-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu sự thành công và thách thức của chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy tại Việt Nam | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại
Tìm hiểu sự thành công và thách thức của chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy tại Việt Nam | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Quản trị chuỗi cung ứng (QT) 49 tài liệu
Đại học Thương Mại 373 tài liệu
Tìm hiểu sự thành công và thách thức của chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy tại Việt Nam | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại
Tìm hiểu sự thành công và thách thức của chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy tại Việt Nam | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Quản trị chuỗi cung ứng (QT) 49 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại 373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thương Mại
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ------ ------
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Đề tài:
TÌM HIỂU SỰ THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC CỦA CHUỖI
CUNG ỨNG ĐIỆN THOẠI SAMSUNG GALAXY VIỆT NAM
Lớp HP: 2211BLOG1721 Nhóm: 1
GV hướng dẫn: TS. Lục Thị Thu Hường
Năm học: 2021-2022 Mục lục:
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 2
I. Khái quát thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam ..................................... 2
1.1 Thị trường và thị phần ............................................................................................ 2
1.2 Đối thủ cạnh tranh .................................................................................................. 4
II. Tổng quan về Samsung Việt Nam ............................................................................ 4
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................. 5
2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị ...................................................................................... 6
2.3 Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................................... 7
2.4 Các sản phẩm điện thoại chủ yếu ............................................................................ 7
III. Chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy Việt Nam ....................................... 9
3.1 Mô hình chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy ............................................ 9
3.2 Các thành viên trong chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy ........................ 9
IV. Đánh giá chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam với sản phẩm Samsung
Galaxy ........................................................................................................................... 19
4.1 Thành công ........................................................................................................... 19
4.2 Thách thức ............................................................................................................ 21
4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy ......... 22
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 24
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 1 ST
Họ và tên Mã SV Nhiệm vụ T 1 Kim Thị Hoài Anh 19D260001
Mở đầu + Kết luận + I (Nhóm trưởng) Tổng hợp Word Làm Powerpoint 2 Nguyễn Thị Hoàng Anh 19D260003 3.2.3, 3.2.4 3 Nguyễn Thị Mai Anh 19D260004 4.1 4 Nguyễn Thị Vân Anh 19D260005 4.3 5 Tô Phương Anh 19D260074 2.4, 3.1, Thuyết trình 6 Bùi Thị Minh Ánh 19D260006 2.1, 2.2, 2.3 7 Nguyễn Ngọc Quỳnh Ánh 19D260075 3.2.5, 3.2.6 8 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 19D220145 3.2.1, 3.2.2 9 Trịnh Thị Châm 19D260077 4.2, Thuyết trình MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa dẫn tới sự cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát triển,
các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực, cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng,
đồng thời mang về lợi nhuận cho mình.
Một doanh nghiệp có chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ tận dụng được nhiều lợi thế, từ
việc định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng cho đến tối thiểu hóa chi phí kinh
doanh. Xây dựng chuỗi cung ứng trở thành một điều tất yếu mà các doanh nghiệp phải
quan tâm và thực hiện, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.
Quá trình vận hành chuỗi cung ứng đòi hỏi sự hợp tác thông suốt giữa các doanh
nghiệp và nhiều bên liên quan. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của chuỗi, đòi hỏi
các thành phần, các khâu phải có sự đầu tư nhất định và liên kết chặt chẽ với nhau.
Samsung là doanh nghiệp toàn cầu, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Vậy,
chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam với sản phẩm Samsung Galaxy đã thành công
như thế nào trong suốt những năm qua? Điều này sẽ được làm rõ trong bài thảo luận của
Nhóm 1 chúng em. Thông qua việc mô tả các thành viên chính cũng như vai trò, vị trí của
các thành viên trong chuỗi, chúng em cũng sẽ đánh giá các yếu tố thành công và thách
thức của doanh nghiệp Samsung. 1 NỘI DUNG
I. Khái quát thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam
1.1 Thị trường và thị phần
* Thị trường:
Các nhà nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường Statista cho thấy, doanh số
smartphone hàng năm tại Việt Nam đã tăng gấp 3 lần từ năm 2009 đến năm 2015, trong
bối cảnh doanh số bán điện thoại thông minh trên thế giới liên tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Năm 2020 vừa qua, tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam đứng thứ 9 với 63,1%,
cao hơn Indonesia (58,6%) và Philippines (37,7%). Đặc biệt, Việt Nam cũng được đánh
giá là một thị trường kinh tế số tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á.
Appota, một doanh nghiệp dịch vụ số nêu trong báo cáo về "Thị trường ứng dụng
di động 2021" công bố hôm 12/5/2021 cho thấy, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử
dụng điện thoại di động, trong đó 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Ngoài ra, xét về
tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng người dùng sử dụng Internet qua
thiết bị di động chiếm khoảng 95% và mỗi ngày trung bình mất 3 giờ 18 phút để sử dụng
Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone đang được ưu
tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến, theo Appota.
* Thị phần:
Năm 2020, xét về thị phần dựa trên giá trị thì Samsung giữ vị trí Top 1 với hơn
35.7%, tiếp theo là Apple với 22.3%. Những chiếc máy bán chạy của Samsung thường
rơi vào các sản phẩm giá rẻ, tầm trung chủ yếu là Galaxy A. Điểm sáng năm 2020 của
Samsung có thể kể đến dòng Galaxy A51 và A71, không những là top bán chạy trên thế
giới, mà nó cũng diễn ra tương tự tại thị trường Việt Nam. Nhờ vào ấn tượng về thiết kế,
camera, mức giá,... Quý 3 năm 2020, tại nước ta Galaxy M51 cũng ghi được điểm nhấn
khi có màn ‘debut’ khủng dù đang trong mùa đại dịch. 2
Quý III/2021, Samsung đã đạt được 49% thị phần điện thoại thông minh tại Việt
Nam. Điều này có nghĩa là cứ hai chiếc smartphone được bán ra tại Việt Nam thì có một
chiếc mang thương hiệu Samsung, và công ty dường như không có đối thủ cạnh tranh. Gã
khổng lồ Hàn Quốc đã tăng từ 36% thị phần lên 49% trong vòng một năm. Trong khi đó
các đối thủ của hãng bao gồm Oppo, Xiaomi và Realme đã dần mất thị phần. Oppo đứng
thứ hai 19% (giảm từ 20%), trong khi ở vị trí thứ ba là Xiaomi cũng giảm từ 17% xuống còn 13%.
Các mẫu điện thoại thông minh giá rẻ như Galaxy A12 , Galaxy A03s và Galaxy A22
đóng vai trò rất lớn trong thành công của Samsung tại thị trường Việt Nam, theo số liệu
của Counterpoint Research. Về kênh bán lẻ trực tuyến, Samsung vẫn là nhà cung cấp điện
thoại thông minh lớn thứ hai sau Xiaomi. Công ty đã hợp tác với Lazada và nhiều trang
thương mại điện tử khác và chiếm được 33% thị phần, trong khi Xiaomi dẫn đầu với 36%. 3
1.2 Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường smartphone Việt Nam hiện nay, những đối thủ cạnh tranh của
Samsung ngày càng nhiều và chất lượng. Ở thị trường smartphone cao cấp, đối thủ cạnh
tranh truyền kiếp của Samsung là Apple. Hàng năm, hai ông lớn trong ngành điện tử này
vẫn thường xuyên tung ra những dòng điện thoại cao cấp với những tính năng mới thu
hút người dùng ở phân khúc này. Và mới nhất gần đây là đối thủ Xiaomi. Ông Patrick
Chou - Tổng Giám đốc Xiaomi Việt Nam nhận định thị trường smartphone cao cấp tại
Việt Nam cũng rất tiềm năng: “Giá trị cốt lõi của Xiaomi là mang những công nghệ, sáng
tạo mới cho tất cả khách hàng với mức giá dễ dàng tiếp cận. Những chiếc điện thoại
flagship của Xiaomi sở hữu nhiều công nghệ hiện đại nhưng giá bán không quá đắt đỏ. Vì
vậy, chúng tôi tin sẽ sớm giành thêm thị phần trong phân khúc smartphone cao cấp tại Việt Nam”.
