-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu về rượu vang | Bài tiểu luận học phần Nghiệp vụ pha chế | Trường Đại học Phenikaa
Rượu vang là một loại thực phẩm lên men từ nước ép quả nhỏ, có sự kết hợp phức tạp của các hợp chất hóa học. Đặc tính của rượu liên tục thay đổi khi các hợp chất này tương tác với nhau và với ánh sánh, oxy và độ ẩm (Ronald, 2008). Rượu vang có nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào giống nho, khu vực trồng, quy trình sản xuất và thời gian ủ. Rượu vang có thể được phân loại theo màu sắc, độ ngọt, độ cồn, hương vị và tác dụng sức khỏe. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Nghiệp vụ pha chế 2 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Tìm hiểu về rượu vang | Bài tiểu luận học phần Nghiệp vụ pha chế | Trường Đại học Phenikaa
Rượu vang là một loại thực phẩm lên men từ nước ép quả nhỏ, có sự kết hợp phức tạp của các hợp chất hóa học. Đặc tính của rượu liên tục thay đổi khi các hợp chất này tương tác với nhau và với ánh sánh, oxy và độ ẩm (Ronald, 2008). Rượu vang có nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào giống nho, khu vực trồng, quy trình sản xuất và thời gian ủ. Rượu vang có thể được phân loại theo màu sắc, độ ngọt, độ cồn, hương vị và tác dụng sức khỏe. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Nghiệp vụ pha chế 2 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
TÌM HIỂU VỀ RƯỢU VANG
HỌC PHẦN: NGHIỆP VỤ PHA CHẾ N04 Nhóm : 02 Thành viên : Nguyễn Thị Bích Loan Phạm Thị Hương Lan Hoàng Thị Phương Lan Lê Thị Trà My Nguyễn Thị Mỹ Quyên Đoàn Thị Hải Yến Khóa : K15 Ngành
: Quản trị Khách sạn Giảng viên giảng dạy
: TS. Trần Thị Kim Bảo MỤC LỤC I. KHÁI
NIỆM.................................................................................................................2 II.
LỊCH SỬ...................................................................................................................2
III. THÀNH PHẦN QUẢ NHO.....................................................................................2
1. Cuống nho.................................................................................................................3
2. Vỏ và thịt nho............................................................................................................3
3. Hạt nho......................................................................................................................3
IV. CÁC GIỐNG NHO..................................................................................................3
1. Các giống nho đỏ phổ biến.......................................................................................3
2. Các giống nho trắng phổ biến...................................................................................4 V.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU VANG..................................................................4
1. Quy trình sản xuất rượu vang đỏ..............................................................................4
2. Quy trình sản xuất rượu vang trắng.........................................................................5
3. Quy trình sản xuất rượu vang hồng.........................................................................6
4. Quy trình sản xuất champagne.................................................................................6
VI. CÁC MÙI VỊ ĐẶC TRƯNG CỦA RƯỢU VANG.................................................7
1. Mùi đặc trưng của rượu vang...................................................................................7
2. Vị đặc trưng của rượu vang......................................................................................7
VII. MỘT SỐ CHAI VANG NỔI TIẾNG......................................................................8
1. Một số chai vang đỏ nổi tiếng...................................................................................8
2. Một số chai vang trắng nổi tiếng..............................................................................9
3. Một số chai vang hồng nổi tiếng...............................................................................9
4. Một số chai champagne nổi tiếng...........................................................................10 I. KHÁI NIỆM
II. LỊCH SỬ
Rượu vang có lịch sử lâu đời và phong phú, được sử dụng trong nhiều nền văn hóa và
tôn giáo khác nhau. Rượu vang cũng là một phần quan trọng của ẩm thực và nghệ thuật sống
của nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo các nhà khảo cổ học, rượu vang có thể đã xuất hiện từ khoảng 6000 năm trước
Công nguyên, khi con người bắt đầu trồng nho và lên men nước ép nho. Các bằng chứng
khảo cổ cho thấy rượu vang đã được sản xuất và tiêu thụ ở các khu vực như Iran, Gruzia,
Armenia, Trung Quốc, Ai Cập và Hy Lạp. Rượu vang cũng được coi là một biểu tượng của
sự thịnh vượng, tinh tế và tôn kính trong các nền văn minh cổ đại.
