Tìm hiểu về cuốn sách “Chính trị luận” của tác giả Aristotle | Bài tập chính trị học

Lời giới thiệu. Giới thiệu sơ bộ về tác giả và tác phẩm. Phân tích đi sâu tìm hiểu vấn đề. Aristotle phân tích các loại chế độ đúng đắn và các biến thế sai lầm của các chế độ này. Cuối cùng sau khi nghiên cứu toàn bộ Aristotle khẳng định chỉ có ba mô hình chính quyền là đúng đắn nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Họ và tên: Trần Phương Thảo
Mã sinh viên: 2256100044
Lớp: Thông tin đối ngoại
Tìm hiểu về cuốn sách “Chính trị luận”
của tác giả Aristotle
Lời giới thiệu
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền chính trị riêng và cũng có những đặc
điểm chung giống nhau. Chính trị từ xưa đến nay được hình thành qua quá trình rất
dài , trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, đấu tranh quyết liệt và trải qua nhiều sự
thay đổi. Ở mỗi một thời kì chính trị đều được các nhà nghiên cứu , các nhà văn,…
ghi chép lại một cách đầy đủ và được đưa ra thảo luận tạo thành một công trình
nghiên cứu đồ sộ để lại giá trị to lớn cho nền văn minh nhân loại. Nhắc đến chính
trị đặc biệt là chính trị thế giới không thể không nhắc đến tác phẩm “Chính trị
luận” của nhà bác học ARISTOTLE. Đây là không chỉ là một tác phẩm về chính trị
đơn thuần mà đây còn được coi là một công trình nghiên cứu rất đồ sộ để lại cho
nề văn minh nhân loại. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề các phương diện như:
triết học, khoa học, toán học,thiên văn học, và chính trị họ. Chính trị luận được học
giả thế giới công nhận là một cuốn sách vĩ đại của nhân loại
Giới thiệu sơ bộ về tác giả và tác phẩm
* Về tác giả :
- Aristotle không những là một trong những triết gia vĩ đã của Cổ Hy Lạp mà còn
của thế giới Tây phương. Ông sinh năm 384 và mất năm 322 tại Stagira
- Xuất thân từ một gia đình trí thức, cha của
Aristotle là ngự y của vua Macedonia nên từ nhỏ, Aristotle đã được học về thiên
nhiên và sinh vật qua quan sát cũng như qua các tài liệu y học của phụ thân.
- Vào năm 17 tuổi Aristotle tới Athens du học. Aristotle theo học dưới Học viện
của Plato và trở thành trợ giáo của Plato tại Học viện. Aristotle chú trọng đặc biệt
đến siêu hình học (metaphysics) - môn học
nghiên cứu về “ý tưởng,” những gì bên ngoài và ở bên kia thực tại, không phụ
thuộc vào giác quan - cùng thiên văn học và chính trị học
1
- Những tư tưởng trong tác phẩm “Luật Pháp” của người thầy Plato đã ảnh hưởng
đến tác phẩm “ Chính trị luận” của Aristotle sau này
- Năm 347 có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông khiến
ông từ giã Athens bắt đầu du hành đây đó và đem sở học ra áp dụng trong suốt 12
năm dài
- Sau đó sau một thời gian dài chuyển đến và sinh sống ở vùng đất mới ở đảo
Lesbos , Aristotle được vua vời đến Pella và dạy học cho hoàng tử Alexander
- Vào năm 322 ông phải rời bỏ Athens sang tị nạn xứ Chalcis và sau đó ông qua
đời tại đây
- Sau khi Aristotle qua đời, có hai sự kiện chứng tỏ ảnh hưởng của Aristotle trên
nền
chính trị của Athens. Sự kiện thứ nhất là Bản Hiến pháp của Athens do Antipater
soạn thảo năm 321 sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy của Athens hai năm trước đó.
Bản Hiến pháp này phản ảnh tư tưởng chính trị của Aristotle và tiếp nối chính sách
của Lycurgus. Sự kiện thứ 2 là việc Demetrius, học trò của Aristotle , lên cai trị
Athens và biến những gì ông đã dạy tại Lyceum thành luật
* Về tác phẩm
- Aristotle viết “ Chính trị luận” vào năm 350 trước Công nguyên. Cuốn sách được
xem là căn bản cho chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng tới các tư
tưởng ra đời sau và các lý thuyết gia khác thời Trung Cổ.
- Trong Chính Trị Luận, Aristotle dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị
hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc
tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Ngoài
phương pháp quy nạp, Aristotle cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà
nước “lý tưởng” và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây
dựng một nền chính trị mang lại “điều tốt nhất” cho con người
- Tác phẩm gồm 8 quyển . Quyển I mang tựa đề “ Lý thuyết về Gia đình” gồm 13
chương. Quyển II gồm 12 chương. Quyển III mang chủ đề khảo sát về bản chất
công dân và các mô hình hiến pháp gồm 18 chương. Quyển IV luận về các mô
hình hiến pháp và các dạng khác nhau của từng mô hình trong thực tế gồm 16
chương. Quyển V mang tựa đề “Nguyên nhan của cách mạng và sự thay đổi chế
độ” gồm 12 chương. Quyển VI bàn về phương thức thiết lập chế độ Dân chủ và
liên quan đến 3 ngành của chính quyền: hành pháp, tư pháp, lập pháp gồm 8
2
chương. Quyển VII bàn về các lý tưởng chính trị và nguyên tắc giáo dục được chia
làm 3 phần. Và quyển VIII là bàn về giáo dục.
- Để đi sâu vào nghiên cứu “ Chính trị học” của Aristotle ta phải đi nghiên cứu rõ
hơn vào quyển III cũng là quyển trọng tâm của tác phẩm
* Phân tích đi sâu tìm hiểu vấn đề
- Trước hết ở của Quyển III tác giả đi làm rõ tư cách của một công dân chương I
của con người. Khi đứng trước nhiều ý kiến khác nhau trong việc đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi “ nhà nước là gì?’ thì tác giả khẳng định một điều “ nhà nước là một
hỗn hợp do nhiều bộ phận tạo thành , những bộ phận đó chính là công dân”. Có
nghĩa là một quốc gia, một nhà nước chỉ có thể cấu thành nên khi có sự xuất hiện
của công dân. Công dân đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy Aristotle lại tiếp
tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ Ai là công dân và từ này có nghĩa gì”. Theo tác
giả, người công dân không phải là một người sinh ra và sinh sống trên một vùng
đất nào đó mà người công dân chỉ cần có một đặc tính duy nhất là người có quyền
tham gia vào việc thực thi công lý và đảm nhiệm các chức vụ trong chính quyền.