Ngoài ra, một đối thủ khác cũng khiến Samsung phải đau đầu chính là BBK
Electronics, một công ty điện tử từ Quảng Châu, Trung Quốc với rất nhiều thương hiệu
con: OPPO, Vivo, OnePlus, Realme và iQoo. Theo số liệu quý III/2020 của Counterpoint
Research, 3 thương hiệu OPPO, Vivo và Realme đứng trong top 5 thị phần smartphone
tại Việt Nam. Chỉ duy nhất doanh số thôi thì không đủ để nói BBK đe dọa tới Samsung,
nhưng những chiếc smartphone của hãng này lại là đối thủ trực tiếp của Samsung trên
mọi phương diện. Ví dụ, ở phân khúc tầm trung và giá thấp, smartphone Samsung lẫn
smartphone OPPO, Vivo đều không phá giá cấu hình, thay vào đó khoe camera và trải
nghiệm. Ở phân khúc cao cấp, OnePlus có thể coi là thương hiệu Android thường xuyên
được đem ra so sánh nhất với Galaxy S. Qua các dòng Reno, Find X (OPPO) hay NEX
(Vivo) mới được đẩy mạnh quảng bá trong 2 năm gần đây, BBK không giấu diếm tham
vọng chiếm dần miếng bánh của Galaxy S và Galaxy Note.
Vậy có thể nói thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam hiện nay là một thị
trường cạnh tranh rất gay gắt khi mà các doanh nghiệp luôn lăm le chiếm lĩnh thị trường.
Samsung đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ mạnh trên thị trường đầy tiềm
năng trong thời đại công nghệ 4.0 này. 4
II. Tổng quan về Samsung Việt Nam
Samsung là một thương hiệu điện tử nổi tiếng của Hàn Quốc. Hiện nay, SamSung
Electronics có 9 nhà máy sản xuất điện thoại được đặt tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Samsung Việt Nam đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái
Nguyên và TP HCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.
Trong tổng số 9 nhà máy mà Tập đoàn SamSung hàn Quốc sở hữu thì 2 nhà máy
tại Việt Nam sản xuất gần 1/3 sản lượng sản phẩm toàn cầu của công ty. Tập đoàn
SamSung đã đầu tư tổng cộng khoảng 17,7 tỷ USD ở Việt Nam. Từ khi vào Việt Nam đến
nay, với 14 năm hoạt động và phát triển công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam
đã tạo việc làm cho hơn 110.000 người lao động khác nhau. Có thể nói không chỉ giúp
nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, công ty còn đem lại cơ hội việc làm cho rất nhiều các
lao động trong cả nước.
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn SamSung Hàn Quốc xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở
Việt Nam năm 2008. Đây chính là một cột mốc quan trọng, đặt nền tảng phát triển các trụ
sở khác của tập đoàn tại các quốc gia khác. Nhà máy SamSung tại Việt Nam sản xuất các
sản phẩm điện tử, điện lạnh theo quy trình, tiêu chuẩn của công ty đề ra.
• Tháng 4/2009: Dự án SamSung Electronics Việt Nam (SEV) được cấp chứng
nhận đầu tư và đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, đặt tại khu công
nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh
• Năm 2010: Giới thiệu dòng điện thoại thông minh Galaxy sử dụng hệ điều hành
Android, ra mắt dòng TV 3D đầu tiên tại Việt Nam
• Năm 2012: Ra mắt dòng Smart TV đầu tiên tại Việt Nam. Dẫn đầu thị trường
điện thoại thông minh và LED TV
• Năm 2014: Dự án SamSung Vietnam Electronics Thái Nguyên (SEVT) nhận
giấy phép đầu tư đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên,
với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD
• Năm 2016: Dự án SEHC (SamSung CE Complex) của SamSung Việt Nam có
tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại khu công nghệ cao Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động. 5
• Năm 2017: SamSung Việt Nam chính thức khai trương Trung tâm Trải nghiệm
Giải pháp Doanh nghiệp Samsung (Executive Briefing Center – EBC) và Trung
tâm Nghiên cứu Phát triển (SamSung Ho Chi Minh Research & Development Center – SHRD)
Hiện tổng số nhân lực làm việc cho các nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh đã
tăng lên hơn 110.000 người. Ngoài ra, tập đoàn còn có 1 Trung tâm nghiên cứu và phát
triển đặt tại Hà Nội với hơn 1.400 nhân viên.
SamSung cũng tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam. Mới đây, UBND tỉnh Bắc
Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án mở rộng cho Công ty TNHH SamSung Display
Việt Nam với tổng số vốn lên đến 3 tỷ USD. Công ty sẽ chuyên nghiên cứu, phát triển,
sản xuất các loại màn hình hiện đại, độ phân giải cao cho các thiết bị di động…
2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị • Tầm nhìn:
Chúng tôi cam kết mang đến những trải nghiệm kỹ thuật số hữu ích cho đời sống
con người nhờ vào các sản phẩm công nghệ sáng tạo, có chất lượng tốt nhất. Với lý tưởng
đó, Samsung không ngừng nỗ lực, cống hiến cho sự đổi mới và chia sẻ giá trị đến rộng
khắp các đối tác cùng đội ngũ nhân viên của mình. Y tế và điện tử ô tô là hai trong số
nhiều lĩnh vực tiếp theo trên hành trình mang đến sự đổi mới của Samsung.Chúng tôi
luôn sẵn sàng và chào đón mọi cơ hội, thử thách trên hành trình thực hiện lý tưởng của mình.
• Sứ mệnh: Lan truyền cảm hứng. Tạo dựng tương lai.
Samsung truyền cảm hứng thông qua những phát minh công nghệ tiên tiến, sản
phẩm và ý tưởng thiết kế độc đáo. Samsung cam kết tuân thủ các quy định pháp luật của
từng quốc gia. Đồng thời, áp dụng bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực như một công cụ giúp
doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, phương tiện hữu hiệu
kết nối và xây dựng lòng tin giữa các bên: khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác kinh
doanh và cộng đồng địa phương. Với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp
có nền tảng đạo đức kinh doanh vững mạnh nhất, Samsung không ngừng đào tạo đội ngũ
nhân viên dựa trên triết lý đang theo đuổi, vận hành một hệ thống giám sát và quản lý
doanh nghiệp chặt chẽ, dựa trên tính công bằng và minh bạch.
Trong quá trình hoạt động, Samsung đã cố gắng làm tốt nhất để chinh phục những
thách thức lớn lao. Tinh thần này là động lực làm cho Samsung trở thành một nhà lãnh 6
đạo toàn cầu và duy trì những tham vọng phát triển các công nghệ tiên tiến, vượt khỏi
ranh giới của những gì có thể. • Giá trị:
Samsung đi theo triết lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệ của
mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt trội đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt
đẹp hơn. Để đạt được điều này, Samsung hết sức coi trọng con người và công nghệ của mình.
Samsung tin rằng sống bằng những giá trị mạnh mẽ là chìa khóa cho hoạt động kinh
doanh tốt. Đó là lý do tại sao những giá trị cốt lõi này, cùng với bộ quy tắc ứng xử
nghiêm ngặt, là trọng tâm của mọi quyết định mà công ty đưa ra.
2.3 Lĩnh vực kinh doanh
Samsung dẫn đầu về đổi mới công nghệ ở lĩnh vực kinh doanh của mình:
• Điện tử tiêu dùng: Màn hình hiển thị, thiết bị kỹ thuật số, …
• Công nghệ thông tin và truyền thông di động: cung cấp các thiết bị di động, các
giải pháp và cơ sở hạ tầng mạng thế hệ mới với công nghệ hàng đầu, …
• Giải pháp thiết bị: bộ nhớ, hệ thống LSI thiết kế tương lai thông qua nghiên cứu và
phát triển, đổi mới các thiết bị bán dẫn.
