Tìm hiểu về vấn đề của dải Gaza | Tiểu luận chính trị học
Ai Cập kiểm soát. Cuộc chiến tranh sáu ngày. Căng thẳng tiếp diễn. Vấ đề của dải Gaza là bài toán khó cần sự chung tay củ nhiều nước để sớm đưa ra một 1 giải pháp hoà bình. Mâu thuẫn âm ỉ giữa các bên đã và đang biến dải Gaza thành “chảo lửa xung đột". Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC Đ ẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ CỦA DẢI G ZA A
Sinh viên: Vũ Thị Thuỳ Linh
Mã sinh viên: 2256150032
Lớp tín chỉ: CT01001_K42.5
Lớp hành chín : Quan h hệ công chúng K42 1 MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................................... 2
1. GIỚI THIỆU VỀ DẢI GAZA ................................................................................................. 3 1.1.
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ......................................................................................................... 3 1.2. KINH T
Ế......................................................................................................................... 3 1.3.
CON NGƯỜI .................................................................................................................. 5 1.4.
GIAO THÔNG VÀ LIÊN LẠC ...................................................................................... 5
2. DẢI GAZA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT ................................................................. 6 2.1.
CÁC PHE TRONG XUNG ĐỘT TẠI DẢI GAZA ......................................................... 6
2.1.1. IRASEL....................................................................................................................... 6
2.1.2. PALESTINE ............................................................................................................... 8
2.1.3. HAMAS (TỔ CHỨC KHÁNG CHIẾN HỒI GIÁO) ................................................. 8 2.2.
TÌNH HÌNH XUNG ĐỘT CĂNG THẲNG DIỄN RA TẠI DẢI GAZA ...................... 10
2.2.1. LỊCH SỬ XUNG ĐỘT ............................................................................................. 10
2.2.2. CHIẾN DỊCH “SUMMER RAINS” (2006) ............................................................. 13
2.2.3. XUNG ĐỘT GIỮA HAI PHE CHÍNH TRỊ FATAH – HAMAS (2007) ................ 14
2.2.4. DIỄN BIẾN CĂNG THẲNG TẠI DẢI GAZA TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY (2012
– NAY) .................................................................................................................................. 16
3. ẢNH HƯỞNG CỦA VẤN ĐỀ DẢI GAZA ......................................................................... 18 3.1.
ĐẾN KHU VỰC ........................................................................................................... 18 3.2.
ĐẾN THẾ GIỚI ............................................................................................................ 19
4. KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 20 2 1. GIỚI TH Ệ I U VỀ DẢI G AZA
Dải Gaza là một dải đất hẹp ven biển dọc theo Địa Trung Hải ở Trung Đông, về mặt pháp
lý không được quốc tế công nhận là một phần của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào. Tên
của nó được đặt theo tên thành phố chính Gaza. Đây là một trong những vùng lãnh thổ có
mật độ dân số cao nhất trên Trái Đất, với khoảng 1.4 triệu người sống trên khu vực diện
tích 360 km². Dải Gaza thuộc quyền tài phán của Chính quyền Palestine, và họ cũng kiểm
soát biên giới của Dải Gaza với Ai Cập. Israel kiểm soát không phận và đường bờ biển.
Theo lập trường chính thức của Palestine, vùng đất này vẫn nằm dưới sự chiếm đóng quân
sự, và rằng Israel giữ quyền chiếm giữ quyền lực. Chính phủ Israel không chấp nhận điều
đó, đặc biệt sau sự rút quân của Israel năm 2005.
1.1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Dải Gaza nằm ở Trung Đông, có biên giới dài 51km với Israel, và biên giới dài 11 km
với Ai Cập, gần thành phố Rafah.
Dải Gaza có khí hậu ôn hòa, với mùa đông ấm áp, mùa hè nóng và thường bị hạn hán. Đất
đai phẳng hay nhấp nhô, có nhiều cồn cát gần bờ biển. Điểm cao nhất là Abu 'Awdah (Joz
Abu 'Auda), ở mức 105 mét trên mực nước biển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm đất
đai có thể canh tác (khoảng một phần ba diện tích được tưới tiêu), và gần đây đã khám phá
ra khí gas tự nhiên. Các vấn đề môi trường gồm sa mạc hoá, mặn hóa nguồn nước ngọt; xử
lý nước thải; các bệnh từ nguồn nước; suy thoái đất và giảm sút cùng ô nhiễm nguồn nước
ngầm. Đây được coi là một trong mười lăm vùng đất được gọi là "Cái nôi của nhân loại”. 1.2. KINH TẾ
Sản xuất kinh tế của Dải Gaza đã giảm một phần ba từ 1992 đến 1996. Sự sụt giảm này
phần lớn vì tham nhũng và quản lý kém của Yasser Arafat và các chính sách phong tỏa
của Israel—sự ép buộc đóng cửa biên giới để trả đũa các vụ tấn công khủng bố vào Israel—
đã phá vỡ các mối quan hệ thị trường lao động và hàng hóa được lập nên trước đó giữa 3
Israel và Dải Gaza. Hậu quả tồi tệ nhất của sự suy giảm này là tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Việc áp dụng biện pháp phong tỏa toàn diện của Israel đã giảm bớt trong những năm gần
đây và vào năm 1988, Israel đã đưa ra các biện pháp mới nhằm giảm bớt các hậu quả của
việc phong tỏa và các biện pháp an ninh khác đối với việc di chuyển hàng hòa và lao động
của Palestine vào Israel. Những thay đổi đó đã khiến cho nền kinh tế Dải Gaza phục hồi
đáng kể trong ba năm liền. Sự phục hồi kinh tế này chỉ chấm dứt khi phong trào al-Aqsa
Intifadanổ ra vào ba tháng cuối năm 2000. Năm 2001, và thậm chí còn nghiêm trọng hơn
vào đầu năm 2002, sự xáo động quốc tế và những biện pháp quân sự của Israel trong những
vùng tự trị của Palestine đã phá hủy các cơ sở kinh tế và hành chính của vùng này, mở rộng
việc phong tỏa khiến GDP của Dải Gaza giảm mạnh. Một nhân tố chính khác khiến giảm
sút thu nhập của vùng là việc hạn chế số người Palestine được phép vào làm việc tại Israel.
