-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu ưu điểm và bất cập của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam năm 1989
1.1. Tầm quan trọng của sức khỏe và tính cấp thiết trong vấn đề bảo vệ sứckhỏe nhân dân.“Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơbản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và nhân tố quang trọng trong việcphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tổ quốc”.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Luật học 135 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Tìm hiểu ưu điểm và bất cập của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam năm 1989
1.1. Tầm quan trọng của sức khỏe và tính cấp thiết trong vấn đề bảo vệ sứckhỏe nhân dân.“Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơbản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và nhân tố quang trọng trong việcphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tổ quốc”.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Luật học 135 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
TÌM HIỂU ƯU ĐIỂM VÀ BẤT CẬP CỦA LUẬT BẢO VỆ SỨC KHỎE
NHÂN DÂN VIỆT NAM NĂM 1989 MỤC TIÊU
1. Trình bày ưu điểm và bất cập của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Tìm hiểu những điểm mới trong luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2009.
NỘI DUNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tầm quan trọng của sức khỏe và tính cấp thiết trong vấn đề bảo vệ sức khỏe nhân dân.
“Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ
bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và nhân tố quang trọng trong việc
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tổ quốc”.
Một quốc gia nếu có tỷ lệ người bệnh tật cao, tuổi thọ trung bình người dân
thấp, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao, tỷ lệ người chết do bệnh tật cao, …. thì có thể
đánh giá nền kinh tế của quốc gia này kém phát triển và từ đó cũng đánh giá quốc
gia này kém phát triển trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,…
Chỉ khi có sức khỏe con người mới có thể lao động, sản xuất, mới có thể phát triển
nền kinh tế, xây dựng quốc gia. Có sức khỏe con người mới có thể vui chơi giải trí
và có đước những điều hạnh phúc trong cuộc sống. Ngành y là một ngành nhằm
đem lại sức khỏe – thứ báu vật quý giá cửa nhân loại này. Để ngành y hoạt động có
hiệu quả đòi hỏi cần phải xây đựng đúng đắn chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm
của mỗi cơ quan, cơ sỡ y tế, cần phải xác lập đúng đắn và hợp lý mối quan hệ giữa
chúng, phải có những phương pháp, hình thức tổ chức và hoạt động phù hợp để
tạo thành một cơ chế đòng bộ. Những điều đó chỉ có thể thực hiện được dựa trên
cơ sỡ vững chắc của nguyên tắc và quy định cụ thể cửa pháp luật nói chung và
pháp luật về công tác y tế nới riêng. Từ đó nhà nước ta đã ban hành bộ luật gọi là
luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989. Bộ luật này được soạn thảo năm 1981
nhưng đến năm 1989 mới được công bố nên còn ảnh hưởng bởi xã hội bao cấp.
1.2. Một số nội dung luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và những thiếu sót của bộ
luật cũng như sự thay đổi của bộ luật. lOMoAR cPSD| 45470709 -
Xác định bảo vệ sức khỏe nhân dân với định hướng phòng bệnh là chủ
yếutrong nên y học Việt Nam. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 đưa ra
được nhứng quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khỏe; những quy
định và điều kiện hành nghề của bác sĩ, y sĩ; quy định về thanh tra vệ sinh, phòng
bệnh; nguyên tắc bảo quản xử lý thuốc, … Phần lớn nội dung của bộ luật này xoay
quanh quyền lợi và việc đảm bảo sức khỏe cho nhân dân nhưng bên cạnh đó bộ
luật “Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989” cũng đưa ra nhũng điều về khen
thưởng và xử lý các vi phạm như: khen thưởng thầy thuốc, lương y, dược sĩ và
nhân viên y tế có cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân, có trình
đọ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật giỏi, có y đức, được nhân dân và đồng nghiệp
tín nhiệm; bên cạnh đó xử lý những vi phạm về y đức, làm trái với luật bảo vệ sức
khỏe nhân dân, … tùy theo mức độ nặng hay nhẹ sẻ bị xử lý kỷ luật, sử lý hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. -
Tuy nhiên sau nhiều năm đất nước phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hóa
sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề khám chửa bệnh của người dân, cơ sở vật
chất y tế không còn giống như thời kì bao cấp. Thời kì bao cấp người dân đi khám
chữa bệnh hay mua thuốc rồi mang hóa đơn về cơ quan hay bệnh viện thanh toán
