BÀI TẬP TÌM HIỂU THUẬT NGỮ KHUYNH HƯỚNG VÀ TRÀO LƯU
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Anh Thi (lớp 20SNV1)
Câu 1: Về ba khái niệm “khuynh hướng”, “trào lưu”, “xu hướng”
- Khuynh hướng sthiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong quá trình phát
triển. dụ: khuynh hướng cải lương, khuynh hướng phát triển của ngôn ngữ thị
trường.
- Trào lưu xu hướng đang được đông đảo người theo trong một lĩnh vực tưởng,
văn hóa nào đó. Ví dụ: trào lưu văn hóa mới, trào lưu văn học hiện thực
- Xu hướng cũng mang nghĩa là sự thiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong quá
trình phát triển
Câu 2: Về khái niệm khuynh hướng văn học
- Có ý kiến cho rằng, khuynh hướng văn học là một “tổ chức”, một “nhóm sáng tác”, một tập
hợp những con người gần gũi nhau, cùng quan điểm phương pháp sáng tác. Sự hình
thành nên những khuynh hướng, trào lưu văn học đó hành động ý thức, chủ đích về
việc tham gia vào một tổ chức nhất định của nhà văn: “Có thể nói trào lưu là một hình thức tổ
chức - sáng tác. Nó là một hiện tượng cùng loại với nhóm sáng tác, nhưng ở một mức độ phát
triển sâu rộng hơn, ý thức hơn. Thường thường thì những nhà văn cùng hoạt động trong
một thời kỳ, do chỗ gần gũi nhau mặt này, mặt khác, thường đi lại giao du với nhau, trao đổi
với nhau về kinh nghiệm sáng tác; trên sở sự gần gũi ấy, dần dần hình thành những nhóm
sáng tác... Trong những điều kiện khách quan chủ quan cụ thể, những nhóm sáng tác ý
thức mạnh mẽ về đấu tranh văn học trình độ luận tổ chức cao, sẽ phát triển thành
những trường phái trào lưu văn học. Những nhà văn trong một trào lưu văn học thường
thống nhất với nhau về những yêu cầu sáng tác nào đó. Những yêu cầu sáng tác này khi
được thể hiện tập trung trong những cương lĩnh, tuyên ngôn, nhưng có khi được trình bày rải
rác trong tác phẩm của các nhà văn tiêu biểu nhất của các trào lưu...”
- ý kiến cho rằng khuynh hướng văn học chỉ sự tập hợp tự nhiên, thậm chí ngẫu nhiên
những nhà văn có cùng tưởng và nghệ thuật trong thời kỳ cụ thể, một xã hội cụ thể, không
nhất thiết phải những nhà văn những mối quan hệ trực tiếp, gần gũi “Là những cộng
đồng các hiện tượng văn học được liên kết lại trên sở một sự thống nhất tương đối về các
định hướng thẩm mỹ tưởng về các nguyên tắc thể hiện nghệ thuật[...] Khái niệm
khuynh hướng ghi nhận tính cộng đồng về sở tư tưởng thẩm mỹ của nội dung nghệ thuật;
tính cộng đồng này quy định bởi sự thống nhất về truyền thống nghệ thuật và văn hoá,
Page | 1
bởi sự gần gũi trong cách biểu hiện của các nhà văn đối với các vấn đề của đời sống, bởi sự
giống nhau về các tình thế hội, thời đại, văn hoá, nghệ thuật[...] các nền văn học châu
Âu, khuynh hướng chỉ phát sinh từ thời cận đại khi văn học đãtính độc lập tương đối: với
cách “nghệ thuật ngôn từ” tách khỏi các thể loại phi nghệ thuật khác[...] Nghệ
khả năng lựa chọn lập trường sống lập trường sáng tác[...] Đặc điểm cốt lõi nhất của các
khuynh hướng văn học phương pháp sáng tác của nó: Chính phương pháp quy định tính
chất của việc lựa chọn chất liệu đời sống phương thức nghệ thuật để xử chất liệu[...]
Các khuynh hướng văn học giữ vai trò then chốt trong lịch sử văn học; có thể xem lịch sử văn
học dưới dạng khái quát như lịch sử các khuynh hướng, bởi chúng đánh dấu tiến trình
chiếm lĩnh thế giới bằng ngôn từ nghệ thuật, đánh dấu tiến bộ nghệ thuật trong văn học
Câu 3: Những khuynh hướng văn học Việt Nam
Trong văn học thời cận đại
Giai đoạn từ 1858 đến đầu thế kỷ XX, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu xác định bốn khuynh
hướng văn học:
1) Văn học yêu nước
2) Văn học hiện thực phê phán
3) Văn học thoát li hưởng lạc
4) Văn học nô dịch
Còn trong văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1930 có ba “dòng” văn học:
1) Văn học yêu nước chống Pháp
2) Văn học nô dịch
3) Văn học hợp pháp không cách mạng
Trong văn học thời hiện đại
Trong một công trình khác, kết quả xác định các khuynh hướng văn học về bản thống
nhất với điều đã nêu trên: Văn học 1930 - 1945 có ba khuynh hướng văn học chính:
1) “Khuynh hướng văn học cách mạng”
2) “Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán”
3) “Khuynh hướng văn học lãng mạn tiêu cực”
Ngoài ra còn biểu hiện của những khuynh hướng văn học khác như “khuynh hướng văn
học lãng mạn cách mạng”, “khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa”...
