-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu và phát triển di sản văn hóa của núi bà đen - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tìm hiểu và phát triển di sản văn hóa của núi bà đen - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa học 44 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Tìm hiểu và phát triển di sản văn hóa của núi bà đen - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tìm hiểu và phát triển di sản văn hóa của núi bà đen - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VĂN HÓA HỌC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN DI SẢN VĂN HÓA
Đề bài: Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng
núi Bà Đen - Tây Ninh Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Mã số sinh viên: D23VH091 Lớp: VHH17
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................2
Lý do chọn đề tài..................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH
THẮNG NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH.............................................................3
1. Khái quát chung về di tích lịch sử và danh thắng núi Bà Đen - Tây
Ninh.....................................................................................................3
2. Vị trí địa lý, diện tích........................................................................3
3. Lịch sử tên gọi..................................................................................4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG
CỦA DI TÍCH NÚI BÀ ĐEN.........................................................................6
1. Giá trị của di tích núi Bà Đen...........................................................6
1.1 Giá trị lịch sử...........................................................................6
1.2 Giá trị văn hóa.........................................................................6
1.3 Giá trị du lịch..........................................................................7
2. Thực trạng của di tích núi Bà Đen....................................................7
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN
NÚI BÀ ĐEN.................................................................................................10
KẾT LUẬN....................................................................................................11
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15 PHẦN MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài
“Ừ đây là núi Bà Đen
Khói đời nghi ngút nỗi niềm cơ duyên
Dọc theo triền núi nghiêng nghiêng
Cáp treo lơ lửng nối miền tĩnh tâm.”
Nhắc đến Tây Ninh ai cũng nghĩ ngay đến một vùng đất thuộc khu vực
Nam Bộ là nơi được mệnh danh là thiên đường của bánh tráng, muối tôm,…
địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh thu hút du khách từ
khắp nơi trên thế giới. Một trong số đó phải kể đến di tích lịch sử văn hóa và
danh thắng núi Bà Đen đã gắn liền từ bao đời nay với vùng đất Tây Ninh thơ
mộng, yên bình, hứa hẹn sẽ mang đến cảm giác trải nghiệm thú vị cho du khách khi ghé thăm.
Trong những năm gần đây, di sản văn hóa luôn có vai trò tích cực trong
việc bảo tồn các giá trị văn hóa và giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự
hào dân tộc. Tiềm năng của các di sản văn hóa đã và đang phát huy mạnh mẽ,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương.
Việc khai thác giá trị của của các di tich lịch sử, văn hóa nhằm giáo dục
truyền thống, đạo đức và lối sống cho quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ
vô cùng cần thiết. Để từ đó góp phần lưu giữ, tuyên truyền và quảng bá những
giá trị tốt đẹp của ông cha ta đã để lại cho bạn bè trong nước và quốc tế được
và sẽ được hiểu hơn về truyền thống dân tộc.
Do đó em đã chọn đề tài này cho bài tiểu luận, nhằm tìm hiểu hệ thống
giá trị của di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng ở núi Bà Đen Tây Ninh, từ đó
đánh giá được những giá trị mà nó đem lại và định hướng những công tác bảo
tồn, phát huy các giá trị của chúng trong tương lai. 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH
THẮNG NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
1. Khái quát chung về di tích lịch sử và danh thắng núi Bà Đen - Tây Ninh
Được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam Bộ”, núi Bà Đen là điểm đến
không nên bỏ lỡ khi đến với Tây Ninh. Một mảnh đất được mẹ thiên nhiên ưu
ái ban tặng cảnh quan vô cùng trong lành và thơ mộng. N úi Bà Đen là di tích
nổi tiếng và còn được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh, quần thể núi Bà
Đen đã được công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam
thắng cảnh tại Quyết định số 100/VH - QĐ ngày 21-1-1989 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch. Nơi đây đã và đang thu hút rất nhiều khách du lịch bốn
phương đến tham quan mỗi năm.
Với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình kết hợp với hệ thống am,
điện, chùa, động thì nơi đây còn thu hút du khách bởi tính linh thiêng với
những truyền thuyết và nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm tạo tên di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ở Nam Bộ và cả nước. Đến đây
du khách có cơ hội khám khá các giá trị văn hóa, lịch sử và trải nghiệm về
thực hành tín ngưỡng tôn giáo, được hòa mình vào đời sống tâm linh chứ
không đơn thuần là tham quan, chiêm bái.