mà không mất tiền, song điều kiện chữa trị vô cùng thiếu thốn. Bao cấp nhưng
trong bối cảnh tiền Nhà nước không nhiều, sản xuất không phát triển nên bệnh
viện gặp vô vàn khó khăn. Các loại thuốc men, trang thiết bị y tế… chủ yếu được
viện trợ. Bộ Y tế có cả Vụ kế hoạch, Cục Vật tư làm nhiệm vụ phân chỉ tiêu cho
các bệnh viện. Ví dụ Bệnh viện Bạch Mai một năm được cấp bao nhiêu cái chiếu,
chăn, đường, sữa, xăng dầu, thuốc men… Các bệnh viện ngày xưa bé, chủ yếu kiểu
nhà một tầng, chỗ gọi là "xịn" nhất là 3 tầng. Phòng ốc đơn giản nhưng rất ít có
chuyện nằm ghép. Bác sĩ khám cũng mặc áo blouse, đeo tai nghe, máy đo huyết
áp… Đèn phẫu thuật thì có đèn măng xông sáng choang, dĩ nhiên là không bằng
đèn điện, cũng gây tê gây mê, sát trùng cồn, đốt, luộc; dao mổ được viện trợ cả bộ
tiểu phẫu, bộ đại phẫu. Nhưng ở thời kì nền kinh tế thị trường thì bộ luật “Bảo vệ
sức khỏe nhân dân năm 1989” dần bọc lộ những sai sót. Nó không giải quyết được
vấn đề mới nảy sinh trong thực tế như vấn đề ghép mô tạng, vấn đề chuyển giới
tính. Nó cũng không đặt đúng tầm những vấn đè quan trọng như: bảo hiểm y tế, y
tế tư nhân, sức khỏe tâm thần. Luật “Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 đã quá
lạc hậu, ít khả năng điều chỉnh những vấn đề xảy ra trong thực tế khám chữa bệnh
và bảo vệ sức khỏe hiện nay. Những điều trên đã tạo cơ sở cho việc hình thành bộ lOMoAR cPSD| 45470709
luật “Khám chữa bênh 2009”. Bộ luật “Khám chữa bệnh đã dề ra nhiều điều luật
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Với bộ luật mới này
người dân được chăm sóc một cách toàn diện hơn, cơ sở y tế cũng phát triển hơn. -
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân không chỉ có ý nghĩa trong việc chăm sóc
giáo dục sức khỏe cá nhân sức khỏe cộng đồng, trong công tác rèn luyện sức khỏe,
phòng chống bệnh tật mà bên cạnh đó nó còn khẳng định được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta đối với sức khỏe về tinh thần, vật chất cho nhân dân cũng
như thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chính vì thế, nên chúng tôi chọn vấn đề này nhằm tìm ra những ưu điểm, bất
cập của bộ luật “Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989” cũng như những điểm mới
trong luật “khám chữa bệnh 2009”. Từ đó để tìm ra những ưu điểm để tiếp tục
phát huy cũng như tìm ra những giải pháp để giải quyết những bất cập giúp nâng
cao hiệu quả công tác dịch vụ y tế, bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm và quá trình ban hành Luật BVSK nhân dân Việt Nam 2.1.1. Khái niệm
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam là một trong những ngành luật của
hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam là các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo vệ sức khỏe
nhân dân (phòng và giải quyết bệnh tật, bảo vệ và tăng cường sức khỏe…).
2.1.2. Quá trình ban hành Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam
Năm 1981 “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam” bắt đầu được soạn
thảo. Ngày 22 tháng 12 năm 1989, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
khóa VIII tại kì họp thứ 4 ra Nghị quyết giao cho Hội đồng Nhà nước xem xét và
quyết định công bố “Dự thảo Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân” để lấy ý kiến của
nhân dân. Ngày 17 tháng 2 năm 1989, “Dự thảo Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân”
được công bố với 11 chương và 55 điều.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa
VIII tại kì họp thứ năm thông qua “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam”.
Ngày 11 tháng 7 năm 1989 “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam” đã được lOMoAR cPSD| 45470709
công bố theo lệnh số 21 LCT/HĐNN 8 của chủ tịch HĐNN nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Chí Công.
Sau 15 năm ban hành, luật “ bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam” ít đi vào
cuộc sống bởi không giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế như
hiến ghép mô tạng, chuyển đổi giới tính. Nó cũng không đặt đúng tầm những vấn
đề quan trọng như bảo hiểm y tế, y tế tư nhân, sức khỏe tâm thần.
Luật Bảo vệ chăm sóc sức khỏe năm 1989 đã quá lạc hậu, ít khả năng điều
chỉnh những vấn đề xảy ra trong thực tế khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe hiện
nay. Đó là ý kiến chung của các chuyên gia tại cuộc họp về sửa đổi luật này ngày
16/9. Luật này ít đi vào cuộc sống bởi không giải quyết được những vấn đề mới
nảy sinh trong thực tế như hiến ghép mô tạng, chuyển đổi giới tính. Nó cũng không
đặt đúng tầm những vấn đề quan trọng như bảo hiểm y tế, y tế tư nhân, sức khỏe tâm thần.