Ví dụ cụ thể như người nước ngoài họ chỉ sinh sống trên mảnh đất của nước khác ,
họ sẽ bị hạn chế một số quyền hạn hoặc họ cần phải có người bảo trợ ,… nên
không thể hoàn toàn khẳng định họ mang tư cách đầy đủ là một công dân khi sống
trên mảnh đất của một nước khác. Hoặc những người già hay trẻ em chưa đủ tuổi
để ghi danh làm việc cũng không hoàn toàn gọi là công dân vì ở độ tuổi này họ
không nắm giữ đảm nhiệm điều hành quản lí chức vụ gì trong chính quyền nên
không thể gọi là một công dân theo một cách hoàn chỉnh nhất. Trong các chức vụ
chính quyền có nhiều loại khác nhau và cũng có thể những người giữ chức vụ đó
chưa chắc đã là quan chức hoặc chức năng của họ không liên hệ gì đến chính
quyền. Vậy nên theo Aristotle hãy gọi những chức vụ đó là chức vụ “ bất định’
giả định rằng những ai giữ chức vụ đó phải là công dân. Tuy nhiên có quyền tham
gia chính sự và giữ chức vụ trong chính quyền không có nghãi là người dân sẽ trở
thành một công dân tốt. Với định nghĩa về công dân của mình ông cho rằng nó chỉ
đúng với nền dân chủ chứ chưa chắc đã đúng với các chế độ khác. Vì ở một số
nước không dân chủ thì những người dân không được công nhận là một công dân,
không được tham gia các cuộc họp định kì và chỉ những quan chức mới được tham
gia các công việc hệ trọng của nhà nước. Xét ở các mỗi nước khác nhau khái niệm
công dân có sự thay đổi nên kết luận rằng “những ai có quyền tham dự vào các
cuộc nghị luận việc công hay về tư pháp<bất kể có nhiệm kì hay không> của bất
kỳ nước nào thì phải được gọi là công dân của nước đó”
- Chương II :
3
Nếu như trong thực tế người công dân được định nghĩa là người có cha mẹ hoặc có
người đòi điều kiện phải lâu hơn 2 đến 3 đời tổ tiên thì mới được coi là công dân
thì tác giả đã chỉ ra một số những hạn chế. Vậy thì những người tổ tiên ấy trở thành
công dân như thế nào. Ai là người đã tạo ra người công dân đầu tiên và nếu như
những người đầu tiên xuất hiện thành lập nên quốc gia sẽ phải gọi họ là gì dù họ
tham gia vào bộ máy chính quyền. Vậy nên căn cứ vào đó tác giả khẳng định
không cần biết tổ tiên mấy đời của họ là ai miễn là tổ tiên được tham dự vào chính
quyền thì họ là công dân
- Chương III:
Ở chương này tác giả đi phân tích tìm hiểu vấn đề liên quan đến nhà nước, “nhà
nước” vẫn là một định nghĩa khá mơ hồ và chưa đúng đắn. Trải qua nhiều sự thay
đổi thì nhà nước vẫn giống như cũ hay đã bị đổi khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Theo Aristotle nếu xét về việc dân cư phân chia lãnh thổ để định nghĩa cho “nhà
nước” thì đó vẫn còn là một vấn đề khá thiển cận. Để xác định xem nhà nước đó có
thay đổi hay không ta phải xét đến hình thức chính quyền vì nhà nước là một sự
hội tụ và hợp tác của công dân theo một hiến pháp và cơ cấu chính trị. Vậy nên dù
có thay đổi về tên gọi, về lãnh thổ điều đó không quan trọng để khẳng định một đất
nước có thay đổi hay không mà tất cả sẽ phụ thuộc vào các thể chế, hiến pháp, luật
định, quy tắc của nhà nước đó.
- Chương IV:
Ở chương này bàn đến vấn đề một người tốt và một công dân tốt liệu có giống
nhau hay không. Công dân là thành viên của một cộng đồng và tất cả đều tiến đến
một mục đích là đảm bảo lợi ích sự an toàn và phát triển cho cộng đồng của mình
một cách tốt nhất, Còn người tốt là người phải có các đức tính tốt được mọi người
công nhận ví dụ như họ là người hay nhiệt tình hay giúp đỡ người khác,sẵn sàng
cứu người,.... Vậy nên một người công dân tốt khác không giống với một người
tốt. Nhưng trong một số trường hợp mà đức tính của một công dân tốt và một
người tốt giống nhau. Đó là trong trường hợp một nhà cầm quyền hoặc một nhà cai
trị phải có cả hai đức tính “tốt” và “khôn ngoan”. Họ cần phải dung hòa, phải có cả
hai yếu tố đó thì mới có thể trọn vẹn để trở thành một nhà lãnh đạo đứng đầu chỉ
đạo được toàn dân.
- Chương V:
Ở chương này lại tiếp tục trở về với vấn đề người được coi là một công dân. Tác
giả đặt ra câu hỏi liệu những người thợ máy có được coi là công dân hay không?
Nếu như ở chương trước công dân phải là người được tham chính vào các công
4
việc của nhà nước chính quyền thì ở một số nước người thợ máy cũng được coi là
công dân nhưng một số nước thì họ lại ở một vị trí nào đó. Việc được công nhận là
một công dân hay không phụ thuộc vào thể chế chính trị khác nhau . Ví dụ trong
giới quý tộc họ hay trong chế độ quả đầu quyền lực tập trung thì những người được
chọn là quan chức đó phải là người có của cải có danh vọng hay có chức vụ, ưu tú
mà những người lao động chân tay lại không có được . Mỗi quốc gia có một luật lệ
xét công dân khác nhau có nước nhận ngoại kiều là công dân nhưng có nước phải
có mẹ là công dân con sẽ được làm công dân,…. Nhưng xét đến cùng công dân
được hiểu theo nghĩa cao nhất là tham chính vào nhà nước.
- Chương VI-VIII:
Aristotle phân tích các loại chế độ đúng đắn và các biến thế sai lầm của các chế độ
này
Chính quyền có quyền uy tối thượng trong cả nước và hiến pháp thực ra là chính
quyền. Trong chế độ dân chủ thì người dân là tối thượng nhưng trong chế độ mà
quyền lực tập trung thì quyền lực tối thượng chỉ tập trung vào thiểu số. Một chế độ
chính trị phụ thuộc vào “cách thức tổ chức quốc gia theo cơ quan cai trị”. Con
người hội tụ lại với nhau tạo nên một cộng đông chính trị . Aristotle đã lấy các ví
dụ từ những người như chủ nô, hộ gia đình, hay huấn luyện viên,… dù là trong
phạm vi nhỏ bé dù ở địa vị nào thì họ luôn có sự tác động qua lại làm nhiệm vụ
tương đương nhau nhằm tạo lợi ích cho lẫn nhau và phát triển hơn để ai cũng được
hưởng lợi. Vậy thì trong chính trị cũng vậy khi mà nhà nước được thiết lập một
cách bình đẳng thì việc giữ chức vụ luân phiên trong chính quyền là điều đúng đắn
và tự nhiên, mọi người sẽ thay phiên nhau làm các chức vụ để mang lại lợi ích cho
nhau. Nhưng ngày nay tác giả đã chỉ ra được nhũng điều thay đổi dường như
những ai đang nắm giữ quyền hành trong tay sẽ không muốn trao lại cho người
khác bởi khi họ có quyền hành họ sẽ nhận được nhiều lợi ích và giữ các lợi ích đó
cho riêng mình. Nên theo Aristotle đã kết luận một điều ra rằng: “những chính
quyền nào mà quan tâm đến phúc lợi chung của mọi người là những chính quyền
được thiết lập đúng theo công lý, hiểu theo nghĩa nghiêm ngặt nhất, và đó là những
chính quyền đúng đắn, còn những loại chính quyền nào mà chỉ lo cho quyền lợi
của kẻ cai trị là những loại chính quyền đầy rẫy khuyết điểm và bại hoại , chính
quyền của bạo quân và thần dân,<tương phản với > nhà nước là một cộng đồng của
những người tự do”
Có 3 loại hình chính quyền: nếu như loại hình do 1 người cai trị thì được gọi là
quân chủ; loại hình do một thiểu số cai trị được gọi là quý tộc ; còn khi mà đa số
công dân tham gia chính sự và quan tâm đến lợi ích chung thì được gọi chung là
5
“chính quyền”. Trong cả 3 loại hình chính quyền ấy đều có hủ bại. Hủ bại là
nhwungx loại chính quyền được thiết lập với mục đích để phục vụ quyền lợi riêng
tư cá nhân vụ lợi.