2. Vị trí địa lý, diện tích
Khu DTLSVH &DT núi Bà Đen nằm tọa lạc tại xã Ninh Sơn, thành phố
Tây Ninh, cách trung tâm khoảng 11km về phía Tây Bắc và cách thành phố
Hồ Chí Minh 110km. Nơi đây sở hữu chiều cao 986 mét, cao nhất trong hệ
thống núi đồi khu vực Đông Nam Bộ và trải rộng trên diện tích 24km2 , gồm 3
ngọn núi tạo thành: núi Heo (335m), núi Phụng (372m) và núi Bà Đen. Điểm
độc đáo của núi này chính là hình dáng đồi núi trông như một chiếc nón khổng
lồ nằm úp dưới đồng bằng phì nhiêu tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời.
Lên đến đỉnh núi đứng ngay trung tâm du khách không thể không ngỡ
ngàng trước pho tượng khổng lồ cao 72m được đúc bằng đồng đỏ đây chính là
kết quả của sự kết tinh tinh hoa của tín ngưỡng - tôn giáo - nghệ thuật - điêu 3
khắc. Được định danh là tượng Phật Bà Tây Bồ Đà Sơn 1 trong số hơn 40
tượng Phật cổ tại khu di tích quốc gia Bồ Đà Sơn thuộc tỉnh Bắc Giang. Càng
ngỡ ngàng hơn khi tượng Phật đã xác lập 2 kỷ lục: “Tượng Phật Bà bằng đồng
cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” do tổ chức Kỷ lục Châu Á trao tặng,
“Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi” được tổ
chức Kỷ lục Việt nam trao tặng. Từ đỉnh núi, du khách có thể ngắm nhìn toàn
cảnh với những cánh rừng bao la và những thửa rộng xanh bát ngát, trù phú
lúc ẩn lúc hiện dưới những gợn mây trôi bồng bềnh. Ở lưng chừng xung quanh
núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am,
động, miếu thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh
Long, động Ông Hổ... từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh
trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Ngoài ra, trong quần thể núi
Bà Đen còn có khu vực suối Vàng hay còn gọi là Ma Thiên Lãnh nằm phía
Tây núi Phụng với hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Tà Vong và sân Quần Ngựa tạo
thành khu di tích mang đậm nét tâm linh.
3. Lịch sử tên gọi
Theo Gia Định thành thống chí, núi Bà Đen có tên gốc là Bà Dinh. Còn
những làng địa phương lại thường gọi tên địa danh này là núi Một. Đến giữa
những năm 50 của thế kỉ XVIII, núi có tên gọi là Bà Đênh, sau này và tận cho
đến bây giờ dần gọi thành núi Bà Đen.
Đặc trưng của di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen là lễ hội Bà Đen.
Truyền thuyết về núi Bà Đen được gắn liền với câu chuyện tình của một đôi
trai gái. Trong đó, nhân vật nữ (tức Bà Đen) là nhân vật Lý Thị Thiên Hương
trong truyên thuyết. Tương truyền, tại khu vực núi Một (Trảng Bàng, Tây
Ninh), ngày xưa có nàng Lý Thị Thiên Hương tài sắc vẹn toàn, dung mạo mặn
mà với nước da ngăm đen khác biệt. Trong làng có chàng Lê Sĩ Triệt mang
lòng yêu mến. Nhưng nổi tiếng là văn thao võ lược nên sự hấp dẫn của nàng
Thiên Hương cũng đã đến tai của con trai quan huyện. Con trai quan huyện
bày mưu bắt cóc Thiên Hương mang về làm vợ. Lúc đó, chính Lê Sĩ Triệt đã
nhiều lần giải cứu cho Thiên Hương. Từ đó, tình cảm của đôi trai gái này càng 4
nồng thắm. Tưởng rằng hai người sẽ hạnh phúc bên nhau, nhưng bấy giờ Lê Sĩ
Triệt phải tòng quân đi giết giặc. Thiên Hương đành để người yêu ra đi làm
nhiệm vụ của một đấng trượng phu. Thừa dịp, con trai quan huyện lại lập mưu
bắt cóc nàng lần nữa. Giữa lúc thế cô, không ai giúp đỡ, Thiên Hương quyết
chọn cái chết để giữ trọn lời thề với người yêu. Nàng đã chọn cách gieo mình
xuống vực sâu. Ba ngày sau, tại núi Một, xuất hiện một người con gái làn da
ngăm đen. Cô gái đi đến tìm một sư trụ trì trên núi và báo mộng rằng mình là
Thiên Hương, tuy chết nhưng xác còn nguyên vẹn, cậy nhờ sư trụ trì mang về
chôn cất. Tỉnh mộng, sư trụ trì liền làm theo lời báo mộng của Thiên Hương.
