Tìm hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử từng thời kỳ văn hóa. Tại sao có tên nước và văn hóa?

Tìm hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử từng thời kỳ văn hóa. Tại sao có tên nước và văn hóa? giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

Tìm hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử từng thời kỳ văn hóa. Tại sao có tên nước và văn
hóa?
I. TĨNH HẢI QUÂN.
1. Giá trị văn hóa.
Do đặc thù xã hội An Nam thế kỉ IX sang giữa thế kỉ X thường động loạn nên sử liệu
không nhiều và lắm tồn nghi. Cho nên, trong quá trình phát triển văn bản học và khảo cổ học
ở hậu kì hiện đại đã phát sinh một số nghi vấn về thời kì này.
2. Giá trị lịch sử.
- Thời thuộc Đường
Sau loạn An Sử, nhà Đường tuy diệt được Đại Yên nhưng trên thực tế không còn mạnh
như trước. Các phiên trấn phía đông không tuân phục chính quyền trung ương, các
vùng xa như An Nam đô hộ phủ thường xuyên bị nước Nam Chiếu (vùng Vân Nam) uy
hiếp.
Năm 863, Nam Chiếu chiếm được An Nam đô hộ phủ, tướng Sái Tập Nhà Đường tử
trận. Cao Biền được điều sang phải mất 3 năm mới hoàn toàn đánh dẹp được Nam
Chiếu. Để khôi phục và củng cố quyền hành tại An Nam đô hộ phủ, Đường Ý
Tông thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân, cho Cao Biền làm Tiết độ sứ.
Sau Cao Biền, các Tiết độ sứ kế tục là Cao Tầm, Tăng Cổn, Tạ Triệu, An Hữu Quyền,
Chu Toàn Dục và Độc Cô Tổn.
- Thời tự chủ
Cuối thế kỷ 9, thời vua Đường Hy Tông nổ ra khởi nghĩa Hoàng Sào. Khởi nghĩa bị
tiêu diệt nhưng các quân phiệt cũng nhân đó gây nội chiến và cát cứ công khai. Nhà
Đường bị quyền thần Chu Ôn khống chế.
Năm 905, Chu Toàn Trung ghét Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Độc Cô Tổn người không
cùng cánh, bèn đày ra đảo Hải Nam và giết chết. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử
quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm
lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Toàn Trung đang mưu cướp ngôi nhà
Đường, đã nhân danh vua Đường Ai Đế thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Từ đó người Việt
bắt đầu khôi phục quyền tự chủ.
Sau Khúc Thừa Dụ, con là Khúc Hạo thực hiện cải cách hành chính, củng cố quyền
hành ở Tĩnh Hải quân. Cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân được chia thành 314 giáp.
Nhà Hậu Lương, trước đây vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố
nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau,
vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ ở Quảng Châu Lưu Ẩn kiêm
chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ". Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc
vẫn muốn chiếm lại Việt Nam.
Năm 911, Lưu Ẩn chết, em là Lưu Nghiễm lên thay. Sự cai trị vững vàng của Khúc
Hạo khiến họ Lưu ở Quảng Châu không dám nhòm ngó tới phương nam. Năm 917,
Lưu Nghiễm tự xưng đế, lập ra nước Nam Hán, cát cứ vùng Ngũ Lĩnh không thần phục
nhà Hậu Lương nữa.
Cuối năm 917 Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Khúc Thừa Mỹ chủ
trương kết thân với nhà Hậu Lương ở Trung Nguyên. Năm 919, ông sai sứ sang Biện
Kinh xin tiết việt của nhà Hậu Lương. Vua Lương là Mạt đế Chu Hữu Trinh, bấy giờ
bận đối phó với các nước lớn ở Trung Nguyên nên ban Tiết Việt cho Khúc Thừa Mỹ
và phong ông làm Tiết độ sứ. Được sự hậu thuẫn của nhà Hậu Lương, Thừa Mỹ chủ
quan cho rằng uy thế của nhà Lương rộng lớn ở Trung Nguyên có thể kìm chế được
Nam Hán nhỏ hơn ở Quảng Châu. Ông công khai gọi nước Nam Hán là "ngụy đình".
