nghĩa là “đút”, “Om Bok” nghĩa là “cốm dẹp”, nên Ok Om
Bok còn có nghĩa là lễ hội đút cốm dẹp – một thức quà quen thuộc và vô cùng
phổ biến của bà con nơi đây. Trước khi lễ hội diễn ra tầm một tháng, chị em
con gái sẽ ra ruộng, lựa những bông lúa vừa chín tới đem đi rang cho thật dẻo
nhưng không làm nổ hạt, sau đó cho vào cối xay vừa tay, để hạt cốm trở nên
dẹp mình và tróc vỏ trấu. Ta có thể thấy phương thức làm cốm này tương tự
với cách làm “cốm vòng” của bà con miền Bắc. Vì lễ hội được diễn ra vào
cuối vụ thu hoạch trong năm, nên các lễ vật khác để cúng trong đêm trăng
cũng khá đơn giản, đa phần đều là của cải người nông dân tự cung tự cấp
như : khoai môn, khoai mì, dừa tươi, chuối, bánh kẹo… và không thể thiếu
một ấm trà. Sau mỗi lần rót trà vào ly, là mỗi lần bà con khấn vái để cảm tạ
thần Mặt Trăng đã đem đến sự bình yên, no đủ. Như vậy, lễ vậy tuy không
quá cao sang khó tìm mà lại rất bình dị, giản đơn, nhưng đủ đầy, mang ý
nghĩa giá trị cho một mùa lễ hội khó quên. Về đêm, khi trăng đã nhô lên cao
và thấy rõ nhất, tức không bị mây hay hay những cành cây che khuất, người ta
thường cử ra một người lớn tuổi , thường là gia chủ đại diện khấn vái thần
linh. Người cúng thắp nhang, rót trà và cầu nguyện. Trong lúc đó, trẻ em
trong làng sẽ đến tụ tập rất đông để đợi xin bánh và chờ tới nghi thức “đút
cốm” sau buổi lễ. Khi cúng xong, trẻ em sẽ được hướng dẫn xếp thành một
hàng dọc, người lớn sẽ lấy thức ăn cúng, mỗi thứ một ít và đút vào miệng của
trẻ em. Khi được đút, bé không được nuốt ngay mà phải đợi khi tất cả các lễ
vật cúng đặt vào miệng mình. Việc đút tất cả đồ cúng mỗi thứ một ít này vào
miệng trẻ em được người Khmer cho là thể hiện của sự sung túc, dư giả. Sau
đó, những đứa trẻ được người lớn vỗ nhẹ lên lưng ba cái rồi hỏi về ước
nguyện sau này. Vì thức ăn vẫn đang ở trong miệng bé nên khi phát âm sẽ
không được rõ, gây ra những tiếng cười sảng khoái trong đêm trăng. Tuy
nhiên, việc làm này là để định đoán tương lai của bé, biểu trưng cho con trẻ
đã nhận được sự phù trợ của thần linh, mỗi gia đình đã nhận được lộc của
3
thần Mặt trăng và cũng là lúc đánh dấu thành quả lao động sau một năm làm
việc mệt nhọc. Sau các nghi thức cổ truyền của buổi lễ, người ta dọn mâm
cúng xuống và cùng quây quần, thưởng thức thành quả trong một năm vừa
qua, với hy vọng rằng cùng hưởng lộc của thần Mặt trăng là thể hiện của sự
gắn bó, nghĩa tình , “chia ngọt sẻ bùi”. Anh Đỗ Minh Dũng, người dân tộc
Khmer ở Sóc Trăng cho biết: “ Đây là lễ hội truyền thống của người dân
Khmer, mỗi năm chỉ có một lần. Chúng tôi gắng hết sức đóng cho nhà chùa
cũng như bổn sóc của mình. Nói chung, tới lễ hội, ai cũng vui mừng, rộn
ràng”.
Ngoài phần lễ nghiêm trang trong đêm trăng, người Khmer còn tổ chức phần
hội rất đông vui, thu hút không những người dân trong làng, mà còn gây ấn
tượng đặc biệt với khách du lịch vãng lai và những người con yêu văn hóa
bản địa Việt Nam tới chung vui. Phần hội diễn ra vào ban ngày , thường bắt
đầu từ trưa ngày 14 tháng 10 Âm lịch. Người ta vẫn tổ chức những trò chơi
dân gian được lưu truyền qua hàng năm như : đi cà kheo, nhảy bao bố, kéo co,
đập nồi,… và những môn thể thao mang lại sự nhiệt huyết, tươi vui cho giới
trẻ như chạy việt dã, bóng chuyền. Tuy nhiên, điểm đặc biệt mà không nơi
nào có, thu hút phần lớn khách du lịch đó chính là hai sự kiện đua Ghe ngo
và thả đèn gió trong đêm 15 của người dân nơi đây. Với tiết mục thả đèn gió,
sau khi phần lễ trong đêm trăng Rằm kết thúc, người dân kéo nhau ra ngoài
đường để cùng thả đèn. Đèn gió được cấu tạo từ những vật liệu bằng tre, giấy,
dây thiếc nhỏ , có hình vuông hoặc hình tròn ( hình tròn phổ biến hơn ). Từ
những thanh tre được chuốt nhẵn, người ta nối thành các khối trụ có đường
kính và chiều dài khác nhau theo từng kích cỡ, thường cao 2m, rồi dán kín các
mặt bằng giấy quyến, đáy đèn để trống và gắn vào đó một “ổ nhện” làm bằng
kẽm lớn. “Ổ nhện được phủ lên lớn gòn có tẩm dầu. Khi đốt đèn, người ta
dùng sức nâng đèn lên. Từ đó, nhiệt độ cao làm giấy căng phồng và bay lên
mà không bị chao đảo hay nghiêng làm cháy giấy. Đèn bay thẳng lên trời
trong tiếng reo hò cùng niềm vui rộn ràng của người dân nơi đây với bao điệu
nhạc dân tộc du dương trong đêm trăng bình an. Theo quan niệm của các dân
tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời như Việt Nam nói chung và dân tộc
Khmer nói riêng, lửa là phương tiện duy nhất để kết nối giữa con người với
thần linh. Nên tiết mục thả đèn gió bay lên cao sẽ mang theo ước nguyện của
con người về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong sao cho những
điều ước của họ đến gần hơn với các vị thần. Tuy nhiên, ngày nay, dù rất ý
nghĩa nhưng tiết mục thả đèn gió đã bị cấm vì sự an toàn của du khách cũng
như người thả đèn. Bên cạnh nghi lễ thả đèn trời, người dân tộc Khmer còn có
tiết mục thả đèn hoa đăng ở dưới nước khi diễu hành các làn điệu dân tộc.
