-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển | Tiểu luận khoa quản trị kinh doanh
Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển | Tiểu luận khoa quản trị kinh doanh. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 42 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Khởi tạo doanh nghiệp (KTDN)
Trường: Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41632112
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM lOMoAR cPSD| 41632112
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----- -----
Chủ đề: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Giảng viên : Nguyễn Chí Bảo Họ và tên : Phạm Yến Ly MSSV : 2122190015 Lớp : CCQ2220E
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2024 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ
Chí Minh đã đưa bộ môn “Chuyên đề Thực hành nghiệp vụ giao nhận hiện trường và thủ
tục hải quan” vào chương trình giảng dạy để chúng em có cơ hội tiếp thu kiến thức quý
giá. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Chí Bảo đã truyền
đạt cho chúng em kiến thức và bài học hay.
Thời gian học bộ môn của thầy là khoảng thời gian tuyệt vời vì không chỉ được học lý
thuyết và còn nắm bắt được những kinh nghiệm, những bài học thực tế mà thầy đã giảng
trong quá trình học. Đây sẽ là hành trang để em có thể vững bước trên con đường đã lựa lOMoAR cPSD| 41632112
chọn ban đầu. Bộ môn “Chuyên đề Thực hành nghiệp vụ giao nhận hiện trường và thủ tục
hải quan” không chỉ bổ ích mà còn có tính thực tế cao.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài kế hoạch khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy có thể xem xét và góp ý
để bài kế hoạch của em được hoàn thiện hơn ạ!
Em xin chân thành cảm ơn thầy! NHẬN XÉT
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 41632112
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2 5. Kết
cấu........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU..............3 I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA........................................3
1.1. Khái niệm về xuất khẩu........................................................................................3
1.2. Vai trò của xuất khẩu............................................................................................3
1.3. Các loại hình xuất khẩu hàng hóa chủ yếu............................................................4
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa...................................................7 II.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU..............8
2.1. Khái niệm.............................................................................................................8
2.2. Đặc điểm...............................................................................................................9
2.3. Vai trò...................................................................................................................9
2.4. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận.............................................................10
2.5. Trách nhiệm của người giao nhận.......................................................................10 III.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.....12
3.1. Khái niệm về vận tải đường biển........................................................................12
3.2. Ưu và nhược điểm của vận tải đường biển..........................................................12
3.3. Vai trò.................................................................................................................13
IV. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER lOMoAR cPSD| 41632112
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ( FCL – Full Container Load )................................................13
4.1. Khái quát về hàng nguyên container ( FCL – Full Container Load )..................13
4.2. Phân loại container.............................................................................................14
4.3. Ưu và nhược điểm của hàng FCL.......................................................................15
4.4. So sánh sự khác nhau giữa hàng nguyên container và lẻ container.....................16
4.5. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển. .17
4.6. Bộ chứng từ giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container...................................17
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH
VỤ HÀNG HÓA PACIFIC..............................................................................................23 I.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY...............................................................................23
1.1. Thông tin chung..................................................................................................23
1.2. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................24
1.3. Lĩnh vực của công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific...................................24
1.4. Nhiệm vụ và chức năng của công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific............24 II.
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dịch vụ Hàng Hóa Pacific..........................25
III. Quy trình nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng nguyên container tại công ty
TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific...............................................................................27
3.1. Diễn giải quy trình:.............................................................................................27
3.2. Nhận xét về quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường
biển...........................................................................................32
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN............32
1. Định hướng hoàn thiện nghiệp vụ............................................................................32 lOMoAR cPSD| 41632112
2. Mục tiêu...................................................................................................................32
3. Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận này..............................................33
4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.............................................................................................33
KẾT LUẬN......................................................................................................................35 lOMoAR cPSD| 41632112 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay toàn cầu hóa là một xu thế đang không ngừng phát triển, Việt Nam cũng đang
hòa mình trong xu thế đó. Bằng chứng là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, gia nhập vào nhiều tổ chức trong khu vực và trên
thế giới như: ASEAN, WTO,... đó là động cơ thúc đẩy cho ngoại thương phát triển. Như
vậy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh tế ảnh hưởng
rất lớn cho sự phát triển. Trong đó nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy xuất khẩu, tạo đầu vào
cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang
nước ngoài. Ngược lại, xuất khẩu là thành phần quan trọng mang lại nguồn thu nhập ngoại
tệ đáng kể và là động lực cho sự phát triển trên nhiều phương diện khác cho đất nước.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu hay nhập khẩu thực tế đã cho thấy bản thân doanh nghiệp không
thể chủ động hoàn toàn trong việc trực tiếp vận chuyển, giao nhận hàng hóa đến khách
hàng của mình trên thế giới, chỉ vì khoảng cách địa lí. Vì thế, ngành giao nhận hàng hóa
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hóa, là cầu nối giữa người
mua và người bán và cả người tiêu dùng.
Chính vì thế em quyết định chọn đề tài ‘‘Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuất
khẩu nguyên container bằng đường biển” tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific
nhằm tiềm hiểu thực trạng việc thực hiện quy trình, phát hiện những ưu, nhược điểm và
đưa ra giải pháp để hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa nguyên container
bằng đường biển. Đánh giá thực trạng nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa nguyên
container bằng đường biển tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific. Từ đó, đánh
giá những điểm hoàn thiện và chương hoàn thiện diễn ra trong nghiệp vụ. 1 lOMoAR cPSD| 41632112
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Bài luận nghiên cứu Nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa
nguyên containerbằng đường biển tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hoá PACIFIC.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
nguyên container bằngđường biển tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa PACIFIC.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là thu thập thông tin thông qua sách, báo, tài liệu lưu trữ,
số liệu thống kê, thông tin đại chúng, internet,… 5. Kết cấu
Nội dung của bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích về vấn đề nghiên cứu tại Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa Pacific
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa nguyên
container bằng đường biển
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
I.1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa: là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Xuất khẩu không phải là hoạt động kinh doanh buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống các quan
hệ buôn bán được pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho phép nhằm mục tiêu lợi
nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng
bước nâng cao mức sống của nhân dân. 2 lOMoAR cPSD| 41632112
I.2. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu được xuất hiện từ rất lâu không chỉ thông qua hình thức sơ khai là hoạt động
trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ. Theo thời gian cùng với
sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu ngày càng lớn mạnh.
a. Đối với doanh nghiệp
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu của mình là
lợi nhuận, là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới.