2.4 Các sản phẩm điện thoại chủ yếu
Trong quá trình phát triển của mình, Samsung Galaxy đã cho ra mắt hàng loạt các
dòng điện thoại trải dài trong phân khúc từ bình dân đến cao cấp để phục vụ các đối
tượng khách hàng khác nhau:
a. Samsung Galaxy Z Series
Điện thoại Galaxy Z Fold ra mắt lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam vào ngày 26
tháng 11 năm 2019. Đây là sản phẩm đánh dấu một phân khúc điện thoại hoàn toàn mới
của Samsung: Phân khúc màn hình gập. Tiếp đến, Z Flip được ra mắt tại thị trường Việt
Nam vào ngày 12 tháng 2 năm 2020 là bước tiến tiếp theo của dòng sản phẩm này. Sự
xuất hiện của điện thoại màn hình gập của Samsung dường như đã mang lại một làn gió
mới trong thời kỳ smartphone đang bị bão hòa về thiết kế ở giai đoạn ấy. 7
b. Samsung Galaxy S Series
Samsung Galaxy S thế hệ đầu tiên được ra mắt vào tháng 6 năm 2010. Chữ "S"
trong tên gọi của dòng điện thoại này chính là tên viết tắt của Super Smart (siêu thông
minh). Đây là dòng smartphone cao cấp của Samsung với thiết kế đẹp và sang trọng,
cùng bộ vi xử lý hàng đầu cực nhanh và chất lượng hiển thị của màn hình tuyệt vời, nhằm
mục đích cạnh tranh trực tiếp với dòng iPhone của Apple.
c. Samsung Galaxy Note Series
Năm 2011, Galaxy Note đầu tiên được giới thiệu tại IFA Berlin. Galaxy Note có
màn hình 5,3 inch, có hỗ trợ bút cảm ứng. Khi ra mắt, sản phẩm này gây nên sự chú ý
toàn cầu bởi kích thước màn hình khá lớn khi so sánh với các sản phẩm điện thoại thời
bấy giờ. Galaxy Note chủ yếu hướng đến điện toán bút, tất cả sản phẩm của dòng này đều
được trang bị bút cảm ứng và tích hợp bộ số hóa Wacom. Các tính năng phần mềm của
dòng Note đều được Samsung định hướng theo bút cảm ứng và màn hình lớn.
d. Samsung Galaxy A Series
Samsung Galaxy A là dòng smartphone tầm trung - cận cao cấp của Samsung.
Mẫu máy đầu tiên trong series này là Samsung Galaxy Alpha, được phát hành vào tháng
9 năm 2014. Điểm nổi bật của dòng sản phẩm này là sở hữu thiết kế đẹp mắt với nhiều
tính năng cao cấp nhưng giá thành thấp hơn các sản phẩm dòng Galaxy S và Galaxy
Note. Tuy nhiên, ở các mẫu sản phẩm Samsung A, điện thoại sẽ không được trang bị tính năng kháng nước.
e. Samsung Galaxy M Series
Galaxy M là dòng sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung. Các mẫu đầu tiên trong
dòng là Samsung Galaxy M10 và M20 được phát hành vào ngày 5 tháng 2 năm 2019.
Đặc điểm chính của dòng sản phẩm này là pin có dung lượng cao và thiết lập máy ảnh đa
ống kính theo xu hướng chung của các điện thoại thông minh giá rẻ vào năm 2019. Dòng
sản phẩm này đã thay thế các mẫu Samsung Galaxy J, trở thành một trong những dòng
điện thoại thông minh nằm trong phân khúc giá rẻ của công ty. Đối tượng hướng đến của
dòng Galaxy M series chủ yếu là học sinh - sinh viên, người lớn tuổi, những người cần
một chiếc smartphone có dung lượng pin tốt để làm máy phụ phục vụ cho công việc.
f. Samsung Galaxy J Series
Dòng smartphone Galaxy J gồm các mẫu Samsung Galaxy J5, Samsung Galaxy
J7… là những smartphone khá thành công của Samsung. Đây là dòng sản phẩm tập trung 8
vào giá và cấu hình, không chú trọng thiết kế như dòng Galaxy A. Tuy nhiên, dòng
Galaxy J đã bị dừng sản xuất để thu hẹp phân khúc tầm trung.
g. Samsung Galaxy C Series
Trong tất cả dòng máy Samsung thì có lẽ Galaxy C là cái tên ít nổi bật nhất tại Việt
Nam. Vào thời điểm mới được công bố, series này chỉ được thiết kế riêng để kinh doanh
tại thị trường Trung Quốc. Sau đó, những chiếc điện thoại này cũng nhanh chóng được
đưa về Việt Nam và kinh doanh rộng rãi. Tuy nhiên, Galaxy C series đã không còn được
Samsung kinh doanh trong nước ta vì một vài lý do. Một vài sản phẩm nổi bật trong dòng
này mà chúng ta có thể kể đến như: Galaxy C7, Galaxy C5, Galaxy C9 Pro. Dòng
smartphone này có khá nhiều điểm tương đồng với dòng Galaxy A hiện tại như cấu hình
hay giá lên kệ các thiết bị.
III. Chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy Việt Nam
3.1 Mô hình chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy
Chuỗi cung ứng của Samsung Galaxy là chuỗi cung ứng mở rộng với sự tham gia của các
thành viên trong chuỗi đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam... Tính
đến năm 2020, Samsung có 267.937 cán bộ, công nhân viên làm việc tại 74 quốc gia trên toàn thế giới. 9
3.2 Các thành viên trong chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy
3.2.1 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Hiện nay, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) đã và đang mua
nguyên vật liệu từ 67 nhà cung cấp. Trong số 67 nhà cung cấp này, số lượng doanh
nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc chiếm áp đảo, lên đến 53/67 doanh nghiệp. 14 nhà cung
cấp còn lại là của Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Anh. Đáng chú ý, số lượng
nhà cung cấp cho SEV ở các quốc gia tiên tiến khác cũng rất ít ỏi. Doanh nghiệp có vốn
đầu tư Nhật Bản là 7 doanh nghiệp. Còn lại các nhà cung cấp khác như Anh, Malaysia,
Singapore chỉ dừng lại ở 1 doanh nghiệp.
Samsung khi có ý định đầu tư sang Việt Nam đã kéo theo rất nhiều các công ty vệ
tinh, các công ty này là các nhà sản xuất linh kiện, cung cấp những mặt hàng quan trọng
phục vụ cho việc hoàn thiện nên một chiếc điện thoại. Có đến gần 20 doanh nghiệp vệ
tinh và những doanh nghiệp này được Samsung đầu tư vốn khoảng 50%. Điều này tạo
nên sức ảnh hưởng của Samsung đối với các công ty này, khiến cho việc cung ứng linh
kiện luôn được đảm bảo. Các công ty vệ tinh được xây dựng ngay gần với công ty lắp ráp
của Samsung tạo nên sự cung ứng linh kiện tại chỗ, không những giảm được rất nhiều chi
phi trong việc vận chuyển mà còn trong vấn đề quản trị kho hàng, đảm bảo tính kịp thời
lại không tốn chi phí lưu khó.
Ngoài ra, Samsung Electronics Việt Nam còn sử dụng một số nhà cung cấp bên
ngoài cung cấp những mặt hàng không phải năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, là những
mặt hàng doanh nghiệp sử dụng chủ yếu cho những sản phẩm không mang nhiều tính
cạnh tranh cho sản phẩm điện thoại đã vào giai đoạn bão hoà hoặc suy thoái. Samsung
mua hệ điều hành Android của Google một phần vì để tiết kiệm chi phí nghiên cứu phát
triển một hệ điều hành riêng; bên cạnh đó, Android còn kết nối với một hệ sinh thái riêng
do Google tự tạo ra giúp người dùng có được trải nghiệm tốt nhất. Một số nhà cung cấp
chính mà Samsung Việt Nam lựa chọn là Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vi
mạch điện tử. Đây là một trong những nhà cung cấp vi mạch điện tử lớn trên thế giới. Rất
nhiều hàng điện thoại lớn trên thế giới đã đặt vi mạch điện tử từ công ty này. Vi mạch
điện tử của Cabot Microelectronics có chất lượng tốt, ổn định; Cabot Microelectronics là
nhà cung cấp vi mạch điện tử chủ yếu và quan trọng nhất trong các nhà cung cấp linh
kiện của Samsung. Cabot Microelectronics và Samsung Việt Nam có những cam kết rõ
ràng trong vấn đề mua bán linh kiện để từ đó đảm bảo hoạt động mua bán diễn ra đúng
yêu cầu đặt ra của cả 2 bên. 10
Vì là một nhà cung cấp linh kiện quan trọng đối với Samsung Việt Nam nên
Samsung luôn muốn chú trọng và tạo một mối quan hệ tốt đẹp nhất, nhưng không phải vì
thế mà lại quá dễ dãi với các yêu cầu trong các thương vụ mua bán, bởi vi mạch điện tử là
hàng hoá rất quan trọng đối với điện thoại, là mặt hàng chiến lược nên Samsung chọn
một nhà cung cấp và tạo mối quan hệ bền chặt với họ. Việc Samsung Việt Nam chọn
Cabot Microeletronics là nhà cung cấp vi mạch điện tử là một điều hợp lý, công ty này là
một nhà cung cấp có uy tín và luôn đem đến sự hài lòng cho các doanh nghiệp sản xuất.