Ở chương VIII, tác giả đi sâu về vấn đề hình thức chính quyền và bản chất của
chúng. Trong chế độ bạo quân thì quân vương là người áp dụng quyền lực của chủ
nhân lên xã hội, ở chế độ quả đầu giai cấp tư sản nắm quyền điều hành trong tay
còn chế độ dân chủ thì đa số là dân chúng là người nắm quyền. Tác giả đặt ra một
giả thiết nếu chế độ quả đầu do đại đa số người nghèo nắm quyền và chế dộ dân
chủ do đại ố người có tài sản nắm quyền thì sự phân định các loại chính quyền sẽ
bị đổi khác. Việc trong xã hội quyền dân chủ nằm đa số ở tầng lớp nhân dân nghèo
và thiểu số trong trường hợp quả đầu thì hoàn toàn là hợp lí và hiển nhiên vì trong
ở xã hội tuy có những người giàu nhưng không phải là toàn bộ mà vẫn còn rất
nhiều những người dân nghèo . Vậy nên một điều rõ ràng nhất để phân biệt các chế
độ này là sự phân hóa giữa số lượng giàu và nghèo. Nên khi nhắc đến chế độ quả
đầu ta sẽ nghĩ ngay đến những người có tài sản nắm quyền; còn khi nhắc đến chế
độ dân chủ thì ngược lại là những người nghèo nắm quyền hạn
- Chương IX
Aristotle bàn đến các nguyên tắc của chế độ quả đầu và chế dộ dân chủ dựa trên
khái niệm công bằng và bình đẳng. Khái niệm công bằng và bình đẳng của 2 chế
độ được những người trong 2 chế độ hiểu theo cách khác nhau. Những người trong
chế độ dân chủ nghĩ rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng vậy nên trên phương
diện của sự công bằng mọi người sinh ra đều có quyền ngang nhau. Nhưng theo
chế độ quả đầu thì đó là sự không công bằng khi tầng lớp những người nghèo lại
được hưởng phúc lợi quyền lợi ngang với những tầng lớp đóng góp cao , quý tôc
trong xã hội. Chẳng hạn như không thể có sự công bằng khi một người cống hiến
một nhưng lại được hưởng tất cả quyền lợi như sự phấn đấu của một người đóng
góp một trăm. Điều đó chứng tỏ một điều rằng khi con người dính dáng đến quyền
lợi của mình thì họ sẽ khó có thể phán xét công minh. Aristotle khẳng định “khi áp
dụng nguyên tắc bình đẳng, họ vừa là đối tượng vừa là người phán xét”. Nếu như
họ được đáp ứng được bình đẳng ở 1 khía cạnh họ sẽ cảm thấy được bình đẳng về
mọi phương diện nhưng khi họ bị bất bình đẳng ở một mặt họ sẽ thấy tất cả đều
không bình đẳng. Và Aristotle khẳng định rằng mọi sự bình đẳng hay phân chia
quyền lợi nó đang nằm ở cá nhân mỗi người, mỗi phe đều muốn dành lợi ích cho
riêng bản thân mình nhưng quốc gia không chỉ là nơi để con người sinh sống
không chỉ được thành lập nhằm ngăn ngừa tội phạm hay giao thương,… . Đó là
những điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo nên một quốc gia mà mục đích tối hội
mà một quốc gia hướng đến là một xã hội, một đời sống “tốt đẹp”. Các ràng buộc,
6
các mối quan hệ hay tình hữu nghị chỉ là phương tiện để tạo nên mục đích này.
Vậy nên những ai trong xã hội đóng góp nhiều hơn cho quốc gia thì việc họ được
hưởng nhiều quyền lợi hơn những nguời đóng góp ít là điều hoàn toàn chính đáng
- Chương X
Trong chương này Aristotle bàn đến một vấn đề quan trọng và khó khăn liên quan
đến người điều hành quốc gia, người nắm giữ quyền lực cao nhất trong quốc gia.
Đó là quần chúng người dân nghèo, là người giàu, người có tài năng đạo đức hay
là một bạo quân? Nếu đa số nắm quyền không kể họ có giàu hay nghèo nhưng họ
chiếm phần đông quyền lực, họ sẽ lấy của cải của số ít chia nhau hay chiếm lấy
phần lớn của cải trong xã hội thì chẳng phải quốc gia đó sẽ bị tiêu hủy. Nếu thành
phần ưu tú nắm quyền, thì đa số những người còn lại sẽ mất đi cơ hội được tham
gia vào chính quyền . Còn nếu chỉ có một người nắm quyền thì số người không
được tham dự vào chính quyền thậm chí còn đông hơn rất nhiều. Và chính vì vậy
Aristotle đã đưa ra một đề nghị là “pháp trị” tức là để luật pháp chứ không phải
con người có quyền tối thượng vì con người thường để tư lợi và tình cảm xen vào
- Chương XI - XVIII
Aristotle phân tích sự lợi hại của “nhân trị” và “pháp trị” trong các chương này
Theo tác giả nguyên tắc số đông nên được xem là ư việt hơn thiểu số tài giỏi nhất
là một nguyên tắc nên được giữ lại tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nó vẫn là một
phần của chân lí. Chẳng hạn như trong một xã hôi nếu chỉ có một người dù người
đó có giỏi cỡ nào đi chăng nữa nhưng sẽ khó có thể biến một cộng đồng một xã hội
trở nên vững mạnh đa dạng nhưng nếu có nhiều người giỏi, nhiều người có khả
năng sáng tạo kết hợp lại sẽ tạo nên một xã hội một cộng đồng được xây dựng tốt
hơn dưới con mắt và trí tưởng tượng của nhiều người, và có thể đưa ra các lời thẩm
định lời đánh giá đúng và toàn diện hơn. Song bên cạnh đó nguyên tắc này có được
áp dụng cho mọi nền dân chủ hay không thì đó vẫn là điều phải xem xét. Nhưng
nếu cho toàn dân tất cả mọi người tham gia vào nền chính sự thì sẽ có một vấn đề
lớn là trong toàn dân đó cũng có những người chỉ có sức mạnh về thể chất nhưng
thiếu khôn ngoan hoặc có những người không đủ những điều kiện tư cách để tham
gia vào nền chính sự điều này sẽ khiến cho quốc gia trở nên hỗn loạn kém phát
triển. Nhưng nếu trong nước đó mà đa số công dân là người nghèo không thể tham
gia được hay không đủ điều kiện thì họ rất có thể sẽ quay lưng lại với quốc gia,
chống phá và trở thành kẻ thù của quốc gia đó. Vậy nên Aristotle rút ra một kết
luận rằng nên dùng “ pháp trị” để áp dụng vào xã hội “phương thức duy nhất để
tránh sự nguy hiểm này là trao cho họ một số quyền lập pháp và tư pháp”. Dù
trong một số lĩnh vực theo một số người nên để người cùng ngành hoặc người
7
cùng am hiểu về lĩnh vực đó đưa ra ý kiến xây dựng quản lí nhưng tác giả khẳng
định rằng “ chỉ có luật pháp đúng đắn mới là tối thượng” đó là sự bình đẳng nhất
đối với mọi người và quan chức hay bề trên chỉ được đưa ra phán quyết, ý kiến
riêng cho một vấn đề khi vấn đề đó không nằm trong luật pháp. Vậy nên luật pháp
là điều rất quan trọng dường như mọi sự quyết định đều dựa vào luật pháp. Luật
pháp có tốt hay xấu phụ thuộc vào hiến pháp. “Một chính quyền được thiết lập
đúng đắn sẽ nhất thiết có luật pháp công chính, còn những chính quyền được thiết
lập sai lầm, thì sẽ có những luật pháp bất công.”
