Tìm hiểu về cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga | Bài tập môn Địa chính trị thế giới

Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine rất phức tạp và có bề dày lịch sử. Ukraine từng  là một phần của Liên Xô, và nhiều người dân Ukraine có nguồn gốc Nga. Sau khi  độc lập vào năm 1991, Ukraine đã cố gắng khẳng định bản sắc dân tộc riêng, điều  này gây ra sự căng thẳng khi Nga vẫn tìm cách duy trì ảnh hưởng tại khu vực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 6 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tìm hiểu về cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga | Bài tập môn Địa chính trị thế giới

Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine rất phức tạp và có bề dày lịch sử. Ukraine từng  là một phần của Liên Xô, và nhiều người dân Ukraine có nguồn gốc Nga. Sau khi  độc lập vào năm 1991, Ukraine đã cố gắng khẳng định bản sắc dân tộc riêng, điều  này gây ra sự căng thẳng khi Nga vẫn tìm cách duy trì ảnh hưởng tại khu vực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

709 355 lượt tải Tải xuống
BÀI TẬP MÔN ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
Đề bài: Tìm hiểu về cuộc xung đột giữa Ukraine Nga.
Bài làm
I. Nguyên nhân:
1. Lịch sử văn hóa:
Mối quan hệ giữa Nga Ukraine rất phức tạp bề dày lịch sử.
Ukraine từng một phần của Liên Xô, nhiều người dân Ukraine nguồn
gốc Nga. Sau khi độc lập vào năm 1991, Ukraine đã cố gắng khẳng định bản sắc
dân tộc riêng, điều này gây ra sự căng thẳng khi Nga vẫn tìm cách duy trì ảnh
hưởng tại khu vực.
2. Chính trị chính sách đối ngoại:
Ukraine đã chuyển hướng sang phương Tây, kết các thỏa thuận hợp
tác với NATO EU, điều này khiến Nga lo ngại về việc mất quyền kiểm soát.
Nga xem sự hội nhập của Ukraine với các tổ chức phương Tây một mối đe
dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của mình.
3. Sáp nhập Crimea:
Sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 một bước ngoặt quan
trọng. Hành động này không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế còn làm gia tăng
căng thẳng. Crimea vị trí chiến lược nơi nhiều người nói tiếng Nga,
nên Nga đã biện minh cho hành động của mình bằng cách bảo vệ quyền lợi của
người dân tại đây.
4. Đối kháng giữa chính phủ Ukraine lực lượng ly khai:
Sau khi Crimea được sáp nhập, các lực lượng ly khai miền Đông
Ukraine (Donetsk Luhansk) tuyên bố độc lập, dẫn đến xung đột trang kéo
dài. Nga bị cáo buộc cung cấp khí hỗ trợ cho các lực lượng này, làm tình
hình thêm phức tạp. Chính phủ Ukraine đã cố gắng duy trì chủ quyền nhưng gặp
nhiều khó khăn.
II. Diễn biến:
1. Bối cảnh lịch sử:
Xung đột giữa Nga Ukraine nguồn gốc sâu xa từ những khác biệt
lịch sử, văn hóa chính trị giữa hai quốc gia. Sau khi Liên tan vào năm
1991, Ukraine tuyên bố độc lập thiết lập một hướng đi chính trị khác biệt với
Nga. Tuy nhiên, Nga luôn coi Ukraine một phần quan trọng trong ảnh hưởng
của mình, dẫn đến căng thẳng giữa hai nước.
2. Khởi đầu xung đột (2014):
Xung đột chính thức bắt đầu vào T2/2014, khi các cuộc biểu tình
Ukraine chống lại Tổng thống Viktor Yanukovych, người bị cho thân Nga,
dẫn đến việc ông này bị lật đổ. Nga coi sự kiện này mối đe dọa đối với lợi ích
chiến lược của mình đã nhanh chóng sáp nhập Crimea vào tháng 3 cùng năm,
bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Sự kiện này kích thích các cuộc xung đột miền Đông Ukraine, nơi các
lực lượng ly khai thân Nga tuyên bố độc lập thành lập các nước tự xưng như
Cộng hòa Nhân dân Donetsk Cộng hòa Nhân dân Luhansk.