Sau khi Israel rút quân khỏi Dải Gaza, một lần nữa họ lại cho phép công nhân Palestine
vào Israel làm việc nhưng từ sau khi Hamas lên nắm quyền sau cuộc bầu cử nghị viện năm
2006., Israel đang có ý định giảm bớt và thậm chí là chấm dứt cho phép người Palestine
được vào Israel làm việc.
Trong thời gian những người định cư Israel còn ở tại Dải Gaza, họ đã xây dựng những nhà
kính và thực nghiệm những biện pháp canh tác mới. Những nhà kính đó cũng là nơi cung
cấp hàng trăm việc làm cho người Palestine ở Gaza. Khi Israel rút quân khỏi Dải Gaza vào
mùa hè năm 2005, các nhà kính đó được Ngân hàng thế giới mua lại và trao cho người dân
Palestine để khôi phục nền kinh tế của họ. Đa số những nhà kính đó hiện được các nông
dân Palestine sử dụng, dù đã có những vụ cướp phá xảy ra ở vài nơi.
Theo CIA World Factbook, GDP năm 2001 giảm 35% xuống mức thu nhập trên đầu người
còn $625 một năm, và 60% dân số hiện sống dưới mức nghèo khổ. Các ngành công nghiệp
tại Dải Gaza nói chung là nhỏ và đều là kiểu sản xuất gia đình với các sản phẩm dệt may, xà
phòng, điêu khắc trên gỗ cây ô liu và các đồ thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ trai; người Israel
đã thành lập một số ngành công nghiệp ở mức độ nhỏ tại một trung tâm công 4
nghiệp. Điện do Israel cung cấp. Các sản phẩm nông nghiệp chính là ô liu, chanh, các
loại rau, thịt bò, và các sản phẩm sữa. Xuất khẩu chính là chanh và hoa, trong khi nhập
khẩu gồm thực phẩm, các loại hàng tiêu thụ, và các vật liệu xây dựng. Đối tác thương mại
chính của Dải Gaza là Israel, Ai Cập và Bờ Tây. 1.3. CON NGƯỜI
Một cuộc nghiên cứu do Đại học Johns Hopkins (USA) và Đại học Al-Quds (tại Jerusalem)
tiến hành cho CARE International vào cuối năm 2002 cho thấy tỷ lệ thiếu ăn rất cao trong
số dân Palestine. Việc nghiên cứu cho biết 17.5% trẻ em 6 tuổi–59 tháng bị suy dinh
dưỡng kinh niên. 53% phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và 44% trẻ em bị thiếu máu. Hậu quả của
việc rút quân Israel từ tháng 8 và tháng 10 2005, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Gaza tiếp
tục phải đối mặt với nhiều thách thức.
Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 2.8% (lưu trữ ngày 20/2/2006 tại Wayback Machine)
1.4. GIAO THÔNG VÀ LIÊN LẠC
Dải Gaza có một hệ thống đường sá nhỏ và kém phát triển. Nó cũng có một đường sắt đơn
theo khoảng cách tiêu chuẩn chạy dọc toàn bộ chiều dài từ phía bắc đến phía nam; tuy
nhiên, nó đã bị bỏ hoang và không được sửa chữa, và chỉ ít phần tuyến đường còn sót lại.
Tuyến đường này từng được nối với hệ thống đường sắt Ai Cập ở phía nam và hệ
thống đường sắt Israel ở phía bắc.
Vì sự bùng nổ của phong trào Al-Aqsa Intifada, cảng duy nhất của Dải Gaza đã không bao
giờ được hoàn thành. Sân bay của Dải Gaza, Sân bay quốc tế Gaza, đã mở cửa vào ngày 24
tháng 11 1998 như một phần trong những điều kiện của thỏa thuận Oslo II và Bản ghi nhớ
sông Wye ngày 23 tháng 10 1998. Sân bay đã bị đóng cửa vào tháng 10 năm 2000 theo
lệnh của Israel, và đường băng của nó đã bị Các lực lượng phòng vệ Israel phá hủy vào
tháng 12 năm 2001. Từ đó nó được đổi tên thành Sân bay quốc tế Yaser Arafat. 5
Dải Gaza có một hệ thống dịch vụ viễn thông yếu kém dùng dây dẫn trần cũng như các
dịch vụ điện thoại di động do PalTel (Jawwal) hay các nhà cung cấp dịch vụ của Israel
như Cellcom điều hành. Tại Dải Gaza có bốn nhà cung cấp dịch vụ internet hiện đang cạnh
tranh nhau về các dịch vụ dial-up và ADSL. Đa số các gia đình tại Dải Gaza đều có một
TV (70%+), và khoảng 20% có một máy tính cá nhân. Người dân sống tại Dải Gaza có thể
sử dụng dịch vụ vô tuyến vệ tinh (Al-Jazeera, và các chương trình giải trí của Liban và Ai
Cập vân vân), các kênh tư nhân địa phương và các chương trình TV của Công ty truyền
hình Palestine, Cơ quan truyền hình Israel và Cơ quan truyền hình số hai Israel. 2. DẢI GAZA VÀ N Ữ H NG VẤ N ĐỀ XUN G ĐỘT
2.1. CÁC PHE TRONG XUNG ĐỘT TẠI DẢI GAZA 2.1.1. IRASEL
Irasel là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Trung Đông, nằm trên bờ Đông Nam của
Địa Trung Hải và bờ Bắc của biển Đỏ. Đất nước này có biên giới trên bộ với Liban về phía
bắc, Syria về phía đông bắc, Jorrdan về phía đông, lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây,
Dải Gaza - kiểm soát chung với Palestine về phía đông tây và Ai Cập về phía Tây Nam.
Do nằm ở ngã ba của 3 châu lục: châu Á, châu Phi, châu Âu, Irasel là mục tiêu chinh phạt
trong suốt gần 3000 năm qua của hàng chục đế chế châu Âu, Trung Đông, từ đế quốc La
Mã, Assyria, Ottoman và gần đây nhất là Anh do có thành phố Jerusalem mà 3 tôn giáo lớn
trên thế giới (Thiên Chúa giáo, Do Thái Giáo và Hồi giáo) đều coi là nơi đạo của mình sinh ra và phát tích.