Văn học thời kỳ 1945 - 1975, nhất từ 1954 - 1975: miền Bắc hầu như chỉ duy nhất
một khuynh hướng văn học “khuynh hướng văn học hiện thực hội chủ nghĩa”. Nhưng
nếu như chỉ một khuynh hướng thì thực chất trong văn học thời kỳ này không khuynh
Page | 2
hướng văn học. Tuy nhiên, tình hình không hoàn toàn đơn giản như vậy nếu chúng ta chú ý
đến những cuộc đấu tranh phê bình văn học quyết liệt trong thời kỳ này. thể phải kể đến
“Phong trào Nhân văn - Giai phẩm” như một khuynh hướng văn học xuất hiện và tồn tại ngắn
ngủi trong mấy năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Tuy nhiên đã bộc lộ những quan
điểm phương pháp văn học riêng biệt so với những quan điểm phương pháp văn học
chính thống đương thời. miền Nam, tình hình khác hơn, xuất hiện rất nhiều khuynh
hướng văn học như: khuynh hướng văn học cách mạng, khuynh hướng văn học hiện thực,
khuynh hướng văn học lãng mạn, khuynh hướng văn học hiện sinh”, khuynh hướng văn
học “suy đồi”, khuynh hướng văn học “nô dịch”, khuynh hướng văn học chống cộng
Trong văn học đương đại
Văn học đương đại hay văn học sau năm 1975 có những biểu hiện phức tạp về khuynh hướng
văn học. Từ 1975 đến 1985 chủ yếu tồn 1 duy nhất một khuynh hướng văn học, đó
“khuynh hướng văn học hiện thực hội chủ nghĩa” (thực chất không khuynh hướng
văn học, không sự lựa chọn khác). Từ 1986, nhất từ sau năm 1990, khi Liên
các nước hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, tình hình văn học nhiều thay đổi. Bên cạnh
“khuynh hướng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa” ngày càng ít được nói tới, thậm chí hiện
nay chỉ được nhắc như một sản phẩm của quá khứ, người ta bắt đầu chú ý đến tính đa dạng
của những khuynh hướng văn học mới như: khuynh hướng văn học có tính “phản tư” hay phê
phán, khuynh hướng văn học “tính dục”, khuynh hướng văn học hiện sinh, khuynh hướng
văn học “tân hình thức”, khuynh hướng văn học “tự thú”, văn học “sám hối”...
Câu 4: Điều kiện để xuất hiện khuynh hướng văn học
Theo D.X. Likhasiov, khuynh hướng văn học sẽ xuất hiện khi:
* Khuynh hướng văn học chỉ nghĩa khuynh hướng của các biện pháp nghệ thuật trong
văn học, chứ không phải các khuynh hướng tưởng trong văn học. Khuynh hướng văn
học đánh dấu giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử văn học. Chỉ khi nào trong văn học
xuất hiện các biện pháp nghệ thuật khác nhau, nói như các nhà luận hiện đại, tức
các phương pháp sáng tác khác nhau, nhà văn tự giác, chủ động lựa chọn cho mình một
phương pháp nghệ thuật nhất định, hướng sáng tác của mình theo nó, hơn nữa, phải
nhiều nhà văn cùng sở thích khả năng ấy, tập hợp nhau lại, tự phát hay tự giác,
thành một trào lưu riêng, thì khi đó mới có trào lưu, mới có khuynh hướng văn học.
* Yếu tố quan trọng khác là, chỉ khi nào đấu tranh, phê bình văn học, thì khi đó mới
khuynh hướng văn học. Trong khi nghiên cứu các nền văn học châu Âu Nga, D.X.
Likhasiov đã thấy rằng, tất cả các khuynh hướng văn học chỉ xuất hiện dựa trên những cuộc
Page | 3
đấu tranh, phê bình văn học. Ông chỉ ra rằng, khi trong nền văn học đã xuất hiện những biện
pháp nghệ thuật mới, đã tập hợp được những người sáng tác theo nó, thì bao giờ cũng xảy ra
những cuộc đấu tranh giữa các nhóm nghệ thuật đó để phê phán đối phương và để bảo vệ lập
trường nghệ thuật của mình. vậy, đồng thời với sự xuất hiện các khuynh hướng, các trào
lưu văn học thường các tuyên ngôn nghệ thuật, các cương lĩnh nghệ thuật, các cuộc bút
chiến, phê bình văn học để bảo vệ hay đả phá lẫn nhau giữa các trào lưu, khuynh hướng văn
học khác nhau.