Trong thời kỳ Trung Cổ, rượu vang được phổ biến ở châu Âu, đặc biệt là ở các khu vực
thuộc ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Rôma. Các tu sĩ đã duy trì và phát triển các kỹ
thuật trồng nho và làm rượu vang, cũng như sáng tạo ra nhiều loại rượu vang mới. Rượu
vang cũng là một phần của bí tích Thánh Thể trong Kitô giáo.
Từ thế kỷ 15 trở đi, rượu vang bắt đầu lan rộng ra các lục địa khác như châu Mỹ, châu
Phi và châu Á, nhờ vào sự khám phá và thương mại của các quốc gia châu Âu. Rượu vang
cũng trở thành một yếu tố kinh tế quan trọng, tạo ra nhiều ngành công nghiệp và thị trường
liên quan. Rượu vang cũng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện lịch sử như chiến tranh, cách mạng,
đại dịch và phong trào cấm rượu.
Trong thế kỷ 20 và 21, rượu vang tiếp tục phát triển và đa dạng hóa, với sự ra đời của
nhiều loại rượu vang mới như rượu vang hồng, rượu vang sủi bọt và rượu vang sinh học.
Rượu vang cũng được nghiên cứu về mặt khoa học và y tế, cho thấy có những lợi ích và tác
hại cho sức khỏe của người uống. Rượu vang cũng là một phần của nền văn hóa đại chúng,
xuất hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, giải trí và giáo dục.
III. THÀNH PHẦN QUẢ NHO
Nho gồm có 4 phần: cuống, vỏ, thịt và hạt nho. 1. Cuống nho
Cuống nho kết nối nho với thân và lá cây, giúp quả nho có nhiều đường do lá nho hấp
thụ ánh nắng. Nếu bạn cắn cuống nho, bạn sẽ thấy vị đắng chát ở lưỡi. Đó là do chất chát,
chất này có tác dụng trong việc làm rượu chất lượng và bảo quản rượu lâu dài. Ngoài ra, chất
chua cũng quan trọng vì nó giúp rượu vang mát và tươi. Cuống nho cũng có chất xơ và các
chất hóa học khác như muối khoáng và vitamin.
2. Vỏ và thịt nho
Vỏ nho được bao phủ bởi một lớp phấn và lông mịn, giúp ngăn nước không thấm vào
thịt nho và giữ lại các chất lên men do gió và côn trùng mang lại. Vỏ nho chứa các chất chỉ
thị màu như Anthocyanes cho rượu vang đỏ và Flavoines cho rượu vang trắng. Một số loại
nho như Poulsard có tố chất chỉ thị màu ngay trong thịt nho.
Khi ép nho đỏ, có ba khả năng xảy ra: ta sẽ có rượu vang trắng nếu để nước nho tách vỏ
lên men. Nếu cho vỏ và nước nho cùng lên men, sau một thời gian sẽ thu được rượu vang
đỏ. Trong quá trình lên men, ta có thể thu được rượu vang hồng nếu ngừng quá trình tiếp
xúc giữa vỏ nho và nước nho sau một thời gian ngắn.
Đối với một số giống nho như Muscat và Chardonnay, hương vị của nho nằm ngay trong
vỏ. Mỗi giống nho có hương vị và đặc thù riêng, nhưng độ đậm nhạt của hương vị phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác như chất đất và năm thu hoạch.
Thịt nho chiếm 70 - 80% nước, là phần quan trọng nhất của quả nho. Trong một lít nước
nho ép có từ 100 - 300g đường. Nước nho ép còn chứa các loại axít chua, muối khoáng và các loại vitamin. 3. Hạt nho
Có lẽ nếu từng cắn phải hạt nho, ta sẽ không thể quên được vị đắng khó chịu. Tuy nhiên,
hạt nho, mặc dù đắng, lại chứa nhiều loại dầu có ích. Thông tin thú vị là từ 225 lít nước nho,
chúng ta có thể thu được đủ hạt nho để sản xuất ra một lít dầu hạt nho. Dầu này không chỉ
được dùng để trộn xà lách mà còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ
phẩm, và giá của nó không hề rẻ. Do đó, trong quá trình ép nước nho, người ta phải rất cẩn
thận để không làm vỡ hạt nho.
IV. CÁC GIỐNG NHO
Rượu vang đỏ chỉ có thể làm từ nho đỏ. Rượu vang trắng có thể làm từ nho đỏ hay nho
trắng. Rượu vang hồng thường từ nho đỏ và champagne làm từ cả nho đỏ và trắng.
