Tín dụng thuê mua - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Tín dụng thuê mua - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

1. Tín dụng thuê mua :
- Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài
sản, máy móc thiết bị,…
- Tín dụng thuê mua là phương thức tài trợ dài hạn có lịch sử khá lâu đời và
nó đặc biệt phát triển mạnh ở những thập niên gần đây. ở nước ta tín dụng
thuê mua trừ một vài nơi quen thuộc như các hãng hàng không còn lại là
đang ở giai đoạn tìm hiểu và thử nghiệm
- Hợp đồng thuê mua là một hợp đồng giữa 02 hay nhiều bên, liên quan đến
một hay nhiều tài sản. Người cho thuê (chủ sở hữu tài sản- The Lessor)
chuyển giao tài sản cho người thuê (người sử dụng tài sản- The Lessee)
độc quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người
thuê phải trả một số tiền tương xứng với quyền sử dụng tài sản đó.
Các phương thức giao dịch của tín dụng thuê mua:
- Thuê vận hành (Operating Lease/Tranditional Lease/Service Lease)
- Thuê tài chính (Net Lease/Finance Lease/Capital Lease)
1.1 Thuê vận hành (Operating Lease):
Thuê vận hành đã có lịch sử rất lâu đời nên còn được gọi là thuê mua theo
kiểu truyền thống (Traditional Lease). ở nước ta loại thuê này đã có ở các
vùng nông thôn, họ cho thuê đất canh tác vài ba năm hoặc một số cơ sở
họ cho thuê ô tô và các máy móc thiết bị khác.
Thời hạn thuê ngắn so với đời sống hữu ích của tài sản, điều kiện chấm
dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong một thời gian ngắn
Người cho thuê chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản và mọi rủi
ro thiệt hại về tài sản
Thường thì người thuê có quyền huỷ ngang hợp đồng
Ví dụ: đất canh tác, công cụ lao động, nhà cửa, gia súc kéo, máy
photocopy, xe oto, thiết bị văn phòng,…
Như vậy, hình thức thuê vận hành hoàn toàn phù hợp đối với những
hoạt động có tính chất thời vụ, ví dụ một doanh nghiệp xây dựng khi
nhận được một công trình lớn yêu cầu phải có máy đóng cọc cỡ lớn và
họ cũng chỉ cần sử dụng trong 9 tháng đến 1 năm nên họ không cần
mua mà đi thuê máy tỏ ra phù hợp hơn.
1.2 Thuê tài chính (Net Lease):
Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dung trung hạn hay dài hạn
không thể hủy ngang. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua
tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều
kiện mua tài sản đó với nhà cung cấp hoặc người cho thuê cung cấp tài
sản của họ cho người thuê.
Thuê tài chính có đặc điểm sau:
- Thời hạn thuê kéo dài, chiếm phần lớn thời gian sử dụng của tài sản;
- Người thuê chịu trách nhiệm bảo dưỡng, bảo hành tài sản thuê;
- Người thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn;
- Tổng số tiền thuê mà người đi thuê phải trả cho người cho thuê thường đủ
bù đắp giá trị gốc của tài sản.
- Kết thúc thời hạn th êu , bên th êu được chuyển quyền sở hữu, mua lại
hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Thông thường, một giao dịch cho thuê tài chính thường gồm 03 phần:
- Thời hạn thuê cơ bản (Basic Lease period)
- Thời hạn gia hạn tùy chọn(Optional Renewal period)
- Phần giá trị còn lại (Residual Value Share)
Theo IASC thuê tài chính có 4 tiêu chuẩn:
Quyền sở hữu được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng
Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng
với giá thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng
Thời gian của HĐ thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản
Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do người thuê trả phải lớn
hơn hoặc bằng giá trị thị trường của tài sản thời điểm hợp đồng
Theo Việt nam, cho thuê tài chính có 4 điều kiện:
Chuyển quyền sở hữu tài sản khi kết thúc hợp đồng hoặc tiếp tục thuê
Trong HĐ có quy định bên thuê được quyền mua theo giá danh nghĩa thấp
hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại
Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để
khấu hao tài sản thuê
Tổng số tiền thuê tài sản phải tương đương giá trị tài sản thuê tại thời
điểm ký hợp đồng
Thông thường hết giai đoạn thuê tài chính người cho thuê thường uỷ quyền
cho người thuê làm đại lý bán tài sản. Nếu người thuê quản lý sử dụng tài sản
tốt thì giá trị thực tế của tài sản có thể lớn hơn nhiều so với giá trị còn lại dự
kiến trong hợp đồng, họ có thể mua lại và cũng có thể bán được giá cao hơn
và được hưởng phần chênh lệch.