Lạ thay, từ đó về sau, phật tử đến viếng mộ nàng đều cầu được ước thấy. Sau
này, sự linh hiển của nàng còn được công nhận qua lời của Thượng quốc công
Lê Văn Duyệt và chính vua Gia Long cũng đã sắc phong cho nàng là Linh Sơn
Thánh Mẫu. Khoảng năm 1864, sư Huệ Mạng thuộc phái Lâm Tế Chánh Tông
đã khai sơn Linh Sơn Long Châu, tức chùa Hang lấy hang đá làm nơi tu hành,
cách chùa Bà khoảng 300m. Sau đó, vào năm Nhâm Thân 1871, chùa Trung
cũng đã được ra đời với mục đích làm trạm dừng cho các tín đồ đến chùa Bà.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG
CỦA DI TÍCH NÚI BÀ ĐEN 5
1. Giá trị của di tích núi Bà Đen
1.1 Giá trị lịch sử
Tây Ninh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là vùng đất vốn có
truyền thống anh hùng suốt quá trình dựng nước và giữ nước đã được ghi nhận
bằng nhiều di tích văn hóa lịch sử. Hiện nay đã có 22 di tích được nhà nước
xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Các di tích lịch sử cách mạng
này đã trở thành đối tượng được khai thác để phát triển du lịch, đặc biệt là du
lịch về nguồn, trên nền tảng tôn vinh những thành quả đấu tranh giữ nước của
các thế hệ trước và giáo dục các thế hệ trẻ lòng yêu nước, lòng biết ơn đối với
những người có công kháng chiến cứu nước.
Một trong số đó không thể không kể đến di tích lịch sử văn hóa và danh
thắng núi Bà Đen. Không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ gắn
liền với những câu chuyện huyền thoại mà đây từng là một căn cứ địa cách
mạng bất khả xâm phạm, nơi lưu giữ nhiều chứng tích anh hùng qua hai cuộc
kháng chiến cứu nước của quân và dân Tây Ninh.
Sở hữu chiều cao kỷ lục, núi Bà Đen là một ví trí chiến lược đặc biệt
quan trọng trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
(1946 - 1975). Các lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã tranh giành
nhau ngọn núi này. Bởi nơi đây có hệ thống hang động để quân và dân ta tận
dụng làm nơi căn cứ, bám trú đánh địch. Chính vì thế nơi đây đã lưu giữ được
rất nhiều chiến tích vang dội. Ngày nay núi Bà Đen không chỉ có ý nghĩa tham
quan, tín ngưỡng mà còn là dấu ấn của chiến trường xưa, lưu giữ những kỷ
niệm về một thời oanh liệt và oai hùng của quân và dân ta
1.2 Giá trị văn hóa
Hàng năm, tại núi Bà Đen, có nhiều lễ hội diễn ra thu hút rất nhiều khách
du lịch, đặc biệt có hai lễ hội được nhiều người biết đến, đó là Hội Xuân núi
Bà diễn ra trong tháng giêng âm lịch và lễ vía Bà được tổ chức từ mùng 4 đến
mùng 6 tháng 5 âm lịch. Lễ hội núi Bà Đen không chỉ là sự tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, mà còn là sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. 6
Lễ hội núi Bà với những nghi thức trong lễ hội vừa có tính chất trang
nghiêm của lễ thức Phật giáo, vừa mang sắc thái tươi vui rộn ràng của tín
ngưỡng dân gian, thể hiện rõ nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Nam Bộ.