* Cũng nghĩa rằng các khuynh hướng nghệ thuật đó phải hết sức khác biệt nhau, đối lập
nhau, loại bỏ nhau, thì mới tình trạng đấu tranh, phê bình quả quyết như thế. nghĩa
rằng, sự tồn tại của chúng được hình dung như những mặt đối lập nhiều hơn khác biệt.
Khác biệt thì có thể dung hoà, còn đối lập thì chỉ có thể phủ định nhau. Chính vì thế, phê bình
văn học được xem là một tiêu chí để nhận diện xem trong văn học có các khuynh hướng khác
nhau hay không. Hay nói cách khác phê bình văn học hệ quả tất yếu của sự xuất hiện văn
học mới.
* D.X. Likhatsiov rất chú trọng đến yếu tố giai cấp trong việc giải sự hình thành các
khuynh hướng văn học. Theo ông, khuynh hướng văn học chỉ có thể xuất hiện khi có sự phân
chia giai cấp trong văn học. Đây nói sự phân chia giai cấp trong văn học chứ không phải
nói sự phân chia giai cấp trong hội. Sự phân chia giai cấp trong hội không tác động
gì trực tiếp và tức thời tới sự phân chia giai cấp trong văn học. Giai cấp có thể đã xuất hiện từ
thời kỳ chiếm hữu lệ, nhưng trong văn học muộn hơn rất nhiều. Theo D.X. Likhasiov,
trong văn học Nga và châu Âu thời trung cổ không có sự phân chia giai cấp trong văn học.
Văn học đó là một nền văn học khônggiai cấp, không thuộc về một giai cấp nào mà
chung cho toàn hội. Chi bắt đầu từ thời kỳ cận hiện đại mới xuất hiện sự phân chia giai
cấp trong văn học. Khi đó mới bắt đầu sản sinh ra văn học của tầng lớp này hay văn học của
tầng lớp kia, văn học đại diện cho nhóm người này hay nhóm người khác. Ông cho rằng, sự
xuất hiện đấu tranh phê bình trong văn học là thể hiện sự phân hoá giai cấp trong văn học. Sự
xuất hiện của khuynh hướng văn học là thể hiện sự phân hoá giai cấp trong văn học.
Câu 5: Các khuynh hướng văn học trong văn học trung đại Việt Nam
Trong văn học thời trung đại, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu xác định có các khuynh
hướng văn học sau:
Trong văn học thế kỷ X - XIV các nhà nghiên cứu xác định một "xu hướng yếm
thế, thoát li biểu hiện khá rõ trong buổi suy vi của nhà Trần, tức là cuối thế kỷ XIV" để phân
biệt với một “xu hướng” văn học tồn tại dưới dạng “tiền giả định” là “xu hướng nhập thế, dấn
Page | 4
thân, nhập cuộc”!?. Người ta cũng nói những cuộc đấu tranh phê bình trong văn học,
qua “những áng văn bài xích Phật giáo” “cuộc bút chiến giữa Hồ Quý Ly phái Đoàn
Xuân Lôi
Đến thế kỷ XV, người ta xác định trong văn học có ba khuynh hướng:
1) Khuynh hướng văn học yêu nước. Ví dụ: “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn)
2) Khuynh hướng văn học thù tạc, ca tụng chế độ phong kiến
3) Khuynh hướng văn học bất mãn với thời thế. Ví dụ: Bài thơ “Sông Lấp” (Tú Xương)
Trong “phê bình văn học” thế kỷ XV, người ta cũng khẳng định một cách mạnh
dạn: có một cuộc "bút chiến không tuyên bố" giữa các "lưu phái" văn học thời này".
Trong văn học thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII, người xác định hai "xu hướng" văn
học:
1) Xu hướng thù phụng và thoả mãn hiện thực
2) Xu hướng tố cáo hiện thực.
Cũng có người lại xác định có ba "khuynh hướng" văn học:
1) Khuynh hướng văn học yêu nước
2) Khuynh hướng văn học thoả mãn hiện thực
3) Khuynh hướng văn học ẩn dật. Ví dụ: “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Tình hình này cũng diễn ra tương tự đối với văn học nửa cuối thế kỷ XVIII thế kỷ XIX.
Nhìn chung, các khuynh hướng văn học được nêu trên thuần tuý các khuynh hướng
tưởng trong văn học.
Câu 6: Tìm hiểu các thuật ngữ
Phương pháp sáng tác: còn gọi là phương pháp nghệ thuật.
Đó hệ thống những nguyên tắc tưởng nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động
sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật mà trước hết là biến nội dung cuộc sống thành
nội dung nghệ thuật và cùng với nội dung, chi phối sự sáng tạo hình thức tác phẩm.