Trong hợp đồng thuê tài chính các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo
hiểm, thuế tài sản cũng như những rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê
phải chịu cũng tương tự như tài sản của DN mua sắm. Cũng vì lý do đó nên
các khoản tiền thuê mà người cho thuê nhận được coi là giá trị thừa của tài
sản nên hình thức thuê nhận được coi là giá trị thừa của tài sản nên hình thức
thuê này cũng được gọi là thuê mua thuần.
Điểm lợi sử dụng thuê tài chính
- Không phải tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua tài sản
- Sử dụng hình thức bán và tái thuê giúp DN có thêm vốn lưu động KD
Điểm bất lợi:
- Chi phí sử dụng vốn ở mức độ tương đối cao so với tín dụng thông
thường
Khi quyết định thuê tài chính doanh nghiệp cần tính NPV và IRR của dự
án và lựa chọn phương án mà có NPV > 0 và NPV lớn nhất (tiêu chuẩn có tính
ưu tiên nhất) đồng thời IRR không nhỏ hơn tỉ lệ hoàn vốn tối thiểu (Minimum
Attractive rate of Return – MARR) thì dự án được chọn.
2. Vay dài hạn ngân hàng :
Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp huy động vốn bằng cách đi vay dài
hạn Ngân hàng dưới dạng một hợp đồng tín dụng và doanh nghiệp phải
hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận. Thông thường các
khoản nợ có thời gian đáo hạn trong khoảng từ một đến tám năm và một
số khác có thời hạn dài hơn.
Đặc điểm:
- Vay dài hạn được hoàn trả vào những thời hạn định kỳ - sự hoàn trả dần
khoản tiền vay bao gồm cả gốc và lãi.
- Lãi suất tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và ngân - hàng: lãi suất
cố định hoặc lãi suất thả nổi :
+ Lãi suất cố định: Được áp dụng khi người vay tiền muốn có một hợp
đồng cố định và không phải lo lắng trước những sự biến động của thị
trường. Lãi suất cố định được tính toán dựa trên cơ sở mức độ rủi ro và
thời gian đáo hạn, và chúng thường được đặt ở mức cao hơn so với lãi
suất của những trái phiếu công ty có mức độ rủi ro và thời gian đáo hạn
tương tự.
+ Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi tùy thuộc vào những biến
động của thị trường. Lãi suất thả nổi được thiết lập dựa trên phần lãi suất
cơ bản ổn định cộng với tỷ lệ phần trăm nào đó tùy thuộc vào mức độ rủi
ro có liên quan của giao dịch đó tại thời điểm trả lãi.
Tuy nhiên, vay dài hạn ngân hàng là một nguồn vốn quan - trọng nhất, để
đảm bảo nguồn tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư
mới, đầu tư chiều sâu
Phân loại :
- Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng
- Vay thông qua phát hành trái phiếu, thuê tài chính…
Lãi suất tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng: lãi suất cố
định hoặc lãi suất thả nổi.
Thông thường các khoản vay tứ 3 đến 5 năm được coi là vay - trung hạn,
từ 3 năm trở lên được coi là dài hạn. Tiêu chuẩn này có thể có sự khác
nhau giữa các nước và các ngân hàng.