Đèn nước của người Khmer được làm theo nhiều kiểu khác nhau, tuy nhiên
vẫn phẩn đủ hai phần chính : phần đế đèn có thể sử dụng nhiều nguyên vật
liệu như cây chuối, kim loại, xốp,…Phần thân đèn thì được làm bằng giấy, gỗ,
mô phỏng các loại hình thù như hình Đức Phật, bông sen, mái chùa,… Trên
mỗi cây đèn, người ta sẽ để một chén đựng bông gòn tẩm dầu dừa hoặc cây
4
đèn cầy bé và đốt lên khi thả xuống nước. Đến khi đoàn diễu hành mang
những làn điệu dân gian đi qua, sẽ để lại mảng sông huyền ảo với những ngọn
đèn hoa đăng lấp lánh.
Tuy nhiên, thu hút khách du lịch đến đây nhất phải kể đến hội đua Ghe ngo
được diễn ra vào ngày 14 tháng 10 Âm lịch, tức trước đêm trăng Rằm và nghi
thức thả đèn gió. Buổi trưa, khi nước đã dâng cao, cuộc đua Ghe ngo chính
thức bắt đầu và thường kéo dài từ ba đến bốn giờ giữa các đội đua với nhau.
Chiếc Ghe ngo là một biểu tượng văn hóa rất độc đáo của người dân Khmer
Nam Bộ, cũng là biểu hiện của sự đoàn kết, ấm no, hạnh phúc. Người địa
phương chia sẻ rằng, mỗi chiếc ghe ngo là đại diện cho một làng xã, nên cuộc
đua ghe thường diễn ra vô cùng quyết liệt, hăng say, không bởi giá trị phần
thưởng dành cho đội chiến thắng mà là vì danh dự và vinh quang của đơn vị
tham gia thi đấu. Tương truyền rằng, ghe ngo là phương tiện vượt sông,
chống giặc của bà con vùng sông nước từ thủa xa xưa. Nay hòa bình lập lại,
mỗi chùa ở các vùng đều cho làm một cái ghe thật to, trang trọng để chờ đến
ngày ghe hạ thủy tham gia trẩy hội với người dân. Hàng năm, vào dịp này,
người ta thường trang trí cho ghe thật lộng lẫy , đẹp mắt, treo đèn, kết hoa. Để
chuẩn bị cho cuộc đua, trước đó tầm một tháng, người dân trong làng tuyển
chọn những chàng trai có sức vóc khỏe khoắn để luyện tập,tham gia kì thi đua
ghe một năm mới có một lần nơi đây. Hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer
Nam Bộ còn gắn với truyền thuyết về thần rắn Nagar khi xưa biến thành khúc
gỗ để đưa Đức Phật qua sông, và đây cũng là dịp để mọi người tạ ơn thần
Nước sau chu kì gieo cấy- thu hoạch, vừa đưa tiễn thần về với biển cả ở thời
điểm mùa mưa vừa kết thúc, chuyển sang mùa khô trong chu kì một năm.
Ghe ngo là một loại thuyền độc mộc, làm từ thân cây gỗ, dài tầm 25m đến
27m với sức chứa lên tời 30 đến 50 người chèo. Như đã nói ở trên, cứ mỗi lần
hạ thủy, ghe ngo được bà con chuẩn bị rất đẹp đẽ và lung linh, trên đầu mỗi
ghe sẽ được tạc hình một con thú, là linh vật biểu trưng cho từng đội chơi.
Ngoài những tay chèo thuyền, mỗi ghe phải có một người chỉ huy đứng giữa
thổi còi phụ họa theo nhịp người điều khiển. Tiếng trống cùng dàn nhạc ngũ
âm mang âm hưởng vùng miền vang lên, hiệu lệnh xuất phát là một tiếng còi,
ngay sau đó, hàng trăm tay lái cùng rạp người vung chèo đều tăm tắp trong
tiếng hò reo cổ vũ của người xem. Khi đua, ngoài việc hợp lực để có thể về
đích sớm nhất ra, trường hợp hai chiếc ghe cùng nhau dẫn đầu gần đích nhất,
nếu cả hai mũi ghe đều hướng vào nhau và một người ở ghe này lấy được
chum “Sok Đanh” ( một linh vật ở ghe ngo đối thủ) ở ghe kia thì cũng được
coi là ghe chiến thắng. Có một du khách tại lễ hội chia sẻ: “ Những năm trước
chỉ có đội đua của thành phố Sóc Trăng, nhưng mười mấy năm may lại có
thêm các bạn tỉnh đến tham dự. Môn thể thao này là vui nhất của dân tộc
người Khmer.” “Trước đây, tôi chỉ xem qua báo đài, nay được chứng kiến tận
mắt, thấy đồng bào Khmer ở đây tổ chức một lễ hội giống như Tết của dân tộc
Kinh. Tâm trạng rất phấn khởi và chắc chắn lần sau sẽ quay lại.” Như vậy ta
cũng có thể thấy rằng, mới đầu, đây chỉ là lễ hội của riêng đồng bào người
5
Khmer Nam Bộ, nhưng trải qua nhiều năm được tổ chức và đúc kết kinh
nghiệm, người này truyền người kia, những tập tục, văn hóa của bà con nơi
đây ngày càng phổ biến và được đón nhận khắp nơi trên cả nước. Điều này
cho thấy sự phát triển tiến bộ về mặt quảng bá các phong tục lễ hội cổ truyền
của người dân bản xứ tới bạn bè năm châu.