Broadcom cung cấp các con chip điện tử cho một vài dòng điện thoại của Samsung
như SGH-J750 và SGH-A401. Để tránh tình trạng thiếu linh kiện sản xuất điện thoại,
Samsung chọn Broadcom là nhà cung cấp chip điện từ một phần rất quan trọng trong
chiếc điện thoại làm nhà cung cấp.
GSi Lumonics INC là nhà cung cấp các thiết bị như: hệ thống Wafer Repair M430,
các chất bán dẫn và thiết bị sản xuất thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ thống và
mạch trang trí hệ thống. Bên cạnh đó gần đây GSi Lumonics còn cung cấp các thành
phần chính xác điều khiển chuyển động và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bán dẫn toàn cầu điện tử.
Các sản phẩm như bao bì, in ấn... là những mặt hàng đơn giản, Samsung chọn một
số công ty Việt Nam là nhà cung cấp cho mình. Có thể kể đến các công ty: Công ty CP In
và Bao bì Goldsun, Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, Công ty
TNHH Bao bì Việt Hưng, Công ty TNHH Nam Á. Đây là những mặt hàng không yêu cầu
trình độ công nghệ cao, các công ty Việt Nam có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của
công ty, giá thành khi sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn so với việc đặt hàng của một công ty
nước ngoài. Vì Samsung Việt Nam có nhu cầu rất lớn, nên vai trò trong mối quan hệ này
Samsung Việt Nam có quyền lực hơn và bên công ty Việt Nam phải đáp ứng được các
yêu cầu từ phía Samsung.
Khi thiết lập các mối quan hệ với các nhà cung cấp, Samsung Việt Nam luôn dựa
trên quan hệ đôi bên cùng có lợi. Đối với Samsung Việt Nam việc xây dựng các mối quan
hệ và đạt được sự ủng hộ của những nhà cung cấp, những đối tác hàng đầu trên thế giới là
rất quan trọng. Những nhà cung cấp quan trọng, Samsung Việt Nam thiết lập mối quan hệ
chặt chẽ, đưa ra triết lý hợp tác với các đối tác, các nhà cung cấp, đó là công bằng, cởi mở
và hai bên cùng có lợi. Đối với Samsung Việt Nam, các nhà cung cấp không chỉ đơn giản
là những đối tác bình thường mà họ trở thành một phần của doanh nghiệp, cùng chia sẻ
mọi khó khăn cũng như cơ hội có được, tiến tới một mối quan hệ lâu dài chứ không phải 11
ngày một ngày hai. Chính vì điều này mà mối quan hệ giữa Samsung Việt Nam và các
nhà cung cấp rất chặt chẽ, làm cho quá trình thu mua trở nên linh hoạt, giúp cho hoạt
động lắp ráp đảm bảo yêu cầu, tạo thêm giá trị cho sản phẩm.
3.2.2 Năng lực sản xuất, lắp ráp
Tính đến nay, Samsung tại Việt Nam có 6 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu và
phát triển (R&D), trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là 2 nhà máy sản
xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP.HCM) là nhà máy
điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á và SVMC là trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á.
Samsung tự cung ứng các linh kiện quan trọng, làm chủ công nghệ. Bên cạnh đó,
Samsung sở hữu 100% các nhà máy lắp ráp điện thoại di động của mình. Chính vì là một
thương hiệu lớn và có tiềm lực dồi dào, mặc dù Samsung tự lực trong lắp ráp nhưng công
suất và sản lượng sản phẩm vẫn dồi dào và đạt chỉ tiêu công ty đề ra. Tổng doanh thu
năm 2019 của 4 công ty của Samsung (Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên,
Samsung Display, Samsung SEHC) đạt 65,8 tỷ USD, giảm khoảng 2% so với năm 2018
(67,1 tỷ USD); tổng lợi nhuận là 4,3 tỷ USD, giảm hơn 8% (4,7 tỷ USD). Các nhà máy
của Samsung được thiết kế tập trung theo chức năng: SMD - sản xuất bản mạch tự động,
PBA - lắp ráp bản mạch thủ công...
Bên cạnh việc lắp ráp, Samsung còn tiến hành tự sản xuất các linh kiện quan trọng
để hoàn thành sản phẩm. Việc tự sản xuất một số linh kiện quan trọng và tiến hành lắp
ráp trong mô hình khép kín đối với dòng sản phẩm smartphone mang tính cạnh tranh cao
đã giúp cho Samsung Việt Nam làm chủ về chuỗi cung ứng của mình, tránh thụ động hơn
trong một số tình huống xảy ra. Tính đến tháng 6 năm 2018, Samsung đã có tổng cộng
1.057.433.000 sản phẩm thông minh được sản xuất tại Việt Nam.
Samsung tự sản xuất màn hình và chip vi xử lý cho các dòng điện thoại của mình,
đây cũng được coi là năng lực lõi của doanh nghiệp. Các loại màn hình điện thoại trên
Samsung S8/S8 Plus, Galaxy Note… sở hữu công nghệ màn hình OLED. Màn hình
OLED có ưu điểm cho góc nhìn rộng, hình ảnh hiển thị sắc nét, độ sáng và độ tương phản
cao, khả năng tiết kiệm điện đáng kể. AMOLED là một trong các loại màn hình điện
thoại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và được phát triển bởi hãng Samsung. Do vậy
sản phẩm cũng được trang bị trên nhiều smartphone của hãng từ thế hệ Samsung S2, S3,
S5, S5, Note 3, Note 4… Màn hình AMOLED có ưu điểm cho hình ảnh hiển thị rực rỡ,
độ tương phản và sắc nét cao, dễ dàng tinh chỉnh tông màu, giúp tiết kiệm điện năng và 12
có kích thước gọn nhẹ. Super AMOLED được coi là phiên bản nâng cấp của công nghệ
màn hình AMOLED. Trên phiên bản mới này đã được nâng cấp khả năng hiển thị ngoài
trời đáng kể. Bên cạnh đó là các ưu điểm về độ tương phản cao, màu sắc rực rỡ, kích
thước mỏng nhẹ trên màn hình Super AMOLED. Hiện màn hình Super AMOLED đang
được ứng dụng phổ biến trên các thiết bị Android tầm trung và cận cao cấp của hãng
Samsung. Dynamic AMOLED lần đầu tiên được trang bị trên điện thoại Samsung S10 và
nhiều dòng smartphone cao cấp. Công nghệ màn hình này sở hữu khả năng tái tạo màu
sắc sống động và đậm nét, tiết kiệm điện năng hiệu quả và giảm ánh sáng xanh tránh gây
hại cho mắt. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và người dùng thì công nghệ màn hình
Dynamic AMOLED được coi là tốt nhất của Samsung. Về chip vi xử lý, Exynos là một
con chip được Samsung tự nghiên cứu và sản xuất nhằm cạnh tranh với cái tên
Snapdragon của Qualcomm. Exynos được đánh giá là con chip có hiệu năng ổn định, tốc
độ xử lý nhanh chóng và khả năng tiết kiệm năng lượng tối ưu. Hiện nay thì dòng chip
Exynos đa phần được trang bị trên các dòng điện thoại của Samsung với những cái tên
quen thuộc như: Exynos 9810, Exynos 8895, Exynos 7885, Exynos 7870…
Mô hình sản xuất của Samsung là sản xuất để dự trữ, Samsung sử dụng phần mềm
Adexa và BI để tăng dự báo chính xác nhu cầu thông qua sự đồng thuận trên cơ sở dự
báo, cập nhật thông tin khách hàng, từ đó dự dữ số lượng sản phẩm. Điều này giúp
Samsung cung ứng sản phẩm cho khách hàng một cách nhanh chóng. Mô hình kinh
doanh của Samsung tập trung vào việc tích hợp chuỗi cung ứng theo chiều dọc và tăng
khối lượng sản xuất. Cùng với việc ra mắt nhiều dòng Smartphone đáp ứng nhu cầu từng
tệp khách hàng, Samsung còn biết cách tối ưu chi phí một cách hiệu quả.