Năm 930, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm điều quân đánh Tĩnh Hải quân. Khúc Thừa
Mỹ không chống nổi, bị bắt mang về Phiên Ngung.
Năm 931, bộ tướng của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ mang quân đánh đuổi tướng
Nam Hán là Lý Tiến và diệt viện binh của Trần Bảo, giành lại thành Đại La. Ông tự
xưng là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn phản bội, giết chết và cướp
quyền, tự xưng Tiết độ sứ.
Năm 938, con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền từ Ái châu tập hợp lực lượng ra
đánh chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Cuối năm đó Ngô Quyền đánh bại
quân Nam Hán sang đánh Tĩnh Hải quân với danh nghĩa giúp Kiều Công Tiễn tại trận
Bạch Đằng.
- Thời Ngô
- Ngô Quyền bỏ danh hiệu Tiết độ sứ, xưng là Ngô vương. Năm 944, Ngô Quyền mất.
Em vợ Ngô vương là Dương Tam Kha giành ngôi vua, con Ngô vương là Ngô Xương
Ngập phải bỏ trốn.
- Dương Tam Kha nhận con thứ Ngô Quyền là Ngô Xương Văn làm con nuôi. Năm 950,
nhân được sai cầm quân đi dẹp loạn, Ngô Xương Văn mang quân về lật đổ Dương Tam
Kha, giành lại ngôi cho họ Ngô. Xương Văn đón anh Xương Ngập về cùng trị nước.
- Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Ngô Xương Văn một mình làm vua. Năm 965, trong
khi đi đánh quân nổi dậy ở Thái Bình, Ngô Xương Văn bị trúng tên tử trận.
- Chấm dứt
Nhà Ngô mất, các tướng lĩnh cũ của nhà Ngô và các hào trưởng địa phương cùng nhau
nổi dậy chiếm giữ đất đai cát cứ, sử gọi là thời loạn 12 sứ quân.
Thủ lĩnh cát cứ ở Hoa Lư từ thời Ngô Xương Ngập là Đinh Bộ Lĩnh sau khi liên kết với
sứ quân Trần Lãm (một trong 12 sứ quân) đã đánh dẹp các sứ quân còn lại. Năm 968,
Đinh Bộ Lĩnh thống nhất cả nước, tự xưng làm hoàng đế, tức là vua Đinh Tiên Hoàng.
Tên gọi Tĩnh Hải quân chấm dứt sau 102 năm khi vua Đinh đặt tên nước là Đại Cồ
Việt.
3. Tại sao có tên nước là Tĩnh Hải Quân?
- Từ đầu cho tới giữa thời thuộc Đường, nhà Đường gọi Việt Nam An Nam đô hộ
phủ, Trấn Nam Đô hộ phủ, với người đứng đầu là các quan Đô hộ hoặc Kinh lược sứ.
Đây là sự phân biệt giữa trấn nội thuộc và ngoại thuộc của nhà Đường vì các đơn vị
hành chính tại chính quốc Nhà Đường khi đó là các "quân" với người đứng đầu có
chức danh là Tiết độ sứ.
- Năm 866, sau 3 năm bị quân Nam Chiếu chiếm đóng, An Nam đô hộ phủ trở về tay Nhà
Đường vì tướng Cao Biền có công đánh dẹp. Đường Ý Tông theo thỉnh cầu của Cao
Biền, thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân. Điều này tương tự như việc Hán
Hiến Đế đã làm năm 203 theo tờ biểu của thứ sử Trương Tân và Thái thú quận Giao
Chỉ Sĩ Nhiếp, cho bộ Giao Chỉ được lập thành Giao Châu, coi ngang hàng như các
đơn vị hành chính ở Trung Quốc. Lúc này An Nam đô hộ phủ trở thành Tĩnh Hải
quân cũng giống như các "quân" (đơn vị hành chính) ở Trung Quốc với người đứng
đầu có chức danh là Tiết độ sứ.