- Hoạt động xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng
doanh số bán hàng, đa dạng hóa thị trường đem về doanh thu cho doanh nghiệp.
- Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các
doanh nghiệp trong và nước ngoài giúp mở rộng quan hệ kinh doanh.
b. Đối với nền kinh tế
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa.
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
I.3. Các loại hình xuất khẩu hàng hóa chủ yếu
a. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là bán hàng hoá ra nước ngoài mà không thông qua bên trung gian
nào. Doanh nghiệp phải tự thực hiện quá trình bán hàng và đồng thời phải chịu trách
nhiệm giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài. Ưu điểm Nhược điểm 3 lOMoAR cPSD| 41632112
Chủ động trong việc tìm kiếm khách
Tiềm ẩn các rủi ro liên quan đến hàng
hàng, trong vận chuyển và các thủ tục hóa. liên quan. Tốn nhiều chi phí.
Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ hàng
hóa và biến động của thị trường.
Chủ động đối phó với những diễn
biến mới trên thị trường.
b. Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp hay được gọi là xuất khẩu ủy thác, đây là hình thức bán hàng ra
nước ngoài thông qua trung gian (bên thứ ba). Các bên trung gian mua bán chủ yếu
trong kinh doanh xuất khẩu là: đại lý, công ty quản lí xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp nhận ủy thác (bên thứ ba) cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn
vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán
đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng. Ưu điểm Nhược điểm
Không cần phải tìm kiếm khách
Bị hạn chế về quyền kiểm soát giá
hàng, tiết kiệm được thời gian và
Phụ thuộc vào các cam kết của bên ngân sách. thứ ba.
Độ xảy ra rủi ro thấp, ít trách nhiệm.
Không kiểm soát được các mối quan
Không cần phải đầu tư thời gian và hệ với khách hàng.
ngân sách để tìm người mua.
Không cập nhật được các xu hướng
thị trường và người tiêu dùng. 4 lOMoAR cPSD| 41632112
c. Xuất khẩu tại chỗ
Là nhà xuất khẩu ở Việt Nam bán hàng cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng
cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài Ưu điểm Nhược điểm
Tiết kiệm khá nhiều chi phí và thời
Thủ tục khá phức tạp. gian vận chuyển.
Hạn chế trong việc lựa chọn vận
Doanh nghiệp có nhiều ưu đãi về thuế chuyển. suất,…
Phụ thuộc vào điều kiện địa lí và cơ sở hạ tầng.
Giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hàng hóa được an toàn.
Tăng kim ngạch xuất khẩu.
Dễ xử lí khi xảy ra sai sót.
d. Tạm xuất tái nhập – tạm nhập tái xuất
Tạm nhập: là việc nhập khẩu hàng trong một thời gian ngắn hạn ( tạm nhập ) vào
lãnh thổ của 1 quốc gia.Hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ
được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục
đích nhất định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không
nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường của quốc gia đó mà sau một thời gian
ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.
Tái xuất: là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Là sau khi hàng hóa được làm thủ tục
thông quan, nhập khẩu vào quốc gia, thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Ưu điểm Nhược điểm
Giảm các chi phí về thuế.
Dễ gây ra sự chèn ép về các thủ tục
Tiết kiệm thời gian và chi phí.
liên quan đến tái xuất.
Tăng khả năng sử dụng nguồn lực.
Đối mặt với nhiều rủi ro về giá. Các
rủi ro liên quan khác như hàng hóa
Đa dạng hóa các sản phẩm.
không đúng với khai báo, hàng hóa
Không phải chịu thuế nhập khẩu.
không thể tái xuất xử lí,… 5 lOMoAR cPSD| 41632112
e. Gia công hàng xuất khẩu
Gia công sản xuất: là một hình thức sản xuất mà trong đó một công ty thuê một công
ty khác để sản xuất sản phẩm của mình. Nhà gia công sẽ sử dụng các nhà máy, thiết bị
và nhân công của mình để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Ưu điểm Nhược điểm Đối bên đặt
Tận dụng lợi thế về chi
Khó khăn trong việc kiểm soát gia công phí chất lượng sản phẩm
Có thể thâm nhập vào thị
Phụ thuộc vào nguồn cung cấp
trường của nước nhận gia nguyên liệu, phụ liệu công
Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Đối với bên
Thu hút vốn đầu tư nước
Có thể gây ra ô nhiễm môi trường nhận gia ngoài, tạo việc làm cho
Mâu thuẫn giữa người lao động công người dân và chủ doanh nghiệp Nâng cao trình độ công
Lệ thuộc vào bên đặt gia công về
nghệ, kỹ thuật và quản lý
các nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu
Góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
I.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa
a. Về môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế là yếu tố tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu. Nó ảnh hưởng đến
chi phí đầu vào của doanh nghiệp nhập khẩu và mức cầu của thị trường thếgiới đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
b. Về chính trị và pháp luật
Chế độ chính trị của một quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu chế độ chính trị ổn định, bền vững, nhà đầu tư sẽ có môi trường thuận lợi để 6 lOMoAR cPSD| 41632112
phát triển hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, chế độ chính trị bất ổn, luôn rơi vào tình trạng
báo động thì nguy cơ xảy ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
c. Về môi trường văn hóa và xã hội
Môi trường sống, phong tục tập quán,… đều khác nhau ở các quốc gia.
