Tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW hiện đại tại một quốc gia Thái Lan | Tài chính tiền tệ
Tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW hiện đại tại một quốc gia Thái Lan | Tài chính tiền tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT01)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW hiện đại tại một quốc gia
2. Thực trạng vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW tại quốc gia lựa chọn nghiên
cứu và đánh giá thực trạng dưới góc nhìn đa chiều
Ngân hàng Thái Lan (Bank of Thailand - BOT) lần đầu tiên được thành lập với tên
gọi Cục Ngân hàng Quốc gia Thái Lan. Đạo luật Ngân hàng Thái Lan được ban
hành vào ngày 28 tháng 4 năm 1942 trao cho Ngân hàng Thái Lan trách nhiệm về
tất cả các chức năng của ngân hàng trung ương. Ngân hàng Thái Lan bắt đầu hoạt
động vào ngày 10 tháng 12 năm 1942. Sứ mệnh của Ngân hàng Thái Lan là cung cấp
một môi trường tài chính ổn định cho tăng trưởng kinh tế bền vững nhằm đạt được
sự cải thiện liên tục về mức sống của người dân Thái Lan. 1. Vị trí pháp lý
Theo Điều 5, Chương 2 Luật NHTW BOT mới quy định: “NHTW Thái Lan gọi là Ngân
hàng Thái Lan (BOT) có tư cách pháp nhân, là cơ quan nhà nước, không phải là cơ quan
Chính phủ, không phải là doanh nghiệp Nhà nước theo luật Ngân sách và các Bộ luật
khác”. Cơ sở pháp lý của Ngân hàng Trung ương Thái Lan được quy định trong "Bank of
Thailand Act, B.E. 2485 (1942). Luật này đã được sửa đổi nhiều lần để nhấn mạnh trách
nhiệm xã hội của ngân hàng, tạo ra cơ chế để đề phòng khủng hoảng kinh tế, cũng như
thiết lập quy trình ra quyết định để đảm bảo quản trị tốt và minh bạch trong tổ chức. Từ
quy định của pháp luật, vị trí pháp lý của NHTW Thái Lan được thể hiện khía cạnh sau đây:
+ Với tư cách là NHTW, các chức năng và nhiệm vụ của BOT là:
• Duy trì ổn định giá trị nội tệ: BOT có nhiệm vụ duy trì giá trị của đồng baht Thái
Lan. BOT thực hiện điều này bằng cách điều chỉnh lãi suất và chính sách tiền tệ.
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: BOT có nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
Thái Lan. BOT thực hiện điều này bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp và đầu tư.
• Ổn định tài chính: BOT có nhiệm vụ ổn định hệ thống tài chính của Thái Lan.
BOT thực hiện điều này bằng cách giám sát các ngân hàng và tổ chức tài chính khác.
+ Theo Đạo luật Ngân hàng Thái Lan năm 1942, BOT là một cơ quan có sự độc lập
nhất định của Chính phủ Thái Lan. BOT có nhiệm vụ duy trì ổn định giá trị nội tệ,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính. BOT có tính độc lập ở một số khía cạnh sau:
Cơ cấu tổ chức: BOT được quản lý bởi một Hội đồng Quản trị gồm 9 thành viên,
trong đó có 6 thành viên được bổ nhiệm bởi Chính phủ và 3 thành viên được bầu
bởi các tổ chức tài chính.
Chức năng và nhiệm vụ: BOT có chức năng và nhiệm vụ được quy định rõ ràng
trong Đạo luật Ngân hàng Thái Lan năm 1942. BOT có quyền tự chủ trong việc
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Nguồn tài chính: BOT có nguồn tài chính độc lập từ phí và lãi suất. BOT không
phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ.
Trách nhiệm giải trình: BOT chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội Thái Lan.
BOT cần báo cáo định kỳ về hoạt động của mình cho Quốc hội.