3. Giai đoạn chiến tranh (2014-2021):
Trong giai đoạn từ 2014 - 2021, mặc những nỗ lực hòa bình như
thỏa thuận Minsk I Minsk II, bạo lực vẫn không ngừng gia tăng. Các cuộc
giao tranh thường xuyên xảy ra miền Đông, gây thiệt hại lớn về người của.
Hàng nghìn người đã thiệt mạng hàng triệu người phải di dời.
Ukraine đã nỗ lực tăng cường quân đội cải cách hệ thống quốc phòng,
đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây. Mỹ các nước châu Âu cung
cấp khí, tài chính huấn luyện quân sự, giúp Ukraine tăng cường khả năng
tự vệ.
4. Cuộc xâm lược quy lớn (2022):
Vào T2/2022, Nga phát động cuộc xâm lược quy lớn vào Ukraine, với
mục tiêu thiết lập một chính quyền thân Nga. Các cuộc tấn công diễn ra trên
nhiều mặt trận, bao gồm Kyiv, Kharkiv, Mariupol. Các thành phố lớn bị tấn
công nặng nề, dẫn đến tình hình nhân đạo nghiêm trọng.
Ukraine đã kháng cự mạnh mẽ với sự hỗ trợ của phương Tây. Các nước
NATO cung cấp khí hiện đại như hệ thống tên lửa, xe tăng, máy bay
không người lái. Tinh thần quyết tâm của quân đội nhân dân Ukraine đã giúp
họ kiên cường đối mặt với quân đội Nga.
5. Tình hình chính trị (2023):
Cuộc xung đột đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn. Hàng triệu
người đã phải rời bỏ nhà cửa, sống trong các điều kiện thiếu thốn. Nhiều thành
phố bị tàn phá, sở hạ tầng bị hủy hoại, người dân gặp khó khăn trong việc
tiếp cận thực phẩm, nước sạch dịch vụ y tế.
Đến cuối năm 2023, tình hình vẫn rất căng thẳng. Các cuộc giao tranh
vẫn diễn ra, các nỗ lực hòa bình chưa mang lại kết quả cụ thể. Các cường
quốc phương Tây tiếp tục duy trì hỗ trợ cho Ukraine, trong khi Nga cũng không
dấu hiệu giảm bớt áp lực quân sự.
Xung đột này không chỉ ảnh hưởng đến Ukraine còn tác động sâu
rộng đến an ninh châu Âu toàn cầu. đã làm gia tăng căng thẳng giữa Nga
các nước phương Tây, đồng thời làm dấy lên lo ngại về an ninh khu vực
toàn cầu trong bối cảnh chính trị đang diễn biến phức tạp.
III. Tác động:
Một là, kinh tế toàn cầu suy thoái. Cuộc xung đột Nga - Ukraine cùng
những biện pháp trừng phạt của Mỹ các nước phương Tây đối với Nga
không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Nga Ukraine, còn tác
động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu: lạm phát, giá nhiên liệu lương thực
tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, ngành du lịch liệt nhiều hệ lụy khác.
Hai là, cuộc xung đột này một đòn giáng mạnh vào xu thế toàn cầu
hóa. Cùng với việc cung cấp khí cho Ukraine, Mỹ các nước đồng minh đã
tìm cách bóp nghẹt nền kinh tế Nga bằng những biện pháp trừng phạt khắc
nghiệt. Tuy nhiên, những biện pháp này lại gây ảnh hưởng đến hệ thống thương
mại tự do toàn cầu. Các cường quốc đang phá bỏ những nguyên tắc thương mại
tự do nhiều nơi khác nhau, càng giáng đòn mạnh vào chuỗi cung ứng toàn
cầu.
Ba là, trật tự thế giới đang trong quá trình chuyển đổi sâu sắc. Tháng
6/2022 - bốn tháng sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” Ukraine -
Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố: “Trật tự thế giới đơn cực đã kết thúc!”. Đó
chính trật tự thế giới đã được định dạng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc; Mỹ
được coi “cực” duy nhất sau cuộc đối đầu gay gắt kéo dài suốt gần nửa thế kỷ
với Liên (trước đây). Cả Trung Quốc Nga đều tuyên bố không chấp nhận
trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo, sẽ nỗ lực phối hợp chung để xây dựng
trật tự thế giới đa cực. Đó chưa kể hàng loạt trung tâm mới của một trật tự thế
giới đa cực đang tiếp tục nổi lên: các quốc gia đơn lẻ, như Ấn Độ, Nhật Bản;
các tổ chức khu vực, như ASEAN, SCO, BRICS,...