4. Tại sao lại có những văn hóa đó?
Thực tế từ thời điểm kết thúc loạn sứ quân, khu vực Lĩnh Nam không chịu sự kiểm soát
trực tiếp của các triều đình Trung Châu nữa, căn bản tiến tới tự chủ hoàn toàn ở thế kỉ XI.
Tuy vậy, cho tới gần hết Tống triều, quân vương An Nam khi dâng biểu cầu phong đều được
hoàng đế Tống ban tước Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Năm 1262 cải (Tĩnh Hải quân tiết độ quan
sát xử trí sứ, Kiểm hiệu thái úy kiêm Ngự sử đại phu, Thượng trụ quốc, An Nam quốc vương
hiệu trung thuận hóa công thần).
II. ĐẠI CỒ VIỆT.
1. Giá trị văn hóa.
Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời vào năm 968 đã chấm dứt tình trạng phân tán, cát cứ kéo
dài, mà “loạn 12 sứ quân” chỉ là một hiện tượng điển hình; cùng với đó, quốc gia dân tộc
được thống nhất với cương vực lãnh thổ riêng.Ra đời trong đấu tranh dẹp loạn, Nhà nước Đại
Cồ Việt do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập, xuất hiện trên vũ đài lịch sử với ngọn cờ thống nhất đất
nước. Mặc dù chỉ kéo dài 12 năm (968 - 980), trải qua 02 đời vua, nhưng trong quá trình tồn
tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đã có những
đóng góp lớn lao về mọi mặt, giữ vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử
Việt Nam.
- Vùng nào cũng có lò luyện võ, trai gái đều chuộng võ, ca hát, nhảy múa phát triển, các lễ
hội được tiếp tục phát huy. Đây là bước tiến quan trọng trong đời sống xã hội và văn hóa Đại
Cồ Việt.
Hằng năm vào mùa xuân Vua Lê thường về địa phương để tổ chức cày tịch điền và tự
cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất.
Khuyến khích nhân dân khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt
Vì giáo dục chưa được phát triển rộng rãi nên Nho học chưa tạo được sự ảnh hưởng
đáng kể
Đạo phật được truyền bá rộng rãi giúp con người có tín ngưỡng và niềm tin trong cuộc
sống hơn. Chùa chiềng được xây dựng nhiều nhà Sư được tôn trọng.
Các loại hình văn hoá dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ,
đánh vật,…khá phát triển. Giúp cho nền lịch sử có nhiều nét đặc trưng đa dạng được lưu giữ
qua nhiều đời.
2. Giá trị lịch sử.
Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời thực sự là một dấu mốc lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Với việc đặt Quốc hiệu, niên hiệu, xây dựng bộ máy hành chính thống nhất thông suốt, xác
định cương thổ, phát hành tiền tệ… Đại Cồ Việt là quốc gia độc lập với đầy đủ tiêu chí sánh
ngang với các quốc gia khác.
- Nhà nước Đại cồ Việt đã mở ra những trang sử vẻ vang của dân Việt Nam trong thời
kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài xuyên suốt
các triều đại Đinh, Lê, Lý và Trần, Hậu Lê sau này, cụ thể: Nhà nước Đại cồ Việt đã
có công lao trong việc giữ gìn, củng cố nền độc lập dân tộc trong một thời gian gần
một thế kỷ. Trong thời kỳ này, các vương triều phương Bắc mang quân sang xâm
lược, nhưng đều bị chống trả quyết liệt. Các chủ trương, chính sách và những thành
tựu, kết quả của Nhà nước Đại cồ Việt đã đặt nền móng cho sự ra đời, tồn tại và phát
triển trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại, giao thông... của nhà nước phong
kiến Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư là hệ thống các di tích về kinh đô Hoa Lư của nước
Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam, quần thể này vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn đến
ngày nay. Đây là một minh chứng của thời gian, của lịch sử nước nhà vì đây là vùng
đất trước kia vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn làm nơi để thống nhất giang sơn sau cuộc
dẹp “loạn 12 sứ quân”, có thể nói đây là một vùng đất đẹp đẽ, hùng vĩ và đáng tự hào
vì những giá trị lịch sử mà nó mang lại.