1. Các giống nho đỏ phổ biến
– Merlot: Khá tròn, ngậy béo với hương vị hoa quả, lá mục và da thuộc, vị chát không
nhiều, loại rượu cho ra đậm màu.
– Pinot Noir: Vang giàu hương vị, chuyển khá nhanh từ mùi hoa quả sang mùi da lông thú.
– Cabernet Sauvignon: Giống nho chính của các vùng rượu vang chất lượng tuyệt hảo
Médoc Vàgraves (Bordeaux). Rượu có mùi rất thơm, khi có tuổi sẽ trở nên vừa mạnh mẽ
vừa mềm mỏng, chất chát nhiều nhưng quý phái.
– Grenache: Giống nho chủ yếu ở vùng Côtes du Rhône và Chateauneuf - du - Pape,
nhưng cũng rất phổ biến ở vùng Languedoc – Roussillon. Cho các loại rượu thơm ngon, đậm
màu, tròn trịa, ít chua, độ cồn cao.
– Syrah: Ki còn trẻ, rượu có mùi hoa quả (nhất là hoa Violette); giữa chừng xuân sẽ có
mùi hạt tiêu và da thuộc. Vang đậm và giàu chất chát, ít bị oxy hóa.
– Pinot Meunier: vang tinh tế, nhiều chất liệu hoa quả.
Bên cạnh đó, có các giống khác như Cabernet Franc, Carrignan, Mourvedre, Gamay,
Tannat, Duras, Négrette, Braquet (Folle Noire),… đều được ưa chuộng sử dụng vì tạo ra các
loại rượu mang màu sắc, vị hương đặc trưng riêng biệt.
2. Các giống nho trắng phổ biến
– Chardonnay: vang làm từ gống nho này thường rất hài hòa giữa chất chua, chất béo
và chất ngọt, để được lâu, nhưng sản lượng thu hoạch không cao.
– Chenin blanc: dùng làm vang khô hay vang ngọt, khi còn trẻ hơi khó uống vì độ chua cao
– Sauvignon Blanc: giống nho vương giả, được trồng khắp nơi trên thế giới, hương vị hoa quả và ớt ngọt.
– Riesling: vang trắng tươi mát, nhiều hương vị, nhất là mùi hoa và khoáng chất.
– Pinot Gris: vang đậm, độ cồn cao, nhiều khi dùng làm vang ngọt.
– Viognier: vang trắng tinh tế, quý phái, có thể giữ được lâu và càng để lâu càng tăng giá trị.
Cùng với các giống nho ở trên thì các giống khác như Gewurztraminer, Colombart,
Mauzac, Roussane, Muscat, Albarino,… cũng nhận được sự chú ý từ những người đam mê rượu vang.
V. QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU
Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình sản xuất rượu là: tách cuống nho khỏi chùm nho,
ép nước nho, ủ nho và lên men. Tùy theo ý muốn của nhà sản xuất rượu, muốn thu được
rượu vang đỏ, hồng hay trắng mà các công đoạn sản xuất sẽ khác nhau như sau:
1. Quy trình sản xuất rượu vang đỏ
Bước 1: Hái và ép nho: Nho đỏ được hái, đưa về xưởng hoặc nhà máy rồi được ép nhẹ
để làm bật hạt nho khỏi quả nho. Sau đó, người ta tăng độ ép để thu được nước nho và bã nho.
Bước 2: Tách cuống nho: Nho sau khi được ép sẽ chuyển qua khâu tách cuống nho khỏi
chùm nho. Công đoạn này có mục đích tránh cho cuống nho tiếp xúc với nước nho và làm
cho rượu có mùi ngai ngái của cỏ ướt.
Bước 3: Lên men nho: Nước nho và bã nho ngay sau đó được đưa vào các bồn chứa lớn
bằng inox hoặc bê tông quét sơn thực phẩm (Epoxy). Rượu trong bồn sẽ lên men từ 4 - 10 ngày.
Bước 4: Hòa lẫn chất màu và chất chát: Trong khoảng thời gian lên men, chất màu và
chất chát (tanin) sẽ hòa lẫn vào hỗn hợp lỏng gồm nước nho và bã nho. Người ta có thể thu
được rượu có màu sắc và độ chát theo ý muốn tùy theo thời gian ủ nho trong thùng chứa.