Bốn là, cục diện an ninh - chính trị toàn cầu biến động mạnh mẽ.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng, đối đầu trên thế giới
đẩy thế giới vào tình trạng “đa cực hỗn loạn”. trong đó, Nga, Trung Quốc
Ấn Độ những trung tâm quyền lực đang nổi lên một vị trí đặc biệt, không
chấp nhận bị loại ra ngoài lề hệ thống an ninh toàn cầu. Trong khi đó, các nước
lớn tiếp tục giữ vai trò chi phối, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế ngăn
chặn lẫn nhau theo hình 6C.
Năm là, thúc đẩy các nước theo đuổi việc hình thành các khối liên kết
mới lấy Mỹ Trung Quốc làm trung tâm. Điều đó nghĩa, cục diện thế
giới đang chuyển dần từ trật tự “đa cực hỗn loạn” sang “lưỡng cực” theo hướng
sức mạnh thế giới chuyển từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Điều này làm
cho các nước đang phát triển, nhất những nước vừa nhỏ, đứng trước sức ép
phải chọn bên; đồng thời, tiếp tục đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh cải
cách các thể chế đa phương, tăng cường hệ thống luật pháp quốc tế.
Sáu là, quan hệ quốc tế phân tuyến ràng, nhất quan hệ giữa các
nước lớn. Điều này thể hiện các cặp quan hệ sau:
- Quan hệ Mỹ - Trung Quốc lún sâu vào khó khăn. Hai bên bất đồng sâu
sắc xung quanh nguồn gốc nguyên nhân của cuộc xung đột này.
- Quan hệ Nga với Mỹ các nước phương Tây leo thang căng thẳng.
Cuộc xung đột đã đẩy quan hệ Nga - Mỹ, Nga - các nước phương Tây rơi
vào trạng thái tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Các bên bước vào
cuộc xung đột ngoại giao gay gắt khi liên tục đưa ra các đòn đáp trả quyết
liệt.
- Quan hệ Nga - Trung Quốc xích lại gần nhau.
thể thấy, “chiến dịch quân sự đặc biệt” do Nga tiến hành tại Ukraine
từ ngày 24/2/2022 với mục tiêu ngăn chặn Ukraine “ngả” về các nước phương
Tây đã gây thiệt hại nặng nề về mọi mặt đối với Ukraine, Nga EU, làm trầm
trọng thêm các cuộc khủng hoảng về giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương
thực,... nhân loại đang phải đối mặt; đồng thời, tạo ra những bước ngoặt
thể định hình tương lai của trật tự quốc tế.
| 1/4

Preview text:

BÀI TẬP MÔN ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
Đề bài: Tìm hiểu về cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga. Bài làm I. Nguyên nhân:
1. Lịch sử và văn hóa:
Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine rất phức tạp và có bề dày lịch sử.
Ukraine từng là một phần của Liên Xô, và nhiều người dân Ukraine có nguồn
gốc Nga. Sau khi độc lập vào năm 1991, Ukraine đã cố gắng khẳng định bản sắc
dân tộc riêng, điều này gây ra sự căng thẳng khi Nga vẫn tìm cách duy trì ảnh hưởng tại khu vực.
2. Chính trị và chính sách đối ngoại:
Ukraine đã chuyển hướng sang phương Tây, ký kết các thỏa thuận hợp
tác với NATO và EU, điều này khiến Nga lo ngại về việc mất quyền kiểm soát.
Nga xem sự hội nhập của Ukraine với các tổ chức phương Tây là một mối đe
dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của mình. 3. Sáp nhập Crimea:
Sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 là một bước ngoặt quan
trọng. Hành động này không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn làm gia tăng
căng thẳng. Crimea có vị trí chiến lược và là nơi có nhiều người nói tiếng Nga,
nên Nga đã biện minh cho hành động của mình bằng cách bảo vệ quyền lợi của người dân tại đây.