3. Tại sao có tên nước là Đại Cồ Việt?
- Tên nước Đại Cồ Việt bắt đầu từ năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân,
thống nhất đất nước và lên ngôi Hoàng đế. Ông đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt, với ý
nghĩa là "nước Việt to lớn".
- Trước khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, Việt Nam đã trải qua hơn nghìn năm
Bắc thuộc. Trong thời kỳ này, Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, phải chịu nhiều áp bức
và bóc lột. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, ông đã đặt tên nước Đại Cồ
Việt để khẳng định lại ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
- Tên nước Đại Cồ Việt được sử dụng từ năm 968 đến năm 1054, trải qua ba triều đại:
Đinh, Tiền Lê và đầu thời nhà Lý. Sau đó, tên nước được đổi thành Đại Việt.
- Tên nước Đại Cồ Việt có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó thể
hiện ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần đoàn kết và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam.
- Dưới đây là một số ý nghĩa của tên nước Đại Cồ Việt:
Chữ "Đại" có nghĩa là to lớn, rộng lớn. Chữ "Cồ" có nghĩa là lớn, to. Chữ "Việt" có
nghĩa là tên gọi của người Việt. Như vậy, tên nước Đại Cồ Việt có nghĩa là một nước
Việt Nam to lớn, rộng lớn, sánh ngang với các cường quốc khác trong khu vực.
Tên nước Đại Cồ Việt cũng thể hiện sự kế thừa và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Trước khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước, Việt Nam đã trải
qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng đều có chung ý chí độc lập, tự chủ. Tên
nước Đại Cồ Việt là sự khẳng định lại ý chí đó của dân tộc Việt Nam sau khi giành
được độc lập.
- Tên nước Đại Cồ Việt là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Nó thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần đoàn kết và ý chí vươn lên của dân tộc Việt
Nam.
4. Tại sao lại có những văn hóa đó?
- Năm 968
Sau khi xây dựng kinh đô Hoa Lư là vùng chiêm trũng được bao quanh bao quanh
bởi các dãy núi đã vòng cung , cảnh quan hùng vĩ , núi non hiểm trở.
Đinh Tiên Hoàng đã lợi dụng địa thế tự nhiên để xây thành, đắp lũy nối liền các
khoảng trống giữa các núi thành hệ thống khép kính
Kiến trúc còn thể hiện rõ qua kinh thành Hoa Lư
→ Đó cũng trung tâm văn hóa, chính trị của vương triều Đinh ngày đầu lập kiến.
- Năm 970
Vua Đinh Tiên Hoàng chú ý và phát triển văn hóa những nền móng đầu tiên của
nền văn hóa mang tính dân tộc được hình thành .
Những tính ngưỡng Việt Nam cũng được du nhập từ thời Bắc Thuộc như Đạo Nho
nhưng không tạo được ảnh hưởng đáng kể.
Nổi trội hơn thì có các đời sống tâm linh với những tôn giáo như Phật giáo, Đạo
giáo. Trong đó Đạo Phật luôn là chổ dựa tinh thần lớn trong đời sống xã hội Đại
Cồ Việt.
Ở Kinh đô Hoa Lư người ta đã xây đựng nhiều chùa chiền (chùa Tháp, chùa Bà
Ngô..) với các cột kinh Phật
- Năm 971
Thời kỳ này các loại hình văn hóa dân gian đã được hình thành như ca, múa, nhạc
( thể hiện qua truyền thuyết bà Phạm Thị Trân ở Hồng Châu, Hưng Yên )
Văn hóa còn được thể hiện qua tục dạy quân sĩ hát, đánh trống, được phong chức
và được suy tôn như (Huyền Nữ, Ưu Bà )
| 1/5

Preview text:

Tìm hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử từng thời kỳ văn hóa. Tại sao có tên nước và văn hóa? I. TĨNH HẢI QUÂN.