2.2. Vai trò, ý nghĩa của Luật CSSK nhân dân Việt Nam
Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân lại ý nghĩa rất to lớn đối với mọi tầng lớp
nhân dân. Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân không chỉ góp phần làm giảm tỉ lệ số
người tử vong do bệnh tật, tỉ lệ các bệnh gây truyền nhiễm mà nó còn thể hiện
được vai trò quản lý sự lãnh đạo, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân dân. 2.2.1. Ý nghĩa
- Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
- Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số
- Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cá nhân, sức khỏe cộng đồng trong mỗi người dân
- Xác định vấn đề cơ bản của Y tế Việt Nam và sức khỏe của nhân dân - Xác
định bảo vệ sức khỏe nhân dân với định hướng phòng bệnh là chủ yếu trong nên y học Việt Nam
- Gắn liền với phục hồi chức năng và bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. lOMoAR cPSD| 45470709
- Xác định vấn đề cơ bản của Y tế Việt Nam và sức khỏe của nhân dân
- Nâng cao khả năng xây dựng chính sách pháp luật của ngành y tế
- Thể hiện sự quan tâm cảu Đảng của Nhà nước đối với việc chăm lo sức khỏecho nhân dân
- Phản ánh kinh nghiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp
xâydựng nền y tế XHCN vì sức khỏe toàn dân
- Luật mang tính toàn diện, tổng hợp tạo hành lang pháp lí vững chắc lành mạnh
cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân, cơ quan đơn vị trong
bảo vệ sức khỏe nhân dân
- Xác định vai trò to lớn của hệ thống y tế Nhà nước và y tế tư nhân trong bảo vệ sức khỏe nhân dân
- Khẳng định bảo vệ sức khỏe nhân dân gắn liền với bảo về môi trường, chống ô nhiễm môi trường
- Luật BVSK nhân dân “đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực pháp chểvà
bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCH Việt Nam”.
Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế khó khăn, chưa phát triển nên hệ thống
pháp luật XHCN Việt Nam còn thiếu sự phát triển đồng bộ (còn nhiều ngành chưa
có luật); các văn bản dưới luạt còn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các văn bản luật…
- Luật BVSK nhân dân là phương tiện để:
+ Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về y tế
+ Nhân dân lao động thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình và thể hiện công
bằng xã hội trong các lĩnh vực BVSK.
+ Ngành Y tế quản lý mọi hoạt động của công tác BVSK và thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình. Có thể coi luật BVSK nhân dân là xương sống của ngành Y tế.
- Luật BVSK nhân dân phản ánh kinh nghiệm qúy báu của nhân dân ta trong quá
trình xây dựng ngành y tế và thực hiện sự nghiệp BVSK nhân dân, phản ánh
tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay về công tác y tế, bắc nhịp được với thời
đại những quan niệm mới về sức khỏe và công tác BVSK.
- Luật BVSK nhân dân có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, hướng dẫn nguyên
tắc hành động của người cán bộ y tế và cử nhân dân tuân theo những quy luật,
quy trình, nguyên tắc công tác BVSK, bên cạnh đó tạo điều kiện đẻ ngăn lOMoAR cPSD| 45470709
chậnđược những hành động sai trái ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và đến công tác BVSK. 2.2.2. Vai trò
Xem xét Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ở góc độ gắn với việc thực hiện các
chức năng của cơ quan Nhà nước - ngành Y tế - một trong những ngành hoạt động
văn hóa xã hội, y học quan trọng thể hiện rõ vai trò:
- Luật BVSK nhân dân là cơ sỡ để xây dựng và hoàn thiện bộ máy ngành y tế XHCN Việt Nam:
Ngành y tế là cơ quan chuyên môn kỹ thuật của Nhà nước bao gồm nhiều bộ
phận khác nhau. Để ngành y tế hoạt động có hiệu quả pahir xác định đứng chức
năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, cơ sở y tế; phải xác lập đúng
đắn và hợp lý mối quan hệ giữa chúng, phải có những phương pháp, hình thức tổ
chức và hoạt động phù hợp để tạo thành một cơ chế đồng bộ. Những điều đó có thể
thực hiện được khi dựa trên cơ sỡ vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ
thể của pháp luật nói chung và pháp luật về công tác y tế nới riêng.
- Luật BVSK nhân dân đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng quản
lý sức khỏe và sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân:
Quản lý sức khỏe và sự nghiệp BVSK nhân dân là chức năng không phải chỉ riêng
ngành y tế mà còn của toàn xã hội. Quá trình thực hiện chức năng đó không thể
thiếu những luật định – cơ sử pháp lý đảm bảo không chỉ riêng cho ngành y tế
hoàn thành được chức năng BVSK cho nhân dân mà còn làm cơ sở cho các ngành
khác, các tổ chức công tác xã hội cùng tham gia vào công tác đó.