Điều này dẫn đến sự khác biệt trong thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu sản phẩm. Đây là yếu
tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải luôn tìm hiểu thị trường để đưa ra các quyết định
kinh doanh phù hợp với văn hóa – xã hội.
d. Về khoa học – công nghệ
Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng quy
mô, năng suất, hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian vận hành hoạt động sản
xuất. Hơn nữa, hệ thống công nghệ thông tin tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu tìm
hiểu thông tin sản phẩm và thị trườngquốc tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ
giữa các quốc gia, góp phần phát triển hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, chỉ có những doanh nghiệp nào biết nắm bắt nhanh và áp dụng kịp thời thì mới
tránh khỏi những thách thức của sự đổi mới công nghệ mang lại.
e. Về các nhân tố khác như:
Về môi trường, điều kiện tự nhiên
Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Sức ép người cung cấp
Sức ép người tiêu dùng
Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế
Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU II.1. Khái niệm
Khái niệm về giao nhận hàng hóa 7 lOMoAR cPSD| 41632112
Theo điều 163 của Luật thương mại Việt Nam ban hành năm 2005 thì dịch vụ giao nhận
hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, kho bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
khách có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người
vận tải và của người giao nhận khác ( gọi chung là khách hàng ).
Khái niệm về người giao nhận hàng hóa
Theo FIATA, người giao nhận là người có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa được giao
theo hợp đồng hoa hồng và hành động vì lợi ích của người giao nhiệm vụ. Người giao nhận
cũng chịu trách nhiệm quan tâm đến tất cả các hoạt động liên quan đến hợp đồng như lưu
kho, kho bãi, làm thủ tục hải quan,kiểm tra hàng hóa,…
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi tự mình lo việc giao hàng), chủ tàu (khi chủ tàu
thay mặt cho chủ hàng kinh doanh dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hoặc kho hàng, công
ty giao nhận chuyên dụng hoặc bất cứ loại hìnhdoanh nghiệp nào khác có đăng ký kinh
doanh dịch vụ chuyển phát nhanh. II.2.Đặc điểm
Do đây là một loại hình kinh doanh dịch vụ vậy nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng đồng nhất, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng, hàng
hóa không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Tuy nhiên
hoạt động kinh doanh dịch vụ này có những đặc điểm riêng như:
Dịch vụ giao nhận hàng hóa không tạo ra sản phẩm vật chất, nó làm cho đối
tượng thay đổi về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật.
Mang tính thụ động: dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách
hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật,…
Mang tính thời vụ: là phục vụ cho hoạt động xuất khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn
vào lượng hàng hóa xuất khẩu. 8 lOMoAR cPSD| 41632112
Ngoài ra, còn có những công việc như làm thủ tục, lưu cước, người làm dịch vụ
giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp,… II.3.Vai trò
a. Đối với doanh nghiệp
Hoạt động giao nhận có tác dụng tiết kiệm, giảm chi phí trong quá trình lưu thông
phân phối (chủ yếu là phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn, chi phí này cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường).
Do đó, giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóa trên thị
trường giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh tranh trong các doanh nghiệp.
b. Đối với nền kinh tế
Hoạt động giao nhận làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn,
tiết kiệm mà không cần phải có sự tham gia của người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Ngoài ra giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương
tiện vận tải, tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các
phương tiện hỗ trợ khác.
Hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên khốc liệt
chính vì vậy phát triển hoạt động giao nhận một cách có hiệu quả sẽ góp phần tăng cường
năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế quốc gia.
Sự phát triển của hoạt động giao nhận đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh
các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Giao nhận phát triển tốt sẽ
mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Và góp phần giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường buôn bán quốc tế. Hoạt động
này là cầu nối trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến những thị trường mới một cách an
toàn, đúng yêu cầu về địa điểm, thời gian đã đặt ra. 9 lOMoAR cPSD| 41632112
II.4.Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
Theo điều 17 Luật Thương mại quy định, người giao nhận có những quyền & nghĩa vụ như
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì lợi ích của khách hàng
thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
Sau khi kí kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận về
mặt thời gian thực hiện nghĩa vụ phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm
Phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong thời gian hợp lí nếu trong hợp đồng không
thỏa thuận về mặt thời gian thực hiện nghĩa vụ khác với khách hàng.
Người giao nhận được nhận tiền công và các khoản thu hợp lí khác.
II.5.Trách nhiệm của người giao nhận
Khi là đại lí của chủ hàng: Là tùy theo khả năng của người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm như sau:
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện Kinh doanh tiêu chuẩn”
(Standard Trading Conditions) của mình.
Giao nhận không đúng chi dẫn.
Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hóa.
Thiếu sót trong khi làm thủ tục Hải Quan.
Giao hàng cho một người khác chứ không phải chính người nhận.
Gửi hàng đến nơi sai quy định.
Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
Tái xuất không làm đúng với những thủ tục cần thiết về việc không hoàn thuế. 10 lOMoAR cPSD| 41632112
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba
như: người chuyên chở hoặc người giao nhận khác,…
Khi là người chuyên chở: Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là
một nhà thầu độc lập, chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của
người giao nhận khác... mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và
thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do Luật
lệ của các phương thức vận tải quy định.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở. Chứ không phải trong trường hợp,
anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình mà còn trong
trường hợp là anh ta phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận
trách nhiệm của người chuyên chở.
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho,
bốc xếp hay phân phối…thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở.
Nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc đã cam
kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở khi đóng
vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng
mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy ước do phòng Thương mại quốc tế ban
hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của
hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:
Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác.
Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp.
Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa.
Do chiến tranh hoặc đình công.
Do các trường hợp bất khả kháng. 11 lOMoAR cPSD| 41632112
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoảng lợi đáng lẽ khách hàng
được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.
III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN III.1.