Phương pháp sáng tác vừa phương thức lĩnh hội cải biến hiện thực thành hình tượng
nghệ thuật, biểu hiện mối quan hệ thẩm mỹ của nhà thơ đối với thế giới, vừa là phương thức
thể hiệnkhẳng định một lí tưởng thẩm mỹ nhất định mà nhà văn theo đuổi trong quá trình
sáng tác. Phương pháp sáng tác thường chịu sự quy định của một thế giới quan nhất định
nảy sinh trong những kiện lịch sử nhất định.
Phong cách
Page | 5
Trong ngôn ngữ, do thực hiện những chức năng khác nhau, do được sử dụng trong các tập
đoàn hội hoặc những giới nghề nghiệp khác nhau, dần dần hình thành những phong cách
ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành
chính, phong cách ngôn ngữ văn học (nghệ thuật ngôn từ),… hoặc phong cách ngôn ngữ điện
báo,…Những phong cách ngôn ngữ này thuộc phạm trù ngôn ngữ học.
Phong cách nghệ thuật một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong
sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân
tộc.
Phong cách khác phương pháp sáng tác sự thực hiện cụ thể trực tiếp của : các dấu hiện
phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình
thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố bản của hình thức nghệ thuật (X. nộidung hình
thức),… Trong nghĩa rộng, phong cách nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình
thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể thể cảm nhận được, một giọng
điệu và một sắc thái thống nhất. Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn”,
hay còn gọi là “phong cách thời đại” (phong cách Phục hưng, Ba-rốc, chủ nghĩa cổ điển), các
phong cách của các trào lưu dòng văn học, phong cách dân tộc, phong cách nhân của
tác giả.
Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu
hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà
văntài năng bản lĩnh mới được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện
các tác phẩm được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta thể
nhận ra sự khác nhau, chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan Nguyên Hồng, Xuân Diệu
Chế Lan Viên, …
Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu theo nghĩa các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo
nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ
thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Thi pháp hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học. Khái niệm này một số yếu
tố bản cần thiết phải được cắt nghĩa, bao gồm: hệ thống, nghệ thuật, hệ thống nghệ thuật
và hiện tượng văn học.
Page | 6
Hệ thống: một tập hợp của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan hệ với nhau, giá trị
của hệ thống không phải tổng của phép cộng các yếu tố với nhau, giá trị tổng hợp;
giá trị của từng yếu tố khi tồn tại trong hệ thống không phải do tự thân yếu tố quyết định, mà
do hệ thống quy định trên cơ sở giá trị tổng hợp toàn hệ thống và mối quan hệ giữa các yếu tố
trong hệ thống đó. Ví dụ: Các chi tiết miêu tả hình thức, tính cách, giòng dõi của nhân vật thị
Nở trong truyện Chí Phèo của Nam Cao chịu sự qui chiếu của hệ thống thẩm mỹ toàn thiên
truyện, nhất là trong sự chi phối, tham chiếu của đặc điểm thi pháp nhân vật Chí Phèo.
Nghệ thuật: Phương diện hình thức như các thủ pháp nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật,
phương cách xây dựng, miêu tả tường thuật, quan niệm nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật,
điểm nhìn nghệ thuật…, mang tính nội dung. Tính nội dung của các phương diện nghệ thuật
khác với tính nội dung hội hiện tượng văn học phản ánh. Chẳng hạn: Quan niệm nghệ
thuật về con người của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù thể hiện ở cái Đẹp từ tài hoa, tính
cách, ứng xử, triết sống phối kết với ý thức về cái đẹp, trân trọng nâng niu cái đẹp như
một sự phủ nhận cái xấu, cái ác trong xã hội nô lệ và tội lỗi thời thực dân – phong kiến
Hệ thống nghệ thuật: tập hợp các quan niệm, các thủ pháp, biện pháp…quan hệ chặt chẽ với
nhau. Trong đó, giá trị của từng yếu tố do hệ thống quy định các yếu tố phát huy giá trị, ý
nghĩa của chúng trong hệ thống. Tính hệ thống của nghệ thuật tồn tại nhiều cấp độ như
trong một tác phẩm, hệ tác phẩm, một tác phẩm lớn có nhiều tác phẩm nhỏ.