Bước 5: Rút rượu và ép lại: Sau khi nho đã được ủ theo thời gian do nhà sản xuất tính
toán, rượu sẽ được rút ra khỏi thùng chứa theo nguyên tắc từ tính: chất lỏng (rượu) sẽ tự tách
ra khỏi các thành phần nặng khác như: hạt nho, cuống nho, vỏ nho. Nước rút đầu đó được
gọi là vang giọt. Hỗn hợp còn lại của thùng chứa sẽ được đem ra ép lại để có được vang ép
rất đậm màu và giàu chất chát.
Bước 6: Trộn lẫn vang giọt và vang ép: Người ta thường trộn lẫn vang giọt và vang ép
trước hoặc sau khi đưa vang vào nuôi trong thùng gỗ. Giai đoạn này được đánh dấu bởi một
quá trình lên men lần thứ hai, kết quả là chất chua trong vang sẽ giảm đi.
2. Quy trình sản xuất rượu vang trắng
Khác với rượu vang đỏ, công đoạn ép nho của rượu vang trắng là không tiếp xúc với vỏ
nho trong quá trình ép nho. Người ta ép nho ngay sau khi tách hạt nho ra khỏi quả nho để
tránh nước nho ép chạm vỏ nho. Rượu vang trắng có vị tươi mát, đôi khi chua nhẹ, do có độ
axit chua cao. Để giữ độ axit chua, người ta ép nho ở nhiệt độ thấp.
Bước 1: Thu hoạch nho: Nho phải được thu hoạch khi đạt độ chín vừa phải, không quá
chín cũng không quá xanh, để đảm bảo độ ngọt, độ acid và hàm lượng tanin phù hợp. Ngoài
ra, nho cũng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, loại bỏ những quả bị hư hỏng, nấm mốc hay có dấu hiệu bệnh tật.
Bước 2: Nghiền và ép nho: Nho sau khi được rửa sạch sẽ được nghiền nhẹ để tách vỏ và
hạt ra khỏi nước ép. Nước ép nho sau đó sẽ được ép lần nữa để lấy ra lượng nước ép tối đa.
Đối với vang trắng, vỏ và hạt nho sẽ được loại bỏ ngay sau khi nghiền, không để lại trong
nước ép như vang đỏ, để tránh cho rượu có màu và tanin quá nhiều.
Bước 3: Làm trong nước ép: Nước ép nho sau khi được ép sẽ có màu vàng nhạt, nhưng
vẫn còn chứa nhiều tạp chất như bọt, bã, protein hay các vi sinh vật. Để làm trong nước ép,
người ta thường dùng các phương pháp như thêm bentonite (một loại đất sét) để kết tủa
protein, thêm enzyme để tiêu hóa bã, thêm axit ascorbic để ngăn ngừa oxy hóa, hay dùng
lạnh để giết chết các vi sinh vật. Sau khi làm trong, nước ép sẽ được rút ra và chuẩn bị cho quá trình lên men.
Bước 4: Lên men: Quá trình lên men có thể diễn ra tự nhiên do men tự có trong nho, hoặc
được thêm men nuôi cấy để kiểm soát tốt hơn. Quá trình lên men thường diễn ra ở nhiệt độ
từ 15-20 độ C, trong các thùng thép không gỉ hay các thùng gỗ sồi. Thời gian lên men có thể
kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào loại nho, loại men và mục tiêu sản xuất.
Bước 5: Lọc và ủ: Sau khi lên men xong, rượu vang trắng sẽ được lọc để loại bỏ các tạp
chất còn sót lại như men chết, bọt, bã hay các hợp chất hữu cơ. Rượu vang trắng sau đó có
thể được ủ trong các thùng gỗ sồi để tăng thêm hương vị và độ phức tạp, hoặc được đóng
chai ngay để giữ được hương vị tươi mát và trái cây của nho. Thời gian ủ có thể từ vài tháng
đến vài năm, tùy thuộc vào loại rượu và sở thích của người sản xuất.
Bước 6: Đóng chai: Rượu vang trắng sẽ được đổ vào các chai rượu đã được rửa sạch và
khử trùng. Sau đó, các chai rượu sẽ được niêm phong bằng nút chai, nhãn mác và đóng gói.
Các chai rượu được lưu trữ ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh sáng trực tiếp để bảo quản.
