Tìm hiểu về Thành nhà nguyễn môn cơ sở văn hoá Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tìm hiểu về Thành nhà nguyễn môn cơ sở văn hoá Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Thành Hà Nội
Ở Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long được xây dựng lại theo kiểu vô-băng của Pháp, quy mô nhỏ
hơn trước song có hệ thống công sự, ụ súng phòng thủ theo kiến trúc phương Tây.
Thành Hà Nội được vua Gia Long cho xây đắp theo kiểu Vauban vào năm 1803. Năm 1805 thì xây
năm cổng thành. Từ năm 1820, xây hành cung và các công trình bên trong. Thành này lúc đầu là
trấn thành, có chiều cao 1 trượng 1 thước 2 tấc. Sau đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), Hà Nội trở
thành tỉnh thành nên năm Minh Mạng thứ 16, vua cho giảm bớt đi 1 thước 8 tấc cho đúng quy định.
Thành Hà Nội có dạng hình vuông, mỗi cạnh có hai phần lồi dùng bố trí pháo đài. Ngoài ra bốn góc có bốn pháo đài góc.
Thành có năm cửa, mỗi mặt Đông, Tây và Bắc có một cửa nằm chính giữa. Riêng mặt Nam, mặt
chính của tòa thành, có hai cửa.
So với các thành cùng thời thì việc có hai cửa ở mặt chính là khá đặc biệt và có tác dụng che chắn
các công trình bên trong trở nên kín đáo hơn. Sau này, thực dân Pháp đã cho san bằng thành Hà
Nội và hiện chỉ còn lại kỳ đài và cửa Bắc.
Về vật liệu thì triều Nguyễn đã cho sử dụng lại gạch vồ thời trước để xây thành. 2. Thành Gia Định
+ Ở khu vực Nam Bộ, nhà Nguyễn xây dựng thành Gia Định với sự kết hợp giữa kiểu kiến trúc
thành vô-băng của phương Tây với phong cách truyền thống.
Thành Gia Định, hay thành Sài Gòn (còn được biết đến với tên thành Phiên An) là một thành cũ ở
Gia Định, tồn tại từ 1790 đến 1859.Đã có hai tòa thành được xây lên ở đây rồi bị phá hủy hoàn toàn
-Gia Định kinh từ 1790 đến 1802 :
Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm
Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt.
Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng
Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và
cửa Tuyên Hóa.Thành Bát Quái này gần như hình bát giác, có tám cổng theo mẫu bát quái tượng
trưng cho tứ phương chính cùng với các hướng phụ -
Thành Gia Định mới cũng được xây dựng theo kiến trúc Vauban nhưng nhỏ hơn nhiều, dễ bị
bắn phá hơn và chỉ có bốn pháo đài bốn góc so với tám pháo đài của thành Bát Quái cũ. -
Tường thành dài trên 475 m được làm từ đá granite, gạch và đất. Xung quanh thành có hào nước bao bọc. -
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, thành Gia Định có chu vi khoảng 1.960 thước , cao 4,7
m, hào rộng 52 m và sâu hơn 3 m. Thành cũng được xây bằng đá ong Biên Hòa và theo mẫu -
Gia Định nằm ở góc Đông Bắc thành cũ, nay là khu vực giữa 4 con đường Nguyễn Du, Mạc
Đĩnh Chi, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công
thành Gia Định bằng 32 ổ mìn, hỏa thiêu tan tành thành Phụng, chỉ còn lại những đống gạch vụn.