1. Giá trị văn hóa.
Do đặc thù xã hội An Nam thế kỉ IX sang giữa thế kỉ X thường động loạn nên sử liệu
không nhiều và lắm tồn nghi. Cho nên, trong quá trình phát triển văn bản học và khảo cổ học
ở hậu kì hiện đại đã phát sinh một số nghi vấn về thời kì này. 2. Giá trị lịch sử.
- Thời thuộc Đường
 Sau loạn An Sử, nhà Đường tuy diệt được Đại Yên nhưng trên thực tế không còn mạnh
như trước. Các phiên trấn phía đông không tuân phục chính quyền trung ương, các
vùng xa như An Nam đô hộ phủ thường xuyên bị nước Nam Chiếu (vùng Vân Nam) uy hiếp.
 Năm 863, Nam Chiếu chiếm được An Nam đô hộ phủ, tướng Sái Tập Nhà Đường tử
trận. Cao Biền được điều sang phải mất 3 năm mới hoàn toàn đánh dẹp được Nam
Chiếu. Để khôi phục và củng cố quyền hành tại An Nam đô hộ phủ, Đường Ý
Tông thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân, cho Cao Biền làm Tiết độ sứ.
 Sau Cao Biền, các Tiết độ sứ kế tục là Cao Tầm, Tăng Cổn, Tạ Triệu, An Hữu Quyền,
Chu Toàn Dục và Độc Cô Tổn. - Thời tự chủ
 Cuối thế kỷ 9, thời vua Đường Hy Tông nổ ra khởi nghĩa Hoàng Sào. Khởi nghĩa bị
tiêu diệt nhưng các quân phiệt cũng nhân đó gây nội chiến và cát cứ công khai. Nhà
Đường bị quyền thần Chu Ôn khống chế.
 Năm 905, Chu Toàn Trung ghét Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Độc Cô Tổn là người không
cùng cánh, bèn đày ra đảo Hải Nam và giết chết. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử
quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm
lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Toàn Trung đang mưu cướp ngôi nhà
Đường, đã nhân danh vua Đường Ai Đế thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Từ đó người Việt
bắt đầu khôi phục quyền tự chủ.
 Sau Khúc Thừa Dụ, con là Khúc Hạo thực hiện cải cách hành chính, củng cố quyền
hành ở Tĩnh Hải quân. Cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân được chia thành 314 giáp.
 Nhà Hậu Lương, trước đây vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố
nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau,
vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ ở Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm
chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ". Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc
vẫn muốn chiếm lại Việt Nam.
 Năm 911, Lưu Ẩn chết, em là Lưu Nghiễm lên thay. Sự cai trị vững vàng của Khúc
Hạo khiến họ Lưu ở Quảng Châu không dám nhòm ngó tới phương nam. Năm 917,
Lưu Nghiễm tự xưng đế, lập ra nước Nam Hán, cát cứ vùng Ngũ Lĩnh không thần phục nhà Hậu Lương nữa.
 Cuối năm 917 Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Khúc Thừa Mỹ chủ
trương kết thân với nhà Hậu Lương ở Trung Nguyên. Năm 919, ông sai sứ sang Biện
Kinh xin tiết việt của nhà Hậu Lương. Vua Lương là Mạt đế Chu Hữu Trinh, bấy giờ
bận đối phó với các nước lớn ở Trung Nguyên nên ban Tiết Việt cho Khúc Thừa Mỹ
và phong ông làm Tiết độ sứ. Được sự hậu thuẫn của nhà Hậu Lương, Thừa Mỹ chủ
quan cho rằng uy thế của nhà Lương rộng lớn ở Trung Nguyên có thể kìm chế được
Nam Hán nhỏ hơn ở Quảng Châu. Ông công khai gọi nước Nam Hán là "ngụy đình".