Bên cạnh những lễ hội truyền thống nơi đây còn sở hữu hệ thống hang động
và cảnh quan thiên nhiên, kết hợp kiến trúc vô cùng ấn tượng và đặc sắc. Quần
thể tâm linh với nhiều chùa chiền, miếu mạo có tuổi đời trăm năm đã làm nên
danh tiếng thiêng liêng của ngọn thiên sơn.
1.3 Giá trị du lịch
Nền kinh tế phát triển, nhu cầu của con người cũng dần có sự chuyển
biến. Việc lựa chọn loại hình du lịch cũng đa dạng hơn rất nhiều. Thực tiễn
cho thấy, trong nhiều năm gần đây, loại hình du lịch tâm linh, du lịch về
nguồn đã và đang có chiều hướng phát triển không ngừng nghỉ. Xuất phát từ
nhu cầu của du khách, khi đến với núi Bà Đen sẽ có rất nhiều lựa chọn, nhưng
lựa chọn đa số một là du khách đến đây với mục đích tham quan và tìm hiểu
các công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo; tham dự các sự kiện liên quan
đến các lễ hội gắn liền với việc bày tỏ niềm tin; du lịch hành hương; du lịch
thiền, du lịch tâm linh tưởng nhớ các anh hùng dân tộc... hai là thỏa mãn đam
mê dành cho các tín đồ yêu thích săn mây. khám phá thiên nhiên, chiêm
ngưỡng danh lam thắng cảnh hùng vĩ của “nóc nhà Đông Nam Bộ”.
Tây Ninh đã xác định chọn loại hình du lịch văn hóa tâm linh làm sản
phẩm chủ lực, đồng thời là động lực chính để thúc đẩy ngành du lịch phát
triển. Núi Bà Đen chính là nơi hội tụ những điều kiện để phát triển thành trung
tâm du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch văn hóa tâm linh của cả khu vực miền
Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
2. Thực trạng của di tích núi Bà Đen
Các hoạt động tâm linh ở núi Bà Đen chủ yếu thể hiện qua đức tin của
người dân về sự linh thiêng của Bà cũng như qua các hoạt động lễ hội diễn ra
hàng năm. Trong đó Hội Xuân núi Bà và Lễ vía Bà diễn ra long trọng nhất.
Việc tổ chức lễ hội ngoài thu hút khách thập phương đến đây tham quan mà 7
còn là sự kiện thuần túy về tín ngưỡng thờ cúng những người có công với dân
làng, với đất nước. Đây là yếu tố chủ yếu thu hút du khách về với miền đất
tâm linh ẩn chứa bao huyền thoại và là đặc sản du lịch không chỉ của Tây Ninh
mà còn của cả vùng Đông Nam Bộ. Ý thức được tầm quan trọng của lễ hội
cũng như khả năng khai thác lễ hội phục vụ phát triển du lịch, Tây Ninh đã
không ngừng phát triển và đầu tư cho vùng núi Bà Đen. Theo như khảo sát
thực tế cho thấy, tại khu di tích hiện nay cơ sở hạ tầng được xây dựng tương
đối hoàn chỉnh với các tuyến đường giao thông được kết nối với các địa
phương xung quanh, nhiều công trình được xây dựng khang trang, hệ thống
công nghệ vô cùng hiện đại mang đến trải nghiệm tâm linh vô cùng mới lạ
như: Ngay tầng 1 của trung tâm triển lãm Phật giáo, dưới chân tượng Phật Bà
Tây Bồ Đà Sơn, du khách có cơ hội tìm hiểu và khám phá về vũ trụ trong quan
niệm của Phaật Giáo thông qua công nghệ và thiết bị trình chiếu 3D, âm thanh
hàng đầu thế giới. Vào đầu năm 2024 tại di tích núi Bà Đen chính thức khai
quang Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch khổng lồ sở hữu chiều cao 36
mét, chiều rộng 45m, diện tích về mặt tượng 4.651m2, nặng 5,112 tấn. Tôn
tượng được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt
Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang.