2.3. Những giá trị văn hóa của lễ hội Ok Om Bok
Ông Ngô Hùng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cho biết : “ Lễ
hội Om Ok Bok – đua ghe ngo luôn được tỉnh Sóc Trăng tổ chức và duy trì
hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long nói chung. Đồng thời, qua lễ hội, tỉnh Sóc Trăng cũng mong muốn
tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh về vùng đất và con người Sóc
Trăng đến với du khách trong và ngoài nước.”
Như vậy, việc tổ chức và duy trì lễ hội Ok Om Bok có ý nghĩa rất lớn đối với
người dân nơi đây. Trước là để lưu truyền các tập tục có từ ngàn xa xưa, cúng
bái, cảm tạ thần Mặt Trăng, thần Sông, thần Nước,… đã phù hộ, ban phát cho
người dân mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, tốt lành, an yên. Lễ hội diễn ra
còn nhằm tưởng nhớ tới Đức Phật qua sự tích chú thỏ tốt bụng thủa nào dám
hy sinh bản thân mình làm thiện nguyện. Điều này cho thấy tấm lòng hảo tâm,
hướng Phật của người dân nơi đây rất lớn, một lòng hướng cho con trẻ cái
thiện, cái tâm sáng và trong trẻo. Nhờ có lễ hội, cộng đồng dân cư người
Khmer Nam Bộ mới có dịp thỏa mãn đời sống tâm linh, có được những giây
phút tự giáo dục, thiêng liêng, cao cả, giao cảm cùng với cộng đồng. “ Đó là
trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực vượt lên trên đời sống hiện thực”.
Đó cũng là những giá trị của lễ hội Ok Om Bok, bảo tồn, làm giàu và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phần hội đua Ghe ngo diễn ra cùng nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ
mùa lễ này sang lễ khác kết hợp với hình thức nghệ thuật sân khấu chuyên
nghiệp và diễn xướng của đồng bào Khmer Nam Bộ đã gắn kết tình làng xóm
láng giềng lại với nhau. Không chỉ thế, lễ hội đang ngày càng “xăm lăng”
khắp mọi miền Tổ quốc, khiến cho khách du lịch kéo đến ngày một đông. Họ
háo hức được tham gia lễ hội, được xem người dân bản địa cúng đêm trăng,
được xem thả đèn hoa đăng dưới nước, được hò reo cùng đám hội đua ghe, và
hơn hết, họ muốn được hòa mình vào không khí của anh em đồng bào. Lễ hội
Ok Om Bok đang ngày càng khẳng định vị thế trên địa hạt văn hóa truyền
thống của dân tộc, cũng như gia tăng khối đại đoàn kết trên cả nước.
Ngoài ra, Ok Om Bok còn là sản phẩm văn hóa kết tinh lâu đời trong tiến
trình lịch sử phát triển của cộng đồng người dân Khmer. Việc tổ chức lễ hội
đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của bà con nơi đây,
6
tang tình đoàn kết cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở các địa
phương.
Cũng chính bởi những giá trị văn hóa nói trên, vào năm 2015, lễ hội Ok Om
Bok đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể cấp Quốc gia.
2.4. Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Ok Om Bok
Mặc dù vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người dân
Khmer trong lễ hội Ok Om Bok, song, chúng ta vẫn cần nhìn nhận nó với
nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là những vấn đề nổi cộm về tình hình phát
triển kinh tế cũng như vấn đề làm sao để bảo vệ môi trường khi phải tổ chức
một lễ hội lớn, thu hút hàng trăm khách du lịch như vậy. Trong lễ hội, chúng
ta không khó có thể nhìn ra có nhiều hoạt động mang tính thương mại hóa, lợi
dụng tín ngưỡng tâm linh để trục lợi bất chính, ép buộc, bắt chẹt,… người đi
trẩy hội. Hơn hết, việc lợi dụng tín ngưỡng để buôn thần bán thánh, đặt các
hòm công đức tràn lan,..đang có chiều hướng gia tăng, làm xấu đi nét đẹp và
giá trị văn hóa của một lễ hội cổ truyền. Như vậy, các cơ quan thẩm quyền
trong địa phương nên có công tác tuyên truyền và giáo dục, nâng cao nhận
thức cho người dân về những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội, trân trọng, giữ
gìn và chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng. Bên cạnh
đó, cần có biện pháp cụ thể đối với các hoạt động mê tín dị đoan và các tệ nạn
xã hội đang sống ký sinh trùng trong lễ hội. Đồng thời, chính quyền địa
phương các cấp cũng nên có phương án phạt nặng những hành vi cố tình gây
rối trong lễ hội, phá hỏng những di tích lịch sử có ý nghĩa và có lệnh phạt
nghiêm minh với những cá nhân, tổ chức không có ý thức bảo vệ môi trường,
xả rác bừa bãi trong suốt quá trình tham gia lễ Ok Om Bok.