Hiện tượng văn học: Một giai đoạn, một trào lưu, một tác gia, một hệ tác phẩm hoặc một tác
phẩm…, những đặc trưng trên sở quan hệ nội tạinhư hệ quả của lịch sử, kinh tế,
chính trị hội, tình hình văn học; sáng tạo của nhà văn mỹ cảm của người đọc. Chẳng
hạn: thơ Mới Việt Nam 1930-1945, văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945; văn
học cách mạng miền Nam trong vùng tạm chiếm thời chống Mỹ, sáng tác của Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám, Rừng nu của Nguyễn Trung Thành; truyện ngắn của Tchekhov,
thơ tình của Tagor, Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London; Lá cỏ của Whitman…
Page | 7

Preview text:

BÀI TẬP TÌM HIỂU THUẬT NGỮ KHUYNH HƯỚNG VÀ TRÀO LƯU
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Anh Thi (lớp 20SNV1)
Câu 1: Về ba khái niệm “khuynh hướng”, “trào lưu”, “xu hướng” -
Khuynh hướng là sự thiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong quá trình phát
triển. Ví dụ: khuynh hướng cải lương, khuynh hướng phát triển của ngôn ngữ thị trường. -
Trào lưu là xu hướng đang được đông đảo người theo trong một lĩnh vực tư tưởng,
văn hóa nào đó. Ví dụ: trào lưu văn hóa mới, trào lưu văn học hiện thực -
Xu hướng cũng mang nghĩa là sự thiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong quá trình phát triển
Câu 2: Về khái niệm khuynh hướng văn học
- Có ý kiến cho rằng, khuynh hướng văn học là một “tổ chức”, một “nhóm sáng tác”, một tập
hợp những con người gần gũi nhau, có cùng quan điểm và phương pháp sáng tác. Sự hình
thành nên những khuynh hướng, trào lưu văn học đó là hành động có ý thức, có chủ đích về
việc tham gia vào một tổ chức nhất định của nhà văn: “Có thể nói trào lưu là một hình thức tổ
chức - sáng tác. Nó là một hiện tượng cùng loại với nhóm sáng tác, nhưng ở một mức độ phát
triển sâu rộng hơn, có ý thức hơn. Thường thường thì những nhà văn cùng hoạt động trong
một thời kỳ, do chỗ gần gũi nhau mặt này, mặt khác, thường đi lại giao du với nhau, trao đổi
với nhau về kinh nghiệm sáng tác; trên cơ sở sự gần gũi ấy, dần dần hình thành những nhóm
sáng tác... Trong những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể, những nhóm sáng tác có ý
thức mạnh mẽ về đấu tranh văn học và có trình độ lý luận tổ chức cao, sẽ phát triển thành
những trường phái và trào lưu văn học. Những nhà văn trong một trào lưu văn học thường
thống nhất với nhau về những yêu cầu sáng tác nào đó. Những yêu cầu sáng tác này có khi
được thể hiện tập trung trong những cương lĩnh, tuyên ngôn, nhưng có khi được trình bày rải
rác trong tác phẩm của các nhà văn tiêu biểu nhất của các trào lưu...”
- Có ý kiến cho rằng khuynh hướng văn học chỉ là sự tập hợp tự nhiên, thậm chí ngẫu nhiên
những nhà văn có cùng tư tưởng và nghệ thuật trong thời kỳ cụ thể, một xã hội cụ thể, không
nhất thiết phải là những nhà văn có những mối quan hệ trực tiếp, gần gũi “Là những cộng
đồng các hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở một sự thống nhất tương đối về các
định hướng thẩm mỹ – tư tưởng và về các nguyên tắc thể hiện nghệ thuật[...] Khái niệm
khuynh hướng ghi nhận tính cộng đồng về cơ sở tư tưởng thẩm mỹ của nội dung nghệ thuật;
tính cộng đồng này quy định bởi sự thống nhất về truyền thống nghệ thuật và văn hoá, Page | 1
bởi sự gần gũi trong cách biểu hiện của các nhà văn đối với các vấn đề của đời sống, bởi sự
giống nhau về các tình thế xã hội, thời đại, văn hoá, nghệ thuật[...] Ở các nền văn học châu
Âu, khuynh hướng chỉ phát sinh từ thời cận đại khi văn học đã có tính độc lập tương đối: với
tư cách là “nghệ thuật ngôn từ” nó tách khỏi các thể loại phi nghệ thuật khác[...] Nghệ sĩ có
khả năng lựa chọn lập trường sống và lập trường sáng tác[...] Đặc điểm cốt lõi nhất của các
khuynh hướng văn học là phương pháp sáng tác của nó: Chính phương pháp quy định tính
chất của việc lựa chọn chất liệu đời sống và phương thức nghệ thuật để xử lý chất liệu[...]