Một số loại vang trắng có thể uống ngay sau khi đóng chai, trong khi một số loại khác có thể
cần thêm thời gian để chín muồi và phát huy hết tiềm năng.
3. Quy trình sản xuất rượu vang hồng
Bước 1: Lựa chọn và ép nho: Rượu vang hồng làm giống rượu vang đỏ, nhưng vỏ nho
và nước nho chỉ tiếp xúc một thời gian ngắn để có độ màu sẫm (Rosé de Saigné) hoặc ép
nho mạnh để có hỗn hợp hồng nhạt (Rosé de Presse)
Bước 2: Lọc nước nho và thêm khí sulfua: Sau khi ép, nước nho được lọc cặn, sau đó cho
thêm một lượng nhỏ khí sulfua để diệt khuẩn.
Bước 3: Nuôi nho trong thùng: Nước nho sau đó được nuôi trong thùng inox hoặc thùng
bê tông tráng sơn thực phẩm (Epoxy) hay thùng gỗ sồi. Thời gian nuôi trong thùng gỗ do
nhà sản xuất tính toán tùy theo tính chất của giống nho.
Bước 4: Rút và lọc rượu: Một thời gian sau, rượu vang được rút ra khỏi thùng, lọc.
Bước 5: Đóng chai và tiêu thụ: Rượu vang sau cùng được đóng chai trước khi đem ra
bán cho người tiêu dùng.
4. Quy trình sản xuất champagne
Bước 1: Thu hoạch nho và ép lần một: Nho để sản xuất champagne thường là từ
Chardonnay, Pinot Noir và Pinot Meunier được lựa kỹ và hái bằng tay trước kỳ thu hoạch ít
ngày để tránh cho nho không bị chín quá, sau đó được ép ngay để tránh cho vỏ tiếp xúc với nước nho.
Bước 2: Ủ nho: Nho sau đó được ủ ở nhiệt độ thấp để giữ tính chất hoa quả tươi mát.
Bước 3: Lọc và pha trộn: Kết thúc quá trình ủ chua, nho được rút khỏi bình chứa inox,
lọc chất cặn bằng cách cho lòng trắng trứng hoặc chất keo cá vào trong rượu, sau đó được
pha lẫn nhau tùy theo ý muốn của chuyên gia làm rượu để giữ được vị gia truyền của nhà
sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bước 4: Đóng chai và thêm Liqueur de Tirage: Tiếp đó rượu được đưa ra đóng chai,
chuyên gia làm rượu cho thêm vào hỗn hợp rượu sirô đường và chất lên men gọi là Liqueur de Tirage.
Bước 5: Quay chai và lắng cặn: Chai champagne sẽ được đóng nút rồi để lên những kệ
gỗ (pupitre) hoặc sắt (Giropalette), cổ chai quay xuống dưới và được nuôi một thời gian để
tạo bọt. Chuyên gia làm rượu mỗi tuần sẽ quay chai 45 độ cho cặn lắng xuống đáy cổ chai.
Khi cặn đã xuống hết, chuyên gia làm rượu sẽ nhúng cổ chai vào một chất lỏng đông lạnh
để cặn đóng băng, sau đó nhờ sức ép của khí CO2 đẩy vọt cặn ra ngoài sau khi mở nút chai.
Bước 6: Thay thế rượu và đóng nút lại: Rượu thay thế phần rượu và cặn bị mất được gọi
là Liqueur d’Expédition, gồm hỗn hợp rượu lâu đời và sirô đường. Chai champagne được
đóng nút lại lần thứ hai và nuôi thêm trong hầm rượu ít lâu trước khi đưa ra dán nhãn và tiêu thụ.
VI. CÁC MÙI VỊ ĐẶC TRƯNG CỦA RƯỢU VANG
1. Mùi đặc trưng của rượu vang
Mùi của rượu vang là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng và phân loại rượu
vang. Mùi của rượu vang được tạo ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm giống nho, khí hậu, đất
trồng, quá trình lên men và ủ, cũng như các phương pháp chế biến khác.
Mùi của rượu vang có thể được chia thành ba loại chính: mùi cơ bản, mùi phụ và mùi lão hóa.
– Mùi cơ bản là mùi tự nhiên của nho và quá trình lên men; thường liên quan đến các
loại trái cây, hoa, gia vị và thảo mộc.