 Năm 930, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm điều quân đánh Tĩnh Hải quân. Khúc Thừa
Mỹ không chống nổi, bị bắt mang về Phiên Ngung.
 Năm 931, bộ tướng của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ mang quân đánh đuổi tướng
Nam Hán là Lý Tiến và diệt viện binh của Trần Bảo, giành lại thành Đại La. Ông tự
xưng là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân.
 Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn phản bội, giết chết và cướp
quyền, tự xưng Tiết độ sứ.
 Năm 938, con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền từ Ái châu tập hợp lực lượng ra
đánh chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Cuối năm đó Ngô Quyền đánh bại
quân Nam Hán sang đánh Tĩnh Hải quân với danh nghĩa giúp Kiều Công Tiễn tại trận Bạch Đằng. - Thời Ngô
- Ngô Quyền bỏ danh hiệu Tiết độ sứ, xưng là Ngô vương. Năm 944, Ngô Quyền mất.
Em vợ Ngô vương là Dương Tam Kha giành ngôi vua, con Ngô vương là Ngô Xương Ngập phải bỏ trốn.
- Dương Tam Kha nhận con thứ Ngô Quyền là Ngô Xương Văn làm con nuôi. Năm 950,
nhân được sai cầm quân đi dẹp loạn, Ngô Xương Văn mang quân về lật đổ Dương Tam
Kha, giành lại ngôi cho họ Ngô. Xương Văn đón anh Xương Ngập về cùng trị nước.
- Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Ngô Xương Văn một mình làm vua. Năm 965, trong
khi đi đánh quân nổi dậy ở Thái Bình, Ngô Xương Văn bị trúng tên tử trận. - Chấm dứt
 Nhà Ngô mất, các tướng lĩnh cũ của nhà Ngô và các hào trưởng địa phương cùng nhau
nổi dậy chiếm giữ đất đai cát cứ, sử gọi là thời loạn 12 sứ quân.
 Thủ lĩnh cát cứ ở Hoa Lư từ thời Ngô Xương Ngập là Đinh Bộ Lĩnh sau khi liên kết với
sứ quân Trần Lãm (một trong 12 sứ quân) đã đánh dẹp các sứ quân còn lại. Năm 968,
Đinh Bộ Lĩnh thống nhất cả nước, tự xưng làm hoàng đế, tức là vua Đinh Tiên Hoàng.
Tên gọi Tĩnh Hải quân chấm dứt sau 102 năm khi vua Đinh đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
3. Tại sao có tên nước là Tĩnh Hải Quân?
- Từ đầu cho tới giữa thời thuộc Đường, nhà Đường gọi Việt Nam là An Nam đô hộ
phủ, Trấn Nam Đô hộ phủ, với người đứng đầu là các quan Đô hộ hoặc Kinh lược sứ.
Đây là sự phân biệt giữa trấn nội thuộc và ngoại thuộc của nhà Đường vì các đơn vị
hành chính tại chính quốc Nhà Đường khi đó là các "quân" với người đứng đầu có
chức danh là Tiết độ sứ.
- Năm 866, sau 3 năm bị quân Nam Chiếu chiếm đóng, An Nam đô hộ phủ trở về tay Nhà
Đường vì tướng Cao Biền có công đánh dẹp. Đường Ý Tông theo thỉnh cầu của Cao
Biền, thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân. Điều này tương tự như việc Hán
Hiến Đế đã làm năm 203 theo tờ biểu của thứ sử Trương Tân và Thái thú quận Giao
Chỉ là Sĩ Nhiếp, cho bộ Giao Chỉ được lập thành Giao Châu, coi ngang hàng như các
đơn vị hành chính ở Trung Quốc. Lúc này An Nam đô hộ phủ trở thành Tĩnh Hải
quân cũng giống như các "quân" (đơn vị hành chính) ở Trung Quốc với người đứng
đầu có chức danh là Tiết độ sứ.