- Luật BVSK nhân dân đảm bảo cho việc xã hội hóa công tác BVSK, làm cho
mọi người ý thức được rằng BVSK không những là quyền mà còn là nghĩa vụ,
trách nhiệm chung của mọi người.
- Luật BVSK nhân dân đảm bảo thực hiện công bằng xã hội trong sự nghiệp BVSK:
Bằng những quy định, mọi công dân trong xã hội đều được chăm sóc sức khỏe, đặc
biệt chú ý đến những người khó khăn, già cả, ở nơi xa xôi hẻo lánh, phụ nữ, trẻ m,
người mắc bệnh xã hội, hiểm nghèo , tàn tật… lOMoAR cPSD| 45470709
- Luật BVSK nhân dân làm cơ sở giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn trong công
tác BVSK cho cả nhân dân và cán bộ y tế:
Bằng những luật định, bằng những điều lệ, chế độ công tác… giúp cho người cán
Bộ Y tế thực hiện đúng đắn những quy định về chuyên môn kỹ thuật, tránh được
những sai sót trong công tác chuyên môn, đẳm bảo an toàn cho nhân dân trong khi
tiến hành những biện pháp BVSK.
Với ý thức pháp luật tốt, nhân dân tuân theo những nội dung luật định về
BVSK, một mắt bảo vệ sức khỏe cho họ, mặt khác bảo được cho cán bộ y tế khỏi
mắc những sai sót trong khi hành nghề.
- Luật BVSK nhân dân còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục mạnh mẽ
nhân dân về sức khỏe và BVSK:
Giáo dục sức khỏe là hình thành cho mọi người hành vi sức khỏe đúng dắn.
Việc buộc moi người tuân theo pháp luật về bảo vệ sức khỏe có tác động rất lớn
đến việc hình thành những hành vi sức khỏe đó. Từ chỗ bắt buộc phải tuân theo
dần dần mọi người nhận thức được một cách đầy đủ, ý nghĩa của những quy phạm
pháp luật đó, họ sẽ có thói quen, tự giác tuân theo pháp luật, đó là quá trình giáo dục lâu dài.
Sự tồn tại những quy phạm pháp luật về BVSK tự bản than nó đã có vai trò về
giáo dục, nó tác động đến nhận thức, thái độ của mọi thành viên trong xã hội.
Vai trò giáo dục được thể hiện ở chỗ việc quy định những hình thức và mức độ
khen thưởng cũng như xử lý trong luật định tác động mạnh đến moi người.
2.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nhà nước, các tổ chức nhà nước, tập
thể và tư nhân trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của công dân
“Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe (Diều 61); được nghỉ
ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể, được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh
dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế“.
“Công dân có quyên được pháp luật bảo hộ về sức khỏe” (Điều 7). lOMoAR cPSD| 45470709
Bảo vệ sức khỏe là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Mọi ông dân có nghĩa
vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân
dân để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người. 2.3.2. Nhà nước
Các cơ quan y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, thông tin đại
chúng và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân
kiến thức về y học và vệ sinh thường thức, vệ sinh môi trường, vệ sinh phụ nữ, vệ
sinh thai nghén và nuôi dạy con.
Bộ giáo dục xây dựng chương trình giáo dục vệ sinh cho học sinh phổ thông,
mẫu giáo, nhà trẻ, tạo thói quen giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh trong sinh hoạt và học tập.
Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân; đưa công tác bảo
vệ sức khoẻ nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà
nước; quyết định những chế độ chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân.
Bộ y tế có trách nhiệm quản lý, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển
hệ thống phòng bệnh, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, lưu thông
thuốc và thiết bị y tế, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ y, dược.
Hội đồng nhân dân các cấp dành tỷ lệ ngân sách thích đáng cho công tác bảo vệ
sức khoẻ nhân dân ở địa phương; thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tuân theo
pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, của các cơ
quan, các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, tập thể, tư nhân
và mọi công dân trong địa phương. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực
hiện các biện pháp để bảo đảm vệ sinh ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh công cộng cho
nhân dân trong địa phương; lãnh đạo các cơ quan y tế trực thuộc, chỉ đạo sự phối
hợp giữa các ngành, các tổ chức xã hội trong địa phương để thực hiện những quy
định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lí sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân(Điều 39)
Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí(Điều 61) lOMoAR cPSD| 45470709
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các biện
pháp dự phòng, cải tạo và làm sạch môi trường sống; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh
lao động, vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Mở rộng mạng lưới nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, cơ sở tập luyện thể dục thể
thao; kết hợp lao động, học tập với nghỉ ngơi và giải trí; phát triển thể dục thể thao
quần chúng để duy trì và phục hồi khả năng lao động.
Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới phòng, chống dịch,
khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp phát triển hệ thống y tế Nhà nước với y tế tập thể và y tế tư nhân.