Thiên nhiên của Israel hết sức khắc nghiệt. Là quốc gia chỉ có diện tích trên 20,000 km2
(bằng hai phần ba diện tích đảo Hải Nam), mà Israel có tới 60% là sa mạc, lượng mưa trong
năm vào khoảng 50mm. Dân số Israel chỉ có 8 triệu người, trong đó có 6 triệu người Do
Thái, nhưng lại bị tứ bề bao vây bởi 300 triệu dân Hồi giáo Ả-rập thù địch. Sau hàng ngàn 6
năm lưu lạc, khi được Liên Hợp Quốc trao quyền lập quốc năm 1948, những người Do
Thái từ khắp nơi quay trở về cố quốc, giành giật từng tấc đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” với
người Ả-rập. Cũng từ đây họ có cơ hội sử dụng tư chất Do Thái của mình để bảo vệ Đất
Thánh (Holy Land), bắt đầu tiến trình được “Chúa giao phó” nhằm cải tạo mảnh đất khô
cằn này thành Miền Đất hứa (Promised Land) như trong Kinh Thánh Do Thái. Trên vùng
đất khô cằn và thiếu nước này, người Do Thái đã cải tạo và biến Israel trở thành ốc đảo của
châu Âu trong mùa đông với một nền nông nghiệp có năng suất và hiệu quả cao nhất thế
giới. Với một số dân làm nông nghiệp ít ỏi, chỉ 2,5% trên tổng số gần 8 triệu dân, Israel
không chỉ tự túc an ninh lương thực, cung cấp đủ lương, thực phẩm chất lượng cao cho
mình, mà mỗi năm nông nghiệp đem về 3,5 tỷ USD từ xuất khẩu.
Israel hiện được xếp trong số 10 quốc gia có sức mạnh quốc phòng lớn nhất thế giới, nhưng
lại có ngân sách quốc phòng ở mức thấp nhất trong các nước này (15 tỷ USD/năm). Mặc
dù là đồng minh số 1 của Mỹ ở Trung Đông và thế giới, Israel vẫn cho rằng phải tự lực tự
cường về quân sự, với chính sách quốc phòng riêng và dựa vào sức mình là chính. Để có
sự “độc lập” tối đa, Israel không ký bất kỳ hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Ba tổ hợp quân
sự của Israel là Elbit System, Israeli Aerospace Industries và Rafael nằm trong số 100 công
ty sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới. Israel xuất khẩu tới 90% vũ khí sản xuất và hàng năm
thu về 3 tỷ USD từ xuất khẩu vũ khí. Các vũ khí của Israel thường được tích hợp rất nhiều
tính năng về tầm bắn, mức độ công phá, khả năng sát thương… so với các vũ khí tương tự
như của Mỹ, Nga và quan trọng là giá cả lại cạnh tranh hơn rất nhiều.
Tuy dân số ít, nhưng Israel duy trì được quân số thường trực khá lớn nhờ có luật nghĩa vụ
quân sự bắt buộc đối với cả nam (36 tháng) và nữ (24 tháng) – trừ những người Israel gốc
Arab hoặc một số ít người được miễn vì lý do tôn giáo, và những người đã khi phục vụ
nghĩa vụ quân sự xong đều được đưa vào danh sách lính dự bị. Trong quân đội Israel, lính
nữ có vai trò thực sự khi họ góp tới 1/3 quân số, chiếm tới 51% tổng số sĩ quan. Do hầu
hết những người trưởng thành ở Israel được tôi luyện trong môi trường quân đội, huấn
luyện bài bản về bản lĩnh, tính kỷ cương, và sự quyết đoán, nên tác phong này lan tỏa trong
toàn bộ xã hội ở khía cạnh tích cực nhất. 7 2.1.2. PALESTINE
Nhà nước Palestine là một quốc gia có chủ quyền về mặt pháp lý tại khu vực Trung Đông,
được đa số các thành viên Liên Hợp Quốc công nhận và kể từ năm 2012 thì có vị thế là
nhà nước quan sát viên phi thành viên tại đây. Nhà nước Palestine yêu sách chủ quyền đối
với Bờ Tây (giáp Israel và Jordan) và Dải Gaza (giáp Israel và Ai Cập) cùng Đông
Jerusalem là thủ đô. Tuy nhiên, hầu hết các khu vực mà Nhà nước Palestine yêu sách chủ
quyền đều đã bị Israel kiểm soát kể từ năm 1967 sau Chiến tranh Sáu ngày cho tới nay.
Nền độc lập của Nhà nước Palestine được Tổ chức Giải phóng Palestine tuyên bố vào ngày
15 tháng 11 năm 1988 tại Algiers với vị thế là một chính phủ lưu vong.
Theo cục Thống kê Trung ương Palestine, Palestine có khoảng 4.420.549 người vào năm
2013. Với diện tích 6.220 km² (2.400 sq mi), có một mật độ dân số 731 người/km². Với
mật độ dân số trung bình của thế giới là 53 người/km² dựa trên dữ liệu từ ngày 05 tháng 7
năm 2014 thì đây là khu vực có mật độ dân số cao. 93% người Palestine theo đạo Hồi, đại
đa số là những người tín đồ Hồi giáo Sunni, với một thiểu số là Ahmadiyya, và 15% là
người Hồi giáo không giáo phái. Người Palestine theo Kitô hữu chiếm 6%, theo sau là nhỏ
hơn nhiều tôn giáo cộng đồng, bao gồm Druze và Samaritan. Người Do Thái Palestine,
người được quy định bởi Hiến chương Quốc gia Palestine và PLO như những "người Do
Thái đã thường trú ở Palestine cho đến trước khi Do Thái xâm lược", hầu như quên nguồn
gốc đó và đưa mình trở thành người Do Thái của Israel.
2.1.3. HAMAS (TỔ CHỨC KHÁNG CHIẾN HỒI GIÁO)
Hamas được hình thành từ năm 1987 sau khi phong trào nổi dậy chống Israel (intifada) lần
thứ nhất của người Palestine bùng nổ, chống lại việc quân đội Israel chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza.