Phương pháp lập kế hoạch sản xuất tại công ty Samsung Electronics Vietnam: sự kết
hợp của phương pháp cân đối, phương pháp phân tích các nhân tố tác động và phương
pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty Samsung
Electronics Vietnam: Nhân tố bên trong gồm bộ máy tổ chức của công ty, đặc điểm về
sản phẩm, đặc điểm về máy móc thiết bị, đặc điểm về nguyên vật liệu, đặc điểm về lao
động. Nhân tố bên ngoài gồm đặc điểm về thị trường, mục tiêu và định hướng phát triển
của tập đoàn, nhân tố khoa học công nghệ. 13
3.2.3. Trung tâm phân phối
Là trung gian thương mại giữ vai trò quan trọng trong hoạt động phân phối sản
phẩm của Samsung Galaxy. Ở Việt Nam, Samsung có ba nhà phân phối lớn cho dòng
điện thoại di động là công ty Phú Thái, công ty Cổ phần Dịch vụ phân phối Tổng hợp dầu
khí (PSD) và công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Trước đây còn có FPT cũng
là nhà phân phối chính thức của Samsung galaxy nhưng từ ngày 25 tháng 12 năm 2009,
FPT Mobile không còn là nhà phân phối chính thức cho dòng điện thoại này.
Về công ty Phú Thái, Phú Thái là một trong những nhà phân phối lớn nhất tại Việt
Nam, chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng với hơn 20 năm kinh nghiệm. Phú Thái
sở hữu một hệ thống các công ty con, nhà kho chính và nhà kho phụ trên toàn quốc nhằm
phục vụ cho việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Vì vậy, khi Samsung lựa chọn
Phú Thái làm nhà phân phối chính thức của mình sẽ làm mở rộng mạng lưới phân phối
điện thoại Samsung galaxy đến người tiêu dùng rộng rãi hơn và mang đến những lợi ích
tốt nhất cho các đại lý Samsung cũng như người tiêu dùng.
Về Petrosetco PSD: Với 15 năm kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực nhập khẩu,
phân phối và kinh doanh trong các sản phẩm công nghệ thông tin, sở hữu tiềm lực tài
chính vững chắc, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, hệ thống phân phối rộng khắp thông
qua mạng lưới chi nhánh và kho bãi trên toàn quốc, PSD là một trong những nhà phân
phối hàng đầu Việt Nam tại lĩnh vực phân phối điện thoại di động, máy tính xách tay và
các sản phẩm công nghệ chính hãng. PSD là một trong những lựa chọn hàng đầu của
Samsung nhằm đưa dòng điện thoại Samsung galaxy tới mọi miền của đất nước và tiếp
cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Về Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel: Công ty Thương mại và xuất nhập
khẩu Viettel là công ty trực thuộc tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã phát triển hệ
thống bán lẻ Viettel trên toàn quốc. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trên thị trường với gần
350 siêu thị phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu
Viettel được Samsung tin tưởng lựa chọn làm nhà phân phối sản phẩm của mình tới
người tiêu dùng trên khắp đất nước.
Với cách phân phối thông qua các nhà phân phối chính thức giúp Samsung tiết kiệm
được một số chi phí đồng thời đem lại hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, với cách phân phối
này, Samsung dễ dàng kiểm soát được hệ thống phân phối sản phẩm của mình. 14
3.2.4. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ lấy sản phẩm từ các trung gian phân phối chính thức, nhà bán lẻ là
người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên họ rất hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng.
Sau khi sản phẩm Samsung galaxy có mặt trên các trung tâm phân phối, điện thoại
Samsung galaxy sẽ nhanh chóng được phân phối trên toàn quốc thông qua các đại lý, các
cửa hàng bán lẻ di động, các siêu thị điện máy... trên toàn quốc. Các nhà bán lẻ lớn phân
phối điện thoại di động Samsung galaxy trên toàn quốc phải kể đến Thế giới di động,
FPT shop, Viettel stores, Nguyễn Kim, Pico, Mediamart, Điện máy Chợ Lớn... Ngoài ra,
trên thị trường có hệ thống các cửa hàng bán lẻ dày đặc phân phối điện thoại Samsung
galaxy và các linh kiện của điện thoại này đến với người tiêu dùng. Hơn nữa, người tiêu
dùng tại các địa phương, các tỉnh cũng có thể dễ dàng mua được điện thoại Samsung
galaxy bởi có hệ thống các nhà bán lẻ phân phối như Cellphone S, Hoàng Hà mobile...
Ngoài ra, các sàn giao dịch điện tử cũng được coi là cách bán lẻ phân phối sản
phẩm Samsung galaxy. Người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn mua Samsung galaxy thông
qua các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Sendo, Tiki...
Có thể khẳng định rằng, các nhà bán lẻ của Samsung có vai trò rất quan trọng
trong phân phối dòng điện thoại Samsung galaxy tới người tiêu dùng ở bất cứ đâu trên
khắp đất nước. Nhờ vậy, điện thoại di động Samsung galaxy hay các dòng sản phẩm khác
của Samsung luôn là một trong các sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam.
Các nhà bán lẻ đóng vai trò là một kênh tiếp thị quan trọng đối với hàng hóa từ
nhà sản xuất. Samsung có thể thực hiện đúng vị trí, biểu ngữ, quảng cáo, ưu đãi và các
chiến lược khác để tăng doanh số bán hàng của mình trong các cửa hàng bán lẻ này. Bởi
vì các nhà bán lẻ là mũi nhọn bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng, điều quan trọng là
phải cung cấp giá trị gia tăng. Ví dụ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là khách
hàng thân thiết, các chương trình khuyến mại cho khách hàng, cung cấp dịch vụ bảo hành
hoặc sửa chữa, thay linh kiện... sau bán.
3.2.5. Khách hàng
Theo số liệu Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, năm 2019 Việt Nam có
43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân,
tương đương tỷ lệ 44,9%. Tính đến cuối năm, Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số
lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Như chúng ta thấy, số lượng người sử
dụng smartphone ngày một tăng lên đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid đang diễn ra 15
như hiện nay thì chiếc điện thoại di động có kết nối Internet là một trong những món đồ
bất ly thân của hầu hết mọi người.
Nếu các dòng iPhone của Apple được thực hiện theo chiến lược khác biệt hóa với
nhiều tính năng cảm ứng vượt trội và giá cả thường định vị ở phân khúc cao cấp thì
Samsung lại có thể đáp ứng thị hiếu và nhu cầu khách hàng ở nhiều phân khúc khác
nhau từ giá rẻ, tầm trung đến cao cấp.
+ Giới trẻ: Theo thống kê của công ty nghiên cứu hiệu quả truyền thông Warc, 93%
người Việt đã sở hữu thiết bị di động, 44% trong số đó là smartphone. Trong đó, nhóm
người dùng thuộc thế hệ Y và Z có năm sinh chủ yếu 1995-2003 chiếm tỉ trọng cao.
Nắm được thị hiếu giới trẻ Việt thích chụp ảnh và nhu cầu thiết thực để sáng tạo ảnh
nghệ thuật ngày càng tăng lên. Cuối năm 2019, sự ra đời của Samsung Galaxy A51 đã
chinh phục được đam mê của nhóm khách hàng trẻ. Với cụm 4 camera và khả năng
chụp ảnh macro chất lượng, nó là chiếc điện thoại tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho
người trẻ. Bên cạnh đó, công ty Samsung thực hiện chiến lược “Đảo mới đổi chiều”
cập nhật các tính năng đặc biệt, mới nhất cho các dòng Galaxy A mà trước đây chỉ có
các dòng flagship đắt tiền. Năm 2019, đã có hơn 5 triệu chiếc điện thoại Galaxy A đã
được bán ra tại Việt Nam. Khẳng định Galaxy A là dòng điện thoại luôn dẫn đầu về
doanh thu lẫn thị phần tại Việt Nam với mức giá tầm trung đặc biệt lấy lòng được giới
trẻ đồng thời thể hiện được khả năng am hiểu khách hàng của công ty.
+ Người đi làm: Có thể nói rằng đây là phân khúc khách hàng mà Samsung muốn
hướng đến các dòng Galaxy cao cấp. Họ có công việc ổn định đồng thời có cho mình
một chiếc điện thoại được cập nhật những tính năng mới nhất, hiện đại và quan trọng là
đáp ứng được nhu cầu công việc trong một khía cạnh nào đó. Có thể kể đến Galaxy
Note được trang bị những công nghệ mới và mạnh mẽ nhất đến từ Samsung, với thiết
kế thời thượng, lịch lãm, kèm theo bút S-Pen huyền thoại hướng đến người dùng là các
doanh nhân bận rộn cần một thiết bị có thể ghi chép các nội dung một cách nhanh
chóng. Một dòng sản phẩm cao cấp nữa là Galaxy S được giới thiệu lần đầu tiên vào
ngày 23/3/2010. Với thiết kế sang trọng, màn hình cong đẳng cấp, cấu hình mạnh mẽ,
camera khủng, hiện nay dòng Galaxy S vẫn đang là dòng sản phẩm thành công nhất
của Samsung, làm nên tên tuổi cho Samsung trong lĩnh vực smartphone.