Khái niệm về vận tải đường biển
Vận tải đường biển ( hay còn gọi là vận tải biển) là hình thức vận chuyển người hoặc
hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên biển như tàu, thuyền,… trên các đương
giao thông đường biển. Là ngành vận tải mà sản phẩm của nó tạo ra sự di chuyển hàng
hóa và hành khách bằng các đường giao thông trên biển với các phương tiện của mình.
Theo công ước liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978 thì:
“Vận tải đường biển là phương thức mà theo đó người chuyên chở đảm nhận việc
chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến cảng khác để thu tiền cước.” III.2.
Ưu và nhược điểm của vận tải đường biển Ưu điểm Nhược điểm
Các tuyến đường vận tải hầu hết là
Thời gian vận chuyển lâu.
các tuyến đường giao thông tự
Phải kết hợp them với các hình nhiên.
thức vận chuyển khác để giao hàng
Năng lực vận chuyển rất lớn.
Tốc độ tàu thấp, còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Giá thành thấp.
Thích hợp với việc vận chuyển hầu
hết các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế. III.3. Vai trò
Vận tải đường biển là yếu tố không thể tách rời và thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. 12 lOMoAR cPSD| 41632112
Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị
trường trong buôn bán quốc tế.
Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. Với khối lượng hàng hóa
được vận tải đi khắp thế giới sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngày một phát triển.
Góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển vận tải biển phát triển kéo theo cảng
biển và người khai thác tạo nên ngành công nghiệp hàng hải hiện nay đóng vai trò quan
trọng nhằm giúp các quốc gia thành viên tạo điều kiện cho tăng trưởng việc làm, phồn
thịnh và tính ổn định thông qua tăng trưởng thương mại bằng đường biển IV.
TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ( FCL – Full Container Load ) IV.1.
Khái quát về hàng nguyên container ( FCL – Full Container Load )
FCL là viết tắt của cụm từ Full Container Load, nghĩa là đóng hàng và vận chuyển bằng
nguyên container. Người gửi hàng sẽ có trách nhiệm đóng hàng hoàn chỉnh vào container
và người nhận hàng sẽ có trách nhiệm dỡ và lấy hàng hóa ra khỏi container.
Container là một loại đơn vị vận chuyển tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong ngành
vận tải và logistics. Đây là một khối hộp chữ nhật được làm bằng thép hoặc hợp kim, được
thiết kế để chứa, bảo vệ và vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và hiệu quả
Các loại xe container thường có kích thước tiêu chuẩn và tuân theo các quy định của Tổ
chức Hàng hải Quốc tế (ISO), và có 2 hệ quy chuẩn cho kích thước container chính:
ISO 668:2013 Series 1 freight containers: Phân loại, kích thước và xếp hạng
ISO 1496-1:2013 Series 1 freight containers: Thông số kỹ thuật và thử nghiệm. IV.2. Phân loại container Container Khô
Loại container khô này được sử dụng để vận chuyển hàng khô bao gồm các loại thông
dụng như: container 20ft, container 40ft hoặc container 40ft cao. Các loại container này
được sử dụng chủ yếu trong vận chuyển hàng hóa đường biển. 13 lOMoAR cPSD| 41632112 Container lạnh
Container lạnh được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp hiện nay để vận chuyển các
mặt hàng, các mặt hàng đông, dược phẩm, thiết bị linh kiện điện tử v.v.. với dải nhiệt độ
lưu trữ từ +30 độ C đến - 30 độ.
Cấu tạo của container lạnh rất khác so với các container thông thường để đáp ứng các
nhu cầu về lưu trữ bảo quản nhiệt độ, độ ẩm của hàng hoá được vận chuyển. Container mở nóc
Đây là loại container được thiết kế nhằm phục vụ cho việc vận chuyển các loại hàng hóa
đặc thù, siêu trường siêu trọng, quá khổ. Sau khi quá trình đóng hàng kết thúc, nóc thùng
container sẽ được phủ một lớp vải bạt. Các loại hàng hóa chủ yếu được sử dụng để vận
chuyển là máy móc, thiết bị cơ giới, nguyên vật liệu và gỗ. Container bồn
Thùng chứa bồn có hình dáng ống trụ được cấu tạo từ thép chống gỉ với lớp cách nhiệt
và lớp bảo vệ làm từ nhôm hoặc PU, và được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO với độ bền 10
cao và cực kỳ chắc chắn. Loại thùng này dùng để vận chuyển các loại hàng hóa như chất
lỏng (xăng, dầu, nước, thủy ngân), khí gas, và bột. Container Flat Rack
Có thiết kế không trần, không vách chỉ có sàn rất cứng và được lắp đặt thêm 2 đà trụ
trước và sau để cố định, gấp gọn hoặc tháo rời thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa.
Container flat rack thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa nặng, có kích thước quá khổ,
khó vận chuyển, cồng kềnh như sắt thép, máy móc lớn, xe tải, thuyền,… IV.3.
Ưu và nhược điểm của hàng FCL Ưu điểm Nhược điểm 14 lOMoAR cPSD| 41632112
Rất được ưa chuộng để vận chuyển
Chi phí hàng tồn kho cao hơn. những khoảng cách xa.
FCL không phù hợp với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận
Người gửi có quyền kiểm soát toàn bộ
quá trình đóng gói, vận chuyển và lịch trình của container. chuyển hàng hóa ít.
Tận dụng tối đa không gian container.
Khi bạn lựa chọn vận chuyển FCL,
Đảm bảo an toàn hàng hóa.
việc giao hàng sẽ có thể phức tạp hơn.
Lựa chọn hoàn hảo khi vận chuyển số
Vận chuyển số lượng lớn có nghĩa là
lượng lớn hàng hóa hoặc các mặt
doanh nghiệp sẽ phải chi trả nhiều tiền
hàng cồng kềnh, to lớn,…
hơn cho không gian để hàng. IV.4.