Mục tiêu trước mắt của Hamas là đuổi hết lực lượng Israel ra khỏi các lãnh thổ bị chiếm
đóng, bằng các cuộc tấn công nhắm vào binh lính Israel và những người dân Do thái định 8
cư trên lãnh thổ của người Palestine. Các thành viên của Hamas nhấn mạnh, lực lượng này
luôn cố gắng giải phóng các vùng lãnh thổ Palestine đang bị người Israel chiếm đóng.
Về lâu dài, Hamas muốn thiết lập một quốc gia Hồi giáo trên khắp lãnh thổ lịch sử của
Palestine - phần lớn thuộc lãnh thổ Israel sau khi nhà nước Do thái được thành lập năm 1948.
Năm 1993, Hamas kịch liệt phản đối việc Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) kí kết Hiệp
định Hòa bình Oslo với Chính phủ Israel. Đây là tiến trình hòa bình do Mỹ bảo trợ giám
sát sự rút lui dần và từng phần sự chiếm đóng của Israel, đổi lại việc người Palestine phải
đảm bảo an ninh cho Israel. Hamas đã thể hiện quyền phủ quyết trên thực tế của mình đối
với tiến trình hòa bình bằng việc tổ chức các cuộc đánh bom liều chết.
Năm 2004, vị lãnh tụ tinh thần của Hamas - Sheikh Ahmed Yassin bị thiệt mạng trong một
cuộc không kích của Israel. Từ đó, nhóm vũ trang này bắt đầu thực hiện những vụ đánh
bom tự sát vào các mục tiêu dân sự và quân sự của Israel.
Sau khi tẩy chay bầu cử trong nhiều năm, Hamas lần đầu tiên tham gia bầu cử quốc hội
Palestine năm 2006. Dưới tên Đảng Cải cách, Hamas đã dành chiến thắng vang dội, chiếm
đa số ghế trong Hội đồng Lập pháp Palestine. Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya được bổ
nhiệm làm Thủ tướng Palestine. Nhưng chỉ 1 năm sau đó ông này đã bị sa thải.
Israel cáo buộc Hamas đã biến Gaza thành một “căn cứ chiến lược” cho Iran, buộc người
Israel phải sống dưới những điều kiện “không thể chịu đựng nổi". Israel cũng tố Hamas đã
sử dụng người dân ở Gaza như những "lá chắn sống", sử dụng trường học và bệnh viện
trong khu vực làm vỏ bọc để thực hiện lắp đặt trang thiết bị quân sự.
Hamas luôn bị xem là một tổ chức khủng bố đối với Mỹ, Israel và Liên minh châu Âu
(EU). Sau cuộc xung đột ở dải Gaza năm 2008 và 2009, khiến hơn 1.400 người chết, báo
cáo của Liên hợp quốc nêu rõ những cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức này có thể cấu
thành tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại. 9
Tuy nhiên, Hamas luôn chủ trương "đường lối kháng chiến" là dùng vũ trang để giành độc ập l
cho Palestine, thậm chí là "xóa Israel trên bản đồ"! Quan điểm này đi ngược lại các thỏa thuận
quốc tế và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc từ năm 1993 đến nay.
Đây cũng không phải là đường lối c ủ đạo h
của chính quyền Palestine. Năm 1993, cố lãnh tụ Yaser
Arafat - chủ tịch Mặt t ận giải phóng Palestine (PLO) - đã chấp nhận Hiệp định Oslo (được ký tạ r i
thủ đô của Na Uy), trong đó Israel công nhận có một chính quyền tự trị của Palestine, đổi lấy việc
PLO từ bỏ đấu tranh vũ trang, để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho một Nhà nước Palestine độc
lập. Hamas không đại diện cho Palestine và con đường giành độc lập chính đáng cho
Palestine không nên tiếp tục là đổ máu dân thường vô thời hạn.
2.2. TÌNH HÌNH XUNG ĐỘT CĂNG THẲNG DIỄN RA TẠI DẢI GAZA
2.2.1. LỊCH SỬ XUNG ĐỘT
Do có vị trí ven biển đáng thèm muốn nên mảnh đất Gaza từ nhiều thế kỷ luôn là mục tiêu
tranh giành giữa các bên. Trước 1948, khu vực Dải Gaza, một dải đất rộng hơn 360km2
ven Địa Trung Hải, thuộc quyền cai trị của người Anh. Khu vực này từ nhiều thế kỷ là nơi
sinh sống của người Arab Hồi giáo chiếm đa số và người Thiên chúa giáo, Do Thái thiểu số.
Tuy nhiên, khi người Do Thái ở châu Âu chạy trốn vì bị diệt chủng, cộng đồng Do Thái
tăng mạnh ở đây. Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ dưới thời Tổng thống Harry
Truman, đã ủng hộ việc tìm một mảnh đất cho người Do Thái.
Năm 1947, Liên hợp quốc mới thành lập đã thông qua một kế hoạch phân chia khu vực
thành một nhà nước của người Arab và một nhà nước của người Do Thái. Người Arab
Palestine được Syria, Liban, Jordan và Ai Cập ủng hộ đã phản đối kế hoạch vì Liên hợp
quốc trao cho người Palestine ít đất hơn cho dù họ đông gấp đôi người Do Thái. Tuy nhiên,
lãnh đạo của khu vực sau này là Israel đã nhất trí với kế hoạch phân chia và tự mình xúc tiến kế hoạch. 10
Ngày 14/5/1948, ngày người Anh rút khỏi khu vực, các tổ chức phục quốc Do Thái do ông
David Ben-Gurion lãnh đạo tuyên bố Israel là một nhà nước. Cuộc chiến tranh giữa người
Arab và Israel nổ ra ngay ngày sau đó.