+ Người cao tuổi: Với sự phát triển về công nghệ, những chiếc smartphone đang trở
nên phổ biến. Không chỉ có người trẻ mới có cần đến những chiếc điện thoại thông 16
minh, nhu cầu sử dụng smartphone của người cao tuổi cũng ngày càng tăng. Với những
tiêu chí cần thiết như màn hình lớn, giao diện sử dụng đơn giản và dung lượng pin tốt
thì dòng Galaxy M series phân khúc giá rẻ của Samsung nên được cân nhắc. Sau nhiều
năm tập trung chủ yếu vào phân phúc tầm trung và cao cấp thì vào năm 2019, Samsung
đã hồi sinh dòng M series với hàng loạt cải tiến như màn hình giọt nước, thời lượng pin
khủng, cấu hình tốt đặc biệt với mức giá phải chăng có thể tiếp cận bên cạnh học sinh,
sinh viên đặc biệt là người lớn tuổi. Ngoài ra, một số dòng Galaxy A series cũng là sự
lựa chọn hoàn hảo có thể kể đến như Galaxy A12 với mức giá dưới 4 triệu hay Galaxy
A01 ra mắt năm 2020 với các tính năng đầy đủ với một giá bán cực kì phù hợp.
Với vị thế vững chắc trên thị trường hiện nay, Samsung một lần nữa khẳng định sự
quan tâm chu đáo đến sở thích, thị hiếu của từng phân khúc khách hàng cũng như sự
am hiểu khách hàng – những thành viên tiên quyết và quyết định đến doanh thu và lợi
nhuận của công ty thông qua việc đưa ra nhiều dòng sản phẩm với mức giá khác nhau
hứa hẹn những tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai.
3.2.6. Nhà cung cấp dịch vụ
Các linh kiện của Samsung chủ yếu được nhập từ nước ngoài, vậy nên vấn đề vận
chuyển được Samsung quan tâm.
✓ Công ty cổ phần Logistics Hàng không (ALS) - chuyên vận chuyển linh kiện,
nguyên vật liệu qua đường hàng không tới SEV
Vào năm 2016, thành viên chuyên về dịch vụ kho vận của Tập đoàn - Samsung SDS
đã thành lập một liên doanh với Tập đoàn Aviation Logistics (ALS), một trong những nhà
cung cấp dịch vụ logistics hàng không hàng đầu tại Việt Nam. Với liên doanh mới này,
Samsung hiện nay có quyền quản lý các ga hàng hóa tại sân bay quốc tế Nội Bài. Nhờ có
quyền quản lý hoạt động tại sân bay lớn này, Samsung có thể đảm bảo thời hạn giao
hàng, dần dần hoàn thành chuỗi cung ứng và giảm chi phí hoạt động. Sân bay Nội Bài là
một cửa ngõ quan trọng để vận chuyển hàng xuất khẩu của Samsung từ hai khu công
nghiệp của Samsung tại các tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Cơ cấu vốn trong liên doanh
không được tiết lộ cụ thể. Nhưng Samsung cho biết sẽ phụ trách phần dịch vụ logistics,
bao gồm vận chuyển trong nước và quốc tế, kho bãi và khâu thủ tục hải quan, ALS sẽ
đóng góp từ mạng lưới khách hàng nội địa. Việc vận chuyển các linh kiện của Samsung
Galaxy là quá trình làm việc chặt chẽ giữa Samsung và đối tác vận chuyển. 17
✓ Công ty Minh Phương Logistics (MP Logistics)
Minh Phương Logistics (MP) được thành lập năm 1995, có trụ sở tại TP. HCM,
chiếm thị phần khá lớn trong mảng giao vận và vận tải trên bộ ở Việt Nam. Từ 18 nhân
viên đầu tiên, sau hơn 20 năm kinh doanh công ty này hiện có trên 1000 người. MP
Logistics đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Tháng 7/2017, Samsung SDS liên doanh với công ty MP Logistics với mục tiêu mở
rộng hoạt động logistics tại Việt Nam. Việc hợp tác với một công ty trong nước có năng
lực mạnh trong mảng vận chuyển trên bộ có ý nghĩa quan trọng để thâm nhập thị trường
Việt Nam, nơi vận tải trên bộ chiếm đến 65% thị phần ngành logistics, thông cáo của
Samsung SDS cho biết. Tốc độ tăng trưởng 15-20% mỗi năm của ngành logistics tại Việt
Nam, nhờ các hiệp định tự do thương mại với một loạt nền kinh tế lớn như Hàn Quốc,
Nhật Bản và EU, cũng là động lực cho Samsung SDS đầu tư vào Việt Nam.
Công ty con của Samsung cho biết sẽ sử dụng lợi thế về công nghệ thông tin và tư
vấn logistics của mình để củng cố vị thế của mình tại Việt Nam. “Liên doanh mới này sẽ
giúp chúng tôi có động lực thúc đẩy sự mở rộng vào ngành logistics của Việt Nam”, Kim
Hyung-tae, Phó Chủ tịch bộ phận kinh doanh dịch vụ hậu cần thông minh của Samsung SDS nói (2017).
✓ CTCP Đầu tư Thương mại Phát triển Nhất Tín (Nhất Tín Logistics)
Nhất Tín Logistics hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, là đối tác của nhiều
công ty, tập đoàn lớn trong đó có Samsung.
Các giải pháp vận chuyển mà Nhất Tín Logistics đang cung cấp gồm: Chuyển phát
hỏa tốc, Chuyển phát nhanh, Chuyển phát tiết kiệm (MES), Chuyển phát đường bộ,
Chuyển phát thu hộ (COD), Chuyển phát nguyên chuyến & Dịch vụ cho thuê kho bãi và Fulfillment.
Năm 2020, Nhất Tín Logistics đưa vào hoạt động Trung tâm khai thác kho bãi
Fulfillment tại Khu công nghiệp Sóng Thần (TP. HCM) và Khu công nghiệp Văn Giang
(Hưng Yên) với tổng diện tích sử dụng lên đến hơn 52.000 m2.
Cho đến đầu năm 2021, Nhất Tín Logistics đã có mặt trên thị trường hơn 6 năm và
ghi nhận nhiều thành quả đáng kể. Chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi thành lập vào năm
2014, Nhất Tín Logistics đã phát triển hệ thống mạng lưới từ quy mô 8 tỉnh thành lên đến
khắp 63 tỉnh thành. Hiện tại đã đạt 350 bưu cục và điểm nhận hàng trải dài cả nước với
400 phương tiện vận tải cùng hơn 36.000 khách hàng doanh nghiệp, cá nhân. 18
Có thể nhận thấy các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đóng một vai trò rất quan
trọng trong chuỗi cung ứng điện thoại Samsung. Nhờ vào việc giao hàng nhanh chóng
(nhập linh phụ kiện, xuất khẩu sản phẩm đã lắp ráp ra nước ngoài), họ giúp đảm bảo cho
khâu sản xuất diễn ra đúng tiến độ đã đặt ra, từ đó giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng.
IV. Đánh giá chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam với sản phẩm Samsung Galaxy
4.1 Thành công
Theo khảo sát người tiêu dùng do YouGov Việt Nam công bố năm 2021, Samsung
dẫn đầu danh sách các thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2021, vượt qua hơn 350 nhãn hàng
khác. Hiện tại hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt
Nam. Các sản phẩm smartphone sản xuất tại các nhà máy Samsung tại Việt Nam được
xuất khẩu đi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh năm
2021 - một năm đầy biến động của thị trường điện thoại do ảnh hưởng của đại dịch Covid
- 19 và hạn chế về nguồn cung, Samsung Việt Nam vẫn ghi nhận được sự tăng trưởng
tích cực về doanh thu và xuất khẩu của Samsung Galaxy. Samsung Việt Nam đạt được
thành tựu như vậy đó chính là nhờ sự đóng góp lớn của việc doanh nghiệp thực hiện quản
lý thành công chuỗi cung ứng của mình. Cụ thể đó là:
• Samsung đã thành công xây dựng được chuỗi cung ứng mở rộng
Samsung Việt Nam xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn diện về chi phí, giao hàng, chất
lượng, công nghệ và nguồn nhân lực để tối đa hóa sức mạnh tổng hợp, tốc độ và hiệu quả
với các nhà cung cấp của mình và tạo ra một hệ sinh thái doanh nghiệp nhằm giúp doanh
nghiệp tăng trưởng bền vững. Hệ thống thông tin được đầu tư mạnh với nhiều công cụ
hiện đại giúp Samsung nhanh chóng cập nhật thông tin về thị trường, sản phẩm, sản xuất.