Trong quyền lực chính trị không thể lấy bất kỳ sự vượt trội nào để làm cơ sở cho
việc nắm giữ quyền lực. Tác gỉ đưa ra các dẫn chứng cụ thể trong nghệ thuật từ đó
đưa ra so sánh và liên hệ điều đó với chính trị. Chẳng hạn như không thể so sánh
một người có chiều cao vượt trội với một người thấp , người cao vì chiều cao nổi
bật của mình mà được giữ chức vị và quyền lợi hơn người thấp. Và vì vậy những
người nắm giữ chức quyền là những người có thể đảm bảo được việc đóng thuế và
có của cải vật chất như những nhà quý tộc ,người giàu có . Và muốn một đất nước
muốn hiện hữu thì cần phải có sự kết hợp của của cải, tự do, công lý và lòng dung
cảm
Bàn về việc tìm ra người để nắm chính quyền đất nước thì trong một nhà nước
hoàn hảo thì công dân phải là người có đủ tài năng có khả năng sẵn sàng chịu sự
lãnh đạo chịu trách nhiệm lãnh đạo đất nước nhằm đạt được tới một đời sống tốt
đẹp hơn. Và nếu trong xã hội có những người kiệt xuất có tài năng và đức độ siêu
tuyệt thì khó có thể có luật lệ nào rang buộc họ có thể nói chính họ là pháp luật.
Như Aristotle nói ở một số nước những người siêu tuyệt như vậy có thể bị loại ra
khỏi quốc gia nhưng hiển nhiên chẳng ai dám nói hãy khai trừ những người tài giỏi
này cả. Cách tốt nhất là nên đưa những người tài giỏi siêu tuyệt này lên làm vua để
có thể điều hành đất nước với tài năng của họ
Tác giả đi bàn về chế độ quân chủ và trên các quốc gia trên thế giới chỉ có một hay
nhiều loại chế độ quân chủ . Câu trả lời là có rất nhiều loại chế độ quân chủ và có
các hệ thống chính quyển khác nhau. Loại chế độ quân chủ đầu tiên là được lập
nên bởi luật pháp. Đây là loại mô hình ở xứ Sparta và được coi là mẫu mực nhất
cho chế độ quân chủ do luật pháp tạo ra. Nhưng điều đặc biệt là nhà vua nắm
quyền nhưng không có quyền lực tuyệt đối nhà vua không có quyền sinh sát, ngoại
trù trong trường hợp đặc biệt như lúc chiến trinh. Và theo tác giả đây là một mô
hình của chế độ quân chủ nhà vua kiêm nguyên soái- cai trị cho đến mãn đời
Loại quân chủ thứ 2 của các sắc dân kém văn minh rất gần với chế độ quân chủ
chuyên chế và được coi là hợp pháp, thế tập. Chế độ quân chủ này mang bản chất
8
của một giai cấp nhưng những vị vua lại được dân coi là vua thật sự và nhà vua cai
trị theo luật pháp và thần dân tuân phục một cách tự nguyện
Và ngoài ra còn có một mô hình quân chủ thứ ba là tức độc tài và chỉ có ở Hy Lạp
thời cổ và quả đầu là thông qua bầu cử. Nhưng vua nắm quyền sẽ không phải theo
một quy định mãi mãi hoặc cha truyền con nối mà có thể vua nắm quyền trọn đời
hoặc một nhiệm kì hoặc đến khi xong công việc nào đó
Mô hình quân chủ thứ 4 là trong thời đại anh hung các nhà vua được cha truyền
con nối và hợp pháp vì được thần dân chấp nhận
Cuối cùng là mô hình thứ năm nhà vua nắm quyền lực tuyệt đối và được ví như vai
trò của người gia trưởng trong gia đình thì vua là người gia trưởng trong một bộ
tộc, một quốc gia hoặc trên nhiều nước khác
Ở chương tiếp theo Aristotle tiếp tục bàn về mô hình quân chủ đặc biệt là mô hình
quân chủ theo kiểu Sparta và quân chủ tuyệt đối. Tác giả đưa ra các lập luận cho
việc cai trị bằng luật pháp vì không thể áp dụng luật pháp trong toàn bộ các lĩnh
vực của đời sống xã hội như y học. Nên một chính quyền cai trị trên luật pháp
không phải một chính quyền hữu hiệu nhất. Nếu gọi chế độ nhiều người tốt cai trị
là quý tộc so với chế độ do một người cai trị là quân chủ thì chế độ quý tộc phải tốt
hơn chế độ quân chủ. Vì chế độ quý tộc được tạo nên từ một tập thể người sẽ tốt
hơn sẽ có những đóng góp và khách quan hơn nhưng tập thể đó phải là tập thể
người ưu tú có đức hạnh. Theo như lí giải của Aristotle có lẽ lí do mà chính quyền
quân chủ được thiết lập là khi đó lãnh thổ còn nhỏ hẹp và dân số ít những người có
đức có tài trội vượt còn hiếm hoi. Nhưng khi đất nước lớn mạnh và mở rộng hơn
cũng sẽ xuất hiện đông đảo quần chúng nhân dân hơn xuất hiện nhiều người tài có
khả năng lãnh đạo điều hành đất nước nên cũng sẽ thiết lập một cơ cấu chính trị
khác hơn
Chương XVI bàn về mô hình quân chủ chuyên chính: nhà vua hành xử theo cái tôi
của mình. Tác giả nói về chế dộ quân chủ tuyệt đối và cho rằng việc nhà vua tự ý
thi hành quyền lực tối thượng trên các công dân mà mỗi công dân mỗi con người
sinh ra đều được bình đẳng vậy nên theo quan điểm này đối với một số người là
phản tự nhiên. Vậy nên để được công bằng thì phải có cùng quyền thay nhau cai trị
và bị trị, Luật pháp và lí trí không bị ảnh hưởng bởi long ham muốn. Khi tìm kiếm
công lí người ta sẽ cần có thẩm quyền chung để phán xét và đó chính là luật pháp
dựa trên tục lệ lại có thẩm quyền và có tầm ảnh hưởng tới nhiều vấn đề quan trọng
hơn những luật thành văn. Tác giả cho rằng nhân trị an toàn hơn luật thành văn
nhưng không an toàn hơn thông luật. Và trong cuộc sống luật pháp không thể nào
9
bao trùm được tất cả các phạm vi tình huống và trong những tình huống như vậy
rất cần đến sự quyết định của con người
Mỗi nhà nước có trường hợp riêng khác nhau vì vậy có nơi đặt dưới sự cai trị
chuyên chế nhưng có nơi xã hội lại thích hợp với chế độ quân chủ hay theo một
hiến pháp chính trị nhưng không có xã hội nào lại đi theo chế dộ bạo chúa hay chế
độ bị hủ bại khác và nếu rơi vào xã hội ấy là đi ngược lại với bản chất tự nhiên con
người. Tác giả cho rằng nếu để một vị vua làm chúa tể vừa làm một việc không có
lợi cho quốc gia dù có luật pháp hay không nhưng vị vua đó chính là luật pháp.
