Tìm hiểu luật phòng chống tham nhũng | Trường đại học Lao động - Xã hội
được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI LIÊN CHI ĐOÀN LUẬT PHẦN THI VIẾT
HỘI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THEO QUYẾT ĐỊNH 137
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2022 Mã sinh viên: 1117081460
Họ và tên: NGUYỄN CẨM LY Lớp niên chế: D17LK01
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Đề tài: Bác Hồ với công tác phòng chống tham nhũng
Nhân kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta lại
nhớ đến Bác, nhớ những lời dạy của Bác từ hơn nửa thế kỷ trước về tệ quan
liêu, tham nhũng: Tham nhũng, lãng phí là "giặc nội xâm”, là "quốc nạn”.
Người kêu gọi mọi người phải cương quyết đấu tranh để loại bỏ chúng.
Cách nay gần 62 năm, ngày 5/9/1950 tại Chiến khu Việt Bắc diễn ra một
phiên tòa đặc biệt gây chấn động dư luận xã hội lúc bấy giờ. Đó là vụ án Trần
Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ và làm nhiều điều bỉ ổi.
Có thể nói đây là vụ án tham nhũng điển hình xảy ra trong bối cảnh Đảng,
Nhà nước, quân và dân ta còn gặp muôn trùng khó khăn, ăn đói, mặc rét nhằm
đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì việc đưa vụ án này ra
xét xử công khai trước công đường không chỉ vạch trần các hành vi tham
nhũng, sa đọa của kẻ phạm tội mà còn là lời cảnh tỉnh cho những kẻ coi thường
pháp luật, tham ô trộm cắp… tài sản Nhà nước, sống sa đọa đang nhởn nhơ ở ngoài xã hội.
Tại phiên toà, trước những chứng cứ đanh thép, Trần Dụ Châu đã phải cúi
đầu nhận tội. Cụ thể, Châu đã lấy cắp của công quỹ một số tiền lớn: 57.959
đồng Việt Nam, 149 đô la Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam.
Kết thúc phiên tòa, Trần Dụ Châu bị tuyên phạt với mức án cao nhất - tử hình.
Bản án đã nhanh chóng được báo cáo lên Hồ Chủ tịch. Sau khi cân nhắc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bác đơn xin giảm tội của Trần Dụ Châu. Quyết định
xử tử hình Trần Dụ Châu của Bác thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và
đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ. Điều đó cũng cho thấy sự nghiêm minh và
quyết tâm của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ trong việc đấu tranh chống tham ô,
tham nhũng, lãng phí. Sau vụ Trần Dụ Châu, tại phiên họp Hội đồng Chính phủ
từ ngày 15 - 17/11/1950, Bác Hồ trong bài phát biểu kết luận đã căn dặn: "Lúc
tìm người phải tìm cả tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương
dân, tiếc của dân thì không xảy ra việc đáng tiếc. Đồng thời phải giáo dục, cải tạo, kiểm tra cán bộ".
Sau này, nội dung đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và quan liêu
còn được Người nêu lên trong nhiều bài nói, bài viết tại các Hội nghị Trung
ương, ở những buổi làm việc với lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể ở Trung
ương, địa phương, cũng như ở nhiều bài viết quan trọng khác. Điều đó cho thấy
đây là một nội dung xuyên suốt trong cuộc đời đấu tranh hoạt động của Bác Hồ,
là vấn đề được Người thường xuyên quan tâm để giáo dục, rèn luyện cán bộ,
đảng viên và nhân dân ta. Về tác hại của tệ tham ô, tham nhũng. Ngay từ những
ngày đầu thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã coi
trọng lên án những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực Nhà nước trong không ít
cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Người luôn coi tham ô, lãng phí và quan
liêu là ba kẻ thù hết sức nguy hiểm, Người viết: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan
liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ”nó là: “Kẻ thù khá
nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức
của ta, để làm hỏng mọi việc của ta”.
Theo Hồ Chí Minh, trong ba kẻ thù trên, tham ô là kẻ thù nguy hiểm nhất,
bởi đó là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Nó
nguy hiểm đến mức mà Người từng xếp căn bệnh này ngang hàng với tội
phản quốc. Năm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Người nói:
“Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam, Đảng đó sẽ chỉ
có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của
đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và
những kẻ tham ô ra ngoài”. Và Người chỉ ra, tham ô và lãng phí đều do
bệnh quan liêu mà ra: “Quan liêu là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời
thực tế, xa rời quần chúng. Đối với công việc thì không điều tra, nghiên
cứu kỹ lưỡng. Chỉ đạo thì đại khái, chung chung. Không lắng nghe ý kiến
của quần chúng, tác phong không dân chủ. Sợ phê bình và tự phê bình.
Không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách… Vì
vậy, ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó có nạn tham ô, lãng phí”
+ Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới
không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không
gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem
xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị,
xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn…”
+ Người còn chỉ rõ: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc
bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không
nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững.
Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”
+ Từ kinh nghiệm thực tế, Người khẳng định: “…bệnh quan liêu đã ấp ủ,
dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”. “Bệnh quan liêu là nguồn
gốc sinh ra lãng phí, tham ô. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng: Ở đâu có bệnh
quan liêu thì ở đó chắc chắn có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu
càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Cho nên, muốn triệt để
chống tham ô, lãng phí thì phải kiên quyết chống nguồn gốc của nó là bệnh quan liêu”
Nhận thức rõ nguy cơ tham nhũng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và
phát triển của đất nước, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú
trọng đến công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đã sớm ban hành Nghị
quyết của Trung ương, Pháp lệnh và tiếp đó là Luật Phòng, chống tham nhũng,
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chiến lược Quốc gia phòng, chống
tham nhũng và nhiều quyết sách khác; đã thành lập Ban Chỉ đạo về phòng,
chống tham nhũng ở Trung ương và các địa phương. Song, nghiêm túc đánh giá
thì hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn thấp, chưa đáp ứng
yêu cầu của Đảng, Nhà nước và lòng mong muốn của các tầng lớp nhân dân
như Đại hội X và XI của Đảng đã nhận định.
Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI vừa bế mạc ngày
15/5/2012, Ban Chấp hành TƯ cũng thống nhất nhận định, công tác phòng,
chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu "ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham
nhũng". Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu
hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức
lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Điều đáng làm cho chúng ta phải lo lắng, suy nghĩ là tham nhũng len lỏi ở
khắp mọi nơi; không chỉ ở cán bộ, đảng viên cấp thấp, mà nó đã "bập” cả vào
một số cán bộ cấp cao, vào những ngành, nghề mà xưa nay nhân dân ta rất kính
trọng như giáo dục, y tế.
Đấu tranh chống tham nhũng thực chất là đấu tranh chống suy thoái, tiêu
cực từ trong nội bộ. Người vi phạm phần lớn là người có chức, có quyền. Vì
vậy, cuộc đấu tranh này rất gay go, phức tạp. Muốn có kết quả, phải đấu tranh
kiên trì và triệt để, phải phát động cho được đông đảo đảng viên và nhân dân
tham gia, thực hiện phương châm mà Hồ Chủ tịch thường nhắc nhở: "Dễ trăm
lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
*Liên hệ bản thân:
+ Sinh viên có trách nhiệm phải học tập và tuyên truyền chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng,
chống tham nhũng. Đồng thời khi phát hiện thấy hành vi tham nhũng xảy
ra trong môi trường học tập của minh thực hiện quyền tố cáo tới các cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
+ Sinh viên có thể tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng bằng
việc trực tiếp thực hiện quyền tố cáo của mình thông qua hoạt động của
ban thanh tra nhân dân, một số tổ chức để thực hiện quyền giám sát của
nhân dân ở địa phương, cơ sở.
+ Cần tự giác học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành nghiêm pháp
luật nhà nước, nhất là pháp luật về tư tưởng chính trị.
+ Tích cực đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng
+ Thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu;
tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói
không đi đôi với làm. Bản thân luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng.
+ Trong môi trường giáo dục sinh viên cũng cần có những ứng xử phù
hợp để xây dựng các mối quan hệ minh bạch, trong sáng, lành mạnh, góp
phần phòng chống tham nhũng trong môi trường giáo dục
+ Muốn đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả phải sử dụng
những giải pháp đồng bộ cả về nhận thức tư tưởng và tổ chức, luật pháp
và chính sách; các giải pháp vừa có tính chiến đấu cao, vừa khoa học, vừa kiên quyết và mạnh mẽ.
+ Trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cán bộ lãnh đạo, quản lý
có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Họ vừa là hạt nhân, vừa đi đầu
trong cuộc đấu tranh này; tự mình nêu gương sáng học tập và làm theo lời
dạy của Bác Hồ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư…”; đồng thời
phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước về
chống quan liêu, tham nhũng.
+ Đối với nhóm chủ thể là học sinh, sinh viên, trách nhiệm trong cuộc
đấu tranh phòng chống tham nhũng được thể hiện ở việc học tập và tuyên
truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, khi phát hiện thấy hành vi
tham nhũng xảy ra trong môi trường học tập của mình thì thực hiện
quyền tố cáo tới các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
+ Trung thực, tự giác, nghiêm túc trong việc học tập, không gian lận
trong thi cử, tự đi lên bằng chính năng lực của mình
+ Có thái độ kiên quyết, thẳng thắn, dám đứng lên tố giác, đấu tranh với
những hiện tượng tiêu cực trong môi trường học đường
+ Tự ý thức được trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng, kiên
quyết nói không với những biểu hiện tham nhũng.