Các thành viên trong chuỗi vì thế cũng hợp tác chặt chẽ với nhau từ khâu sản xuất linh
kiện tới tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, cơ chế chuỗi cung ứng tích hợp dọc đã đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho Samsung Việt Nam. Samsung hiện đang sản xuất 120 triệu chiếc điện
thoại mỗi năm. Hầu hết nguồn cung cấp toàn cầu của Samsung đều đến từ Việt Nam. Có
thể kể đến ở khâu phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, ngoài việc phân phối sản
phẩm điện thoại thông qua các nhà phân phối Phú Thái, Petrosetco PSD, Viettel XNK,
CMS, Digiworld, Samsung cũng đã mở cho mình những cửa hàng chính hãng để phân
phối sản phẩm và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến tận tay khách hàng.
• Samsung luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường 19
Chuỗi cung ứng của Samsung là chuỗi cung ứng đạt được tiêu chuẩn phù hợp với nhu
cầu của khách hàng vì với mối quan hệ tốt với các đối tác và chiến lược kinh doanh dựa
trên khối lợi thế cạnh tranh cải tiến vượt trội, Samsung đem đến cho khách hàng của
mình những dòng điện thoại mới nhất với thời gian nhanh nhất có thể. Trong chuỗi cung
ứng của mình, Samsung không sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau mà thông qua
hệ thống thông tin chia sẻ từ khách hàng đến nhà cung ứng để có thấy rõ ràng và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Samsung liên kết chặt chẽ các thành viên trong chuỗi
Samsung nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp của mình
dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau đồng thời áp dụng triết lý “lợi thế cạnh tranh của Samsung
đến từ lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp”. Vì thế Samsung tổ chức hàng loạt các
chương trình hỗ trợ, tài trợ nhằm đảm bảo các nhà cung cấp của họ có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
• Samsung giảm thiểu rủi ro trong chuỗi
Bằng cách thiết lập quy trình và tiêu chí đánh giá nhà cung cấp hàng năm, đồng thời
áp dụng quy trình công bằng và minh bạch trong việc vận hành hệ thống đăng ký nhà
cung cấp cho các nhà cung cấp mới, Samsung đã thành công trong việc hỗ trợ các nhà
cung cấp của họ nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu các rủi ro liên quan. Hơn
nữa, Samsung có sự chọn lựa rất kỹ càng về các nhà cung ứng cung cấp các loại nguyên
vật liệu, linh kiện cũng như các nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho công ty. Từ đó,
Samsung giám sát được rủi ro và đưa ra phản hồi một cách nhanh chóng.
• Samsung ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào toàn bộ chuỗi
Samsung sử dụng phần mềm Adexa và hệ thống Business intelligence (Bi) để tăng dự
báo chính xác nhu cầu của khách hàng trên cơ sở dự báo, cập nhật thông tin khách hàng
hằng ngày nhằm để mức tồn kho của Samsung ở mức thấp nhất.
Như vậy, Samsung có thể có những dự báo sản xuất và dịch chuyển công suất giữa
các dây chuyền sản xuất của mình từ đó điều chỉnh số lượng nhập liệu vào dây chuyền
sản xuất. Samsung còn sử dụng Slim - một tập hợp các phương pháp và ứng dụng lập lịch
trình cho việc quản lý thời gian chu kỳ từ đó giúp dễ dàng trong quản lý số lượng và kiểm
tra. Samsung sử dụng phần mềm hoạch định tài nguyên (ERP) R/3 và hơn 12 chức năng
của phần mềm i2, bao gồm những chức năng sử dụng trong hoạch định chuỗi cung ứng
toàn cầu, hoạch định sản xuất, quản lý nhu cầu, thực hiện đơn hàng, quản lý vận tải nhằm
dự kiến sẽ tăng độ chính xác dự báo nhu cầu 20%, nâng cao độ tin cậy của việc ra quyết 20
định, độ tin cậy cao quản lý kinh doanh hệ thống dự báo, giảm rủi ro kinh doanh thông qua mô phỏng mạnh.
Với việc ứng dụng CNTT có thể giúp Samsung giảm gần 3 triệu USD/năm từ việc
giảm hàng tồn kho và các chi phí kinh doanh, cải thiện mức độ dự báo nhu cầu và giao
hàng, theo dõi nhu cầu khách hàng.
• Samsung ứng dụng thành công R&D vào chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tự
chủ và thích nghi với thị trường
Samsung tự sản xuất những linh kiện quan trọng và tiến hành lắp ráp đối với dòng
điện thoại mang tính cạnh tranh cao giúp cho Samsung làm chủ về chuỗi cung ứng của
mình, quản lý chặt chẽ việc sản xuất và đảm bảo không xảy ra sai sót trong những thành
phần quyết định. Bên cạnh đó, Samsung còn xây dựng mạng lưới những nhà cung cấp
nguyên liệu và thiết bị chế tạo chip bằng cách đầu tư vào các nhà cung cấp của mình từ
đó giúp chuỗi cung ứng hoạt động một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, Samsung thực hiện
“chiến lược sản xuất đa địa điểm và mua sắm đa nguồn” tức Samsung luôn đảm bảo có ít
nhất hai nhà cung cấp ở các địa điểm khác nhau để phục vụ cho các nhà máy sản xuất của
mình, giống một vùng đệm chống lại các sự kiện không thể lường trước.
4.2 Thách thức
Với chuỗi cung ứng có thể coi là ổn định của mình, Samsung đang là nhà sản xuất
thiết bị di động thành công hàng đầu thế giới, với nhiều sản phẩm “bom tấn” được khen
ngợi, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế.
Thứ nhất, Samsung Việt Nam và các nhà cung ứng đã kiến nghị với Bộ Công
Thương về một số khó khăn các doanh nghiệp đang phải đối mặt do ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19 như: Doanh nghiệp phải hoạt động dưới công suất, thậm chí có doanh
nghiệp tạm dừng hoạt động; thiếu nhân lực; di chuyển khó khăn giữa các khu vực; phát
sinh thêm nhiều khoản chi phí liên quan đến công tác phòng, chống dịch…
Hầu như mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất đều bị đình trệ trên khắp
Việt Nam để phòng – chống dịch theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Suốt thời gian đó,
Samsung cũng thực sự gặp những khó khăn khi thiếu nguồn nhân lực tại chỗ, thời gian
vận chuyển linh – phụ kiện giữa các nguồn cung ứng trong – ngoài nước cũng gặp nhiều
khó khăn. Đặc biệt, đại diện Samsung Việt Nam nhấn mạnh, khi chuỗi cung ứng sản xuất,
tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ sẽ khiến nhiều doanh nghiệp sản 21
xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng. Nếu giãn cách kéo dài có
thể khiến Samsung bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phản ánh các quy định, kiểm soát lưu thông hàng
hoá hiện nay các địa phương đang thực hiện chưa phù hợp và thiếu đồng bộ, gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; một số quy định về phòng,
chống dịch thiếu tính khả thi, không phù hợp trong “bình thường mới” khi cách tiếp cận
về phòng, chống dịch đã thay đổi và ngày càng có nhiều người tiêm đủ liều vaccine hoặc
đã điều trị khỏi COVID-19...
Thứ hai, sự thiếu hụt chip xử lý trên toàn thế giới đang có tác động tiêu cực đến
nhiều lĩnh vực khác nhau. Hầu hết các công ty công nghệ lớn đã bị ảnh hưởng bởi “hạn
hán” nghiêm trọng này và Samsung cũng không phải là ngoại lệ. Hồi tháng 3/2021,
Samsung đã cho biết có “sự mất cân bằng nghiêm trọng” giữa cung và cầu của chất bán
dẫn trên toàn cầu. Là hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới hiện nay, Samsung cần
rất nhiều linh kiện điện tử, đặc biệt là chip. Thiếu nguồn cung chất bán dẫn làm cho các
ngành sản xuất dùng chip như điện thoại, ô tô, máy chơi game, GPU đều gặp trở ngại.