Ngoài việc huy động vốn từ vay dài hạn ngân hàng, các công - ty còn có
thể vay trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tài chính – tín dụng khác như:
Các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm… Tuy nhiên quy mô nguồn
vốn tín dụng có thể huy động được từ các tổ chức này còn nhiều hạn chế
do sự giới hạn của luật pháp về phạm vi huy động vốn. Do vây, các công
ty có thể phải huy động thông qua phát hành trái phiếu công ty hoạt thuê
tài chình.
Ưu điểm:
- Linh hoạt: người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù - hợp với dòng
tiền thu nhập của mình
- Chi phí sử dụng thấp và được tính chi phí hợp lý khi tính - thuế TNDN
Nhược điểm :
- Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các - ngân hàng
thương mại cần đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của
ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và các thông tin
cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Trên cơ cở đó ngân hàng phân tích hồ sơ
xin vay vốn và đánh giá thông tin rồi ra quyết định có cho vay hay không.
- Các điều kiện đảm bảo tiền vay: khi doanh nghiệp xin vay - vốn, nhìn
chung các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản
đảm bảo tiền vay để thế chấp.
- Sự kiểm soát của ngân hàng: Khi một doanh nghiệp vay - vốn ngân hàng
thì phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích vay vốn và tình
hình sử dụng vốn.
Liên hệ thực tế :
- Theo nghiên cứu của VVCI, hơn 74% số doanh nghiệp - muốn tìm đến
nguồn vốn bằng hình thức vay ngân hàng. Chính tâm lý này đang hạn chế
tính năng động của doanh nghiệp.
- Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) – cho biết: Các doanh nghiệp lâu nay thường gặp khó khăn
trong việc tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh
lạm phát hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đáp
ứng đủ điều kiện để các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cho vay
như: Lập kế hoạch kinh doanh, tài sản đảm bảo, cân đối tài chính của
doanh nghiệp… Những điều kiện đó thường chỉ có những doanh nghiệp
lớn, có uy tín, có thương hiệu mới đáp ứng được.
- Theo điều tra của bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 1/3 doanh nghiệp vừa và
nhỏ có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, 1/3 khó tiếp cận và 1/3
không tiếp cận được. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng thủ tục
ngân hàng đặt ra là “quá sức” đối với doanh nghiệp. Ngay cả khi có chính
sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số doanh nghiệp cừa và
nhỏ được vay. Thêm vào đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao
(có thời điểm đến 27%) và việc gia tăng các loại phí của ngân hàng cũng
đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp thực sự cần vay vốn để sản
suất kinh doanh. Không ít doanh nghiệp đã thu hẹp hoặc tạm dừng sản
xuất kinh doanh vì không vay được vốn.
- Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP - chăn nuôi
và xuất nhập khẩu (Aprocimex) cho biết, trong năm qua, giá cả có sự biến
động rất lớn đã làm cho không ít doanh nghiệp trong nước dè chừng,
không dám mạnh dạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực sản
xuất thức ăn chăn nuôi, các chi phí đầu vào cho sản xuất như nguyên vật
liệu, vận tải… đều tăng cao. Do vậy, doanh nghiệp rất chật vật, khó khăn
khi không tìm được nguồn vốn vay.
- Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng hiện nay, ngoài kênh - huy động
vốn truyền thống là vay ngân hàng, vẫn còn khá nhiều kênh huy động vốn
khác mà doanh nghiệp chưa tân dụng hết như: cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, mua chịu hàng hóa, đi thuê tài chính hay kinh doanh liên kết…
Những hạn chế và nguyên nhân : Một vấn đề thực tế đang diễn ra là các
doanh nghiệp vừa - và nhỏ rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân
hàng. Theo một cuộc điều tra gần đây của Cục phát triển doanh nghiệp chỉ
ra rằng chỉ có 32,38% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận
vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được.
Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp không đủ tài sản
thế chấp và nếu có tài sản thế chấp thì cũng chỉ vay được tối đa 70% giá
trị tài sản, theo cách định giá của ngân hàng cho vay, hơn nữa cuộc cạnh
tranh giữa các ngân hàng trong việc chạy đua thu hút vốn dẫn đến việc
đẩy lãi xuất cho vay lên quá cao. Điều này càng làm cho khả năng tiếp
cận nguốn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp giảm xuống. Một nguyên
nhân nữa là do khả năng định giá tài sản của doanh nghiệp chưa tốt, tài
sản của doanh nghiệp thường bị đánh giá thấp hơn thực tế.
Giải pháp khắc phục:
- Để tiếp cận vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính - – tín dụng khác
thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản lý, theo dõi về tài
chính kế toán minh bạch là điều rất cần thiết, càng trung thực, rõ ràng bao
nhiêu càng tốt bấy nhiêu, vì trước khi quyết định cho vay các ngân hàng
thường kiểm tra, thẩm định để đánh giá độ tin cậy của mình đối với doanh
nghiệp thông qua các báo cáo, số liệu tài chính mà doanh nghiệp cung
cấp.
- Một vấn đề nữa để tiếp cận được với vốn vay, các - doanh nghiệp cần phải
có các tài sản đảm bảo, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được
đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển
vọng cũng như thị trường mà doanh nghiệp đang chiếm hữu.
- Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, để tiếp cân được - nguồn vốn vay, các
doanh nghiệp cần chứng minh cho nhà cho vay thấy uy tín của mình trong
kinh doanh, chính những giá trị vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần,
kênh phân phối là cơ sở, căn cứ quan trọng đề ngân hàng quyết định lựa
chọn cho vay.
3. Chứng khoán có thể chuyển đổi:
Khái niệm : là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tùy theo
lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó thành một chứng
khoán khác.
Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi là nhằm huy động thêm vốn vào
những thời điểm chưa thích hợp cho việc phát hành cổ phiếu thường. Việc
phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi cũng có thể nhằm mục đích tăng
thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành, nhất là khi thị trường trái phiếu và cổ
phiếu ưu đãi đang xuống giá.
Giấy bảo đảm (Warrants) : do một cty phát hành, đem lại cho người sở
hữu nó quyền mua 1 số lượng cổ phần thường nhất định của cty, với giá
được ghi rõ trên mỗi cổ phần gọi là giá thực hiện.
Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond):
- Là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất
định cổ phiếu thường sau một khoảng thời gian lưu hành có ghi trên trái
phiếu.
- Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương đối thấp so
với các loại trái phiếu khác, song trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn đem lại
cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu
thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu
chuyển đổi.
- Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng
ghép giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do chính doanh
nghiệp phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có
quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương
lai với một mức giá xác định trước.
Lợi ích của trái phiếu chuyển đổi:
- Đối với bên phát hành: do việc người đầu tư sẽ được hưởng quyền chuyển
đổi trái phiếu này ra cổ phiếu thường khi đến hạn, nên:
Nếu là trái phiếu: bên phát hành sẽ bán trái phiếu ra với lãi suất thấp.
Nếu là cổ phiếu ưu đãi: bên phát hành sẽ chào bán với giá cao.
Khi các chứng khoán được chuyển đổi, nhà phát hành còn có lợi vì
loại bỏ được các khoản cố định phải trả, đồng thời tăng thêm số
lượng cổ đông của công ty, một chỉ báo có lợi cho danh tiếng của
công ty.
- Đối với người đầu tư:
Chứng khoán có thể chuyển đổi có sức hấp dẫn ở chỗ chúng kết hợp
được tính an toàn của trái phiếu (thu nhập cố định) với tính có th
đầu cơ của cổ phiếu thường.
Chứng khoán có thể chuyển đổi cho phép nhà đầu tư có thể được bảo
hiểm trước tình trạng lạm phát.