3. KẾT LUẬN
Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ không những là nét sinh
hoạt văn hóa dân gian, văn hóa tâm linh mà còn tạo ra không gian sinh hoạt
văn hóa cộng đồng rất riêng, độc đáo của đồng bào nơi đây. Lễ hội không chỉ
có ý nghĩa bảo tồn, phát huy tập tục “uống nước nhớ nguồn”, cảm tạ vị thần
Mặt Trăng, thần Sông, thần Nước đã ban phát cho mùa màng bội thu, nông
dân sung túc, no ấm, gợi nhớ về lòng từ bi của Đức Phật mà còn truyền hơi
thở nhịp sống đương đại qua lễ hội phục vụ cho phát triển du lịch, trở thành
điểm nhấn hấp dẫn cho du khách mọi miền đến tham quan.
Tuy còn một vài hạn chế về ý thức của người tham gia lễ hội như vấn đề bảo
vệ môi trường và hoạt động mang tính thương mại trục lợi nhưng nhìn chung,
lễ hội Ok Om Bok đã góp phần lưu truyền và bảo vệ một cách đầy đủ, xác
đáng những truyền thống tập tục từ lâu đời của cha ông, mang dấu ấn văn hóa
và âm hưởng người bản địa khắp vùng miền.
7
Như đã nói trên, các cơ quan thẩm quyền của địa phương cũng xem xét thực
thi các biện pháp trừng phạt những kẻ gây rối, phá hoại của công, di tích, làm
ô nhiễm đến môi trường trong suốt quá trình tham gia buổi lễ. Ngoài ra,
chúng ta cũng nên làm công tác tuyên truyền, quảng bá về văn hóa lễ hội của
người Khmer không chỉ đến các địa phương lân cận mà còn mở rộng ra phạm
vi nước ngoài, để dân tộc ta ngày càng khẳng định được vị thế về một đất
nước có nền văn hiến, văn hóa lâu đời được bảo tồn và phát huy đến ngày
nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Viện văn hóa dân gian, , nhà xuất bản Khoa học xã Lễ hội cổ truyền
hội, Hà nội , 1992
2. Ngô Đức Thịnh, , nhà xuất bản Văn Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền
hóa thông tin, Hà Nội, 2007
3. Huỳnh Ngọc Trảng, , kỷ yếu hội Ý nghĩa tâm linh của lễ Óoc Om Bok
thảo khoa học, Sóc Trăn, 2009
4. Tiền Văn Triệu, Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng, Phương Đông
(2011)
5. Phương Quang, Những chuyện ít người biết xung quanh lễ hội Ok
Om Bok, báo Lao động, 2014
8
| 1/8

Preview text:

Số phách (để trống):……………
Số phách (để trống):………………… TÊN HỌC PHẦN: =====CẮT
Thông tin cá nhân sinh viên:
……………………………….
Họ tên sinh viên: Bùi Minh Hằng Ngày sinh: 24/07/2003
PHÁCH =========== CẮT
Điểm bài thi sau thống nhất: Mã sinh viên: 715601120 Lớp tín chỉ:
Bằng số:…………………………
…………………………….. SBD:
Bằng chữ: ..……………………..
……………………………………. Chủ đề số: 03 Cán bộ chấm thi 1 PHÁCH=====
(ký ghi rõ họ tên)
…………………………………….. Cán bộ chấm thi 2
(ký ghi rõ họ tên)
…………………………………… … 1
Tên chủ đề: Tìm hiểu lễ hội Ok Om Bok BÀI LÀM: 1. MỞ ĐẦU
Từ ngàn xưa, lễ hội đã là một thức quà không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của người dân đất Lạc Việt. Nghiêm trang mà gần gũi, giản dị mà luôn
đầy ắp yêu thương, lễ hội ra đời và trường tồn đến ngày nay là do sức cuốn
hút bởi phần lễ luôn trang trọng, để cúng bái, tỏ lòng biết ơn tới các vị thần
linh đã ban những điều tốt đẹp xuống thế gian, cùng phần hội vui tươi, trẻ
trung, là nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, nam thanh nữ tú bồi hồi về tham dự
các trò chơi, trẩy hội. Ở đâu cũng thế, mỗi vùng miền đều có cho mình những
tục lệ quan niệm riêng, cũng vì thế, mà họ luôn có những lễ hội khác biệt,
không chỉ để tỏ lòng tri ân tới ơn trên đã trao điều may mắn xuống cho dân
làng, mà còn để quảng bá phong tục tập quán của quê hương. Lễ hội Ok Om
Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ diễn ra vào ngày 14,15 tháng 10 Âm lịch
cũng vậy, rất độc đáo, sinh động và ngày càng được người dân trên cả nước
đón nhận với sự ngưỡng mộ và cùng tự hào. 2. NỘI DUNG
2.1. Nguồn gốc của lễ hội Ok Om Bok
Theo hòa thượng Danh Đổng, trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh Kiên Giang, trụ trì chùa Cà Nhung, xã Định Hòa (Gò Quao), lễ hội Ok
Om Bok là một lễ hội lâu đời có từ xa xưa của người dân đồng bào Khmer.