Xây dựng nền y học Việt Nam kế thừa và phát triển nền y học, dược học
cổ truyền dân tộc; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền
dân tộc, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của y học thế
giới vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng các mũi nhọn khoa học y học, dược học Việt Nam. 2.3.3. Tư nhân
- Người hành nghề y dược tư nhân có quyền:
+ Ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kĩ thuật với các cơ sở y tế Nhà nước.
+ Tham gia trong một tổ chức nghề nghiệp y học, dược học được thành lập
theo quy định của pháp luật.
- Người hành nghề y dược tư nhân có nghãi vụ:
+ Thực hiện các quy định về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật y và dược của Bộ
Y tế và chịu sự quản lý Nhà nước của cơ quan y tế địa phương.
+ Tham gia các hoạt động y tế theo hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2.4. Nội dung luật BVSK nhân dân
Luật BVSK nhân dân gồm 11 chương và 55 điều:
Chương I: Những quy định chung: Từ điều 1 – 5 lOMoAR cPSD| 45470709
Nội dung của chương này nêu quyền và nghĩa vụ của người công dân trong
bảo vệ sức khỏe, nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khỏe, trách nhiệm của
Nhà nước, của tổ chức Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc chăm lo, bảo vệ
và tăng cường sức khỏe của nhân dân.
Chương II: Vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và
chống dịch bệnh: Từ điều 6 – 18 Nội dung cơ bản: - Giáo dục vệ sinh
- Vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống
- Vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân
- Vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất
- Vệ sinh chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt
- Vệ sinh trong chăn nuôi, gia súc, gia cầm
- Vệ sinh trong trường học và nhà trẻ - Vệ sinh trong lao động - Vệ sinh nơi công cộng
- Vệ sinh trong việc quàn, ướp, lấp, chôn, hỏa táng, di chuyển thi hài, hài cốt
- Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch - Kiểm dịch
Chương III: Thể dục, thể thao, điều dưỡng và phục hồi chức năng: Từ điều 19 – 22 Nội dung cơ bản:
- Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao lOMoAR cPSD| 45470709
- Tổ chức nghỉ ngơi và điều dưỡng - Phục hồi chức năng
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe bằng yếu tố thiên nhiênChương IV: Khám bệnh
và chữa bệnh: Từ 23 – 33 Nội dung cơ bản:
- Quyền được khám bệnh
- Điều kiện hành nghề của thầy thuốc
- Trách nhiệm của thầy thuốc
- Giúp đỡ bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế
- Trách nhiệm của người bệnh
- Chữa bệnh bằng phẫu thuật - Bắt buộc chữa bệnh
- Lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người - Giải phẫu tử thi
- Khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài tại Việt Nam - Giám định y khoa
Chương V: Y học, dược học cổ truyền dân tộc: Từ điều 34 – 47 Nội dung cơ bản:
- Kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc
- Điều kiện hành nghề y của lương y
Chương VI: Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh: Từ điều 38 – 40 Nội dung cơ bản:
- Quản lý sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc lOMoAR cPSD| 45470709
- Quản lý thuốc độc, thuốc và chất dễ gây nghiện, thuốc gây hưng phấn, ức chế tâm thần - Chất lượng thuốc
Chương VII: Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn
tật và đồng bào dân tộc thiểu số: Từ điều 41 – 42 Nội dung cơ bản:
- Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi
- Bảo vệ sức khỏe đồng bào các dân tộc thiểu số
Chương VIII: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ
em: Từ điều 43 – 47 Nội dung cơ bản:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
- Quyền phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai
- Sử dụng lao động nữ
- Bảo vệ sức khỏe trẻ em
- Chăm sóc trẻ em có khuyết tật
Chương IX: Thanh tra Nhà nước về y tế: Từ điều 48 – 51 Nội dung cơ bản:
- Tổ chức và quyền hạn của Thanh tra Nhà nước về y tế - Thanh tra vệ sinh
- Thanh tra, khám bệnh, chữa bệnh - Thanh tra dược
Chương X: Khen thưởng và xử lí các vi phạm: Từ điều 52 – 53 Nội dung cơ bản: - Khen thưởng lOMoAR cPSD| 45470709 - Xử lí các vi phạm
Chương XI: Điều khoản cuối cùng: Từ điều 54 – 55
Những quy định trước đây trái với quy luật đều bãi bỏ.
Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.
2.5. Luật khám chữa bệnh 2009
Luật khám chữa bệnh quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định
chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp
mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
2.5.1.Sự cần thiết phải ban hành Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam
2.5.1.1. Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
Đánh giá đúng đắn vai trò quan trọng của sức khoẻ con người trong quá trình đổi
mới, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra mục tiêu tổng quát để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ nhân dân là “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ,
tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ
từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải thực hiện nhất quán một trong những quan
điểm cơ bản là “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu
quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước”.
Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định nhất quán mục tiêu
từng bước nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng
ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và quan điểm này cần
phải thể chế hóa bằng pháp luật, trong đó có Luật khám bệnh, chữa bệnh. lOMoAR cPSD| 45470709
2.5.1.2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác khám bệnh, chữa bệnh hiện nay
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân, trong đó có lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. Một số dịch bệnh mới như
viêm phổi cấp (SARS), dịch cúm A (H5N1) ở người đã được ngăn chặn, khắc phục
nhanh. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở đã được củng cố và phát triển; đã có
97,9 % xã trong cả nước có trạm y tế, 66,5 trạm y tế có bác sỹ. Nhiều cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp, nhiều kỹ thuật y học cao được áp dụng và
mở rộng đến tuyến tỉnh như hỗ trợ sinh sản, ghép thận, gan, phẫu thuật tim hở,
nong mạch vành, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh… đáp ứng nhu cầu khám
bệnh, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho
người nghèo, khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được
triển khai thực hiện. Đến nay, "Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ
33,4% năm 2000 xuống 21,2% năm 2007; tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn
16%. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 67,8 tuổi đã nâng lên 72,84 tuổi vào năm 2007".
Bên cạnh các kết quả đạt được trên đây, công tác khám bệnh, chữa bệnh vẫn
còn một số tồn tại sau :
- Mô hình bệnh tật ở nước ta được phân loại theo 3 nhóm (nhiễm trùng,
khôngnhiễm trùng và tai nạn, thương tích). Nhóm bệnh không nhiễm trùng
chiếm tỷ trọng mắc bệnh cao nhất là 60,61%, nhóm bệnh nhiễm trùng vẫn còn
phổ biến và chiếm tỷ trọng mắc bệnh trên 27,0%, nhóm bệnh do tai nạn thương
tích chiếm tỷ trọng mắc bệnh là 11,95%. Tình trạng ngộ độc thực phẩm còn
cao, hàng năm có từ 1,3 - 1,5 triệu người ngộ độc; tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do sử dụng hóa chất; tình hình
sức khỏe công nhân và bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động vẫn còn cao nên đòi
hỏi việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi, đa dạng và hiệu
quả phải hết sức kịp thời.
- Hiện nay, tính trên cả nước, trong khu vực Nhà nước có 13.439 cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh, trong đó có 953 bệnh viện công với gần 202.941 giường bệnh,
được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng so với nhu cầu cung cấp dịch vụ
y tế thì hầu hết cơ sở vật chất, nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng của các lOMoAR cPSD| 45470709
bệnh viện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Ở khu vực tư nhân, đến nay, cả
nước đã có 84 bệnh viện tư nhân với trên tổng số 5.158 giường bệnh; hơn
30.000 phòng khám, dịch vụ y tế tư nhân. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh công do chưa có quy định điều kiện cụ thể để cấp giấy phép hoạt động nên
nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã không đạt điều kiện, đặc biệt là cơ sở vật
chất, xử lý chất thải y tế. Trong khi đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân
muốn hoạt động được phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới được cấp phép.
Do đó, cần thiết phải có cơ chế pháp lý về điều kiện cụ thể và cấp giấy phép
hoạt động cho tất cả các cơ sở trên để bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế, khám
bệnh, chữa bệnh cho người bệnh một cách hiệu quả, đồng đều.
- Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2007, ở nước ta, đến nay có
280.521 cán bộ y tế làm việc trong khu vực nhà nước (trong đó, 54.910 bác sỹ,
48.738 y sỹ, 1308 điều dưỡng viên đại học, 50.031 điều dưỡng viên trung học,
9.819 điều dưỡng viên sơ học, 18.109 nữ hộ sinh đại học và trung học, 2.133 nữ hộ
sinh sơ học, 11.230 kỹ thuật viên y tế, 710 xét nghiệm viên và 677 lương y), chưa
kể người đang hành nghề trong khu vực tư nhân. Việc cấp chứng chỉ hành nghề
được thực hiện từ năm 1995 đối với người đứng đầu các cơ sở hành nghề y tư nhân
(việc cấp này thông qua việc xét hồ sơ thuần túy của đối tượng hành nghề). Đối với
các người trực tiếp hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc khu vực Nhà nước và
khu vực tư nhân đều chưa thực hiện nên chất lượng của đội ngũ này cũng chưa
đồng đều do Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký, kiểm tra, cấp chứng chỉ hành
nghề và giám sát hoạt động cho người hành nghề.