Nếu một dân tộc toàn là những người kiệt xuất tài năng về đức hạnh thì dân tộc đó
hợp chế độ quân chủ. Còn chế độ quý tộc gồm những người chấp nhận bị cai trị và
cuối cùng những người vừa có thể làm hai khả năng vừa lãnh đạo nhưng vừa chịu
sự lãnh đạo thì sẽ đi theo chế độ tự do hiến pháp. Nghiên cứu về quân chủ và các
mô hình khác nhau của chế độ này tác giả rút ra nên trao quyền cai trị tối cao cho
người thực sự tài giỏi, kiệt xuất và cả nhân loại phải phục tùng theo người đó
Cuối cùng sau khi nghiên cứu toàn bộ Aristotle khẳng định chỉ có ba mô hình
chính quyền là đúng đắn nhất. Một đất nước một xã hội hoàn thiện thì nên phải
được cai trị bởi người tốt nhất có tài đức nhất, một gia tộc độc tài đức nhất hay
gồm nhiều người tài giỏi nhất được tất cả nhân dân công nhận và hướng quốc gia
tới một mục đích đời sống chung nhất
10
| 1/10

Preview text:

Họ và tên: Trần Phương Thảo Mã sinh viên: 2256100044
Lớp: Thông tin đối ngoại
Tìm hiểu về cuốn sách “Chính trị luận”
của tác giả Aristotle Lời giới thiệu
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền chính trị riêng và cũng có những đặc
điểm chung giống nhau. Chính trị từ xưa đến nay được hình thành qua quá trình rất
dài , trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, đấu tranh quyết liệt và trải qua nhiều sự
thay đổi. Ở mỗi một thời kì chính trị đều được các nhà nghiên cứu , các nhà văn,…
ghi chép lại một cách đầy đủ và được đưa ra thảo luận tạo thành một công trình
nghiên cứu đồ sộ để lại giá trị to lớn cho nền văn minh nhân loại. Nhắc đến chính
trị đặc biệt là chính trị thế giới không thể không nhắc đến tác phẩm “Chính trị
luận” của nhà bác học ARISTOTLE. Đây là không chỉ là một tác phẩm về chính trị
đơn thuần mà đây còn được coi là một công trình nghiên cứu rất đồ sộ để lại cho
nề văn minh nhân loại. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề các phương diện như:
triết học, khoa học, toán học,thiên văn học, và chính trị họ. Chính trị luận được học
giả thế giới công nhận là một cuốn sách vĩ đại của nhân loại
Giới thiệu sơ bộ về tác giả và tác phẩm * Về tác giả :
- Aristotle không những là một trong những triết gia vĩ đã của Cổ Hy Lạp mà còn
của thế giới Tây phương. Ông sinh năm 384 và mất năm 322 tại Stagira
- Xuất thân từ một gia đình trí thức, cha của
Aristotle là ngự y của vua Macedonia nên từ nhỏ, Aristotle đã được học về thiên
nhiên và sinh vật qua quan sát cũng như qua các tài liệu y học của phụ thân.
- Vào năm 17 tuổi Aristotle tới Athens du học. Aristotle theo học dưới Học viện
của Plato và trở thành trợ giáo của Plato tại Học viện. Aristotle chú trọng đặc biệt
đến siêu hình học (metaphysics) - môn học
nghiên cứu về “ý tưởng,” những gì bên ngoài và ở bên kia thực tại, không phụ
thuộc vào giác quan - cùng thiên văn học và chính trị học 1
- Những tư tưởng trong tác phẩm “Luật Pháp” của người thầy Plato đã ảnh hưởng
đến tác phẩm “ Chính trị luận” của Aristotle sau này
- Năm 347 có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông khiến
ông từ giã Athens bắt đầu du hành đây đó và đem sở học ra áp dụng trong suốt 12 năm dài
- Sau đó sau một thời gian dài chuyển đến và sinh sống ở vùng đất mới ở đảo
Lesbos , Aristotle được vua vời đến Pella và dạy học cho hoàng tử Alexander
- Vào năm 322 ông phải rời bỏ Athens sang tị nạn xứ Chalcis và sau đó ông qua đời tại đây
- Sau khi Aristotle qua đời, có hai sự kiện chứng tỏ ảnh hưởng của Aristotle trên nền
chính trị của Athens. Sự kiện thứ nhất là Bản Hiến pháp của Athens do Antipater
soạn thảo năm 321 sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy của Athens hai năm trước đó.
Bản Hiến pháp này phản ảnh tư tưởng chính trị của Aristotle và tiếp nối chính sách
của Lycurgus. Sự kiện thứ 2 là việc Demetrius, học trò của Aristotle , lên cai trị
Athens và biến những gì ông đã dạy tại Lyceum thành luật * Về tác phẩm
- Aristotle viết “ Chính trị luận” vào năm 350 trước Công nguyên. Cuốn sách được
xem là căn bản cho chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng tới các tư
tưởng ra đời sau và các lý thuyết gia khác thời Trung Cổ.
- Trong Chính Trị Luận, Aristotle dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị xã
hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc
tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Ngoài
phương pháp quy nạp, Aristotle cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà
nước “lý tưởng” và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây
dựng một nền chính trị mang lại “điều tốt nhất” cho con người
- Tác phẩm gồm 8 quyển . Quyển I mang tựa đề “ Lý thuyết về Gia đình” gồm 13
chương. Quyển II gồm 12 chương. Quyển III mang chủ đề khảo sát về bản chất
công dân và các mô hình hiến pháp gồm 18 chương. Quyển IV luận về các mô
hình hiến pháp và các dạng khác nhau của từng mô hình trong thực tế gồm 16
chương. Quyển V mang tựa đề “Nguyên nhan của cách mạng và sự thay đổi chế
độ” gồm 12 chương. Quyển VI bàn về phương thức thiết lập chế độ Dân chủ và
liên quan đến 3 ngành của chính quyền: hành pháp, tư pháp, lập pháp gồm 8 2
chương. Quyển VII bàn về các lý tưởng chính trị và nguyên tắc giáo dục được chia
làm 3 phần. Và quyển VIII là bàn về giáo dục.
- Để đi sâu vào nghiên cứu “ Chính trị học” của Aristotle ta phải đi nghiên cứu rõ
hơn vào quyển III cũng là quyển trọng tâm của tác phẩm
* Phân tích đi sâu tìm hiểu vấn đề
- Trước hết ở chương I của Quyển III tác giả đi làm rõ tư cách của một công dân
của con người. Khi đứng trước nhiều ý kiến khác nhau trong việc đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi “ nhà nước là gì?’’ thì tác giả khẳng định một điều “ nhà nước là một
hỗn hợp do nhiều bộ phận tạo thành , những bộ phận đó chính là công dân”. Có
nghĩa là một quốc gia, một nhà nước chỉ có thể cấu thành nên khi có sự xuất hiện
của công dân. Công dân đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy Aristotle lại tiếp
tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ Ai là công dân và từ này có nghĩa gì”. Theo tác
giả, người công dân không phải là một người sinh ra và sinh sống trên một vùng
đất nào đó mà người công dân chỉ cần có một đặc tính duy nhất là người có quyền
tham gia vào việc thực thi công lý và đảm nhiệm các chức vụ trong chính quyền.