Ok Om Bok hay còn có tên gọi khác là lễ cúng trăng, vì theo quan niệm của
người dân nơi đây, Mặt Trăng là vị thần tối cao, điều tiết mưa nắng, bảo vệ
mùa màng, mang đến sự tốt tươi, no đủ cho người dân Khmer. Với một đồng
bào chuyên về làm nông và canh tác, việc có được mùa màng bội thu là cả
một điều may mắn và hạnh phúc với dân làng. Chính vì vậy, lễ hội Ok Om
Bok là một truyền thống tốt đẹp của người dân nơi đây, là một trong ba lễ hội
lớn nhất trong năm, để cúng bái, cảm tạ vị thần Mặt Trăng đã rải những điều
may mắn tốt đẹp xuống dân làng trong một năm qua, và cùng cầu mong cho
năm mới bình an, bội thu, no ấm.
Tuy nhiên, lễ hội Ok Om Bok còn gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà người
Khmer tôn sùng bấy lâu. Những tích truyện lý giải về nguồn gốc của lễ hội
này đã được dân gian hóa từ câu truyện Phật giáo “Sự tích con thỏ và mặt
trăng”. Truyện kể rằng, tiền kiếp của đức Phật Thích ca là một con thỏ có lòng
từ bi vô hạn. Một hôm, để thử lòng thỏ, thần Indra (thần Sấm Sét) đã hóa
thành người hành khất đói khát và nghèo khổ xuống xin con thỏ chút đồ ăn.
Không có gì để cho người ăn xin, con thỏ bèn tự nhóm lên chút lửa và nhảy 2
vào, mời người ăn xin dùng thịt mình. Cảm động trước tấm lòng cùng đức hy
sinh của thỏ, lửa chợt biến mất, thần Indra hiện nguyên hình khen ngợi và vẽ
hình thỏ lên mặt trăng. Từ đó trở đi, cứ vào ngày tết Hạ Nguyên ( ngày 15 Âm
lịch ) khi người ta ngước lên nhìn trăng, sẽ thấy hình ảnh chú thỏ ngọc tốt
bụng năm nào. Vì vậy, lễ Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng là để người
dân Khmer tưởng nhớ tới tiền kiếp của đức Phật Thích Ca.
2.2. Quy trình tổ chức của lễ hội Ok Om Bok
Một điểm đặc biệt của lễ hội Ok Om Bok so với các lễ hội khác, là phần hội
sẽ được diễn ra trước, vào ban ngày (14/10 Âm lịch) với các trò chơi cổ
truyền như thả đèn gió ( đèn trời) hay đua ghe ngo, còn phần lễ phải đợi đến
đêm, khi trăng lên cao, bà con dân làng tụ tập ở sân chùa hoặc sân nhà cúng
bái và thực hiện các nghi lễ.
Về phần lễ, đây được coi là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của bà con
Khmer, nên mọi thứ cúng bái được chuẩn bị từ rất sớm. Theo tiếng địa
phương, “Ok” nghĩa là “đút”, “Om Bok” nghĩa là “cốm dẹp”, nên Ok Om
Bok còn có nghĩa là lễ hội đút cốm dẹp – một thức quà quen thuộc và vô cùng
phổ biến của bà con nơi đây. Trước khi lễ hội diễn ra tầm một tháng, chị em
con gái sẽ ra ruộng, lựa những bông lúa vừa chín tới đem đi rang cho thật dẻo
nhưng không làm nổ hạt, sau đó cho vào cối xay vừa tay, để hạt cốm trở nên
dẹp mình và tróc vỏ trấu. Ta có thể thấy phương thức làm cốm này tương tự
với cách làm “cốm vòng” của bà con miền Bắc. Vì lễ hội được diễn ra vào
cuối vụ thu hoạch trong năm, nên các lễ vật khác để cúng trong đêm trăng
cũng khá đơn giản, đa phần đều là của cải người nông dân tự cung tự cấp
như : khoai môn, khoai mì, dừa tươi, chuối, bánh kẹo… và không thể thiếu
một ấm trà. Sau mỗi lần rót trà vào ly, là mỗi lần bà con khấn vái để cảm tạ
thần Mặt Trăng đã đem đến sự bình yên, no đủ. Như vậy, lễ vậy tuy không
quá cao sang khó tìm mà lại rất bình dị, giản đơn, nhưng đủ đầy, mang ý
nghĩa giá trị cho một mùa lễ hội khó quên. Về đêm, khi trăng đã nhô lên cao
và thấy rõ nhất, tức không bị mây hay hay những cành cây che khuất, người ta
thường cử ra một người lớn tuổi , thường là gia chủ đại diện khấn vái thần
linh. Người cúng thắp nhang, rót trà và cầu nguyện. Trong lúc đó, trẻ em
trong làng sẽ đến tụ tập rất đông để đợi xin bánh và chờ tới nghi thức “đút
cốm” sau buổi lễ. Khi cúng xong, trẻ em sẽ được hướng dẫn xếp thành một
hàng dọc, người lớn sẽ lấy thức ăn cúng, mỗi thứ một ít và đút vào miệng của
trẻ em. Khi được đút, bé không được nuốt ngay mà phải đợi khi tất cả các lễ
vật cúng đặt vào miệng mình. Việc đút tất cả đồ cúng mỗi thứ một ít này vào
miệng trẻ em được người Khmer cho là thể hiện của sự sung túc, dư giả. Sau
đó, những đứa trẻ được người lớn vỗ nhẹ lên lưng ba cái rồi hỏi về ước
nguyện sau này. Vì thức ăn vẫn đang ở trong miệng bé nên khi phát âm sẽ
không được rõ, gây ra những tiếng cười sảng khoái trong đêm trăng. Tuy
nhiên, việc làm này là để định đoán tương lai của bé, biểu trưng cho con trẻ
đã nhận được sự phù trợ của thần linh, mỗi gia đình đã nhận được lộc của 3
thần Mặt trăng và cũng là lúc đánh dấu thành quả lao động sau một năm làm
việc mệt nhọc. Sau các nghi thức cổ truyền của buổi lễ, người ta dọn mâm
cúng xuống và cùng quây quần, thưởng thức thành quả trong một năm vừa
qua, với hy vọng rằng cùng hưởng lộc của thần Mặt trăng là thể hiện của sự
gắn bó, nghĩa tình , “chia ngọt sẻ bùi”. Anh Đỗ Minh Dũng, người dân tộc
Khmer ở Sóc Trăng cho biết: “ Đây là lễ hội truyền thống của người dân
Khmer, mỗi năm chỉ có một lần. Chúng tôi gắng hết sức đóng cho nhà chùa
cũng như bổn sóc của mình. Nói chung, tới lễ hội, ai cũng vui mừng, rộn ràng”.