Tuy nhiên, những lợi ích của việc thực hiện chuyển đổi tùy thuộc
nhiều vào giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, và tương quan giá giữa
công cụ có thể chuyển đổi với những công cụ mà chúng có thể
chuyển đổi thành. Đó là những yếu tố thường không nằm trong tầm
kiểm soát của người đầu tư.
| 1/8

Preview text:

1. Tín dụng thuê mua :
- Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài
sản, máy móc thiết bị,…
- Tín dụng thuê mua là phương thức tài trợ dài hạn có lịch sử khá lâu đời và
nó đặc biệt phát triển mạnh ở những thập niên gần đây. ở nước ta tín dụng
thuê mua trừ một vài nơi quen thuộc như các hãng hàng không còn lại là
đang ở giai đoạn tìm hiểu và thử nghiệm
- Hợp đồng thuê mua là một hợp đồng giữa 02 hay nhiều bên, liên quan đến
một hay nhiều tài sản. Người cho thuê (chủ sở hữu tài sản- The Lessor)
chuyển giao tài sản cho người thuê (người sử dụng tài sản- The Lessee)
độc quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người
thuê phải trả một số tiền tương xứng với quyền sử dụng tài sản đó.
Các phương thức giao dịch của tín dụng thuê mua:
- Thuê vận hành (Operating Lease/Tranditional Lease/Service Lease)
- Thuê tài chính (Net Lease/Finance Lease/Capital Lease)
1.1 Thuê vận hành (Operating Lease):
Thuê vận hành đã có lịch sử rất lâu đời nên còn được gọi là thuê mua theo
kiểu truyền thống (Traditional Lease). ở nước ta loại thuê này đã có ở các
vùng nông thôn, họ cho thuê đất canh tác vài ba năm hoặc một số cơ sở
họ cho thuê ô tô và các máy móc thiết bị khác.
• Thời hạn thuê ngắn so với đời sống hữu ích của tài sản, điều kiện chấm
dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong một thời gian ngắn
• Người cho thuê chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản và mọi rủi
ro thiệt hại về tài sản
• Thường thì người thuê có quyền huỷ ngang hợp đồng
• Ví dụ: đất canh tác, công cụ lao động, nhà cửa, gia súc kéo, máy
photocopy, xe oto, thiết bị văn phòng,…
 Như vậy, hình thức thuê vận hành hoàn toàn phù hợp đối với những
hoạt động có tính chất thời vụ, ví dụ một doanh nghiệp xây dựng khi
nhận được một công trình lớn yêu cầu phải có máy đóng cọc cỡ lớn và
họ cũng chỉ cần sử dụng trong 9 tháng đến 1 năm nên họ không cần
mua mà đi thuê máy tỏ ra phù hợp hơn.
1.2 Thuê tài chính (Net Lease):
• Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dung trung hạn hay dài hạn
không thể hủy ngang. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua
tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều
kiện mua tài sản đó với nhà cung cấp hoặc người cho thuê cung cấp tài
sản của họ cho người thuê.
• Thuê tài chính có đặc điểm sau:
- Thời hạn thuê kéo dài, chiếm phần lớn thời gian sử dụng của tài sản;
- Người thuê chịu trách nhiệm bảo dưỡng, bảo hành tài sản thuê;
- Người thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn;
- Tổng số tiền thuê mà người đi thuê phải trả cho người cho thuê thường đủ
bù đắp giá trị gốc của tài sản.
- Kết thúc thời hạn th êu , bên th êu được chuyển quyền sở hữu, mua lại
hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thoả thuận trong hợp đồng thuê.
• Thông thường, một giao dịch cho thuê tài chính thường gồm 03 phần:
- Thời hạn thuê cơ bản (Basic Lease period)
- Thời hạn gia hạn tùy chọn(Optional Renewal period)
- Phần giá trị còn lại (Residual Value Share)
Theo IASC thuê tài chính có 4 tiêu chuẩn:
• Quyền sở hữu được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng
• Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng
với giá thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng
• Thời gian của HĐ thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản
• Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do người thuê trả phải lớn
hơn hoặc bằng giá trị thị trường của tài sản thời điểm hợp đồng
Theo Việt nam, cho thuê tài chính có 4 điều kiện:
• Chuyển quyền sở hữu tài sản khi kết thúc hợp đồng hoặc tiếp tục thuê
• Trong HĐ có quy định bên thuê được quyền mua theo giá danh nghĩa thấp
hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại
• Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê
• Tổng số tiền thuê tài sản phải tương đương giá trị tài sản thuê tại thời điểm ký hợp đồng
Thông thường hết giai đoạn thuê tài chính người cho thuê thường uỷ quyền
cho người thuê làm đại lý bán tài sản. Nếu người thuê quản lý sử dụng tài sản
tốt thì giá trị thực tế của tài sản có thể lớn hơn nhiều so với giá trị còn lại dự
kiến trong hợp đồng, họ có thể mua lại và cũng có thể bán được giá cao hơn
và được hưởng phần chênh lệch.