Tuy nhiên, BOT cũng có một số hạn chế về tính độc lập. Một hạn chế là BOT chịu sự
giám sát của Chính phủ Thái Lan. Chính phủ Thái Lan có thể yêu cầu BOT cung cấp
thông tin và hỗ trợ cho các chính sách kinh tế của Chính phủ. Một hạn chế khác là
BOT chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị. Nếu Chính phủ Thái Lan thay đổi,
thì các chính sách của BOT cũng có thể bị thay đổi.
Đánh giá tích cực: BOT được coi là một trong những ngân hàng trung ương độc
lập nhất ở Đông Nam Á. BOT có quyền tự chủ trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Đánh giá tiêu cực: BOT vẫn chịu một số hạn chế về tính độc lập. BOT chịu sự
giám sát của Chính phủ Thái Lan và chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị.
2. Mô hình tổ chức a) Sơ đồ bộ máy
NHTW Thái Lan được điều hành trực tiếp thông qua Hội đồng quản trị Ngân hàng Thái
Lan - đứng đầu là Thống đốc NHTW. BOT có ba uỷ ban chính để đề ra các chính sách
tiền tệ, chính sách các tổ chức tài chính và chính sách thanh toán và bao gồm các ủy ban khác.
1.1. Uỷ ban chính sách tiền tệ
Thành phần của Uỷ ban gồm 7 thành viên do Hội đồng điều hành lựa chọn, bao gồm 3
chuyên gia cao cấp của NHTW Thái Lan và 4 chuyên gia cao cấp ngoài ngân hàng. Uỷ
ban này tổ chức họp 6 tuần 1 lần
Uỷ ban chính sách tiền tệ có vai trò giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình kinh tế trong
nước và quốc tế, từ đó đánh giá tình hình kinh tế, các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến mức
lạm phát dự báo và thảo luận về khả năng lạm phát để đưa ra định hướng cho chính sách tiền tệ.
1.2. Uỷ ban chính sách các tổ chức tài chính:
Uỷ ban này gồm 10 thành viên do Hội đồng điều hành NH chỉ định gồm 3 chuyên gia
cao cấp của NHTW và 7 chuyên gia ngoài ngân hàng, họp 2 tháng 1 lần hoặc khi cần thiết.
Uỷ ban này có nhiệm vụ đưa ra các chính sách và các văn bản hướng dẫn về hoạt động
của các tổ chức tài chính, uỷ ban này cũng hoạch định phương án giải quyết các vấn đề
của các tổ chức tài chính và áp dụng các biện pháp khi cần thiết đối với các tổ chức tài chính. 1.3. Uỷ ban thanh toán:
Uỷ ban này do Thống đốc NHTW làm chủ tịch và các thành viên là các chuyên gia trong
lĩnh vực thanh toán của NHTW Thái Lan và các chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán bên ngoài NHTW Thái Lan.
Uỷ ban này có trách nhiệm soạn thảo các văn bản liên quan đến lĩnh vực thanh toán, và
họp ít nhất 2 tháng 1 lần. 1.4. Ủy ban kiểm toán:
Uỷ ban kiểm toán có nhiệm kì 2 năm, có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 4 năm;
Uỷ ban này họp ít nhất 4 lần 1 năm. Vụ trưởng Vụ kiểm toán nội bộ là thư kí của uỷ ban
này. Uỷ ban này có nhiệm vụ xem xét kế hoạch kiểm toán hàng năm, đánh giá phạm vi và
kết quả kiểm toán, trình Hội đồng điều hành báo cáo về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng TW Thái Lan trực thuộc Uỷ ban kiểm toán. Vụ Kiểm
toán nội bộ có 70 người, gồm 5 phòng nghiệp vụ và 2 trung tâm thực hiện các chức năng
phát triển hệ thống kiểm toán và kiểm toán tin học, Lãnh đạo Vụ Kiểm toán nội bộ là 1
Vụ trưởng, không có Phó Vụ trưởng. Vụ kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ cung cấp các dịch
vụ tư vấn để đảm bảo hiệu qủa của quá trình điều hành, kiểm soát và quản lý rủi ro nhằm
làm cho hoạt động của toàn Ngân hàng được tốt hơn. Vụ kiểm toán nội bộ không thực
hiện kiểm toán boá cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng Trung ương Thái Lan mà chỉ
thực hiện kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. 1.5. Các ủy ban khác
- Ủy ban giám sát rủi ro:
Nhiệm vụ và trách nhiệm
(1) Xem xét kỹ lưỡng khung hình BOT cũng như rà soát tính đầy đủ của các chính sách
và hướng dẫn quản lý rủi ro theo quyết định của Ủy ban Quản lý rủi ro (BOT). Trước khi
trình lên HĐQT Ngân hàng Thái Lan.