2.5.1.3. Đáp ứng yêu cầu phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
khám bệnh, chữa bệnh
Hiện nay, các chế định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu được quy
định trong Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/6/1989 (Chương khám bệnh,
chữa bệnh, chương khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền), Pháp lệnh Hành
nghề y, dược tư nhân. Qua đánh giá, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh còn các bất cập sau:
- Các quy định về khám bệnh, chữa bệnh trong Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
còn chung chung, mang tính nguyên tắc nên hiệu lực pháp luật không cao. Một
số quy định đã được luật, pháp lệnh khác ban hành sau này điều chỉnh như bảo
vệ sức khoẻ người cao tuổi đã được quy định tại Pháp lệnh Người cao tuổi ngày lOMoAR cPSD| 45470709
28 tháng 4 năm 2000; về bảo vệ sức khoẻ thương binh, bệnh binh đã được quy
định tại Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ
cách mạng ngày 10 tháng 9 năm 2004; về bảo vệ sức khoẻ người tàn tật đã
được quy định tại Pháp lệnh người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998; về thực
hiện kế hoạch hóa gia đình đã được quy định trong Pháp lệnh Dân số ngày 22
tháng 01 năm 2003; về bảo vệ sức khoẻ trẻ em đã được quy định trong Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004.... Do đó, chỉ
còn các quy định về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, các quy định
chuyên môn kỹ thuật y tế trong Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân là chưa được cụ thể hóa.
- Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân (Nội dung hành nghề dược tư nhân đã bị
bãi bỏ bởi Luật Dược năm 2005 đã nhất thể hóa điều kiện hành nghề dược của
Nhà nước với hành nghề dược tư nhân) nên Pháp lệnh này chỉ còn nội dung
hành nghề y tư nhân, trong khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước
lại không quy định cụ thể. Do đó, Luật khám bệnh, chữa bệnh cũng phải nhất
thể hóa điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước với hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, đồng thời bãi bỏ Pháp lệnh Hành nghề y,
dược tư nhân sau khi Luật khám bệnh, chữa bệnh được ban hành và có hiệu lực.
- Các quy định về khám bệnh, chữa bệnh trong Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
được ban hành từ năm 1989 khi đất nước ta mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế cơ chế thị trường nên chưa đề cập đến các thành phần kinh tế
khác tham gia vào công tác khám bệnh, chữa bệnh, chưa đề cập đến vấn đề xã
hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, cũng như
chưa tạo tiền đề pháp lý cho việc cạnh tranh lành mạnh giữa khu vực khám
bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân thông qua việc cấp chứng chỉ hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh cho mọi người hành nghề, cấp giấy phép hoạt động
cho tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phân biệt Nhà nước hay tư nhân.
- Các quy định về khám bệnh, chữa bệnh trong Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
đã được ban hành gần 20 năm, từ đó đến nay, thực tiễn đã có nhiều thay đổi,
một số quan hệ xã hội mới nảy sinh nhưng chưa có quy phạm pháp luật đồng
bộ để điều chỉnh như quyền và nghĩa vụ của người bệnh, của người hành nghề
và của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; công nhận chất lượng đối với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật và giải quyết khiếu nại của lOMoAR cPSD| 45470709
người bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh...
Đây là các khoảng trống pháp luật cần phải được điều chỉnh.
2.5.1.4. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới nên phải từng bước tuân thủ các hiệp định của Tổ chức này, trong đó có các
dịch vụ y tế. Mặt khác, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định khung về điều kiện
hành nghề điều dưỡng giữa các nước ASEAN và sắp tới là Hiệp định khung về
điều kiện hành nghề bác sỹ và nha sỹ... Do đó, Việt Nam cần phải nội luật hóa các
quy định này để có cơ sở pháp lý thực hiện tại Việt Nam.
Từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, từ thực trạng công tác
khám bệnh, chữa bệnh, thực trạng pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh trên đây,
việc ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh để cùng với các luật, pháp lệnh khác về
y tế đã và sẽ ban hành để có một hệ thống pháp luật về y tế thống nhất, đồng bộ là
hết sức cần thiết, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu
hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện thành công sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2.5.2. Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng luật
Thể chế hoá quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và trong lĩnh vực khám
bệnh, chữa bệnh nói riêng.
Tổng kết kinh nghiệm, kế thừa có chọn lọc các quy định của pháp luật về
khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian qua.
Chứng chỉ hành nghề sẽ được cấp cho mọi người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh, giấy phép hoạt động sẽ được cấp cho mọi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kể cả
trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, bảo đảm các dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh này đều hoạt động trong một mặt bằng pháp luật bình đẳng, không có sự
phân biệt đối xử giữa hai khu vực Nhà nước và tư nhân.
Xã hội hóa hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông qua việc đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ y tế. lOMoAR cPSD| 45470709
Quản lý các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường vai trò
quản lý của Nhà nước và có sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, của
người hành nghề, của người bệnh... để phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc
tế về khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng với yêu cầu hội nhập.
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi trong
thực tế, bảo đảm yếu tố về bình đẳng giới.