4. Đối kháng giữa chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai:
Sau khi Crimea được sáp nhập, các lực lượng ly khai ở miền Đông
Ukraine (Donetsk và Luhansk) tuyên bố độc lập, dẫn đến xung đột vũ trang kéo
dài. Nga bị cáo buộc cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho các lực lượng này, làm tình
hình thêm phức tạp. Chính phủ Ukraine đã cố gắng duy trì chủ quyền nhưng gặp nhiều khó khăn. II. Diễn biến:
1. Bối cảnh lịch sử:
Xung đột giữa Nga và Ukraine có nguồn gốc sâu xa từ những khác biệt
lịch sử, văn hóa và chính trị giữa hai quốc gia. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm
1991, Ukraine tuyên bố độc lập và thiết lập một hướng đi chính trị khác biệt với
Nga. Tuy nhiên, Nga luôn coi Ukraine là một phần quan trọng trong ảnh hưởng
của mình, dẫn đến căng thẳng giữa hai nước.
2. Khởi đầu xung đột (2014):
Xung đột chính thức bắt đầu vào T2/2014, khi các cuộc biểu tình ở
Ukraine chống lại Tổng thống Viktor Yanukovych, người bị cho là thân Nga,
dẫn đến việc ông này bị lật đổ. Nga coi sự kiện này là mối đe dọa đối với lợi ích
chiến lược của mình và đã nhanh chóng sáp nhập Crimea vào tháng 3 cùng năm,
bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Sự kiện này kích thích các cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, nơi các
lực lượng ly khai thân Nga tuyên bố độc lập và thành lập các nước tự xưng như
Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk.
3. Giai đoạn chiến tranh (2014-2021):
Trong giai đoạn từ 2014 - 2021, mặc dù có những nỗ lực hòa bình như
thỏa thuận Minsk I và Minsk II, bạo lực vẫn không ngừng gia tăng. Các cuộc
giao tranh thường xuyên xảy ra ở miền Đông, gây thiệt hại lớn về người và của.
Hàng nghìn người đã thiệt mạng và hàng triệu người phải di dời.
Ukraine đã nỗ lực tăng cường quân đội và cải cách hệ thống quốc phòng,
đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây. Mỹ và các nước châu Âu cung
cấp vũ khí, tài chính và huấn luyện quân sự, giúp Ukraine tăng cường khả năng tự vệ.
4. Cuộc xâm lược quy mô lớn (2022):
Vào T2/2022, Nga phát động cuộc xâm lược quy mô lớn vào Ukraine, với
mục tiêu thiết lập một chính quyền thân Nga. Các cuộc tấn công diễn ra trên
nhiều mặt trận, bao gồm Kyiv, Kharkiv, và Mariupol. Các thành phố lớn bị tấn
công nặng nề, dẫn đến tình hình nhân đạo nghiêm trọng.
Ukraine đã kháng cự mạnh mẽ với sự hỗ trợ của phương Tây. Các nước
NATO cung cấp vũ khí hiện đại như hệ thống tên lửa, xe tăng, và máy bay
không người lái. Tinh thần quyết tâm của quân đội và nhân dân Ukraine đã giúp
họ kiên cường đối mặt với quân đội Nga.
5. Tình hình chính trị (2023):
Cuộc xung đột đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn. Hàng triệu
người đã phải rời bỏ nhà cửa, sống trong các điều kiện thiếu thốn. Nhiều thành
phố bị tàn phá, cơ sở hạ tầng bị hủy hoại, và người dân gặp khó khăn trong việc
tiếp cận thực phẩm, nước sạch và dịch vụ y tế.
Đến cuối năm 2023, tình hình vẫn rất căng thẳng. Các cuộc giao tranh
vẫn diễn ra, và các nỗ lực hòa bình chưa mang lại kết quả cụ thể. Các cường
quốc phương Tây tiếp tục duy trì hỗ trợ cho Ukraine, trong khi Nga cũng không
có dấu hiệu giảm bớt áp lực quân sự.
Xung đột này không chỉ ảnh hưởng đến Ukraine mà còn tác động sâu
rộng đến an ninh châu Âu và toàn cầu. Nó đã làm gia tăng căng thẳng giữa Nga
và các nước phương Tây, đồng thời làm dấy lên lo ngại về an ninh khu vực và
toàn cầu trong bối cảnh chính trị đang diễn biến phức tạp. III. Tác động:
Một là, kinh tế toàn cầu suy thoái.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine cùng
những biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây đối với Nga
không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Nga và Ukraine, mà còn tác
động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu: lạm phát, giá nhiên liệu và lương thực
tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, ngành du lịch tê liệt và nhiều hệ lụy khác.