+ Rượu vang đỏ thường có mùi cơ bản của các loại quả mọng như anh đào, dâu tây,
việt quất, mận... hoặc các loại quả khô như nho khô, mận khô...
+ Rượu vang trắng thường có mùi cơ bản của các loại quả có múi như cam, chanh,
quýt... hoặc các loại quả hạch như lê, táo...
+ Rượu vang hồng thường có mùi cơ bản là sự kết hợp của rượu vang đỏ và trắng, có
thể là các loại quả dâu, quả việt quất hay quả cam...
+ Rượu vang sủi bọt thường có mùi cơ bản của các loại hoa như hoa nhài, hoa hồng...
hoặc các loại quả có múi như cam, chanh...
– Mùi phụ là mùi được tạo ra do các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến rượu vang. Mùi
phụ thường liên quan đến các loại gỗ, khoáng chất và men.
+ Rượu vang được ủ trong thùng gỗ sồi thường có mùi phụ của gỗ sồi, như vani, caramel, sô cô la...
+ Rượu vang được ủ trong thùng thép không gỉ thường có mùi phụ của khoáng chất,
như đá cuội, muối biển...
+ Rượu vang được ủ lâu dài trong chai thường có mùi phụ của men, như bánh mì nướng, bơ...
– Mùi lão hóa là mùi xuất hiện khi rượu vang được ủ trong thời gian dài. Mùi lão hóa
thường liên quan đến các loại hương thơm phức tạp và tinh tế, như mật ong, nấm, da, thuốc
lá... Mùi lão hóa có thể làm tăng giá trị và hấp dẫn của rượu vang, nhưng cũng có thể làm
giảm chất lượng và độ tươi của rượu vang nếu quá mức.
2. Vị đặc trưng của rượu vang
Vị của rượu vang là cảm nhận của vòm miệng khi uống rượu vang. Vị của rượu vang
được tạo ra bởi sự kết hợp của độ chua, độ ngọt, độ tanin và độ cồn.
Vị của rượu vang có thể được chia thành hai loại chính: vị cơ bản và vị phụ.
– Vị cơ bản là vị tự nhiên của nho và quá trình lên men. Vị cơ bản thường liên quan đến
các loại trái cây, hoa, gia vị và thảo mộc.
+ Rượu vang đỏ thường có vị cơ bản chua và đậm, có thể là các loại quả mọng như anh
đào, dâu tây, việt quất, mận... hoặc các loại gia vị như tiêu, quế, hồi...
+ Rượu vang trắng thường có vị cơ bản ngọt và nhẹ, có thể là các loại quả có múi như
cam, chanh, quýt... hoặc các loại hoa như hoa nhài, hoa hồng...
+ Rượu vang hồng thường có vị cơ bản là sự kết hợp của rượu vang đỏ và trắng, có thể
là các loại quả dâu, quả việt quất hay quả cam...
+ Rượu vang sủi bọt thường có vị cơ bản chua và sảng khoái, có thể là các loại hoa như
hoa nhài, hoa hồng... hoặc các loại quả có múi như cam, chanh...
– Vị phụ là vị được tạo ra do các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến rượu vang. Vị phụ
thường liên quan đến các loại gỗ, khoáng chất và men.
+ Rượu vang được ủ trong thùng gỗ sồi thường có vị phụ của gỗ sồi, như vani, caramel, sô cô la...
+ Rượu vang được ủ trong thùng thép không gỉ thường có vị phụ của khoáng chất, như đá cuội, muối biển...
+ Rượu vang được ủ lâu dài trong chai thường có vị phụ của men, như bánh mì nướng, bơ...
VII. MỘT SỐ CHAI RƯỢU NỔI TIẾNG
1. Một số chai vang đỏ nổi tiếng Vang Chateau Tayac Montess Alpha M Chile OchoTierras 10 Mục Margaux Tại vùng Bordeaux ở
Ở Colchagua Valley Ở Chile Thuộc thương Xuất xứ Pháp thuộc vùng Chile hiệu OchoTierras Dung tích 750 ml 750 ml 750 ml Nồng độ 13,5% 12,5% 15,3% Cabernet Sauvignon,
Cabernet Sauvignon, Syrah, Carmenere, Giống Cabernet Sauvignon, Cabernet Franc, Malbec, Merlot, Petit nho
Merlot và Petit Verdot Merlot và Petit Verdot, Cabernet Franc, Verdot Pinot Noir, Carignan và Pais. Màu Đỏ ruby tươi tắn Đỏ ruby sẫm Đỏ tím sáng
Tròn trịa, đầy đặn, cô Tròn trịa, tannin mềm, Chát đậm, độ acid đặc và tannin trưởng
cân bằng và hài hòa. sự Hương vị tốt và tannin mềm thành. Hậu vị kéo dài
kết hợp tuyệt vời của các mại và sảng khoái. giống nho.