Ví dụ cụ thể như người nước ngoài họ chỉ sinh sống trên mảnh đất của nước khác ,
họ sẽ bị hạn chế một số quyền hạn hoặc họ cần phải có người bảo trợ ,… nên
không thể hoàn toàn khẳng định họ mang tư cách đầy đủ là một công dân khi sống
trên mảnh đất của một nước khác. Hoặc những người già hay trẻ em chưa đủ tuổi
để ghi danh làm việc cũng không hoàn toàn gọi là công dân vì ở độ tuổi này họ
không nắm giữ đảm nhiệm điều hành quản lí chức vụ gì trong chính quyền nên
không thể gọi là một công dân theo một cách hoàn chỉnh nhất. Trong các chức vụ
chính quyền có nhiều loại khác nhau và cũng có thể những người giữ chức vụ đó
chưa chắc đã là quan chức hoặc chức năng của họ không liên hệ gì đến chính
quyền. Vậy nên theo Aristotle hãy gọi những chức vụ đó là chức vụ “ bất định’’ và
giả định rằng những ai giữ chức vụ đó phải là công dân. Tuy nhiên có quyền tham
gia chính sự và giữ chức vụ trong chính quyền không có nghãi là người dân sẽ trở
thành một công dân tốt. Với định nghĩa về công dân của mình ông cho rằng nó chỉ
đúng với nền dân chủ chứ chưa chắc đã đúng với các chế độ khác. Vì ở một số
nước không dân chủ thì những người dân không được công nhận là một công dân,
không được tham gia các cuộc họp định kì và chỉ những quan chức mới được tham
gia các công việc hệ trọng của nhà nước. Xét ở các mỗi nước khác nhau khái niệm
công dân có sự thay đổi nên kết luận rằng “những ai có quyền tham dự vào các
cuộc nghị luận việc công hay về tư pháp của bất
kỳ nước nào thì phải được gọi là công dân của nước đó” - Chương II : 3
Nếu như trong thực tế người công dân được định nghĩa là người có cha mẹ hoặc có
người đòi điều kiện phải lâu hơn 2 đến 3 đời tổ tiên thì mới được coi là công dân
thì tác giả đã chỉ ra một số những hạn chế. Vậy thì những người tổ tiên ấy trở thành
công dân như thế nào. Ai là người đã tạo ra người công dân đầu tiên và nếu như
những người đầu tiên xuất hiện thành lập nên quốc gia sẽ phải gọi họ là gì dù họ
tham gia vào bộ máy chính quyền. Vậy nên căn cứ vào đó tác giả khẳng định
không cần biết tổ tiên mấy đời của họ là ai miễn là tổ tiên được tham dự vào chính
quyền thì họ là công dân - Chương III:
Ở chương này tác giả đi phân tích tìm hiểu vấn đề liên quan đến nhà nước, “nhà
nước” vẫn là một định nghĩa khá mơ hồ và chưa đúng đắn. Trải qua nhiều sự thay
đổi thì nhà nước vẫn giống như cũ hay đã bị đổi khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Theo Aristotle nếu xét về việc dân cư phân chia lãnh thổ để định nghĩa cho “nhà
nước” thì đó vẫn còn là một vấn đề khá thiển cận. Để xác định xem nhà nước đó có
thay đổi hay không ta phải xét đến hình thức chính quyền vì nhà nước là một sự
hội tụ và hợp tác của công dân theo một hiến pháp và cơ cấu chính trị. Vậy nên dù
có thay đổi về tên gọi, về lãnh thổ điều đó không quan trọng để khẳng định một đất
nước có thay đổi hay không mà tất cả sẽ phụ thuộc vào các thể chế, hiến pháp, luật
định, quy tắc của nhà nước đó. - Chương IV:
Ở chương này bàn đến vấn đề một người tốt và một công dân tốt liệu có giống
nhau hay không. Công dân là thành viên của một cộng đồng và tất cả đều tiến đến
một mục đích là đảm bảo lợi ích sự an toàn và phát triển cho cộng đồng của mình
một cách tốt nhất, Còn người tốt là người phải có các đức tính tốt được mọi người
công nhận ví dụ như họ là người hay nhiệt tình hay giúp đỡ người khác,sẵn sàng
cứu người,.... Vậy nên một người công dân tốt khác không giống với một người
tốt. Nhưng trong một số trường hợp mà đức tính của một công dân tốt và một
người tốt giống nhau. Đó là trong trường hợp một nhà cầm quyền hoặc một nhà cai
trị phải có cả hai đức tính “tốt” và “khôn ngoan”. Họ cần phải dung hòa, phải có cả
hai yếu tố đó thì mới có thể trọn vẹn để trở thành một nhà lãnh đạo đứng đầu chỉ đạo được toàn dân. - Chương V:
Ở chương này lại tiếp tục trở về với vấn đề người được coi là một công dân. Tác
giả đặt ra câu hỏi liệu những người thợ máy có được coi là công dân hay không?
Nếu như ở chương trước công dân phải là người được tham chính vào các công 4
việc của nhà nước chính quyền thì ở một số nước người thợ máy cũng được coi là
công dân nhưng một số nước thì họ lại ở một vị trí nào đó. Việc được công nhận là
một công dân hay không phụ thuộc vào thể chế chính trị khác nhau . Ví dụ trong
giới quý tộc họ hay trong chế độ quả đầu quyền lực tập trung thì những người được
chọn là quan chức đó phải là người có của cải có danh vọng hay có chức vụ, ưu tú
mà những người lao động chân tay lại không có được . Mỗi quốc gia có một luật lệ
xét công dân khác nhau có nước nhận ngoại kiều là công dân nhưng có nước phải
có mẹ là công dân con sẽ được làm công dân,…. Nhưng xét đến cùng công dân
được hiểu theo nghĩa cao nhất là tham chính vào nhà nước. - Chương VI-VIII:
Aristotle phân tích các loại chế độ đúng đắn và các biến thế sai lầm của các chế độ này
Chính quyền có quyền uy tối thượng trong cả nước và hiến pháp thực ra là chính
quyền. Trong chế độ dân chủ thì người dân là tối thượng nhưng trong chế độ mà
quyền lực tập trung thì quyền lực tối thượng chỉ tập trung vào thiểu số. Một chế độ
chính trị phụ thuộc vào “cách thức tổ chức quốc gia theo cơ quan cai trị”. Con
người hội tụ lại với nhau tạo nên một cộng đông chính trị . Aristotle đã lấy các ví
dụ từ những người như chủ nô, hộ gia đình, hay huấn luyện viên,… dù là trong
phạm vi nhỏ bé dù ở địa vị nào thì họ luôn có sự tác động qua lại làm nhiệm vụ
tương đương nhau nhằm tạo lợi ích cho lẫn nhau và phát triển hơn để ai cũng được
hưởng lợi. Vậy thì trong chính trị cũng vậy khi mà nhà nước được thiết lập một
cách bình đẳng thì việc giữ chức vụ luân phiên trong chính quyền là điều đúng đắn
và tự nhiên, mọi người sẽ thay phiên nhau làm các chức vụ để mang lại lợi ích cho
nhau. Nhưng ngày nay tác giả đã chỉ ra được nhũng điều thay đổi dường như
những ai đang nắm giữ quyền hành trong tay sẽ không muốn trao lại cho người
khác bởi khi họ có quyền hành họ sẽ nhận được nhiều lợi ích và giữ các lợi ích đó
cho riêng mình. Nên theo Aristotle đã kết luận một điều ra rằng: “những chính
quyền nào mà quan tâm đến phúc lợi chung của mọi người là những chính quyền
được thiết lập đúng theo công lý, hiểu theo nghĩa nghiêm ngặt nhất, và đó là những
chính quyền đúng đắn, còn những loại chính quyền nào mà chỉ lo cho quyền lợi
của kẻ cai trị là những loại chính quyền đầy rẫy khuyết điểm và bại hoại , chính
quyền của bạo quân và thần dân, nhà nước là một cộng đồng của những người tự do”
Có 3 loại hình chính quyền: nếu như loại hình do 1 người cai trị thì được gọi là
quân chủ; loại hình do một thiểu số cai trị được gọi là quý tộc ; còn khi mà đa số
công dân tham gia chính sự và quan tâm đến lợi ích chung thì được gọi chung là 5
“chính quyền”. Trong cả 3 loại hình chính quyền ấy đều có hủ bại. Hủ bại là
nhwungx loại chính quyền được thiết lập với mục đích để phục vụ quyền lợi riêng tư cá nhân vụ lợi.