Các khuynh hướng văn học giữ vai trò then chốt trong lịch sử văn học; có thể xem lịch sử văn
học dưới dạng khái quát như lịch sử các khuynh hướng, bởi vì chúng đánh dấu tiến trình
chiếm lĩnh thế giới bằng ngôn từ nghệ thuật, đánh dấu tiến bộ nghệ thuật trong văn học
Câu 3: Những khuynh hướng văn học Việt Nam
● Trong văn học thời cận đại
Giai đoạn từ 1858 đến đầu thế kỷ XX, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu xác định bốn khuynh hướng văn học: 1) Văn học yêu nước
2) Văn học hiện thực phê phán
3) Văn học thoát li hưởng lạc 4) Văn học nô dịch
Còn trong văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1930 có ba “dòng” văn học:
1) Văn học yêu nước chống Pháp 2) Văn học nô dịch
3) Văn học hợp pháp không cách mạng
● Trong văn học thời hiện đại
Trong một công trình khác, kết quả xác định các khuynh hướng văn học về cơ bản là thống
nhất với điều đã nêu trên: Văn học 1930 - 1945 có ba khuynh hướng văn học chính:
1) “Khuynh hướng văn học cách mạng”
2) “Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán”
3) “Khuynh hướng văn học lãng mạn tiêu cực”
Ngoài ra còn có biểu hiện của những khuynh hướng văn học khác như “khuynh hướng văn
học lãng mạn cách mạng”, “khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa”...
Văn học thời kỳ 1945 - 1975, nhất là từ 1954 - 1975: Ở miền Bắc hầu như chỉ có duy nhất
một khuynh hướng văn học là “khuynh hướng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Nhưng
nếu như chỉ có một khuynh hướng thì thực chất trong văn học thời kỳ này không có khuynh Page | 2
hướng văn học. Tuy nhiên, tình hình không hoàn toàn đơn giản như vậy nếu chúng ta chú ý
đến những cuộc đấu tranh phê bình văn học quyết liệt trong thời kỳ này. Có thể phải kể đến
“Phong trào Nhân văn - Giai phẩm” như một khuynh hướng văn học xuất hiện và tồn tại ngắn
ngủi trong mấy năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Tuy nhiên nó đã bộc lộ những quan
điểm và phương pháp văn học riêng biệt so với những quan điểm và phương pháp văn học
chính thống đương thời. Ở miền Nam, tình hình có khác hơn, xuất hiện rất nhiều khuynh
hướng văn học như: khuynh hướng văn học cách mạng, khuynh hướng văn học hiện thực,
khuynh hướng văn học lãng mạn, khuynh hướng văn học hiện sinh”, khuynh hướng văn
học “suy đồi”, khuynh hướng văn học “nô dịch”, khuynh hướng văn học chống cộng
● Trong văn học đương đại
Văn học đương đại hay văn học sau năm 1975 có những biểu hiện phức tạp về khuynh hướng
văn học. Từ 1975 đến 1985 chủ yếu tồn 1 duy nhất một khuynh hướng văn học, đó là
“khuynh hướng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa” (thực chất là không có khuynh hướng
văn học, vì không có sự lựa chọn khác). Từ 1986, nhất là từ sau năm 1990, khi Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, tình hình văn học có nhiều thay đổi. Bên cạnh
“khuynh hướng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa” ngày càng ít được nói tới, thậm chí hiện
nay chỉ được nhắc như một sản phẩm của quá khứ, người ta bắt đầu chú ý đến tính đa dạng
của những khuynh hướng văn học mới như: khuynh hướng văn học có tính “phản tư” hay phê
phán, khuynh hướng văn học “tính dục”, khuynh hướng văn học hiện sinh, khuynh hướng
văn học “tân hình thức”, khuynh hướng văn học “tự thú”, văn học “sám hối”...
Câu 4: Điều kiện để xuất hiện khuynh hướng văn học
Theo D.X. Likhasiov, khuynh hướng văn học sẽ xuất hiện khi:
* Khuynh hướng văn học chỉ có nghĩa là khuynh hướng của các biện pháp nghệ thuật trong
văn học, chứ không phải là các khuynh hướng tư tưởng trong văn học. Khuynh hướng văn
học đánh dấu giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử văn học. Chỉ khi nào trong văn học
xuất hiện các biện pháp nghệ thuật khác nhau, nói như các nhà lý luận hiện đại, tức là có
các phương pháp sáng tác khác nhau, và nhà văn tự giác, chủ động lựa chọn cho mình một
phương pháp nghệ thuật nhất định, hướng sáng tác của mình theo nó, và hơn nữa, phải có
nhiều nhà văn có cùng sở thích và khả năng ấy, tập hợp nhau lại, dù tự phát hay tự giác,
thành một trào lưu riêng, thì khi đó mới có trào lưu, mới có khuynh hướng văn học.
* Yếu tố quan trọng khác là, chỉ khi nào có đấu tranh, phê bình văn học, thì khi đó mới có
khuynh hướng văn học. Trong khi nghiên cứu các nền văn học châu Âu và Nga, D.X.