Phức hợp của cam Các loại quả đỏ chín Quả mận, quả lý chua Hương
thảo, quế, quả lí chua mọng, gia vị, quế, xì đen, hoa lavender, gia vị thơm
đen và các loại gia vị. gà và vanila. và gỗ sồi Nhiệt độ 16-18 độ C lý tưởng 16-18 độ C 16-18 độ C
2. Một số chai vang trắng nổi tiếng Vang Recanati Yasmin Barton Guestier Blom Riesling Mục White Paseport Sauternes Thương hiệu Drappier Xuất xứ Đức Israel của Pháp Dung tích 750 ml 750 ml 750 ml Nồng độ 8,5% 12,5% 12% Giống Emerald Riesling và Pinot Noir và Riesling nho Sauvignon Blanc Chardonnay Màu Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt
Có độ axit cao, vị ngọt Chua nhẹ, tươi mát và Ngọt ngào, cân bằng và
Hương vị nhẹ và dư vị tươi mát. thanh khiết. hoàn hảo Nồng nàn của trái cây Hương Chanh, táo xanh và
Hoa trắng, cam quýt và chín lên men, hạt tiêu, thơm hoa. lê. vani và gỗ sồi Nhiệt độ lý tưởng 10 – 13 độ C 7 – 10 độ C 8 – 10 độ C
3. Một số chai vang hồng nổi tiếng Vang Freixenet Mia Rosado Freixenet Rosato Château Minuty 281 Mục (Delicate & Floral) Veneto
Thương hiệu Freixenet Thương hiệu Château Thương hiệu Freixenet Xuất xứ của Tây Ba Nha Minuty của Pháp của Ý Dung tích 750 ml 750 ml 750 ml Nồng độ 11,5% - 12% 12,5% 11,5% Giống Grenache, Cinsault và Bobal Glera và Pinot Noir. nho Syrah Màu Hồng phấn Hồng trong suốt Hồng phớt tươi
Tươi mát của táo và hoa
Ngọt nhẹ, tươi mát và Đậm đà và phức hợp cam quýt. Tông màu
thanh lịch, với độ axit của quả trắng (đào, dưa của chanh chín, táo
Hương vị cân bằng và dư vị kéo lưới trắng) cùng vị xanh và bưởi trên vòm dài.
khoáng mặn tươi mát. miệng. Kết thúc là nhẹ và tươi. Hoa quả chín như dâu tây, mâm xôi và cam Trái quả thơm quyến Hương
Phức hợp của các loại quýt, kết hợp với
rũ, tinh tế của anh đào thơm trái cây nhiệt đới. hương hoa nhài và hoa đỏ và dâu tây. hồng. Nhiệt độ lý tưởng 10 – 20 độ C 17 độ C 8 - 10 độ C
4. Một số chai champagne nổi tiếng Vang Moet & Chandon Charles de Cazanove Drappier Cuvee Mục Imperial Brut Tete de Cuvee Charles de Gaulle
Thương hiệu Moet & Thương hiệu Charles Thương hiệu Drappier Xuất xứ Chandon của Pháp
de Cazanove của Pháp của Pháp Dung tích 750 ml 750 ml 750 ml Nồng độ 12% 12,5% 12% Giống Pinot Noir, Pinot Meunier, Pinot Noir Pinot Noir và nho
Meunier, Chardonnay và Chardonnay Chardonnay Màu Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt
Quyến rũ, nồng nàn, Chua chát cân bằng và Ngọt ngào, cân bằng và Hương vị đậm đà sảng khoái hoàn hảo Trái cây chín, táo xanh, Nồng nàn của trái cây Hương Trái cây tươi mát và mật ong và cam quýt chín lên men, hạt tiêu, thơm bánh brioche nướng vani và gỗ sồi Nhiệt độ lý tưởng 8 - 10 độ C 16 - 18 độ C 11 - 15 độ C