So sánh sự khác nhau giữa hàng nguyên container và lẻ container
Hàng nguyên container Hàng lẻ container Trách nhiệm
Vận tải hàng hóa từ kho chứa
Vận tải hàng hóa đến kho CFS
của người gửi đến bãi container của cảng đi.
của cảng đi và thanh toán chi phí hàng
Chất xếp, đóng gói, đánh dấu mã hàng, làm TTHQ,… liên quan.
Cung cấp chứng từ thương mại, vận tải, làm TTHQ,… Trách nhiệm
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để làm
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để làm của bên nhận
thủ tục hải quan, xuất trình vận
thủ tục hải quan, sau đó nhận hàng
đơn để nhận hàng, sau đó vận
hàng tại trạm trả hàng lẻ.
chuyển hàng về kho và hoàn trả container rỗng. Trách nhiệm
Phát hành vận đơn, bốc
Vận chuyển hàng lẻ từ cảng đi người chuyên
container từ cảng đi xuống tàu,
cho đến cảng đích, giao hàng chở
giao hàng cho người nhận và
và trả hàng trực tiếp cho người
chịu mọi chi phí trong quá trình
nhận hàng theo vận đơn đã vận chuyển.
thỏa thuận với người gửi. 15 lOMoAR cPSD| 41632112
Quy trình vận Đơn giản và nhanh chóng hơn.
Phức tạp và mất nhiều thời gian chuyển Rủi ro đối với Thấp Cao hàng hóa 16 lOMoAR cPSD| 41632112
IV.5. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển 17 lOMoAR cPSD| 41632112 IV.6.
Bộ chứng từ giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container
a. Bill of Lading
Bill of Lading hay còn gọi là vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá do
người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của hãng tàu ký phát cho chủ hàng sau khi
tàu rời bến. Vận đơn đường biển là một giấy chứng nhận hãng tàu cấp cho bạn nhằm xác
minh hãng tàu đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn. Vận đơn có chức năng quan trọng và
tác dụng đến quá trình chuyển đổi chủ sở hữu hàng hoá. 18 lOMoAR cPSD| 41632112 b. Packing list
Packing list là bảng kê chi tiết hàng hóa hoặc phiếu đóng gói hàng hóa. Là một trong những
chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu do người bán phát hành sau khi
hoàn thiện vai trò đóng hàng gửi cho người mua. 19 lOMoAR cPSD| 41632112
Trên Packing List thể hiện rõ người bán đã bán những gì cho người mua, qua đó người
mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không. Thông
thường trên một Packing list) sẽ chỉ thể hiện quy cách đóng gói, số lượng hàng hóa thực tế
người bán giao hàng cho người mua chứ không thể hiện giá trị của lô hàng. 20 lOMoAR cPSD| 41632112
c. Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền
thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản
xuất hoặc khai thác hàng hóa. 21 lOMoAR cPSD| 41632112
d. Commercial incoice
Hóa đơn thương mại là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người
mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ
phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể. 22 lOMoAR cPSD| 41632112
e. Customs Declaration
Customs Declaration là tờ khai hải quan, mà ở đó chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc
người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng
khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam. Khi một doanh nghiệp có
nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai tờ khai hải quan là một
trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt
động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ HÀNG HÓA PACIFIC 23 lOMoAR cPSD| 41632112 I.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Logo Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific I.1. Thông tin chung
Tên công ty: Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa PACIFIC
Tên quốc tế: PACIFIC CARGO SERVICE COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: PCSC CO.,LTD Mã số thuế: 0312604092
Người đại diện pháp luật: Trần Hoàng Quân
Địa chỉ: 290/45/26A Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: 0909 075 389 Fax: (84-8) 3516 3341
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên ngoài nhà nước Website: www.pcsc-cargo.com
Email: quan.hoang@pcsc-cargo.com
Ngày hoạt động: 25-12-2013 Ngày cấp: 30-12-2013
Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh
Tình trạng: Đang hoạt động ( đã được cấp GCN DKT )
I.2. Quá trình hình thành và phát triển 24 lOMoAR cPSD| 41632112
Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific (tên quốc tế là Pacific Cargo ServiceLtd).
Công ty được thành lập ngày 25 tháng 12 năm 2013 và chính thức đi vào sản xuất. Có giấy
phép kinh doanh và thực hiện kinh doanh theo quy định của nhà nước.
Khi bắt đầu thành lập, công ty luôn chú trọng đặc biệt đến việc phân phối dịch vụ,sản
phẩm trong các lĩnh vực khác nhau. Nhằm mục đích đa dạng hóa dịch vụ để phụcvụ cho
khách hàng tại Việt Nam.
Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific là một công ty tư nhân. Với nhiều năm kinh
nghiệm trong ngành vận tải đã giúp cho công ty giữ thế mạnh trong thị trường cạnh tranh
hiện nay. Công ty có nhiều đại lý mạnh trên thế giới như thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ.
Phương châm của công ty chính là “An toàn, Nhanh chóng,Hiệu quả và Tiết kiệm”
I.3. Lĩnh vực của công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải (lĩnh vực chính).
Đại lý, môi giới, đấu giá.
Bán buôn nông, lâm sản.- Buôn bán thực phẩm.
Vận tải hành khách đường bộ. Đại lý du lịch. Điều hành tua du lịch.
Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác..
I.4. Nhiệm vụ và chức năng của công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific Nhiệm vụ:
Đưa ra các kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh.
Tổ chức đội ngũ nhân viên năng động trong công tác tìm kiếm thị trường.
Xây dựng mối quan hệ tốt và rộng rãi với các hãng tàu để tranh thủ được sự ưu
đãitạo thêm sự thuận lợi trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. 25 lOMoAR cPSD| 41632112
Quảng bá thương hiệu để tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng để tăng thuận lợi
trong việc kinh doanh của công ty. Chức năng:
Tổ chức phối hợp với các tổ chức vận tải có phương tiện khác ở trong và ngoài
nướcđể tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nhận sự ủy thác về giao nhận, kho, vận tải, thương mại – xuất nhập khẩu trực tiếp
Tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải, xuất nhập khẩu, thương mại hàng hóa.