Ngoài phần lễ nghiêm trang trong đêm trăng, người Khmer còn tổ chức phần
hội rất đông vui, thu hút không những người dân trong làng, mà còn gây ấn
tượng đặc biệt với khách du lịch vãng lai và những người con yêu văn hóa
bản địa Việt Nam tới chung vui. Phần hội diễn ra vào ban ngày , thường bắt
đầu từ trưa ngày 14 tháng 10 Âm lịch. Người ta vẫn tổ chức những trò chơi
dân gian được lưu truyền qua hàng năm như : đi cà kheo, nhảy bao bố, kéo co,
đập nồi,… và những môn thể thao mang lại sự nhiệt huyết, tươi vui cho giới
trẻ như chạy việt dã, bóng chuyền. Tuy nhiên, điểm đặc biệt mà không nơi
nào có, thu hút phần lớn khách du lịch đó chính là hai sự kiện đua Ghe ngo
và thả đèn gió trong đêm 15 của người dân nơi đây. Với tiết mục thả đèn gió,
sau khi phần lễ trong đêm trăng Rằm kết thúc, người dân kéo nhau ra ngoài
đường để cùng thả đèn. Đèn gió được cấu tạo từ những vật liệu bằng tre, giấy,
dây thiếc nhỏ , có hình vuông hoặc hình tròn ( hình tròn phổ biến hơn ). Từ
những thanh tre được chuốt nhẵn, người ta nối thành các khối trụ có đường
kính và chiều dài khác nhau theo từng kích cỡ, thường cao 2m, rồi dán kín các
mặt bằng giấy quyến, đáy đèn để trống và gắn vào đó một “ổ nhện” làm bằng
kẽm lớn. “Ổ nhện được phủ lên lớn gòn có tẩm dầu. Khi đốt đèn, người ta
dùng sức nâng đèn lên. Từ đó, nhiệt độ cao làm giấy căng phồng và bay lên
mà không bị chao đảo hay nghiêng làm cháy giấy. Đèn bay thẳng lên trời
trong tiếng reo hò cùng niềm vui rộn ràng của người dân nơi đây với bao điệu
nhạc dân tộc du dương trong đêm trăng bình an. Theo quan niệm của các dân
tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời như Việt Nam nói chung và dân tộc
Khmer nói riêng, lửa là phương tiện duy nhất để kết nối giữa con người với
thần linh. Nên tiết mục thả đèn gió bay lên cao sẽ mang theo ước nguyện của
con người về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong sao cho những
điều ước của họ đến gần hơn với các vị thần. Tuy nhiên, ngày nay, dù rất ý
nghĩa nhưng tiết mục thả đèn gió đã bị cấm vì sự an toàn của du khách cũng
như người thả đèn. Bên cạnh nghi lễ thả đèn trời, người dân tộc Khmer còn có
tiết mục thả đèn hoa đăng ở dưới nước khi diễu hành các làn điệu dân tộc.
Đèn nước của người Khmer được làm theo nhiều kiểu khác nhau, tuy nhiên
vẫn phẩn đủ hai phần chính : phần đế đèn có thể sử dụng nhiều nguyên vật
liệu như cây chuối, kim loại, xốp,…Phần thân đèn thì được làm bằng giấy, gỗ,
mô phỏng các loại hình thù như hình Đức Phật, bông sen, mái chùa,… Trên
mỗi cây đèn, người ta sẽ để một chén đựng bông gòn tẩm dầu dừa hoặc cây 4
đèn cầy bé và đốt lên khi thả xuống nước. Đến khi đoàn diễu hành mang
những làn điệu dân gian đi qua, sẽ để lại mảng sông huyền ảo với những ngọn đèn hoa đăng lấp lánh.
Tuy nhiên, thu hút khách du lịch đến đây nhất phải kể đến hội đua Ghe ngo
được diễn ra vào ngày 14 tháng 10 Âm lịch, tức trước đêm trăng Rằm và nghi
thức thả đèn gió. Buổi trưa, khi nước đã dâng cao, cuộc đua Ghe ngo chính
thức bắt đầu và thường kéo dài từ ba đến bốn giờ giữa các đội đua với nhau.