Về văn hóa - xã hội: Có khoảng cách gần gũi và có những nét văn hóa
tương đồng với Campuchia và Lào nên cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại khu vực này rất đa dạng như: Khmer, Chăm,... với sự tiếp xúc với văn
hóa đô thị và áp lực từ sự phát triển kinh tế, nhiều yếu tố có thể đang gây ra sự
mất mát và biến đổi văn hóa truyền thống. Sự gia tăng của người du lịch và
tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau có thể dẫn đến sự tiêu bến hoặc biến
đổi các nét đặc trưng của văn hóa, thay đổi cách sinh hoạt truyền thống của người dân bản địa.
Về kinh tế: Khu di tích núi Bà Đen phần lớn tập trung phát triển vào
ngành du lịch và dịch vụ. Hai ngành này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và
vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế vùng. Việc đầu tư và phát triển du
lịch nơi đây nhằm thúc đẩy các ngành dịch vụ như: Nhà hàng, khách sạn, cửa
hàng quà lưu niệm và các dịch vụ hướng dẫn du lịch... nhằm phục vụ du khách 8
trong nước và quốc tế đến tham quan. Cũng nhờ sự phát triển của hai ngành
này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương mang đến
nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng. Cùng với sự nổi tiếng là một trong
những điểm đến có sức hút và đón lượng du khách lớn nhất không chỉ của Tây
Ninh mà cả vùng Đông Nam Bộ, mỗi năm núi Bà Đen đón hàng triệu lượt
khách đến hành hương, chiêm bái. Theo thống kê cho thấy, năm 2023 núi Bà
Đen cán mốc 5 triệu lượt khách đi cáp treo, đưa Tây Ninh trở thành điểm đến
hút khach hàng đầu Nam Bộ với 5,1 triệu lượt khách cùng với doanh thu
ngành du lịch lên đến 2.000 tỷ đồng. Sự phát triển của ngành du lịch đã thúc
đẩy việc đầu tư và cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án xây dựng đường, cầu, nhà
hàng, khách sạn và các tiện ích khác để phục vụ du khách một cách trọn vẹn
nhất. Tỉnh Tây Ninh cũng đã nhận thức được song song giữa phát triển kinh tế,
bảo tồn môi trường và giữ gìn văn hóa của khu di dích núi Bà Đen nên các
chương trình bảo tồn và phát triển phần nào đảm bảo được sự cân bằng và ổn định.
Về môi trường: Nhìn chung, vấn đề vệ sinh môi trường tại khu di tích
núi Bà Đen cơ bản đã được tổ chức, sắp xếp, quản lý khá tốt, có đội ngũ dọn
dẹp thường xuyên; đồng thời các hộ kinh doanh luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh
chung. Đường leo núi khá thông thoáng và sạch sẽ. Khu vực chứa đựng rác
thải cũng khá tạm ổn. Tuy nhiên, do số lượng khách tham quan quá đông,
cũng như ý thức của một số bộ phận du khách chưa được tốt nên vẫn xảy ra
tình trạng xả rác bừa bãi, hàng quán vẫn chưa có ý thức dọn dẹp rác thải cho sạch sẽ.
Tóm lại, sự tăng lên đột ngột của lượng du khách có thể tạo ra những áp
lực lớn đối với hạ tầng và dịch vụ nơi đây. Mặc dù đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, khẳng định là điểm đến du lịch được du khách ưa thích và lựa
chọn nhiều, nhưng du lịch văn hóa tại di tích núi Bà Đen vẫn còn đứng trước
nhiều khó khăn và thách thức, cần có những phương hướng và đề xuất một số
công tác bảo tồn và phát huy kịp thời.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN NÚI BÀ ĐEN. 9
Bảo tồn phát huy giá trị của di sản luôn là vấn đề cốt lõi, vấn đề trọng
tâm gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tây Ninh là
tỉnh có nhiều loại hình di tích, danh lam thắng cảnh, địa hình tự nhiên đa dạng,
phong phú, được xác định là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong
và ngoài nước. Việc bảo tồn, phát huy một cách hệ thống các điểm di tích trên
địa bàn tỉnh gắn kết hài hòa với việc phát triển du lịch luôn là sự kết hợp bền
vững mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp một phần không nhỏ trong đời
sống xã hội và nền kinh tế của địa phương. Chính vì thế có thể đưa ra những
giải pháp bảo tồn và phát huy sau đây:
Xây dựng đề án nghiên cứu, bảo tồn các lễ hội: Các lễ hội truyền thống
cần được phục hồi dưới sự tham gia của nhiều thành phần đối tượng. Bên cạnh
đó, nhà nước cũng có phần hoạch định chính sách, đầu tư ngân sách, đào tạo
nhân lực cho công tác phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hóa. Điều tra và đánh
giá tiềm năng cho phát triển loại hình du lịch; phân tích hiện trạng cùng với
những khó khăn đang còn tồn tại trong quá trình phát triển.