Thực hiện các dịch vụ về giao nhận, thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hoa
xuấtnhập khẩu hàng hóa. II.
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dịch vụ Hàng Hóa Pacific Trong đó:
Giám đốc: là ông Trần Hoàng Quân, nắm vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, trực tiếp
phụ trách công tác đối ngoại, tài chính và quản lý các phòng ban trong công ty. Ông là
người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình về điều hành, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Lập các kế hoạch thực hiện công việc và phân công nhiệm vụ cho từng
nhân viên. Ký kết các giao dịch, chứng tư được ủy nhiệm tại ngân hàng. Giám sát việc thực 26 lOMoAR cPSD| 41632112
hiện công việc của nhân viên và quản lý các bộ phận trongcông ty. Ban hành các quy chế
quản lý nội bộ. Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lý.
Phó giám đốc: là người phụ trợ cho giám đốc, đại diện giám đốc khi giám đốc vắng mặt
hoặc khi được ủy quyền. Phó giám đốc sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh và điều hành hoạt
động thường ngày của công ty. Đại diện giám đốc quan hệ công tác với cơ quan ban ngành
khi có sự ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi công tác được giao.
Phòng kinh doanh: là bộ phận có trách nhiệm là tìm kiếm khách hàng mới cho công ty,
thiết lập quan hệ với khách hàng, đàm phám ký kết các hợp đồng kinh tế, giới thiệu, quảng
bá hình ảnh, sản phẩm của công ty cho các đối tác kinh doanh. Ngoài ra,bộ phận đảm trách
riêng việc lập kế hoạch, chiến lược, tham gia đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực
hiện các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Phòng tài chính kế toán: là chịu trách nhiệm các hoạt động về tài chính - kế toán. Đảm
bảo hạch toán đúng và đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh, số liệu chính xác, đảm bảo cho công
ty làm ăn có hiệu quả và thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Phòng xuất nhập khẩu gồm:
Bộ phận giao nhận: Phối hợp với các bên liên quan như quản lý kho bãi, vận chuyển hàng,
hải quan… giám sát hoạt động bốc dỡ, nhập container, xem xét lựa chọn container rỗng và
sạch, đóng gói hàng, vận chuyển từ các kho đến các khu vực phù hợp theo đúng quy định.
Bộ phận giao nhận có trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai hải quan đến
khâu giao hàng đúng hẹn cho khách hàng của công t.
Bộ phận chứng từ: Thực hiện kiểm tra giám sát, lập các chứng từ liên quan đếnhàng hóa
xuất nhập khẩu. Trực tiếp soạn thảo bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan, khai báo hải quan.
Chuẩn bị đầy đủ các công văn, chứng từ cần thiết khác để hoàn thiện đơn hàng cho khách
hàng. Chịu trách nhiệm chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu liên quan đến lô hàng, làm hồ
sơ thanh toán quốc tế, quản lí lưu trữ hồ sơ chứng từ như: thư từgiao dịch liên quan, đơn
đặt hàng, bộ chứng từ... Liên hệ với các nhà cung ứng vàkhách hàng về lịch chuyển hàng và giao nhận hàng. 27 lOMoAR cPSD| 41632112
III. Quy trình nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng nguyên container tại công ty
TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific. III.1.
Diễn giải quy trình:
Bước 1: Nhận thông tin từ khách hàng
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Blue Earth là khách hàng của
công ty Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific. Sau khi công ty Blue Earth ký hợp đồng mua bán hàng
hóa với công ty HanwooriIndustry Co.,LTD sẽ bàn giao chứng từ cho công ty Pacific. Chứng từ bao gồm: Hợp đồng thương mại
Các thông tin liên quan về lô hàng để làm thủ tục xuất khẩu 28 lOMoAR cPSD| 41632112
Bước 2: Lấy Booking từ hãng tàu
Vì công ty Pacific không mạnh tuyến Việt Nam – Hàn Quốc nên đã liên hệ với công ty
IUM Logistics để tìm cước tàu hợp lí. Sau quá trình thương lượng đàm phán, công ty
Pacific đã đồng ý book cước tàu từ công ty IUM Logistics của hãng tàu
Pan Continental Shipping Co,.LTD. Công ty IUM Logistics lấy booking confirmation
từhãng tàu với những thông tin sau: Số Booking Ngày dự kiến tàu đi
Ngày dự kiến tàu đến Tên tàu/ Số hiệu Cảng đi Cảng đến
Bước 3: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Công ty Pacific sẽ nhận bộ chứng từ, từ công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập
Khẩu Blue Earth để kiểm tra và đối chiếu với Booking cofirmation do hãng tàu cung cấp. Gồm các chứng từ:
Booking Confirmation: là nhân viên chứng từ của công ty Pacific sẽ kiểm tra tất cả
thông tin trên Booking Confirmation đã chính xác và đầy đủ chưa. Nếu phát hiện có
sai sót thì sẽ báo lại với hãng tàu để sửa lại thông tin cho đầy đủ và chính xác. Kiểm
tra xong thì nhân viên sẽ thông báo và gửi lại cho khách hàng là nhà xuất khẩu (công
ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Blue Earth), Booking Confirmation
cùng với thông tin chitiết lô hàng xuất khẩu, thời gian đóng hàng để phía nhà xuất
khẩu theo dõi, lập Invoice, lập Packing List, lấy cont rỗng đưa về kho để đóng hàng và vận chuyển ra cảng.