(2) Sàng lọc và tư vấn cho Hội đồng quản trị để quản lý rủi ro trong tổng thể, BOT phải
đánh giá, giám sát và báo cáo rủi ro, cũng như đảm bảo kiểm soát rủi ro phù hợp bằng
cách đưa ra các ý kiến và khuyến nghị độc lập.
(3) Giám sát và phối hợp với TCU để đảm bảo rằng các rủi ro đáng kể được quản lý đúng cách.
- Ủy ban Quản trị Công ty:
Nhiệm vụ và trách nhiệm
(1) Đề xuất các chính sách, hướng dẫn về quản trị với Hội đồng quản trị. Để đảm bảo
rằng BOT có một khuôn khổ quản trị tốt, phù hợp để trở thành một ngân hàng trung ương.
(2) Tư vấn cho các ủy ban khác về cách quản lý hiệu quả.
(3) Giám sát các chuẩn mực quốc tế về quản trị tốt để cải thiện khung
quản trị công ty của BOT
(4) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản trị theo sự phân công của Hội đồng quản trị.
- Ủy ban Thông tin của BOT:
Quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm
(1) Thiết lập các hướng dẫn chính sách của Ngân hàng Thái Lan để công bố thông tin.
(2) Thiết lập các thủ tục để công chúng kiểm tra thong tin.
(3) Giám sát việc lập kế hoạch, dự án và hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị và công bố thông tin.
(4) Điều tra và chẩn đoán các khiếu nại liên quan đến việc tiết lộ thông tin.
(5) Phê duyệt việc cung cấp thông tin theo yêu cầu. Trong trường hợp thông tin tự phê
duyệt. Thông tin được coi là công bố sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế và một người
cụ thể sẽ đề xuất với Ủy ban điều hành cấp cao để xem xét thêm.
(6) Có quyền chỉ định các tiểu ban hoặc nhóm công tác và ủy quyền và nhiệm vụ cho các
tiểu ban hoặc nhóm công tác đó nếu thấy thích hợp.
- Còn nhiều các ủy ban khác với chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
b) Chức năng, nhiệm vụ của NHTW Thái Lan
Chức năng chính của Ngân hàng Thái Lan là đảm bảo các điều kiện tài chính và kinh tế
vĩ mô trong nước có trật tự để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững của nền kinh tế Thái Lan
Sự phát triển kinh tế ảnh hưởng đến phúc lợi bền vững của người Thái phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó là việc quản lý tốt hệ thống tài chính, kinh tế.
Theo Đạo luật Ngân hàng Thái Lan (BOT), BOT chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định của
hệ thống kinh tế và tài chính quốc gia bằng cách:
(1) In và phát hành tiền giấy và các tài liệu bảo mật
(2) Thúc đẩy sự ổn định tiền tệ và xây dựng chính sách tiền tệ:
+ Chính sách tiền tệ là nhiệm vụ thiết yếu của NHTW ở mọi nơi, theo đó BOT đã thực
hiện chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát tiêu linh hoạt kể từ tháng 5 năm 2000.
Trong khuôn khổ này, BOT không chỉ chú ý đến việc bảo đảm ổn định giá cả thông qua
việc đặt ra mục tiêu lạm phát - mục tiêu chính sách tiền tệ, mà còn để duy trì tăng trưởng
kinh tế và ổn định tài chính.
+ Trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu linh hoạt, Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) báo
hiệu quan điểm chính sách của mình thông qua những thay đổi về lãi suất chính sách
hoặc tỷ lệ mua lại song phương kỳ hạn 1 ngày. BOT đã thiết lập khuôn khổ hoạt động
tiền tệ bao gồm nhiều công cụ chính sách tiền tệ khác nhau nhằm điều khiển lãi suất thị
trường tiền tệ ngắn hạn phù hợp với lãi suất chính sách. (3) Quản lý tài sản BOT:
+ Quản lý dự trữ ngoại hối
+ Đầu tư trong tài sản tài chính
+ Quản lý rủi ro tài chính
+ Hỗ trợ trong quản lý nợ công + Giám sát và báo cáo
+ Tư vấn về chính sách tài sản
(4) Cung cấp các tiện ích ngân hàng cho chính phủ và đóng vai trò là cơ quan đăng ký trái phiếu chính phủ:
+ Cung cấp tài khoản chính phủ, trong đó Chính phủ Thái Lan có thể thực hiện các giao dịch tài chính
+ Quản lý dự trữ ngoại hối và tài sản chính phủ
+ Hỗ trợ vay và tài trợ chính phủ
+ Đăng ký trái phiếu chính phủ
+ Hỗ trợ tài chính trong tình cảnh khẩn cấp + Báo cáo và tư vấn
(5) Cung cấp cơ sở vật chất ngân hàng cho các tổ chức tài chính:
+ Bảo mật và hỗ trợ hệ thống thông tin giao dịch tài chính
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
(6) Thiết lập hoặc hỗ trợ việc thiết lập hệ thống thanh toán:
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán
+ Hỗ trợ giao dịch thanh toán
+ Thúc đẩy thanh toán và giảm các rào cản
+ Đảm bảo tính tương thích và hiệu quả
(7) Giám sát và kiểm tra tổ chức tài chính
(8) Quản lý tỷ giá hối đoái của đất nước và quản lý tài sản trong dự trữ tiền tệ:
+ Điều chỉnh lãi suất cơ bản
+ Mua bán ngoại hối: Nếu đồng baht quá mạnh, họ có thể mua ngoại hối để tạo ra áp lực
giảm giá đồng baht, và ngược lại.
+ Đầu tư vào trái phiếu chính phủ (9) Kiểm soát ngoại hối
Có thể thấy, mô hình tổ chức của BOT đã được áp dụng phù hợp với Thái Lan trong
nhiều năm tính tới hiện tại trong việc duy trì tính các chức năng, nhiệm vụ chính của
BOT. Điều nay đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế và thương mại quốc tế của Thái Lan
trong nhiều năm. Sự phù hợp có cả những điểm mạnh cũng như thách thức liên quan tới
việc duy trì sự ổn định trong quản lý tài chính, cụ thể: Điểm mạnh:
+ BoT là một tổ chức độc lập và trung lập, có khả năng ra quyết định mà không bị chi
phối bởi các áp lực chính trị đảm bảo tính độc lập trong việc quản lý tiền tệ và tài chính,
giúp bảo vệ sự ổn định của đồng baht Thái Lan và kiểm soát lạm phát
+ BoT có khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối để kiểm soát tỷ giá hối đoái, điều
này giúp bảo vệ ngành xuất khẩu và làm giảm rủi ro cho thương mại quốc tế.
+ BoT có quyền điều chỉnh lãi suất cơ bản để kiểm soát tỷ giá hối đoái và ổn định tài
chính quốc gia. Điều này có thể hỗ trợ trong việc quản lý lạm phát và sự phát triển kinh tế.
+ BoT hỗ trợ thương mại quốc tế bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh toán và hệ
thống thanh toán hiệu quả cho các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế. Thách thức:
+ BoT phải đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát và đảm bảo rằng các biện pháp quản lý
tiền tệ được thực hiện hiệu quả.
+ Thái Lan có thể chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường tài chính quốc tế, và
BoT phải ứng phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến thị trường toàn cầu.
+ BoT phụ thuộc vào nguồn tài chính từ dự trữ ngoại hối và nguồn thu từ hoạt động tài
chính khác. Sự ổn định của nguồn tài chính này quan trọng để duy trì tính ổn định của tỷ giá hối đoái.