Lực lượng Ai Cập thành lập một căn cứ ở thị trấn Gaza và nỗ lực đẩy bật người Israel trở
lại. Tuy nhiên, tới mùa thu năm đó, khu vực mà họ kiểm soát quanh Gaza chỉ dài 40 km,
rộng 8km. Khi Ai Cập và Israel đình chiến vào tháng 2/1949, biên giới Dải Gaza được vạch
ra và khu vực này thuộc kiểm soát của Ai Cập. Ai Cập kiểm soát
3/4 trong số một triệu người Palestine chạy trốn hoặc bị đẩy ra khỏi nhà trên mảnh đất trở
thành lãnh thổ Israel trong năm 1948. Họ gọi giai đoạn này là Nakba (Ngày Thảm họa).
Mặc dù Ai Cập kiểm soát Gaza, nhưng người tị nạn Palestine ở Dải Gaza không được chính
phủ Ai Cập cho vào các khu vực khác ở Ai Cập. Mất nhà cửa và kế sinh nhai, khoảng
500.000 người Palestines phụ thuộc vào viện trợ Liên hợp quốc.
Gaza vẫn do quân đội Ai Cập kiểm soát cho tới cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm
1956 – khi Ai Cập quốc hữu hóa tuyến đường vận tải biển quan trọng này bất chấp Anh và
Pháp phản đối. Ai Cập cấm tàu Israel qua kênh đào Suez. Đáp lại, Israel xâm chiếm Gaza,
chiếm dải đất này suốt một năm và buộc phải trả lại Ai Cập trước sức ép của quốc tế.
Cuộc chiến tranh sáu ngày
Tháng 6/1967, trong bối cảnh căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, nhiều năm đụng độ nhỏ lẻ
ở biên giới đã biến thành cuộc chiến tranh kéo dài sáu ngày.
Để bảo vệ mình, người Israel đã xây dựng một lực lượng quân đội quy củ và hùng mạnh.
Sáng 5/6/1967, đoán trước được động thái từ các nước láng giềng Arab, Israel đã tấn công
phủ đầu bất ngờ, quét sạch phần lớn không quân Ai Cập, tiếp đó là không quân Jordan và Syria vào buổi chiều. 11
Quân đội các nước Arab rơi vào trạng thái bị tổn thương và trong vòng 5 ngày tiếp theo,
Israel mở rộng lãnh thổ nhanh chóng, chiếm Dải Gaza và Bán đảo Sinai từ Ai Cập, Cao
nguyên Golan từ Syria cũng như Bờ Tây và Đông Jerusalem từ Jordan. Lãnh thổ Israel
được mở rộng đáng kể.
Sau 2.000 năm lưu vong, toàn bộ khu vực linh liêng của đạo Do Thái giờ nằm trong tay người Do Thái.
Một số chính trị gia Israel cảnh báo rằng quy mô lãnh thổ của Israel mới sẽ khiến nước này
không thể tránh khỏi xung đột. Tuy nhiên, người Do Thái mộ đạo cho rằng không thể từ
bỏ những khu vực linh thiêng. Israel đóng quân ở Gaza và bắt đầu xây khu tái định cư trên
lãnh thổ mới chiếm đóng bất chấp luật pháp quốc tế cấm bên xâm chiếm đưa người dân tới
lãnh thổ mình vừa chiếm để định cư.
Ở Gaza, hơn 1 triệu người tị nạn rơi vào cảnh nằm dưới quyền cai trị của Israel. Sau đó,
phong trào dân tộc Palestine dần phát triển, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) có ảnh hưởng mới.
Căng thẳng tiếp diễn
Năm 1993, PLO và Israel ký Hiệp ước Hòa bình Oslo. Israel giao lại quyền kiểm soát một
số phần Gaza và Bờ Tây cho chính quyền bán tự trị Palestine đổi lại thỏa thuận kiềm chế
bạo lực của các nhóm du kích Palestine như Hamas – nhóm được thành lập trong giai đoạn
đụng độ bạo lực giữa người Palestine và binh sĩ Israel năm 1987.
Tuy nhiên, chính quyền Palestine không thể ngăn chặn các vụ tấn công và Israel từ chối dỡ
bỏ các khu định cư còn lại.
Nhờ thiết lập các chương trình giáo dục và xã hội ở Gaza, Hamas đã giành được sự ủng hộ
và thắng cuộc bầu cử năm 2006. 12
Sau khi Hamas thắng cuộc bầu cử ở Gaza và kiểm soát mảnh đất này cho tới nay, Israel
phong tỏa đường biển, đường không và đường bộ ở Dải Gaza khiến kinh tế và cuộc sống
ở đây thành thảm họa. Ước tính 80% trong số 1,3 triệu người tị nạn Palestines ở Gaza phải
sống nhờ vào viện trợ và hơn nửa triệu người sống trong trại tị nạn.
Các vụ nã tên lửa và tấn công từ Hamas cùng các nhóm khác ở Gaza đã bị Israel đáp trả
bằng các cuộc không kích và tấn công trên bộ. Bạo lực, xung đột xảy ra gần như hằng ngày.
2.2.2. CHIẾN DỊCH “SUMMER RAINS” (2006)
Xung đột Israel-Gaza năm 2006 được biết đến ở Israel với tên Chiến dịch Mưa mùa hè là
một loạt trận chiến giữa các chiến binh Palestine và Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) trong
suốt mùa hè năm 2006, dẫn đến việc các chiến binh Palestine bắt giữ binh sĩ Israel Gilad
Shalit vào ngày 25 tháng 6 năm 2006. Chiến tranh quy ước quy mô lớn xảy ra ở Dải Gaza,
bắt đầu từ ngày 28 tháng 6 năm 2006, đây là chiến dịch trên bộ lớn đầu tiên ở Dải Gaza kể
từ khi kế hoạch rút quân đơn phương của Israel được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2005.
Các mục tiêu đã nêu của Israel trong Chiến dịch Summer Rains là ngăn chặn việc bắn tên
lửa Qassam từ Gaza vào phía tây Negev và đảm bảo việc thả Hạ sĩ Gilad Shalit, người đã
bị các chiến binh Palestine bắt giữ. Shalit bị bắt trong bối cảnh bạo lực giữa hai bên. IDF
và các nhóm chiến binh Palestine kể từ khi Israel rút quân khỏi Gaza. Theo số liệu thống
kê do chính phủ Israel công bố, 757 tên lửa từ Gaza đã tấn công Israel từ khi rút quân đến
cuối tháng 6 năm 2006. IDF đã đáp trả bằng hỏa lực pháo binh và các cuộc không kích.