Chiếc Ghe ngo là một biểu tượng văn hóa rất độc đáo của người dân Khmer
Nam Bộ, cũng là biểu hiện của sự đoàn kết, ấm no, hạnh phúc. Người địa
phương chia sẻ rằng, mỗi chiếc ghe ngo là đại diện cho một làng xã, nên cuộc
đua ghe thường diễn ra vô cùng quyết liệt, hăng say, không bởi giá trị phần
thưởng dành cho đội chiến thắng mà là vì danh dự và vinh quang của đơn vị
tham gia thi đấu. Tương truyền rằng, ghe ngo là phương tiện vượt sông,
chống giặc của bà con vùng sông nước từ thủa xa xưa. Nay hòa bình lập lại,
mỗi chùa ở các vùng đều cho làm một cái ghe thật to, trang trọng để chờ đến
ngày ghe hạ thủy tham gia trẩy hội với người dân. Hàng năm, vào dịp này,
người ta thường trang trí cho ghe thật lộng lẫy , đẹp mắt, treo đèn, kết hoa. Để
chuẩn bị cho cuộc đua, trước đó tầm một tháng, người dân trong làng tuyển
chọn những chàng trai có sức vóc khỏe khoắn để luyện tập,tham gia kì thi đua
ghe một năm mới có một lần nơi đây. Hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer
Nam Bộ còn gắn với truyền thuyết về thần rắn Nagar khi xưa biến thành khúc
gỗ để đưa Đức Phật qua sông, và đây cũng là dịp để mọi người tạ ơn thần
Nước sau chu kì gieo cấy- thu hoạch, vừa đưa tiễn thần về với biển cả ở thời
điểm mùa mưa vừa kết thúc, chuyển sang mùa khô trong chu kì một năm.
Ghe ngo là một loại thuyền độc mộc, làm từ thân cây gỗ, dài tầm 25m đến
27m với sức chứa lên tời 30 đến 50 người chèo. Như đã nói ở trên, cứ mỗi lần
hạ thủy, ghe ngo được bà con chuẩn bị rất đẹp đẽ và lung linh, trên đầu mỗi
ghe sẽ được tạc hình một con thú, là linh vật biểu trưng cho từng đội chơi.
Ngoài những tay chèo thuyền, mỗi ghe phải có một người chỉ huy đứng giữa
thổi còi phụ họa theo nhịp người điều khiển. Tiếng trống cùng dàn nhạc ngũ
âm mang âm hưởng vùng miền vang lên, hiệu lệnh xuất phát là một tiếng còi,
ngay sau đó, hàng trăm tay lái cùng rạp người vung chèo đều tăm tắp trong
tiếng hò reo cổ vũ của người xem. Khi đua, ngoài việc hợp lực để có thể về
đích sớm nhất ra, trường hợp hai chiếc ghe cùng nhau dẫn đầu gần đích nhất,
nếu cả hai mũi ghe đều hướng vào nhau và một người ở ghe này lấy được
chum “Sok Đanh” ( một linh vật ở ghe ngo đối thủ) ở ghe kia thì cũng được
coi là ghe chiến thắng. Có một du khách tại lễ hội chia sẻ: “ Những năm trước
chỉ có đội đua của thành phố Sóc Trăng, nhưng mười mấy năm may lại có
thêm các bạn tỉnh đến tham dự. Môn thể thao này là vui nhất của dân tộc
người Khmer.” “Trước đây, tôi chỉ xem qua báo đài, nay được chứng kiến tận
mắt, thấy đồng bào Khmer ở đây tổ chức một lễ hội giống như Tết của dân tộc
Kinh. Tâm trạng rất phấn khởi và chắc chắn lần sau sẽ quay lại.” Như vậy ta
cũng có thể thấy rằng, mới đầu, đây chỉ là lễ hội của riêng đồng bào người 5
Khmer Nam Bộ, nhưng trải qua nhiều năm được tổ chức và đúc kết kinh
nghiệm, người này truyền người kia, những tập tục, văn hóa của bà con nơi
đây ngày càng phổ biến và được đón nhận khắp nơi trên cả nước. Điều này
cho thấy sự phát triển tiến bộ về mặt quảng bá các phong tục lễ hội cổ truyền
của người dân bản xứ tới bạn bè năm châu.
2.3. Những giá trị văn hóa của lễ hội Ok Om Bok
Ông Ngô Hùng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cho biết : “ Lễ
hội Om Ok Bok – đua ghe ngo luôn được tỉnh Sóc Trăng tổ chức và duy trì
hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long nói chung. Đồng thời, qua lễ hội, tỉnh Sóc Trăng cũng mong muốn
tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh về vùng đất và con người Sóc
Trăng đến với du khách trong và ngoài nước.”
Như vậy, việc tổ chức và duy trì lễ hội Ok Om Bok có ý nghĩa rất lớn đối với
người dân nơi đây. Trước là để lưu truyền các tập tục có từ ngàn xa xưa, cúng
bái, cảm tạ thần Mặt Trăng, thần Sông, thần Nước,… đã phù hộ, ban phát cho
người dân mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, tốt lành, an yên. Lễ hội diễn ra
còn nhằm tưởng nhớ tới Đức Phật qua sự tích chú thỏ tốt bụng thủa nào dám
hy sinh bản thân mình làm thiện nguyện. Điều này cho thấy tấm lòng hảo tâm,
hướng Phật của người dân nơi đây rất lớn, một lòng hướng cho con trẻ cái
thiện, cái tâm sáng và trong trẻo. Nhờ có lễ hội, cộng đồng dân cư người
Khmer Nam Bộ mới có dịp thỏa mãn đời sống tâm linh, có được những giây
phút tự giáo dục, thiêng liêng, cao cả, giao cảm cùng với cộng đồng. “ Đó là
trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực vượt lên trên đời sống hiện thực”.