4. Tại sao lại có những văn hóa đó?
Thực tế từ thời điểm kết thúc loạn sứ quân, khu vực Lĩnh Nam không chịu sự kiểm soát
trực tiếp của các triều đình Trung Châu nữa, căn bản tiến tới tự chủ hoàn toàn ở thế kỉ XI.
Tuy vậy, cho tới gần hết Tống triều, quân vương An Nam khi dâng biểu cầu phong đều được
hoàng đế Tống ban tước Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Năm 1262 cải (Tĩnh Hải quân tiết độ quan
sát xử trí sứ, Kiểm hiệu thái úy kiêm Ngự sử đại phu, Thượng trụ quốc, An Nam quốc vương
hiệu trung thuận hóa công thần). II. ĐẠI CỒ VIỆT.
1. Giá trị văn hóa.
Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời vào năm 968 đã chấm dứt tình trạng phân tán, cát cứ kéo
dài, mà “loạn 12 sứ quân” chỉ là một hiện tượng điển hình; cùng với đó, quốc gia dân tộc
được thống nhất với cương vực lãnh thổ riêng.Ra đời trong đấu tranh dẹp loạn, Nhà nước Đại
Cồ Việt do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập, xuất hiện trên vũ đài lịch sử với ngọn cờ thống nhất đất
nước. Mặc dù chỉ kéo dài 12 năm (968 - 980), trải qua 02 đời vua, nhưng trong quá trình tồn
tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đã có những
đóng góp lớn lao về mọi mặt, giữ vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Vùng nào cũng có lò luyện võ, trai gái đều chuộng võ, ca hát, nhảy múa phát triển, các lễ
hội được tiếp tục phát huy. Đây là bước tiến quan trọng trong đời sống xã hội và văn hóa Đại Cồ Việt.
Hằng năm vào mùa xuân Vua Lê thường về địa phương để tổ chức cày tịch điền và tự
cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất.
Khuyến khích nhân dân khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt
Vì giáo dục chưa được phát triển rộng rãi nên Nho học chưa tạo được sự ảnh hưởng đáng kể
Đạo phật được truyền bá rộng rãi giúp con người có tín ngưỡng và niềm tin trong cuộc
sống hơn. Chùa chiềng được xây dựng nhiều nhà Sư được tôn trọng.
Các loại hình văn hoá dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ,
đánh vật,…khá phát triển. Giúp cho nền lịch sử có nhiều nét đặc trưng đa dạng được lưu giữ qua nhiều đời.
2. Giá trị lịch sử.
Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời thực sự là một dấu mốc lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Với việc đặt Quốc hiệu, niên hiệu, xây dựng bộ máy hành chính thống nhất thông suốt, xác
định cương thổ, phát hành tiền tệ… Đại Cồ Việt là quốc gia độc lập với đầy đủ tiêu chí sánh
ngang với các quốc gia khác.
- Nhà nước Đại cồ Việt đã mở ra những trang sử vẻ vang của dân Việt Nam trong thời
kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài xuyên suốt
các triều đại Đinh, Lê, Lý và Trần, Hậu Lê sau này, cụ thể: Nhà nước Đại cồ Việt đã
có công lao trong việc giữ gìn, củng cố nền độc lập dân tộc trong một thời gian gần
một thế kỷ. Trong thời kỳ này, các vương triều phương Bắc mang quân sang xâm
lược, nhưng đều bị chống trả quyết liệt. Các chủ trương, chính sách và những thành
tựu, kết quả của Nhà nước Đại cồ Việt đã đặt nền móng cho sự ra đời, tồn tại và phát
triển trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại, giao thông... của nhà nước phong
kiến Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư là hệ thống các di tích về kinh đô Hoa Lư của nước
Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam, quần thể này vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn đến
ngày nay. Đây là một minh chứng của thời gian, của lịch sử nước nhà vì đây là vùng
đất trước kia vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn làm nơi để thống nhất giang sơn sau cuộc
dẹp “loạn 12 sứ quân”, có thể nói đây là một vùng đất đẹp đẽ, hùng vĩ và đáng tự hào
vì những giá trị lịch sử mà nó mang lại.