Trong hợp đồng thuê tài chính các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo
hiểm, thuế tài sản cũng như những rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê
phải chịu cũng tương tự như tài sản của DN mua sắm. Cũng vì lý do đó nên
các khoản tiền thuê mà người cho thuê nhận được coi là giá trị thừa của tài
sản nên hình thức thuê nhận được coi là giá trị thừa của tài sản nên hình thức
thuê này cũng được gọi là thuê mua thuần.
Điểm lợi sử dụng thuê tài chính
- Không phải tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua tài sản
- Sử dụng hình thức bán và tái thuê giúp DN có thêm vốn lưu động KD
Điểm bất lợi:
- Chi phí sử dụng vốn ở mức độ tương đối cao so với tín dụng thông thường
Khi quyết định thuê tài chính doanh nghiệp cần tính NPV và IRR của dự
án và lựa chọn phương án mà có NPV > 0 và NPV lớn nhất (tiêu chuẩn có tính
ưu tiên nhất) đồng thời IRR không nhỏ hơn tỉ lệ hoàn vốn tối thiểu (Minimum
Attractive rate of Return – MARR) thì dự án được chọn.
2. V
ay dài hạn ngân hàng :
 Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp huy động vốn bằng cách đi vay dài
hạn Ngân hàng dưới dạng một hợp đồng tín dụng và doanh nghiệp phải
hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận. Thông thường các
khoản nợ có thời gian đáo hạn trong khoảng từ một đến tám năm và một
số khác có thời hạn dài hơn. Đặc điểm:
- Vay dài hạn được hoàn trả vào những thời hạn định kỳ - sự hoàn trả dần
khoản tiền vay bao gồm cả gốc và lãi.
- Lãi suất tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và ngân - hàng: lãi suất
cố định hoặc lãi suất thả nổi :
+ Lãi suất cố định: Được áp dụng khi người vay tiền muốn có một hợp
đồng cố định và không phải lo lắng trước những sự biến động của thị
trường. Lãi suất cố định được tính toán dựa trên cơ sở mức độ rủi ro và
thời gian đáo hạn, và chúng thường được đặt ở mức cao hơn so với lãi
suất của những trái phiếu công ty có mức độ rủi ro và thời gian đáo hạn tương tự.
+ Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi tùy thuộc vào những biến
động của thị trường. Lãi suất thả nổi được thiết lập dựa trên phần lãi suất
cơ bản ổn định cộng với tỷ lệ phần trăm nào đó tùy thuộc vào mức độ rủi
ro có liên quan của giao dịch đó tại thời điểm trả lãi.
Tuy nhiên, vay dài hạn ngân hàng là một nguồn vốn quan - trọng nhất, để
đảm bảo nguồn tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu Phân loại :
- Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng
- Vay thông qua phát hành trái phiếu, thuê tài chính…
Lãi suất tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng: lãi suất cố
định hoặc lãi suất thả nổi.
Thông thường các khoản vay tứ 3 đến 5 năm được coi là vay - trung hạn,
từ 3 năm trở lên được coi là dài hạn. Tiêu chuẩn này có thể có sự khác
nhau giữa các nước và các ngân hàng.