Nhà sản xuất Hàn Quốc không còn cách nào khác là phải lùi thời gian ra mắt dòng sản
phẩm chủ lực Galaxy S21 FE, vốn là sản phẩm bình dân / cận cao cấp, đến năm 2022 do
thiếu chip xử lý. Dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh có thể gập lại (Galaxy Z Flip
3, Galaxy Z Fold 3) cũng đang gặp khó khăn do nhu cầu thị trường cao hơn dự kiến.
Thứ ba, chuỗi cung ứng của Samsung chỉ tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm
phần cứng cạnh tranh mà quên mất đi tính sáng tạo và cạnh tranh trong việc chủ động
cung cấp phần mềm. Phần lớn smartphone của Samsung sử dụng hệ điều hành Android
tới từ Google. Và điều này dấy lên một làn sóng lo ngại từ giới công nghệ. Việc này quá
phụ thuộc vào Android, có khiến cho Samsung giảm đi tính cạnh tranh với các sản phẩm
có trên thị trường đặc biệt là các đối thủ giá rẻ cùng chạy phần mềm Android.
Thứ tư, đối mặt với đấu tranh từ các chuỗi cung ứng của đối thủ cạnh tranh như
chuỗi cung ứng Apple, Sony, OPPO. Woody Oh, giám đốc Strategy Analytics cho biết:
“Sự gia tăng về số lượng 5G ở Trung Quốc, liên quan đến yếu tố Apple, chắc chắn có tác
động tiêu cực đến thị phần của Samsung mặc dù sự đa dạng sản phẩm ấn tượng của
Samsung trong 5G”. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã xuất xưởng 17 triệu điện thoại
thông minh 5G trong ba tháng đầu năm 2021, tăng 105% so với một năm trước đó, nhưng
nó không đủ để bảo vệ vị trí đầu bảng vì các đối thủ của họ vượt trội hơn công ty trong
thị trường thiết bị cầm tay 5G đang phát triển nhanh chóng. 22
4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy
Không thể phủ nhận thành công của chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Galaxy
của Samsung tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, vẫn tồn tại
những điểm mà doanh nghiệp cần cải thiện để tối ưu hóa bộ máy cung ứng của họ.
Đầu tiên, thực trạng hiện nay hầu hết doanh nghiệp cung ứng linh kiện cho
Samsung là doanh nghiệp nước ngoài theo Samsung vào Việt Nam hoặc là nhập khẩu từ
nước ngoài khiến cho chi phí vận chuyển tăng vọt. Để có thể giảm chi phí, Samsung và
các doanh nghiệp nội địa nên cùng hợp tác phát triển để đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào
khắt khe. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp cung ứng vendor cấp 1 Việt Nam cần
cải tiến dây chuyền sản xuất, cải tiến công nghệ để đạt tiêu chuẩn sản xuất các linh kiện,
phụ kiện, vật liệu. Và Samsung cũng có thể giám sát việc sản xuất linh kiện thuận lợi
hơn, dễ dàng hơn nhờ vào hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng.
Giải pháp thứ hai, để chuỗi cung ứng có thể tương tác hiệu quả với nhau cần tăng
số lượng mạng lưới nhà phân phối của Samsung nhờ vào việc hợp tác với các doanh
nghiệp hỗ trợ thông qua quá trình tìm kiếm, kết nối doanh nghiệp tham gia chuỗi cung
ứng cùng Bộ Công Thương. Đồng thời phải liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng phù
hợp để phòng tránh những vấn đề phát sinh cũng như đảm bảo hoạt động doanh nghiệp
diễn ra trơn tru và không bị gián đoạn.
Giải pháp thứ ba, để nâng cao năng suất của các thành viên trong chuỗi cung ứng,
doanh nghiệp nên tổ chức đào tạo nguồn lực nhờ vào việc mời các chuyên gia nước ngoài
đào tạo từ đó nhận được sự tư vấn và đạt được những cải tiến vượt bậc về việc tối ưu hoá
tỷ lệ vận hành thiết bị, giảm tỷ lệ hàng lỗi, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất, xuất
khẩu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý tồn kho hiệu quả, tránh lãng phí
và gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nâng cao đồng thời chất lượng của cả chuỗi cung ứng.
Giải pháp cuối cùng, với những khắt khe về yêu cầu đầu vào của nguyên liệu cũng
như một dây chuyền ổn định, chất lượng cao thì cần phải cải tiến công nghệ nhằm tăng
cao chất lượng thiết kế của sản phẩm. Cần đổi mới dây chuyền sản xuất 1 cách hiệu quả
cũng như tổ chức những buổi đào tạo chuyên gia trong mọi lĩnh vực quan trọng như phụ
kiện, linh kiện, khuôn mẫu... Đồng thời cần cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm
trong từng khâu sản xuất nhằm tăng năng suất cũng như đảm bảo chất lượng cho các nguyên liệu đầu ra. 23 KẾT LUẬN
Qua nội dung nghiên cứu của bài thảo luận, có thể thấy được rằng Samsung đã xây
dựng được một chuỗi cung ứng đủ tốt để thực hiện những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt
ra. Sự tăng trưởng ổn định của doanh nghiệp trong suốt những năm qua cũng phần nào
khẳng định được điều đó. Và sự thành công ấy không chỉ đến từ năng lực sản xuất nội tại
của doanh nghiệp Samsung, mà còn đến từ việc quản trị một cách có kế hoạch để các
thành viên trong chuỗi hoạt động một cách nhịp nhàng và mang lại hiệu suất tối đa.
Tuy vậy, bên cạnh những thành công đã đạt được thì chuỗi cung ứng sản phẩm của
Samsung luôn luôn tồn tại một vài những thách thức, xuất phát cả ở bên trong doanh
nghiệp và từ môi trường bên ngoài. Nhưng với một doanh nghiệp luôn đi đầu trong việc
nghiên cứu, phát triển và liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng, thì Samsung sẽ sớm đưa ra các chiến lược phát triển
để cạnh tranh thị phần với ông lớn Apple, cũng như công ty BBK Electronics của Trung
Quốc và xứng đáng với vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam. 24
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.samsung.com/vn/about-us/company-info/#:~:text=S%E1%BB
%A9%20m%E1%BB%87nh%20%26%20Ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph
%C3%A1p,v%C3%A0%20c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20c %E1%BB%A7a%20m%C3%ACnh
2. https://www.samsung.com/vn/about-us/business-area/
3. https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-dong-dien-thoai-
thong-minh-samsung-tren-thi-tr-1363646
4. https://didongviet.vn/tin-tuc/tat-ca-cac-dong-dien-thoai-samsung/
5. Phân tích chuỗi cung ứng của công ty Samsung - Tài liệu text
6. Samsung cho biết các nhà máy tại Việt Nam đang ở mức 'công suất tối đa” - Thương Gia Thị Trường
7. https://nhadautu.vn/logistics-viet-banh-ngon-hon-20-ty-usd-khien-samsung-
cung-muon-chia-phan-d1877.html
8. https://als.com.vn/chuoi-cung-ung-cua-samsung
9. https://cellphones.com.vn/sforum/ngoai-viet-nam-dien-thoai-samsung-con-
duoc-san-xuat-o-dau-chat-luong-co-khac-nhau-hay-khong
10. https://www.samsung.com/vn/sustainability/sustainable-supply-chain/
11. https://genk.vn/samsung-galaxy-a52-va-a72-tro-thanh-nan-nhan-tiep-theo-
cua-tinh-trang-thieu-hut-chip-20210514144424872.chn
12. https://samnews.vn/covid-19-gay-khong-it-kho-khan-cho-hoat-dong-san-
xuat-cua-samsung-tai-viet-nam/
13. https://cafef.vn/hang-loat-ten-tuoi-moi-san-sang-lan-san-quyet-chiem-thi-
phan-tu-apple-samsung-thi-truong-smarthphone-cao-cap-tai-viet-nam-lieu-
co-bot-nham-chan-20220308115112456.chn 14.
https://samcafe.vn/samsung-chiem-mot-nua-thi-truong-smartphone-viet- nam-trong-quy-3-2021/ 25