Đề xuất và thúc đẩy phát triển bền vững: Bằng cách đa dạng các hoạt
hoạt động du lịch, taọ ra các chương trình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du
lịch nghỉ dưỡng... Bên cạnh đó không ngừng tăng cường các chương trình giáo
dục nhận thức về tầm quan trọng của bảo tồn di sản văn hóa và bảo vệ môi trường.
Đầu tư phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật: Thường
xuyên kiểm tra và tập trung đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông và
phương tiện vận chuyển du khách; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với
các tour du lịch trọn gói với giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.
Tăng cường quảng bá du lịch: Tận dụng tối đa và hợp lý các phương tiện
truyền thông đại chúng, đặc biệt là ưu thế của công nghệ thông tin để quảng bá
và xúc tiến các hoạt đông du lịch nói chung và di sản văn hóa nói riêng. Cần
kết hợp với các doanh nghiệp khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh một cách
chuyên nghiệp để giới thiệu điểm đến, quan trọng nhất đưa khu di tích lịch sử
văn hóa và danh thắng núi Bà Đen trở thành biểu tượng của du lịch Tây Ninh. 10
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ
của toàn bộ cán bộ nhân viên là lao động đang thực hiện nhiệm vụ tại khu di
tích. Khuyến khích và kêu gọi tham gia các chương trình đào tạo về kiến thức
lịch sử, du lịch và nghiệp vụ hướng dẫn để số lượng và chất lượng ngày càng
được phát triển và nâng cao.
Nghiên cứu và đánh giá: Tiến hành các nghiên cứu và đánh giá định kỳ
về tình trạng bảo tồn môi trường và di sản núi Bà Đen, từ đó đề xuất các biện
pháp cụ thể để cải thiện và duy trì tình trạng bảo tồn. KẾT LUẬN
Nằm ẩn mình giữa dòng chảy của thời gian và huyền thoại của đất nước,
núi Bà Đen là một điểm đến không thể bỏ xót khi đến với Tây Ninh. Vừa
mang vẻ đẹp hùng vĩ, bí ẩn và tôn nghiêm vừa là một biểu tượng tâm linh của
đấng tôn thờ. Qua nhiều thế hệ, các cộng đồng tộc người ở quanh vùng núi Bà
Đen đã gắn bó keo sơn, cùng chung lưng đấu cật xây dựng cuộc sống. Núi Bà
Đen - nơi hội tụ nhiều dòng tôn giáo, tín ngưỡng được giao thoa với nhau tạo
thành một hệ thống thờ tự đa dạng. Nơi đây đang tồn tại và lưu giữ rất nhiều
những ngôi chùa cổ kính, những công trình văn hóa độc đáo và những lễ hội
văn hóa tâm linh mang đậm đà bản sắc dân tộc, chắc chắn du khách khi đến
đây sẽ tìm thấy sự bình yên và sự nối kết tinh thần giữa con người và vũ trụ. 11 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Nguồn: Nguyễn Thị Xuân Nguồn: sưu tầm 12 Nguồn: Sưu tầm
Nguồn: Nguyễn Thị Xuân 13 Nguồn: Sưu tầm Nguồn: Nguyễn Thị Xuân 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://thanhdiavietnamhoc.com/phat-trien-du-lich-ve-nguon-the-manh-cua-du-
lich-tinh-tay-ninh/ [ Truy cập 25/5/2024 ]
2. http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/8776/3/1.pdf [ Truy cập 27/5/2024 ]
3. https://vnexpress.net/tay-ninh-don-5-trieu-luot-khach-den-nui-ba-den-trong-
nam-2023-4695738.html [ Truy cập ngày 27/5/2024 ]
4. https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/download/282/274 [ Truy cập 1/5/2024 ]
5. https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/download/756/747 [ Truy cập 4/5/2024 ] 15