Commercial Invoice: là nhân viên chứng từ của công ty Pacific nhận được C/I từ
công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Blue Earth sẽ kiểm tra lại 29 lOMoAR cPSD| 41632112
các thông tin trên C/I đã chính xác và đầy đủ chưa. Vì C/I là làm chứng từ thanh toán
nên cần phải kiểm trachính xác các thông tin như tên hàng, số lượng, đơn giá, phương
thức thanh toàn, điềukiện giao hàng,…
Packing List: là khi nhận được Packing List nhân viên chứng từ của công ty Pacific
cũng sẽ kiểm tra lại các thông tin đã chính xác chưa.
Bước 4: Mượn container rỗng
Công ty IUM Logistics gửi booking note qua email của công ty Pacific, bộ phận chứng
từ sẽ xác nhận, sau đó nhân viên giao nhận sẽ tới cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) để trình
Booking confirmation tại văn phòng đại diện hãng tàu để đổi lấy lệnh cấp container
rỗng. Khi đó, liên hệ đội xe đến cảng mà hãng tàu đã kí phát. Trong lúc nhận vỏ
container thì nhân viên cảng sẽ đưa cho nhân viên giao nhận phiếu Equipment
Interchange Recceipt (EIR) để xác nhận container đã được bàn giao.
Khi nhận container rỗng, nhân viên cần tiến hành kiểm tra container rỗng, các chitiết cần kiểm tra như:
- Bên ngoài container: vỏ méo hay không, số cont có bị mờ không, cửa container đóngcó
chắc chắn và khóa an toàn không, chốt bấm seal như thế nào,…
- Bên trong container: sàn, vách, và nóc container đã được vệ sinh chưa,…
Sau khi kiểm tra nếu mọi thứ đều đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển thì tiến
hành vận chuyển cont về kho để đóng hàng. Còn nếu chưa đảm bảo an toàn thì phải báo
cho cán bộ hải quan để họ tiến hành xác nhận tình trạng của container.
Bước 5: Đóng hàng và chuyển hàng ra nơi tập kết
Container rỗng được vận chuyển về kho của công ty TNHH Thương Mại Dịch VụXuất
Nhập Khẩu Blue Earth để đóng hàng. Nhân viên giao nhận sẽ theo dõi, giám sátviệc
đóng hàng, chụp hình tình trạng container hàng và ghi nhận hàng hóa đóng
vàocontainer. Sau khi hoàn thành xong bước đóng hàng sẽ chuyển hàng ra nơi tập kết 30 lOMoAR cPSD| 41632112
Bước 6: Lập SI và VGM
Lập SI để gửi cho hãng tàu nhằm phát hành Draft Bill. Nên gửi trước thời hạn Cut-off
time để yêu cầu xác nhận và đảm bảo họ đã nhận được trước thời hạn.
Người gửi hàng có trách nhiệm cung cấp VGM đến hãng tàu hoặc cảng đúng thời
hạn,thời hạn trình VGM dựa trên Booking và không được vượt quá quy định. Nếu vượt
quá quy định thì container sẽ không được xếp hàng lên tàu hoặc nếu khai sai khối lượng
container thì mọi chi phí phát sinh sẽ do chủ hàng chịu trách nhiệm.
Bước 7: Làm thủ tục hải quan
Bộ phận chứng từ của công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hoá Pacific sẽ tiến hành làm thủ
tục hải quan để thông quan cho lô hàng dựa vào các chứng từ đã được nhà sản xuất cung cấp, gồm có:
Hợp đồng ngoại thương - Hóa đơn thương mại Phiếu đóng gói
Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific sẽ khai báo hải quan thông qua phần mềm
ECUSS5 – VNACCS vì là công ty dịch vụ nên khi khai trên tờ khai hải quan công ty
sẽ sử dụng thông tin của khách hàng.
Bước 8: Thông quan tại cảng lô hàng xuất
Vì nhận được kết quả phân luồng cho lô hàng xuất này là theo Luồng xanh nên lô hàng
công ty không cần chuẩn bị và xuất trình cho Hải quan về chi tiết hồ sơ (các chứng từ)
và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Nếu không phát hiện bất cứ vi phạm nào trong quá
trình thông quan hồ sơ hợp lệ sẽ được thông quan hải quan ngay và chuyển sang bước
thu lệ phí và đóng dấu xong sau đó phúc tập hồ sơ.
Bước 9: Thanh toán Eport
Sau khi đã thanh toán thành công, màn hình Thanh toán sẽ trở lại, trên trang thanh toán
sẽ hiện thị là giao dịch vừa thanh toán thành công trong danh sách và đã tạo mã giao dịch. 31 lOMoAR cPSD| 41632112
Bước 10: Thanh lí Hải quan và vào sổ tàu
Sau khi nhận được tờ khai đã thông quan hàng hóa thì nhân viên giao nhận của Công
ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hoá Pacific sẽ cầm tờ khai đến bộ phận giám sát để nộp hồ sơ để thanh lý gồm:
Tờ khai thông quan ( 2 bản) Mã vạch (2 bản)
Nhân viên giao nhận photo tờ khai Hải quan điện tử. Sau đó, nộp tờ khai (photo và gốc
để kiểm tra) tại phòng thanh lí. Cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra đối chiếu thông tin
và ký tên đóng dấu lên mã vạch, hàng đã qua khu vực giám sát và sau đó sẽ được trả
lại tờ khai gốc cùng mã vạch đã đóng dấu của Hải quan. Nộp 2 bộ cho Hải quan, Hải
quan chỉ trả lại 1 bộ và 1 bộhải quan sẽ giữ. Nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đến
phòng điều độ cảng. Phòng điều độ sẽ dựa trên các thông tin của tờ khai để phòng điều
độ tiến hành theo dõi: tên tàu, số chuyến, số container, số seal, trọng lượng hàng hóa và
in cho doanh nghiệp 1 tờ giấy và đóng dấu xác nhận hàng đã vào sổ tàu.
Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ
được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu .
Bước 11: Gửi bộ chứng từ cho khách hàng và thanh toán
Sau khi đã hoàn thành xong các chứng từ liên quan cũng như xong thủ tục thông quan
cho việc xuất khẩu lô hàng, nhân viên chứng từ của Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hoá
Pacific sẽ kiểm tra và sắp xếp các chứng từ thành một bộ hoàn chỉnh để gửi bộ chứng
từ lại cho khách hàng và bên cạnh đó Công ty cũng sẽ lưu lại 1bộ.
Tờ khai thông quan (01 bản gốc)
Bảng tờ khai mã vạch đã thông quan và có mộc của Hải quan (bản gốc )
Booking/ Lệnh giao Container rỗng (01 bản sao y bản chính)
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (01 bản sao y bản chính)
Giấy kiểm dịch thực vật. 32 lOMoAR cPSD| 41632112
Giám đốc Công ty sẽ kí tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này. Sau đó nhân viên của Công
ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hoá Pacific sẽ mang toàn bộ chứng từ cùng với giấy báo nợ
quyết toán với khách hàng.
III.2. Nhận xét về quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu nguyên
container bằng đường biển
Nhìn chung quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container đường biển của
công ty Pacific hiện tại vẫn đang ở mức khá. Bên cạnh những tiêu chí mà công ty Pacific
tự tin sẽ đáp ứng tốt trong khi thực hiện quy trình như: an toàn, tin cậy, chăm sóc khách
hàng một cách tốt nhất,...thì cũng có những khía cạnh chưa được hoàn thiện và được
đánh giá ở mức điểm thấp. Những điểm này chủ yếu do sự bố trí nhân viên, thiếu hụt
về phương tiện vận chuyển, sai lệch chứng từ và tốn nhiều thời gian chỉnh sửa. Về lâu
dài, với những điểm không hoàn thiện đã nêu trên sẽ gây ra những ảnh hưởng, bất cập,
làm cho sự phát triển về lĩnh vực dịch vụ này của công ty chậm lại, khó có thể cạnh
tranh với các đối thủ cùng ngành.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Định hướng hoàn thiện nghiệp vụ
Ưu tiên mở rộng nguồn nhân lực cho các bộ phận: Phòng kinh doanh, phòng xuất
nhập khẩu, bộ phận chứng từ, bộ phận giao nhận, phòng kế toán.
Công ty sẽ kiểm tra chất lượng thông qua số lượng nhân viên của từng bộ phận để
nâng cao hiệu quả bố trívà sử dụng nguồn nhân lực.
Tập trung nguồn nhân lực, cơ sở vận chất để duy trì và đẩy mạnh các điểm đanghoàn
thiện trong các quy trình.
Tiến hành đầu tư và xây dựng một hệ thống thiết bị công nghệ, phần mềm hiện đại. 33 lOMoAR cPSD| 41632112 2. Mục tiêu
Không xảy ra hiện tượng thiếu hụt phương tiện vận chuyển, tất cả trang thiết bị đều
được hiện đại hóa đảm bảo quá trình giao và nhận hàng an toàn.
Quy trình giao nhận của Công ty Pacific là một quy trình hiện đại với mức độ áp dụng khoa học - công nghệ cao
Kêu gọi thêm vốn đầu tư và lợi nhuận đạt được từ hoạt động giao nhận mỗi năm tăng 5- 10% so với năm trước.
3. Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận này
Nhân viên phải có tính cẩn thận, chu đáo, và có trình độ chuyên môn nghề nghiệp về
lĩnh vực giao nhận Xuất nhập khẩu.
Phải có nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị văn phòng một cách tốt nhất, đầu tư sử
dụng những máy tính riêng để phục vụ việc khai hải quan điện tử.
Liên tục cập nhật các thông tin về các quy định, chính sách thay đổi từ cục Hải quan,
để nắm rõ các bước thực hiện và có sự điều chỉnh phù hợp.
Đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời lượng tiền để làm hàng. Nhân viên kế toán của Công
ty giao nhận phải linh hoạt trong khâu thanh toán các chi phí phục vụ việc làm hàng,
liên hệ thường xuyên với nhân viên giao nhận để phốihợp thực hiện một cách nhanh
nhất và thuận tiện nhất.
Đảm bảo được xe chở container không bị thiếu.
4. Một số kiến nghị
Kêu gọi đầu tư, nâng cao nguồn vốn để tạo điều kiện cho đầu tư trangthiết bị, khoa
học công nghệ và các khoản chi tiêu khác vào việc hoàn thiện quytrình giao nhận hàng hóa.
Tổ chức một đội nhân viên phụ trách việc đẩy mạnh các hoạt động marketing
trêntrang web công ty hoặc các trang mạng xã hội (facebook, zalo,...) 34 lOMoAR cPSD| 41632112
Thực hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng cho những khách hàng hiện tại một cách tốt
nhất, nhanh chóng, đúng thời gian địa điểm, an toàn thông tin và hàng hóa, thái
độchuyên nghiệp và có chế độ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Tham gia các diễn đàn, hội thảo về lĩnh vữ logistic để các doanh nghiệp và nhà đầutư
biết đến công ty Pacific.
Duy trì và tạo nhiều mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác, các hãng tàu, cơ quanhải
quan, các tổ chức kinh tế khác
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị chủ yếu là các phương tiệnvận chuyển
Ứng dụng thành tựu phát triển khoa học - công nghệ vào các máy móc thiếtbị, công
nghệ phần mềm sử dụng trong quy trình giao nhận 35 lOMoAR cPSD| 41632112 KẾT LUẬN
Tóm tắt: Hiện nay, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là ngành xuất
nhậpkhẩu ngày càng phát triển thì trong đó giao nhận hàng hóa là nghiệp vụ quan
trọngnhất trong ngành xuất nhập khẩu. Để có thể đạt được một kết quả như mong
muốn vàcó thể giải quyết những vấn đề trong nghiệp vụ giao nhận thì Nhà nước cùng
với cácbộ ngành liên quan cần phải có thời gian, từng bước để có thể giải quyết những
khókhăn và có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội 36