Likhasiov đã thấy rằng, tất cả các khuynh hướng văn học chỉ xuất hiện dựa trên những cuộc Page | 3
đấu tranh, phê bình văn học. Ông chỉ ra rằng, khi trong nền văn học đã xuất hiện những biện
pháp nghệ thuật mới, đã tập hợp được những người sáng tác theo nó, thì bao giờ cũng xảy ra
những cuộc đấu tranh giữa các nhóm nghệ thuật đó để phê phán đối phương và để bảo vệ lập
trường nghệ thuật của mình. Vì vậy, đồng thời với sự xuất hiện các khuynh hướng, các trào
lưu văn học thường là các tuyên ngôn nghệ thuật, các cương lĩnh nghệ thuật, các cuộc bút
chiến, phê bình văn học để bảo vệ hay đả phá lẫn nhau giữa các trào lưu, khuynh hướng văn học khác nhau.
* Cũng có nghĩa rằng các khuynh hướng nghệ thuật đó phải hết sức khác biệt nhau, đối lập
nhau, loại bỏ nhau, thì mới có tình trạng đấu tranh, phê bình quả quyết như thế. Có nghĩa
rằng, sự tồn tại của chúng được hình dung như là những mặt đối lập nhiều hơn là khác biệt.
Khác biệt thì có thể dung hoà, còn đối lập thì chỉ có thể phủ định nhau. Chính vì thế, phê bình
văn học được xem là một tiêu chí để nhận diện xem trong văn học có các khuynh hướng khác
nhau hay không. Hay nói cách khác phê bình văn học là hệ quả tất yếu của sự xuất hiện văn học mới.
* D.X. Likhatsiov rất chú trọng đến yếu tố giai cấp trong việc lý giải sự hình thành các
khuynh hướng văn học. Theo ông, khuynh hướng văn học chỉ có thể xuất hiện khi có sự phân
chia giai cấp trong văn học. Đây là nói sự phân chia giai cấp trong văn học chứ không phải
nói sự phân chia giai cấp trong xã hội. Sự phân chia giai cấp trong xã hội không có tác động
gì trực tiếp và tức thời tới sự phân chia giai cấp trong văn học. Giai cấp có thể đã xuất hiện từ
thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhưng trong văn học nó muộn hơn rất nhiều. Theo D.X. Likhasiov,
trong văn học Nga và châu Âu thời trung cổ không có sự phân chia giai cấp trong văn học.
Văn học đó là một nền văn học không có giai cấp, không thuộc về một giai cấp nào mà
chung cho toàn xã hội. Chi bắt đầu từ thời kỳ cận hiện đại mới xuất hiện sự phân chia giai
cấp trong văn học. Khi đó mới bắt đầu sản sinh ra văn học của tầng lớp này hay văn học của
tầng lớp kia, văn học đại diện cho nhóm người này hay nhóm người khác. Ông cho rằng, sự
xuất hiện đấu tranh phê bình trong văn học là thể hiện sự phân hoá giai cấp trong văn học. Sự
xuất hiện của khuynh hướng văn học là thể hiện sự phân hoá giai cấp trong văn học.
Câu 5: Các khuynh hướng văn học trong văn học trung đại Việt Nam
Trong văn học thời trung đại, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu xác định có các khuynh hướng văn học sau: 
Trong văn học thế kỷ X - XIV các nhà nghiên cứu xác định có một "xu hướng yếm
thế, thoát li biểu hiện khá rõ trong buổi suy vi của nhà Trần, tức là cuối thế kỷ XIV" để phân
biệt với một “xu hướng” văn học tồn tại dưới dạng “tiền giả định” là “xu hướng nhập thế, dấn Page | 4
thân, nhập cuộc”!?. Người ta cũng nói có những cuộc đấu tranh và phê bình trong văn học,
qua “những áng văn bài xích Phật giáo” và “cuộc bút chiến giữa Hồ Quý Ly và phái Đoàn Xuân Lôi
 Đến thế kỷ XV, người ta xác định trong văn học có ba khuynh hướng:
1) Khuynh hướng văn học yêu nước. Ví dụ: “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn)
2) Khuynh hướng văn học thù tạc, ca tụng chế độ phong kiến
3) Khuynh hướng văn học bất mãn với thời thế. Ví dụ: Bài thơ “Sông Lấp” (Tú Xương)
 Trong “phê bình văn học” ở thế kỷ XV, người ta cũng khẳng định một cách mạnh
dạn: có một cuộc "bút chiến không tuyên bố" giữa các "lưu phái" văn học thời này".
Trong văn học thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII, có người xác định hai "xu hướng" văn học:
1) Xu hướng thù phụng và thoả mãn hiện thực
2) Xu hướng tố cáo hiện thực.
Cũng có người lại xác định có ba "khuynh hướng" văn học:
1) Khuynh hướng văn học yêu nước
2) Khuynh hướng văn học thoả mãn hiện thực
3) Khuynh hướng văn học ẩn dật. Ví dụ: “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Tình hình này cũng diễn ra tương tự đối với văn học nửa cuối thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX.
Nhìn chung, các khuynh hướng văn học được nêu trên thuần tuý là các khuynh hướng tư tưởng trong văn học.
Câu 6: Tìm hiểu các thuật ngữ
Phương pháp sáng tác: còn gọi là phương pháp nghệ thuật.
