Tìm hiểu về Nguồn gốc và lịch sử hình thành của bánh Dày | Đại học Văn Lang
Tìm hiểu về Nguồn gốc và lịch sử hình thành của bánh Dày | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (hd555)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bánh Dày
1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành của bánh Dày
Bánh giầy là loại bánh truyền thống của Việt Nam nhằm thể hiện sự biết ơn của con
cháu dành cho ông bà tổ tiên . Loại bánh này thường được làm vào Tết nguyên đán
hoặc ngày Giỗ tổ Hùng Vương .
Theo lịch sử kể rằng , vào đời hùng Vương thứ 6 , nhà vua muốn tìm một loại lễ vật
để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì
chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang
đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy.
Bánh Chưng tượng trưng cho Đất, chiếc bánh có hình vuông , đẹp mắt, nhân bên
trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn
thận bằng lá dong và luộc chín.
Bánh giầy tượng trưng cho Trời, bánh giầy tròn, trắng muốt được làm từ nếp quết
nhuyễn, dẻo và thơm. Hai chiếc bánh là Trời Đất, ôm lấy vạn vật, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
2. Cách làm bánh giầy dẻo, mịn
Nét đặc trưng chúng ta luôn thấy của bánh giầy đó chính là một màu trắng cùng độ
dẻo và mềm của bánh đã làm nhiều người khó quên được cảm giác khi ăn chúng .
Đặc biệt , khi chúng ta kết hợp cùng với nhân đậu xanh lại tăng thêm độ ngon cho
loại bánh này. Để có món bánh giầy dẻo thơm ngon thì bạn có thể tham khảo ngay
công thức chế biến sau : I. Làm vỏ bánh :
- Nguyên liệu chính là gạo nếp cái hoa vàng được người làng
Gàu kĩ lưỡng tỉ mẩn trong việc chọn gạo làm bánh.
- Gạo được ngâm với nước sạch sau đó giã đều tay rồi nặn thành những chiếc
bánh dầy trắng tinh, tròn trịa. II. Làm nhân bánh :
- Đậu xanh phải được ngâm nước ấm khoảng chừng bốn mươi độ qua đêm.
- Đậu xanh ngâm mềm, đổ sạch vỏ, hấp chín nhừ , giã nhuyễn và cuối cùng là
nắm thành những nắm nhỏ.
- Nếu thích bánh ngọt thì thêm đường vào nhân đậu xanh là được.
- Khi bột và nhân đã làm xong người làm sẽ cho nhân vào giữa rồi nặn thành
những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon. Sau khi đồ xong, bánh sẽ có màu trắng tinh,
tròn trịa, dẻo dai và mùi thơm ngon đến khó cưỡng. Để tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn,
người làm bánh sẽ đặt bánh vào những chiếc lá chuối màu xanh đã được cắt theo hình
tròn vừa với chiếc bánh.