2.5.3. Bố cục và nội dung cơ bản
Luật gồm 9 chương với 91 điều, bao gồm các nội dung cơ bản sau: Chương I -
Những quy định chung gồm 6 điều (từ Điều 1 đến Điều 6) quy định về phạm vi
điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
chính sách của nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; trách nhiệm quản lý nhà nước
về khám bệnh, chữa bệnh và những hành vi bị nghiêm cấm.
Nội dung quan trọng của Chương này là điều chỉnh một cách thống nhất toàn
bộ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong khu vực khám bệnh, chữa bệnh của Nhà
nước và khu vực khám bệnh, chữa bệnh của tư nhân, tạo sự công bằng, bình đẳng
giữa 2 khu vực này như: quy định về quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định
chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới
trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám
bệnh, chữa bệnh, từ đó đã tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa những người hành
nghề và giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khu vực nhà nước và khu vực
tư nhân nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh
đó, tại Điều 3 đã quy định 6 nguyên tắc cơ bản xuyên suốt toàn bộ nội dung của
Luật. Đây là các nguyên tắc chủ đạo của công tác khám bệnh, chữa bệnh. Các
nguyên tắc này được xây dựng theo hướng tiếp cận quyền của người bệnh, bảo vệ
những quyền lợi chính đáng của người hành nghề, đặc biệt thể hiện bản chất nhân
đạo của công tác khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt, Luật quy định 14 hành vi bị
cấm trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh là: Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu
người bệnh; nghiêm cấm khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề
hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành
nghề, giấy phép hoạt động (trừ trường hợp cấp cứu); nghiêm cấm thuê, mượn, cho lOMoAR cPSD| 45470709
thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; cấm người hành nghề
bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức (trừ bác sĩ đông y, lương y và người
có bài thuốc gia truyền); cấm áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa
được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành; sử dụng hình thức mê
tín trong khám bệnh, chữa bệnh; cấm quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ
chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ
hành nghề, giấy phép hoạt động; cấm lợi dụng kiến thức y thức y học cổ truyền
hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh,
thuốc chữa bệnh; cấm gây tổn hại sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm của người hành
nghề; cấm người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong
máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh; cấm vi phạm quyền của người bệnh,
không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề
nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xoá, sửa chữa
hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; ngăn cản
người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc
cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt
buộc; cấm cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc
tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
được thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã; cấm đưa,
nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
Chương II - Quyền và nghĩa vụ của người bệnh gồm 10 điều (từ Điều 7 đến Điều
16 được chia thành 2 mục:
Mục 1. Quyền của người bệnh (từ Điều 7 đến Điều 13) bao gồm các quy định
về quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế;
quyền được tôn trọng bí mật riêng tư; quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức
khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh; quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa
bệnh; quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa
bệnh; quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và
quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi
dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. lOMoAR cPSD| 45470709
Mục 2. Nghĩa vụ của người bệnh (từ Điều 14 đến Điều 16) bao gồm các quy
định về nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề; nghĩa vụ chấp hành các quy định
trong khám bệnh, chữa bệnh và nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Nội dung của Chương này được tiếp cận trên cơ sở quyền con người và đã đề cập
đầy đủ đến quyền và nghĩa vụ của người bệnh. Những quy định này đã khắc phục
được tình trạng các quy định trước đây tuy đã đề cập nhưng còn chung chung và
mờ nhạt. Quyền của người bệnh được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định tại
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và tham khảo các quy định tại Công ước Châu Âu
về Nhân quyền và Y sinh học, Tuyên ngôn Helsinki của Hiệp hội y khoa Thế giới
về nghiên cứu y sinh học (1964, bổ sung 1975, 1983, 1989) và Tuyên ngôn về
những quyền của bệnh nhân của Hiệp hội y tế Thế giới (1995) để lựa chọn các quy
định phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Điểm đặc biệt của chương này là
mỗi quy định về quyền đều gắn chặt với nghĩa vụ mà người bệnh có nghĩa vụ phải
thực hiện nhằm tránh sự lạm quyền, làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của
người hành nghề cũng như không tuân thủ nghiêm các quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chương III - Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh gồm 24 điều (từ Điều 17
đến Điều 40) được chia thành 4 mục:
Mục 1. Điều kiện đối với người hành nghề (từ Điều 17 đến Điều 25) quy định
về người xin cấp chứng chỉ hành nghề; điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối
với người Việt Nam; điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với
người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; điều kiện cấp lại chứng
chỉ hành nghề đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề; khám, chữa
bệnh nhân đạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, hợp
tác đào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉ hành
nghề; sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xác nhận quá trình thực hành; chứng chỉ hành nghề.
Mục 2. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành
nghề (từ Điều 26 đến Điều 30) quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi
chứng chỉ hành nghề; hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề; thủ tục cấp, cấp lại
chứng chỉ hành nghề; thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề và lệ phí
cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.