Ở chương VIII, tác giả đi sâu về vấn đề hình thức chính quyền và bản chất của
chúng. Trong chế độ bạo quân thì quân vương là người áp dụng quyền lực của chủ
nhân lên xã hội, ở chế độ quả đầu giai cấp tư sản nắm quyền điều hành trong tay
còn chế độ dân chủ thì đa số là dân chúng là người nắm quyền. Tác giả đặt ra một
giả thiết nếu chế độ quả đầu do đại đa số người nghèo nắm quyền và chế dộ dân
chủ do đại ố người có tài sản nắm quyền thì sự phân định các loại chính quyền sẽ
bị đổi khác. Việc trong xã hội quyền dân chủ nằm đa số ở tầng lớp nhân dân nghèo
và thiểu số trong trường hợp quả đầu thì hoàn toàn là hợp lí và hiển nhiên vì trong
ở xã hội tuy có những người giàu nhưng không phải là toàn bộ mà vẫn còn rất
nhiều những người dân nghèo . Vậy nên một điều rõ ràng nhất để phân biệt các chế
độ này là sự phân hóa giữa số lượng giàu và nghèo. Nên khi nhắc đến chế độ quả
đầu ta sẽ nghĩ ngay đến những người có tài sản nắm quyền; còn khi nhắc đến chế
độ dân chủ thì ngược lại là những người nghèo nắm quyền hạn - Chương IX
Aristotle bàn đến các nguyên tắc của chế độ quả đầu và chế dộ dân chủ dựa trên
khái niệm công bằng và bình đẳng. Khái niệm công bằng và bình đẳng của 2 chế
độ được những người trong 2 chế độ hiểu theo cách khác nhau. Những người trong
chế độ dân chủ nghĩ rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng vậy nên trên phương
diện của sự công bằng mọi người sinh ra đều có quyền ngang nhau. Nhưng theo
chế độ quả đầu thì đó là sự không công bằng khi tầng lớp những người nghèo lại
được hưởng phúc lợi quyền lợi ngang với những tầng lớp đóng góp cao , quý tôc
trong xã hội. Chẳng hạn như không thể có sự công bằng khi một người cống hiến
một nhưng lại được hưởng tất cả quyền lợi như sự phấn đấu của một người đóng
góp một trăm. Điều đó chứng tỏ một điều rằng khi con người dính dáng đến quyền
lợi của mình thì họ sẽ khó có thể phán xét công minh. Aristotle khẳng định “khi áp
dụng nguyên tắc bình đẳng, họ vừa là đối tượng vừa là người phán xét”. Nếu như
họ được đáp ứng được bình đẳng ở 1 khía cạnh họ sẽ cảm thấy được bình đẳng về
mọi phương diện nhưng khi họ bị bất bình đẳng ở một mặt họ sẽ thấy tất cả đều
không bình đẳng. Và Aristotle khẳng định rằng mọi sự bình đẳng hay phân chia
quyền lợi nó đang nằm ở cá nhân mỗi người, mỗi phe đều muốn dành lợi ích cho
riêng bản thân mình nhưng quốc gia không chỉ là nơi để con người sinh sống
không chỉ được thành lập nhằm ngăn ngừa tội phạm hay giao thương,… . Đó là
những điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo nên một quốc gia mà mục đích tối hội
mà một quốc gia hướng đến là một xã hội, một đời sống “tốt đẹp”. Các ràng buộc, 6
các mối quan hệ hay tình hữu nghị chỉ là phương tiện để tạo nên mục đích này.
Vậy nên những ai trong xã hội đóng góp nhiều hơn cho quốc gia thì việc họ được
hưởng nhiều quyền lợi hơn những nguời đóng góp ít là điều hoàn toàn chính đáng - Chương X
Trong chương này Aristotle bàn đến một vấn đề quan trọng và khó khăn liên quan
đến người điều hành quốc gia, người nắm giữ quyền lực cao nhất trong quốc gia.
Đó là quần chúng người dân nghèo, là người giàu, người có tài năng đạo đức hay
là một bạo quân? Nếu đa số nắm quyền không kể họ có giàu hay nghèo nhưng họ
chiếm phần đông quyền lực, họ sẽ lấy của cải của số ít chia nhau hay chiếm lấy
phần lớn của cải trong xã hội thì chẳng phải quốc gia đó sẽ bị tiêu hủy. Nếu thành
phần ưu tú nắm quyền, thì đa số những người còn lại sẽ mất đi cơ hội được tham
gia vào chính quyền . Còn nếu chỉ có một người nắm quyền thì số người không
được tham dự vào chính quyền thậm chí còn đông hơn rất nhiều. Và chính vì vậy
Aristotle đã đưa ra một đề nghị là “pháp trị” tức là để luật pháp chứ không phải
con người có quyền tối thượng vì con người thường để tư lợi và tình cảm xen vào - Chương XI - XVIII
Aristotle phân tích sự lợi hại của “nhân trị” và “pháp trị” trong các chương này
Theo tác giả nguyên tắc số đông nên được xem là ư việt hơn thiểu số tài giỏi nhất
là một nguyên tắc nên được giữ lại tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nó vẫn là một
phần của chân lí. Chẳng hạn như trong một xã hôi nếu chỉ có một người dù người
đó có giỏi cỡ nào đi chăng nữa nhưng sẽ khó có thể biến một cộng đồng một xã hội
trở nên vững mạnh đa dạng nhưng nếu có nhiều người giỏi, nhiều người có khả
năng sáng tạo kết hợp lại sẽ tạo nên một xã hội một cộng đồng được xây dựng tốt
hơn dưới con mắt và trí tưởng tượng của nhiều người, và có thể đưa ra các lời thẩm
định lời đánh giá đúng và toàn diện hơn. Song bên cạnh đó nguyên tắc này có được
áp dụng cho mọi nền dân chủ hay không thì đó vẫn là điều phải xem xét. Nhưng
nếu cho toàn dân tất cả mọi người tham gia vào nền chính sự thì sẽ có một vấn đề
lớn là trong toàn dân đó cũng có những người chỉ có sức mạnh về thể chất nhưng
thiếu khôn ngoan hoặc có những người không đủ những điều kiện tư cách để tham
gia vào nền chính sự điều này sẽ khiến cho quốc gia trở nên hỗn loạn kém phát
triển. Nhưng nếu trong nước đó mà đa số công dân là người nghèo không thể tham
gia được hay không đủ điều kiện thì họ rất có thể sẽ quay lưng lại với quốc gia,
chống phá và trở thành kẻ thù của quốc gia đó. Vậy nên Aristotle rút ra một kết
luận rằng nên dùng “ pháp trị” để áp dụng vào xã hội “phương thức duy nhất để
tránh sự nguy hiểm này là trao cho họ một số quyền lập pháp và tư pháp”. Dù
trong một số lĩnh vực theo một số người nên để người cùng ngành hoặc người 7
cùng am hiểu về lĩnh vực đó đưa ra ý kiến xây dựng quản lí nhưng tác giả khẳng
định rằng “ chỉ có luật pháp đúng đắn mới là tối thượng” đó là sự bình đẳng nhất
đối với mọi người và quan chức hay bề trên chỉ được đưa ra phán quyết, ý kiến
riêng cho một vấn đề khi vấn đề đó không nằm trong luật pháp. Vậy nên luật pháp
là điều rất quan trọng dường như mọi sự quyết định đều dựa vào luật pháp. Luật
pháp có tốt hay xấu phụ thuộc vào hiến pháp. “Một chính quyền được thiết lập
đúng đắn sẽ nhất thiết có luật pháp công chính, còn những chính quyền được thiết
lập sai lầm, thì sẽ có những luật pháp bất công.”