Trong quá trình hoạt động, tốc độ của cả hỏa lực và pháo kích đều tăng lên đáng kể, và IDF
đã tiến hành nhiều cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza nhằm vào các nhóm chiến binh và
cơ sở hạ tầng của họ, bao gồm cả các đường hầm buôn lậu trong Hành lang Philadelphi.
Vào ngày đầu tiên của cuộc xung đột, Israel cũng ném bom nhà máy điện duy nhất ở Dải Gaza. 13
Hamas tìm cách thả một số lượng lớn tù nhân Palestine do Israel giam giữ để đổi lấy Shilat.
Về mặt công khai, Israel dứt khoát từ chối bất kỳ lời đề nghị nào như vậy, nhưng vào tháng
8, có thông tin cho rằng các cuộc đàm phán đã được tổ chức với Ai Cập đóng vai trò trung
gian hòa giải. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán bị bế tắc do Israel không sẵn sàng thả nhiều
tù nhân như Hamas mong muốn.
Chiến dịch Summer Rains được theo sau bởi Chiến dịch "Những đám mây mùa thu", được
phát động vào ngày 1 tháng 11. Khi Chiến dịch Những đám mây mùa thu kết thúc vào ngày
26 tháng 11 với lệnh ngừng bắn giữa Hamas và Israel và việc Israel rút quân, không đạt
được thỏa thuận nào về việc giải phóng Shalit. Lệnh ngừng bắn đã bị phá vỡ hoàn toàn
trong bối cảnh xung đột leo thang giữa Hamas và Fatah vào năm 2007.
2.2.3. XUNG ĐỘT GIỮA HAI PHE CHÍNH TRỊ FATAH – HAMAS (2007)
Xung đột Fatah–Hamas là một cuộc xung đột chính trị và chiến lược đang diễn ra giữa
Fatah và Hamas, hai đảng chính trị chính của Palestine ở các vùng lãnh thổ Palestine, dẫn
đến việc Hamas tiếp quản Dải Gaza vào tháng 6 năm 2007. Quá trình hòa giải và thống
nhất giữa Hamas và Fatah chính quyền vẫn chưa được hoàn thiện và tình hình được coi là
một cuộc xung đột đóng băng.
Ủy ban Độc lập về Quyền Công dân của Palestine đã phát hiện ra rằng hơn 600 người
Palestine đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 5 năm 2007.
Hàng chục người khác đã bị giết hoặc bị hành quyết trong những năm tiếp theo như một
phần của cuộc xung đột.
Vào ngày 10 tháng 6 năm 2007, cuộc xung đột Fatah-Hamas lên đến đỉnh điểm trong các
cuộc đụng độ, giữa một bên là lực lượng đồng minh của Fatah và bên kia là lực lượng đồng
minh của Hamas. Các lực lượng chính của Fatah là Lực lượng An ninh Quốc gia, đặc biệt
là "Lực lượng Bảo vệ Tổng thống". Lực lượng chính của Hamas là "Lực lượng điều hành". 14
Các chiến binh Hamas đã bắt giữ một số thành viên Fatah và ném một trong số họ,
Mohammed Sweirki, một sĩ quan trong Lực lượng Bảo vệ Tổng thống ưu tú của Palestine,
khỏi nóc tòa nhà cao nhất ở Gaza, một tòa nhà chung cư 15 tầng. Để trả đũa, các chiến binh
Fatah đã tấn công và giết chết lãnh tụ Hồi giáo của Đại Thánh đường Hồi giáo của thành
phố, Mohammed al-Rifati. Họ cũng nổ súng vào nhà của Thủ tướng Ismail Haniyeh. Ngay
trước nửa đêm, một chiến binh Hamas đã bị ném khỏi tòa nhà 12 tầng.
Vào ngày 11 tháng 6, nơi ở của cả Mahmoud Abbas, lãnh đạo của Fatah và chủ tịch Chính
quyền Palestine, và của Thủ tướng khi đó là Ismail Haniya, của Hamas, đã bị tấn công bằng
súng và đạn pháo.Vào ngày 12 tháng 6, Hamas bắt đầu tấn công các vị trí do các đối thủ
thuộc phe Fatah của họ nắm giữ. Hàng trăm chiến binh Hamas đã di chuyển đến các vị trí
sau khi cho những người cư ngụ của họ hai giờ để rời đi. Một căn cứ lớn của Fatah ở thị
trấn phía bắc Jabaliya đã rơi vào tay các chiến binh Hamas, các nhân chứng nói với hãng
tin AFP. Giao tranh ác liệt cũng diễn ra xung quanh trụ sở chính của Fatah ở Thành phố
Gaza, với các chiến binh Hamas tấn công bằng lựu đạn phóng tên lửa và vũ khí tự động.
Vào ngày 13 tháng 6, Hamas đã chiếm trụ sở của Lực lượng An ninh Quốc gia do Fatah
kiểm soát ở phía bắc Gaza. Các tay súng đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát các tòa
nhà cao tầng đóng vai trò là vị trí bắn tỉa và Hamas cho biết họ đã san bằng một tiền đồn
của Fatah kiểm soát con đường chính bắc-nam của Gaza. Cũng trong ngày hôm đó, một vụ
nổ đã phá hủy trụ sở Khan Younis của Cơ quan An ninh Phòng ngừa liên kết với Fatah,
khiến 5 người thiệt mạng.
Ngày 14/6, các tay súng Hamas đã hoàn thành việc tiếp quản tòa nhà trung tâm của trụ sở
Cơ quan An ninh Phòng ngừa Palestine ở Dải Gaza. Các thành viên Hamas đã tiếp quản
các phương tiện và vũ khí trong khu nhà, nơi được coi là biểu tượng chính của Chính quyền
Palestine ở Dải. Cơ quan An ninh Dự phòng đã từng hợp tác với Israel trong quá khứ và
được Hoa Kỳ trang bị vũ khí. Nó đã được xác định với cường quốc Fatah Mohammed
Dahlan, người đã trở thành một nhân vật bị những người Hồi giáo ở Gaza ghét bỏ. Các tay
súng tiến vào khu nhà đã tổ chức một buổi cầu nguyện ở đó và vẫy cờ trên sân thượng của
tòa nhà. Ít nhất 10 người đã thiệt mạng. Hamas TV đã phát sóng một màn trình diễn vũ khí 15
bên trong tòa nhà, cũng như xe jeep, đạn súng cối và áo chống đạn bị thu giữ trong khu
nhà, mà theo Hamas, đã được Israel và người Mỹ buôn lậu đến .