3. Tại sao có tên nước là Đại Cồ Việt?
- Tên nước Đại Cồ Việt bắt đầu từ năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân,
thống nhất đất nước và lên ngôi Hoàng đế. Ông đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt, với ý
nghĩa là "nước Việt to lớn".
- Trước khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, Việt Nam đã trải qua hơn nghìn năm
Bắc thuộc. Trong thời kỳ này, Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, phải chịu nhiều áp bức
và bóc lột. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, ông đã đặt tên nước Đại Cồ
Việt để khẳng định lại ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
- Tên nước Đại Cồ Việt được sử dụng từ năm 968 đến năm 1054, trải qua ba triều đại:
Đinh, Tiền Lê và đầu thời nhà Lý. Sau đó, tên nước được đổi thành Đại Việt.
- Tên nước Đại Cồ Việt có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó thể
hiện ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần đoàn kết và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam.
- Dưới đây là một số ý nghĩa của tên nước Đại Cồ Việt:
 Chữ "Đại" có nghĩa là to lớn, rộng lớn. Chữ "Cồ" có nghĩa là lớn, to. Chữ "Việt" có
nghĩa là tên gọi của người Việt. Như vậy, tên nước Đại Cồ Việt có nghĩa là một nước
Việt Nam to lớn, rộng lớn, sánh ngang với các cường quốc khác trong khu vực.
 Tên nước Đại Cồ Việt cũng thể hiện sự kế thừa và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Trước khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước, Việt Nam đã trải
qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng đều có chung ý chí độc lập, tự chủ. Tên
nước Đại Cồ Việt là sự khẳng định lại ý chí đó của dân tộc Việt Nam sau khi giành được độc lập.
- Tên nước Đại Cồ Việt là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Nó thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần đoàn kết và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam.
4. Tại sao lại có những văn hóa đó? - Năm 968
 Sau khi xây dựng kinh đô Hoa Lư là vùng chiêm trũng được bao quanh bao quanh
bởi các dãy núi đã vòng cung , cảnh quan hùng vĩ , núi non hiểm trở.
 Đinh Tiên Hoàng đã lợi dụng địa thế tự nhiên để xây thành, đắp lũy nối liền các
khoảng trống giữa các núi thành hệ thống khép kính
 Kiến trúc còn thể hiện rõ qua kinh thành Hoa Lư
→ Đó cũng trung tâm văn hóa, chính trị của vương triều Đinh ngày đầu lập kiến. - Năm 970
 Vua Đinh Tiên Hoàng chú ý và phát triển văn hóa những nền móng đầu tiên của
nền văn hóa mang tính dân tộc được hình thành .
 Những tính ngưỡng Việt Nam cũng được du nhập từ thời Bắc Thuộc như Đạo Nho
nhưng không tạo được ảnh hưởng đáng kể.
 Nổi trội hơn thì có các đời sống tâm linh với những tôn giáo như Phật giáo, Đạo
giáo. Trong đó Đạo Phật luôn là chổ dựa tinh thần lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt.
 Ở Kinh đô Hoa Lư người ta đã xây đựng nhiều chùa chiền (chùa Tháp, chùa Bà
Ngô..) với các cột kinh Phật - Năm 971
 Thời kỳ này các loại hình văn hóa dân gian đã được hình thành như ca, múa, nhạc
( thể hiện qua truyền thuyết bà Phạm Thị Trân ở Hồng Châu, Hưng Yên )
 Văn hóa còn được thể hiện qua tục dạy quân sĩ hát, đánh trống, được phong chức
và được suy tôn như (Huyền Nữ, Ưu Bà )