Đó là hệ thống những nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động
sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật mà trước hết là biến nội dung cuộc sống thành
nội dung nghệ thuật và cùng với nội dung, chi phối sự sáng tạo hình thức tác phẩm.
Phương pháp sáng tác vừa là phương thức lĩnh hội và cải biến hiện thực thành hình tượng
nghệ thuật, biểu hiện mối quan hệ thẩm mỹ của nhà thơ đối với thế giới, vừa là phương thức
thể hiện và khẳng định một lí tưởng thẩm mỹ nhất định mà nhà văn theo đuổi trong quá trình
sáng tác. Phương pháp sáng tác thường chịu sự quy định của một thế giới quan nhất định và
nảy sinh trong những kiện lịch sử nhất định. Phong cách Page | 5
Trong ngôn ngữ, do thực hiện những chức năng khác nhau, do được sử dụng trong các tập
đoàn xã hội hoặc những giới nghề nghiệp khác nhau, dần dần hình thành những phong cách
ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành
chính, phong cách ngôn ngữ văn học (nghệ thuật ngôn từ),… hoặc phong cách ngôn ngữ điện
báo,…Những phong cách ngôn ngữ này thuộc phạm trù ngôn ngữ học.
Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong
sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.
Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực hiện cụ thể trực tiếp của nó : các dấu hiện
phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có
thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật (X. nộidung và hình
thức),… Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình
thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng
điệu và một sắc thái thống nhất. Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn”,
hay còn gọi là “phong cách thời đại” (phong cách Phục hưng, Ba-rốc, chủ nghĩa cổ điển), các
phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân của tác giả.
Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu
hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà
văn có tài năng có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện
ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể
nhận ra sự khác nhau, chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nguyên Hồng, Xuân Diệu và Chế Lan Viên, …
Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo
nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ
thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Thi pháp là hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học. Khái niệm này có một số yếu
tố cơ bản cần thiết phải được cắt nghĩa, bao gồm: hệ thống, nghệ thuật, hệ thống nghệ thuật
và hiện tượng văn học. Page | 6
Hệ thống: Là một tập hợp của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố có quan hệ với nhau, giá trị
của hệ thống không phải là tổng của phép cộng các yếu tố với nhau, mà là giá trị tổng hợp;
giá trị của từng yếu tố khi tồn tại trong hệ thống không phải do tự thân yếu tố quyết định, mà
do hệ thống quy định trên cơ sở giá trị tổng hợp toàn hệ thống và mối quan hệ giữa các yếu tố
trong hệ thống đó. Ví dụ: Các chi tiết miêu tả hình thức, tính cách, giòng dõi của nhân vật thị
Nở trong truyện Chí Phèo của Nam Cao chịu sự qui chiếu của hệ thống thẩm mỹ toàn thiên
truyện, nhất là trong sự chi phối, tham chiếu của đặc điểm thi pháp nhân vật Chí Phèo.
Nghệ thuật: Phương diện hình thức như các thủ pháp nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật,
phương cách xây dựng, miêu tả và tường thuật, quan niệm nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật,
điểm nhìn nghệ thuật…, mang tính nội dung. Tính nội dung của các phương diện nghệ thuật
khác với tính nội dung xã hội mà hiện tượng văn học phản ánh. Chẳng hạn: Quan niệm nghệ
thuật về con người của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù thể hiện ở cái Đẹp từ tài hoa, tính
cách, ứng xử, triết lý sống phối kết với ý thức về cái đẹp, trân trọng và nâng niu cái đẹp như
một sự phủ nhận cái xấu, cái ác trong xã hội nô lệ và tội lỗi thời thực dân – phong kiến
Hệ thống nghệ thuật: tập hợp các quan niệm, các thủ pháp, biện pháp…quan hệ chặt chẽ với
nhau. Trong đó, giá trị của từng yếu tố do hệ thống quy định vá các yếu tố phát huy giá trị, ý
nghĩa của chúng trong hệ thống. Tính hệ thống của nghệ thuật tồn tại ở nhiều cấp độ như
trong một tác phẩm, hệ tác phẩm, một tác phẩm lớn có nhiều tác phẩm nhỏ.
Hiện tượng văn học: Một giai đoạn, một trào lưu, một tác gia, một hệ tác phẩm hoặc một tác
phẩm…, có những đặc trưng trên cơ sở quan hệ nội tại và như là hệ quả của lịch sử, kinh tế,
chính trị xã hội, tình hình văn học; sáng tạo của nhà văn và mỹ cảm của người đọc. Chẳng
hạn: thơ Mới Việt Nam 1930-1945, văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945; văn
học cách mạng miền Nam trong vùng tạm chiếm thời chống Mỹ, sáng tác của Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; truyện ngắn của Tchekhov,
thơ tình của Tagor, Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London; Lá cỏ của Whitman… Page | 7