Hai là, cuộc xung đột này là một đòn giáng mạnh vào xu thế toàn cầu
hóa. Cùng với việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, Mỹ và các nước đồng minh đã
tìm cách bóp nghẹt nền kinh tế Nga bằng những biện pháp trừng phạt khắc
nghiệt. Tuy nhiên, những biện pháp này lại gây ảnh hưởng đến hệ thống thương
mại tự do toàn cầu. Các cường quốc đang phá bỏ những nguyên tắc thương mại
tự do ở nhiều nơi khác nhau, càng giáng đòn mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ba là, trật tự thế giới đang trong quá trình chuyển đổi sâu sắc. Tháng
6/2022 - bốn tháng sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine -
Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố: “Trật tự thế giới đơn cực đã kết thúc!”. Đó
chính là trật tự thế giới đã được định dạng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc; Mỹ
được coi là “cực” duy nhất sau cuộc đối đầu gay gắt kéo dài suốt gần nửa thế kỷ
với Liên Xô (trước đây). Cả Trung Quốc và Nga đều tuyên bố không chấp nhận
trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo, sẽ nỗ lực phối hợp chung để xây dựng
trật tự thế giới đa cực. Đó là chưa kể hàng loạt trung tâm mới của một trật tự thế
giới đa cực đang tiếp tục nổi lên: các quốc gia đơn lẻ, như Ấn Độ, Nhật Bản;
các tổ chức khu vực, như ASEAN, SCO, BRICS,...
Bốn là, cục diện an ninh - chính trị toàn cầu biến động mạnh mẽ.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng, đối đầu trên thế giới
và đẩy thế giới vào tình trạng “đa cực hỗn loạn”. trong đó, Nga, Trung Quốc và
Ấn Độ là những trung tâm quyền lực đang nổi lên có một vị trí đặc biệt, không
chấp nhận bị loại ra ngoài lề hệ thống an ninh toàn cầu. Trong khi đó, các nước
lớn tiếp tục giữ vai trò chi phối, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế và ngăn
chặn lẫn nhau theo mô hình 6C.
Năm là, thúc đẩy các nước theo đuổi việc hình thành các khối liên kết
mới lấy Mỹ và Trung Quốc làm trung tâm. Điều đó có nghĩa, cục diện thế
giới đang chuyển dần từ trật tự “đa cực hỗn loạn” sang “lưỡng cực” theo hướng
sức mạnh thế giới chuyển từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Điều này làm
cho các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ, đứng trước sức ép
phải chọn bên; đồng thời, tiếp tục đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh cải
cách các thể chế đa phương, tăng cường hệ thống luật pháp quốc tế.
Sáu là, quan hệ quốc tế phân tuyến rõ ràng, nhất là quan hệ giữa các
nước lớn. Điều này thể hiện ở các cặp quan hệ sau:
- Quan hệ Mỹ - Trung Quốc lún sâu vào khó khăn. Hai bên bất đồng sâu
sắc xung quanh nguồn gốc và nguyên nhân của cuộc xung đột này.
- Quan hệ Nga với Mỹ và các nước phương Tây leo thang căng thẳng.
Cuộc xung đột đã đẩy quan hệ Nga - Mỹ, Nga - các nước phương Tây rơi
vào trạng thái tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Các bên bước vào
cuộc xung đột ngoại giao gay gắt khi liên tục đưa ra các đòn đáp trả quyết liệt.
- Quan hệ Nga - Trung Quốc xích lại gần nhau.
Có thể thấy, “chiến dịch quân sự đặc biệt” do Nga tiến hành tại Ukraine
từ ngày 24/2/2022 với mục tiêu ngăn chặn Ukraine “ngả” về các nước phương
Tây đã gây thiệt hại nặng nề về mọi mặt đối với Ukraine, Nga và EU, làm trầm
trọng thêm các cuộc khủng hoảng về giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương
thực,... mà nhân loại đang phải đối mặt; đồng thời, tạo ra những bước ngoặt có
thể định hình tương lai của trật tự quốc tế.