Trong quyền lực chính trị không thể lấy bất kỳ sự vượt trội nào để làm cơ sở cho
việc nắm giữ quyền lực. Tác gỉ đưa ra các dẫn chứng cụ thể trong nghệ thuật từ đó
đưa ra so sánh và liên hệ điều đó với chính trị. Chẳng hạn như không thể so sánh
một người có chiều cao vượt trội với một người thấp , người cao vì chiều cao nổi
bật của mình mà được giữ chức vị và quyền lợi hơn người thấp. Và vì vậy những
người nắm giữ chức quyền là những người có thể đảm bảo được việc đóng thuế và
có của cải vật chất như những nhà quý tộc ,người giàu có . Và muốn một đất nước
muốn hiện hữu thì cần phải có sự kết hợp của của cải, tự do, công lý và lòng dung cảm
Bàn về việc tìm ra người để nắm chính quyền đất nước thì trong một nhà nước
hoàn hảo thì công dân phải là người có đủ tài năng có khả năng sẵn sàng chịu sự
lãnh đạo chịu trách nhiệm lãnh đạo đất nước nhằm đạt được tới một đời sống tốt
đẹp hơn. Và nếu trong xã hội có những người kiệt xuất có tài năng và đức độ siêu
tuyệt thì khó có thể có luật lệ nào rang buộc họ có thể nói chính họ là pháp luật.
Như Aristotle nói ở một số nước những người siêu tuyệt như vậy có thể bị loại ra
khỏi quốc gia nhưng hiển nhiên chẳng ai dám nói hãy khai trừ những người tài giỏi
này cả. Cách tốt nhất là nên đưa những người tài giỏi siêu tuyệt này lên làm vua để
có thể điều hành đất nước với tài năng của họ
Tác giả đi bàn về chế độ quân chủ và trên các quốc gia trên thế giới chỉ có một hay
nhiều loại chế độ quân chủ . Câu trả lời là có rất nhiều loại chế độ quân chủ và có
các hệ thống chính quyển khác nhau. Loại chế độ quân chủ đầu tiên là được lập
nên bởi luật pháp. Đây là loại mô hình ở xứ Sparta và được coi là mẫu mực nhất
cho chế độ quân chủ do luật pháp tạo ra. Nhưng điều đặc biệt là nhà vua nắm
quyền nhưng không có quyền lực tuyệt đối nhà vua không có quyền sinh sát, ngoại
trù trong trường hợp đặc biệt như lúc chiến trinh. Và theo tác giả đây là một mô
hình của chế độ quân chủ nhà vua kiêm nguyên soái- cai trị cho đến mãn đời
Loại quân chủ thứ 2 của các sắc dân kém văn minh rất gần với chế độ quân chủ
chuyên chế và được coi là hợp pháp, thế tập. Chế độ quân chủ này mang bản chất 8
của một giai cấp nhưng những vị vua lại được dân coi là vua thật sự và nhà vua cai
trị theo luật pháp và thần dân tuân phục một cách tự nguyện
Và ngoài ra còn có một mô hình quân chủ thứ ba là tức độc tài và chỉ có ở Hy Lạp
thời cổ và quả đầu là thông qua bầu cử. Nhưng vua nắm quyền sẽ không phải theo
một quy định mãi mãi hoặc cha truyền con nối mà có thể vua nắm quyền trọn đời
hoặc một nhiệm kì hoặc đến khi xong công việc nào đó
Mô hình quân chủ thứ 4 là trong thời đại anh hung các nhà vua được cha truyền
con nối và hợp pháp vì được thần dân chấp nhận
Cuối cùng là mô hình thứ năm nhà vua nắm quyền lực tuyệt đối và được ví như vai
trò của người gia trưởng trong gia đình thì vua là người gia trưởng trong một bộ
tộc, một quốc gia hoặc trên nhiều nước khác
Ở chương tiếp theo Aristotle tiếp tục bàn về mô hình quân chủ đặc biệt là mô hình
quân chủ theo kiểu Sparta và quân chủ tuyệt đối. Tác giả đưa ra các lập luận cho
việc cai trị bằng luật pháp vì không thể áp dụng luật pháp trong toàn bộ các lĩnh
vực của đời sống xã hội như y học. Nên một chính quyền cai trị trên luật pháp
không phải một chính quyền hữu hiệu nhất. Nếu gọi chế độ nhiều người tốt cai trị
là quý tộc so với chế độ do một người cai trị là quân chủ thì chế độ quý tộc phải tốt
hơn chế độ quân chủ. Vì chế độ quý tộc được tạo nên từ một tập thể người sẽ tốt
hơn sẽ có những đóng góp và khách quan hơn nhưng tập thể đó phải là tập thể
người ưu tú có đức hạnh. Theo như lí giải của Aristotle có lẽ lí do mà chính quyền
quân chủ được thiết lập là khi đó lãnh thổ còn nhỏ hẹp và dân số ít những người có
đức có tài trội vượt còn hiếm hoi. Nhưng khi đất nước lớn mạnh và mở rộng hơn
cũng sẽ xuất hiện đông đảo quần chúng nhân dân hơn xuất hiện nhiều người tài có
khả năng lãnh đạo điều hành đất nước nên cũng sẽ thiết lập một cơ cấu chính trị khác hơn
Chương XVI bàn về mô hình quân chủ chuyên chính: nhà vua hành xử theo cái tôi
của mình. Tác giả nói về chế dộ quân chủ tuyệt đối và cho rằng việc nhà vua tự ý
thi hành quyền lực tối thượng trên các công dân mà mỗi công dân mỗi con người
sinh ra đều được bình đẳng vậy nên theo quan điểm này đối với một số người là
phản tự nhiên. Vậy nên để được công bằng thì phải có cùng quyền thay nhau cai trị
và bị trị, Luật pháp và lí trí không bị ảnh hưởng bởi long ham muốn. Khi tìm kiếm
công lí người ta sẽ cần có thẩm quyền chung để phán xét và đó chính là luật pháp
dựa trên tục lệ lại có thẩm quyền và có tầm ảnh hưởng tới nhiều vấn đề quan trọng
hơn những luật thành văn. Tác giả cho rằng nhân trị an toàn hơn luật thành văn
nhưng không an toàn hơn thông luật. Và trong cuộc sống luật pháp không thể nào 9
bao trùm được tất cả các phạm vi tình huống và trong những tình huống như vậy
rất cần đến sự quyết định của con người
Mỗi nhà nước có trường hợp riêng khác nhau vì vậy có nơi đặt dưới sự cai trị
chuyên chế nhưng có nơi xã hội lại thích hợp với chế độ quân chủ hay theo một
hiến pháp chính trị nhưng không có xã hội nào lại đi theo chế dộ bạo chúa hay chế
độ bị hủ bại khác và nếu rơi vào xã hội ấy là đi ngược lại với bản chất tự nhiên con
người. Tác giả cho rằng nếu để một vị vua làm chúa tể vừa làm một việc không có
lợi cho quốc gia dù có luật pháp hay không nhưng vị vua đó chính là luật pháp.
Nếu một dân tộc toàn là những người kiệt xuất tài năng về đức hạnh thì dân tộc đó
hợp chế độ quân chủ. Còn chế độ quý tộc gồm những người chấp nhận bị cai trị và
cuối cùng những người vừa có thể làm hai khả năng vừa lãnh đạo nhưng vừa chịu
sự lãnh đạo thì sẽ đi theo chế độ tự do hiến pháp. Nghiên cứu về quân chủ và các
mô hình khác nhau của chế độ này tác giả rút ra nên trao quyền cai trị tối cao cho
người thực sự tài giỏi, kiệt xuất và cả nhân loại phải phục tùng theo người đó
Cuối cùng sau khi nghiên cứu toàn bộ Aristotle khẳng định chỉ có ba mô hình
chính quyền là đúng đắn nhất. Một đất nước một xã hội hoàn thiện thì nên phải
được cai trị bởi người tốt nhất có tài đức nhất, một gia tộc độc tài đức nhất hay
gồm nhiều người tài giỏi nhất được tất cả nhân dân công nhận và hướng quốc gia
tới một mục đích đời sống chung nhất 10