Vào chiều ngày 14 tháng 6, hãng thông tấn AP đưa tin một vụ nổ đã làm rung chuyển thành
phố Gaza. Theo các quan chức của Fatah, lực lượng an ninh đã rút khỏi vị trí của họ và cho
nổ tung nó để không cho Hamas tiếp quản. Lực lượng an ninh sau đó đã bố trí lại vị trí
khác. Sau đó vào ngày 14 tháng 6, Hamas cũng nắm quyền kiểm soát thành phố Rafah ở
phía nam Dải Gaza, nằm gần một cửa khẩu biên giới đã bị đóng cửa với Ai Cập, nơi được
giám sát bởi lực lượng an ninh của Israel, Palestine và Liên minh châu Âu. Vào thời điểm
đó, các nhân viên EU đã được chuyển đến thành phố Ashkelon của Israel vì lý do an toàn.
Ngày 14 tháng 6, Abbas giải tán chính phủ đoàn kết Palestine-Hamas, ngày 15 tháng 6,
Hamas hoàn thành việc kiểm soát Gaza.
Kết quả của trận chiến, Hamas đã hoàn toàn kiểm soát Gaza. Quan điểm ủng hộ Fatah cho
rằng đó là một cuộc đảo chính quân sự đơn giản của Hamas. Quan điểm ủng hộ Hamas cho
rằng Hoa Kỳ đã vạch ra một kế hoạch trang bị vũ khí cho các cán bộ của Fatah với mục
đích mạnh mẽ loại bỏ Hamas khỏi quyền lực ở Gaza. Theo quan điểm ủng hộ Hamas, các
chiến binh Fatah, do chỉ huy Mohammed Dahlan chỉ huy với sự hỗ trợ hậu cần từ Cơ quan
Tình báo Trung ương Hoa Kỳ, đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc đảo chính đẫm máu
chống lại Hamas. Sau đó, Hamas giành quyền kiểm soát trước Gaza.
2.2.4. DIỄN BIẾN CĂNG THẲNG TẠI DẢI GAZA TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY (2012 – NAY)
Bắt đầu từ ngày 14 tháng 11 năm 2012, Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích ở
Gaza, nhằm đáp trả việc gia tăng số lượng tên lửa bắn từ Gaza vào lãnh thổ Israel trong
chín tháng trước đó. Người đứng đầu cánh quân sự của Hamas (Palestine), Ahmed Said
Khalil al-Jabari, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ban đầu. Hamas trả đũa bằng các cuộc
tấn công tên lửa ngày càng tăng vào Israel, và các hành động thù địch tiếp tục cho đến khi
hai bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 21 tháng 11. 16
Một cuộc khủng hoảng mới giữa Israel và Hamas bắt nguồn từ vụ mất tích của ba học sinh
yeshiva tuổi teen ở Bờ Tây vào ngày 12 tháng 6 năm 2014. của Hamas và các nhóm chiến
binh khác. Vào ngày 30 tháng 6, các cậu bé được tìm thấy đã chết bên ngoài Hebron ở Bờ
Tây. Trong làn sóng phẫn nộ của công chúng sau đó, đã có một số vụ tấn công nhằm vào
người Ả Rập Palestine, và một thiếu niên Palestine bị bắt cóc và sát hại ở Đông Jerusalem
trong vụ được cho là một vụ giết người trả thù.
Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Hamas chuyển thành bạo lực trong và xung quanh Dải
Gaza. Các cuộc tấn công bằng tên lửa của các chiến binh Gaza chống lại Israel, tương đối
nhẹ kể từ lệnh ngừng bắn năm 2012, đã nối lại tần suất hàng ngày. Vào ngày 8 tháng 7 năm
2014, Israel đã phát động một chiến dịch quân sự quy mô lớn sử dụng hỏa lực trên không
và hải quân nhằm vào nhiều mục tiêu có liên quan đến Hamas và các nhóm chiến binh
khác. Sau hơn một tuần bắn phá không thể ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa, các
lực lượng trên bộ của Israel đã tiến vào Dải Gaza với nhiệm vụ phá hủy các đường hầm và
các yếu tố khác trong cơ sở hạ tầng của các chiến binh. Israel đã rút lực lượng trên bộ khỏi
Dải Gaza vào đầu tháng 8, tuyên bố rằng sứ mệnh của họ đã hoàn thành. Các cuộc không
kích của Israel vẫn tiếp tục, cũng như các cuộc tấn công bằng tên lửa và súng cối vào Israel.
Vào cuối tháng 8, sau gần hai tháng giao tranh, các nhà lãnh đạo Israel và Palestine đã đạt
được một thỏa thuận ngừng bắn không giới hạn. Các điều khoản tương tự như các điều
khoản đã chấm dứt xung đột vào năm 2012. Để đổi lấy việc Palestine tuân thủ lệnh ngừng
bắn, Israel đồng ý cho phép nhiều hàng hóa hơn vào Dải Gaza, mở rộng vùng đánh cá ngoài
khơi Dải Gaza từ 3 đến 6 dặm (5 đến 10 km), và để thực thi một vùng đệm an ninh hẹp hơn
ở các khu vực tiếp giáp với biên giới Israel. Nhìn chung, cuộc xung đột là một trong những
cuộc xung đột đẫm máu nhất giữa người Israel và người Palestine: 70 người Israel và hơn
2.100 người Palestine đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh.