Ngoài việc huy động vốn từ vay dài hạn ngân hàng, các công - ty còn có
thể vay trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tài chính – tín dụng khác như:
Các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm… Tuy nhiên quy mô nguồn
vốn tín dụng có thể huy động được từ các tổ chức này còn nhiều hạn chế
do sự giới hạn của luật pháp về phạm vi huy động vốn. Do vây, các công
ty có thể phải huy động thông qua phát hành trái phiếu công ty hoạt thuê tài chình. Ưu điểm:
- Linh hoạt: người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù - hợp với dòng tiền thu nhập của mình
- Chi phí sử dụng thấp và được tính chi phí hợp lý khi tính - thuế TNDN • Nhược điểm :
- Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các - ngân hàng
thương mại cần đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của
ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và các thông tin
cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Trên cơ cở đó ngân hàng phân tích hồ sơ
xin vay vốn và đánh giá thông tin rồi ra quyết định có cho vay hay không.
- Các điều kiện đảm bảo tiền vay: khi doanh nghiệp xin vay - vốn, nhìn
chung các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản
đảm bảo tiền vay để thế chấp.
- Sự kiểm soát của ngân hàng: Khi một doanh nghiệp vay - vốn ngân hàng
thì phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích vay vốn và tình hình sử dụng vốn. • Liên hệ thực tế :
- Theo nghiên cứu của VVCI, hơn 74% số doanh nghiệp - muốn tìm đến
nguồn vốn bằng hình thức vay ngân hàng. Chính tâm lý này đang hạn chế
tính năng động của doanh nghiệp.
- Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) – cho biết: Các doanh nghiệp lâu nay thường gặp khó khăn
trong việc tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh
lạm phát hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đáp
ứng đủ điều kiện để các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cho vay
như: Lập kế hoạch kinh doanh, tài sản đảm bảo, cân đối tài chính của
doanh nghiệp… Những điều kiện đó thường chỉ có những doanh nghiệp
lớn, có uy tín, có thương hiệu mới đáp ứng được.
- Theo điều tra của bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 1/3 doanh nghiệp vừa và
nhỏ có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, 1/3 khó tiếp cận và 1/3
không tiếp cận được. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng thủ tục
ngân hàng đặt ra là “quá sức” đối với doanh nghiệp. Ngay cả khi có chính
sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số doanh nghiệp cừa và
nhỏ được vay. Thêm vào đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao
(có thời điểm đến 27%) và việc gia tăng các loại phí của ngân hàng cũng
đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp thực sự cần vay vốn để sản
suất kinh doanh. Không ít doanh nghiệp đã thu hẹp hoặc tạm dừng sản
xuất kinh doanh vì không vay được vốn.
- Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP - chăn nuôi
và xuất nhập khẩu (Aprocimex) cho biết, trong năm qua, giá cả có sự biến
động rất lớn đã làm cho không ít doanh nghiệp trong nước dè chừng,
không dám mạnh dạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực sản
xuất thức ăn chăn nuôi, các chi phí đầu vào cho sản xuất như nguyên vật
liệu, vận tải… đều tăng cao. Do vậy, doanh nghiệp rất chật vật, khó khăn
khi không tìm được nguồn vốn vay.
- Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng hiện nay, ngoài kênh - huy động
vốn truyền thống là vay ngân hàng, vẫn còn khá nhiều kênh huy động vốn
khác mà doanh nghiệp chưa tân dụng hết như: cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, mua chịu hàng hóa, đi thuê tài chính hay kinh doanh liên kết…
• Những hạn chế và nguyên nhân : Một vấn đề thực tế đang diễn ra là các
doanh nghiệp vừa - và nhỏ rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân
hàng. Theo một cuộc điều tra gần đây của Cục phát triển doanh nghiệp chỉ
ra rằng chỉ có 32,38% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận
vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được.
Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp không đủ tài sản
thế chấp và nếu có tài sản thế chấp thì cũng chỉ vay được tối đa 70% giá
trị tài sản, theo cách định giá của ngân hàng cho vay, hơn nữa cuộc cạnh
tranh giữa các ngân hàng trong việc chạy đua thu hút vốn dẫn đến việc
đẩy lãi xuất cho vay lên quá cao. Điều này càng làm cho khả năng tiếp
cận nguốn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp giảm xuống. Một nguyên
nhân nữa là do khả năng định giá tài sản của doanh nghiệp chưa tốt, tài
sản của doanh nghiệp thường bị đánh giá thấp hơn thực tế.
• Giải pháp khắc phục:
- Để tiếp cận vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính - – tín dụng khác
thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản lý, theo dõi về tài
chính kế toán minh bạch là điều rất cần thiết, càng trung thực, rõ ràng bao
nhiêu càng tốt bấy nhiêu, vì trước khi quyết định cho vay các ngân hàng
thường kiểm tra, thẩm định để đánh giá độ tin cậy của mình đối với doanh
nghiệp thông qua các báo cáo, số liệu tài chính mà doanh nghiệp cung cấp.
- Một vấn đề nữa để tiếp cận được với vốn vay, các - doanh nghiệp cần phải
có các tài sản đảm bảo, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được
đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển
vọng cũng như thị trường mà doanh nghiệp đang chiếm hữu.
- Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, để tiếp cân được - nguồn vốn vay, các
doanh nghiệp cần chứng minh cho nhà cho vay thấy uy tín của mình trong
kinh doanh, chính những giá trị vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần,
kênh phân phối là cơ sở, căn cứ quan trọng đề ngân hàng quyết định lựa chọn cho vay.
3. Chứng khoán có thể chuyển đổi:
• Khái niệm : là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tùy theo
lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó thành một chứng khoán khác.
• Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi là nhằm huy động thêm vốn vào
những thời điểm chưa thích hợp cho việc phát hành cổ phiếu thường. Việc
phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi cũng có thể nhằm mục đích tăng
thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành, nhất là khi thị trường trái phiếu và cổ
phiếu ưu đãi đang xuống giá. • G
iấy bảo đảm (Warrants) : do một cty phát hành, đem lại cho người sở
hữu nó quyền mua 1 số lượng cổ phần thường nhất định của cty, với giá
được ghi rõ trên mỗi cổ phần gọi là giá thực hiện. • T
rái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond):
- Là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất
định cổ phiếu thường sau một khoảng thời gian lưu hành có ghi trên trái phiếu.
- Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương đối thấp so
với các loại trái phiếu khác, song trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn đem lại
cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu
thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi.
- Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng
ghép giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do chính doanh
nghiệp phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có
quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương
lai với một mức giá xác định trước.
 Lợi ích của trái phiếu chuyển đổi:
- Đối với bên phát hành: do việc người đầu tư sẽ được hưởng quyền chuyển
đổi trái phiếu này ra cổ phiếu thường khi đến hạn, nên:
Nếu là trái phiếu: bên phát hành sẽ bán trái phiếu ra với lãi suất thấp.
Nếu là cổ phiếu ưu đãi: bên phát hành sẽ chào bán với giá cao.
 Khi các chứng khoán được chuyển đổi, nhà phát hành còn có lợi vì
loại bỏ được các khoản cố định phải trả, đồng thời tăng thêm số
lượng cổ đông của công ty, một chỉ báo có lợi cho danh tiếng của công ty.
- Đối với người đầu tư:
 Chứng khoán có thể chuyển đổi có sức hấp dẫn ở chỗ chúng kết hợp
được tính an toàn của trái phiếu (thu nhập cố định) với tính có thể
đầu cơ của cổ phiếu thường.
 Chứng khoán có thể chuyển đổi cho phép nhà đầu tư có thể được bảo
hiểm trước tình trạng lạm phát.
 Tuy nhiên, những lợi ích của việc thực hiện chuyển đổi tùy thuộc
nhiều vào giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, và tương quan giá giữa
công cụ có thể chuyển đổi với những công cụ mà chúng có thể
chuyển đổi thành. Đó là những yếu tố thường không nằm trong tầm
kiểm soát của người đầu tư.