Đó cũng là những giá trị của lễ hội Ok Om Bok, bảo tồn, làm giàu và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phần hội đua Ghe ngo diễn ra cùng nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ
mùa lễ này sang lễ khác kết hợp với hình thức nghệ thuật sân khấu chuyên
nghiệp và diễn xướng của đồng bào Khmer Nam Bộ đã gắn kết tình làng xóm
láng giềng lại với nhau. Không chỉ thế, lễ hội đang ngày càng “xăm lăng”
khắp mọi miền Tổ quốc, khiến cho khách du lịch kéo đến ngày một đông. Họ
háo hức được tham gia lễ hội, được xem người dân bản địa cúng đêm trăng,
được xem thả đèn hoa đăng dưới nước, được hò reo cùng đám hội đua ghe, và
hơn hết, họ muốn được hòa mình vào không khí của anh em đồng bào. Lễ hội
Ok Om Bok đang ngày càng khẳng định vị thế trên địa hạt văn hóa truyền
thống của dân tộc, cũng như gia tăng khối đại đoàn kết trên cả nước.
Ngoài ra, Ok Om Bok còn là sản phẩm văn hóa kết tinh lâu đời trong tiến
trình lịch sử phát triển của cộng đồng người dân Khmer. Việc tổ chức lễ hội
đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của bà con nơi đây, 6
tang tình đoàn kết cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở các địa phương.
Cũng chính bởi những giá trị văn hóa nói trên, vào năm 2015, lễ hội Ok Om
Bok đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể cấp Quốc gia.
2.4. Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Ok Om Bok
Mặc dù vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người dân
Khmer trong lễ hội Ok Om Bok, song, chúng ta vẫn cần nhìn nhận nó với
nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là những vấn đề nổi cộm về tình hình phát
triển kinh tế cũng như vấn đề làm sao để bảo vệ môi trường khi phải tổ chức
một lễ hội lớn, thu hút hàng trăm khách du lịch như vậy. Trong lễ hội, chúng
ta không khó có thể nhìn ra có nhiều hoạt động mang tính thương mại hóa, lợi
dụng tín ngưỡng tâm linh để trục lợi bất chính, ép buộc, bắt chẹt,… người đi
trẩy hội. Hơn hết, việc lợi dụng tín ngưỡng để buôn thần bán thánh, đặt các
hòm công đức tràn lan,..đang có chiều hướng gia tăng, làm xấu đi nét đẹp và
giá trị văn hóa của một lễ hội cổ truyền. Như vậy, các cơ quan thẩm quyền
trong địa phương nên có công tác tuyên truyền và giáo dục, nâng cao nhận
thức cho người dân về những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội, trân trọng, giữ
gìn và chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng. Bên cạnh
đó, cần có biện pháp cụ thể đối với các hoạt động mê tín dị đoan và các tệ nạn
xã hội đang sống ký sinh trùng trong lễ hội. Đồng thời, chính quyền địa
phương các cấp cũng nên có phương án phạt nặng những hành vi cố tình gây
rối trong lễ hội, phá hỏng những di tích lịch sử có ý nghĩa và có lệnh phạt
nghiêm minh với những cá nhân, tổ chức không có ý thức bảo vệ môi trường,
xả rác bừa bãi trong suốt quá trình tham gia lễ Ok Om Bok. 3. KẾT LUẬN
Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ không những là nét sinh
hoạt văn hóa dân gian, văn hóa tâm linh mà còn tạo ra không gian sinh hoạt
văn hóa cộng đồng rất riêng, độc đáo của đồng bào nơi đây. Lễ hội không chỉ
có ý nghĩa bảo tồn, phát huy tập tục “uống nước nhớ nguồn”, cảm tạ vị thần
Mặt Trăng, thần Sông, thần Nước đã ban phát cho mùa màng bội thu, nông
dân sung túc, no ấm, gợi nhớ về lòng từ bi của Đức Phật mà còn truyền hơi
thở nhịp sống đương đại qua lễ hội phục vụ cho phát triển du lịch, trở thành
điểm nhấn hấp dẫn cho du khách mọi miền đến tham quan.
Tuy còn một vài hạn chế về ý thức của người tham gia lễ hội như vấn đề bảo
vệ môi trường và hoạt động mang tính thương mại trục lợi nhưng nhìn chung,
lễ hội Ok Om Bok đã góp phần lưu truyền và bảo vệ một cách đầy đủ, xác
đáng những truyền thống tập tục từ lâu đời của cha ông, mang dấu ấn văn hóa
và âm hưởng người bản địa khắp vùng miền. 7
Như đã nói trên, các cơ quan thẩm quyền của địa phương cũng xem xét thực
thi các biện pháp trừng phạt những kẻ gây rối, phá hoại của công, di tích, làm
ô nhiễm đến môi trường trong suốt quá trình tham gia buổi lễ. Ngoài ra,
chúng ta cũng nên làm công tác tuyên truyền, quảng bá về văn hóa lễ hội của
người Khmer không chỉ đến các địa phương lân cận mà còn mở rộng ra phạm
vi nước ngoài, để dân tộc ta ngày càng khẳng định được vị thế về một đất
nước có nền văn hiến, văn hóa lâu đời được bảo tồn và phát huy đến ngày nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Viện văn hóa dân gian, Lễ hội cổ truyền, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội , 1992
2. Ngô Đức Thịnh, Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền , nhà xuất bản Văn
hóa thông tin, Hà Nội, 2007
3. Huỳnh Ngọc Trảng, Ý nghĩa tâm linh của lễ Óoc Om Bok, kỷ yếu hội
thảo khoa học, Sóc Trăn, 2009
4. Tiền Văn Triệu, Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng, Phương Đông (2011)
5. Phương Quang, Những chuyện ít người biết xung quanh lễ hội Ok
Om Bok, báo Lao động, 2014 8