Căng thẳng bắt đầu bùng phát trở lại vào năm 2018 với hàng loạt cuộc biểu tình ở Dải Gaza
dọc biên giới với Israel, vấp phải phản ứng dữ dội từ lực lượng Israel. Khi các cuộc biểu
tình tiếp tục diễn ra hàng tuần, bao gồm cả những nỗ lực của người Palestine để vượt qua 17
biên giới và thả diều rực lửa, bạo lực đã leo thang thành các cuộc không kích từ Israel và
bắn tên lửa từ Hamas. Ai Cập đã cố gắng làm trung gian cho một hiệp định đình chiến trong
vài tháng. Khi hai bên dường như sắp đạt được một thỏa thuận vào tháng 11, một hoạt động
bí mật của Israel ở Dải Gaza đã bị bại lộ. Hamas đáp trả bằng cách bắn hàng trăm quả
rocket vào Israel. Israel trả đũa bằng các cuộc không kích vào hơn 100 mục tiêu. Cả hai
bên đều cảnh giác về một cuộc chiến mới, căng thẳng, Netanyahu nhanh chóng đồng ý đình
chiến với Hamas theo lời khuyên của cơ quan quốc phòng Israel.
Tháng 5/2021, xung đột trên dải Gaza đã bỗng bùng lên dữ dội, làm hơn 200 người chết,
hàng ngàn người bị thương từ cả hai phía Palestine và Israel. Cộng đồng quốc tế tỏ ra bất
lực trong việc kêu gọi chấm dứt chiến sự. Theo giới quan sát, chính những tính toán chính
trị đã thúc đẩy thủ tướng Israel và phong trào Hồi giáo cực đoan leo thang vũ lực. 3. ẢNH H Ở Ư NG CỦ A VẤ N ĐỀ DẢI GAZ A 3.1. ĐẾN KHU VỰC
Dải Gaza là một trong những khu vực đông dân cư nhất trên thế giới, đói và khốn khổ đã
trở thành đặc trưng của cuộc sống trong khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp cao; nhiều người
Palestine sống trong các trại tị nạn, phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ của Liên hợp quốc. Hầu
hết các vùng đất nông nghiệp mà họ từng canh tác giờ đây không thể tiếp cận được, và rất
ít hoặc không có ngành công nghiệp nào được phép hoạt động, nhưng thương mại phát
triển mạnh mẽ khi Gaza trở thành một loại cảng miễn thuế cho người Ai Cập. Mặc dù một
số người Palestine ở Dải Gaza có thể rời khỏi lãnh thổ và được học hành cũng như tìm việc
làm ở nơi khác, nhưng hầu hết không có cách nào khác là ở lại khu vực này, mặc dù thiếu
tài nguyên thiên nhiên và việc làm. 18
Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 40%. Với người trẻ, tỷ lệ này là hơn 60% và họ không có tương
lai. Điện, thực phẩm đều khan hiếm nặng nề. Tỷ lệ nghèo đói ở đây là 39%. Ước tính 80%
dân số ở Gaza cần hỗ trợ xã hội về một mặt nào đó.
Gaza hiện nay nghèo hơn nhiều so với những năm 1990. Nền kinh tế chỉ tăng trưởng 0,5%
năm 2017. Thu nhập năm của một người giảm từ 2.659 USD năm 1994 xuống 1.826 USD năm 2018.
Hệ thống trường học ở Gaza chịu áp lực nặng nề. 94% trường học phải chia thành 2 ca
sáng và chiều. Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc điều hành 250 trường học ở Gaza. Xung
đột năm 2014 đã phá hủy rất nhiều trường học ở đây.
Khu vực này liên tục bị cắt điện hàng ngày. Trung bình, người Gaza chỉ có 6 giờ dùng điện
mỗi ngày. Dải Gaza lấy nguồn điện chủ yếu từ Israel và một nhà máy điện duy nhất ở Gaza.
Lượng điện chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu.
3.2. ĐẾN THẾ GIỚI
Cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua tại dải Gaza là một trong những cuộc khủng
hoảng đầy thách thức nhất đối với cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm giải pháp hòa
bình. Ngọn lửa hận thù âm ỉ giữa người Israel và Palestine đã châm ngòi cho các cuộc xung
đột giữa hai bên. Cuộc đụng độ hồi tháng 5 đã trở thành cuộc xung đột ác liệt nhất giữa
Israel và Hamas kể từ cuộc chiến năm 2014. Bất cứ động thái thiếu kiềm chế từ hai phía
cũng có thể kích hoạt “thùng thuốc súng” ở Trung Đông, trong khi các vấn đề gai góc nhất
liên quan các khu định cư Do thái xây dựng trên vùng đất chiếm đóng của người Palestine
và bất đồng giữa hai bên chưa thể giải quyết là những trở ngại lớn đối với tiến trình hòa
bình Trung Đông, khiến cho các cuộc đàm phán chưa thể nối lại sau nhiều năm đình
trệ. Tình hình Trung Đông tiếp tục chứng kiến những bước thăng trầm trong tìm kiếm các
giải pháp chấm dứt xung đột, gây mất ổn định cho nền an ninh, hoà bình nhân loại. 19 4. KẾT LUẬN
Mâu thuẫn âm ỉ giữa các bên đã và đang biến dải Gaza thành “chảo lửa xung đột” suốt thời
gian qua, đe dọa nền hòa bình ở Trung Đông. Những đàm phán hoà bình mỏng manh đã
được thực hiện, song không có nhiều tác dụng khi căng thẳng giữa các phe tiếp tục leo
thang và ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại khu vực, gây thiệt mạng nhiều người
vô tội, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Vấn đề của dải Gaza là bài toán khó cần sự
chung tay của nhiều nước để sớm đưa ra một giải pháp hoà bình thống nhất. TÀI LIỆU T HAM KHẢO
1. Dải Gaza – Wikipedia.com
2. Lịch sử Hamas – nhóm chiến binh cai trị Gaza – BBC.com
3. Conflict in Gaza – Israel – Britannica.com
4. Israel-Gaza Conflict: A Short Confrontation with Disproportionate Implications – usip.org
5. Battle of Gaza (2007) – Wikipedia.com
6. Hoà bình ở Trung Đông: Thời cơ hay thách thức – Báo Nhân dân ngày 09/03/2023
7. Dải Gaza – tâm điểm xung đột trong hàng thập niên giữa Israel và Palestin – VnExpress.net 20