Tín ngưỡng thờ cúng Táo quân ở Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tín ngưỡng thờ cúng Táo quân ở Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ P Ạ H M HÀ NỘI
KHOA TIẾNG ANH ------ ------
BÀI TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: Tín ngưỡng thờ cúng thần Táo quân và sự biến
tướng trong tư duy văn hóa ngày nay
Sinh viên thực hiện: Vũ Hoàng Vân Chi Mã sinh viên: 725701034 HÀ NỘI-2022
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................3
CHƯƠNG I. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TÁO QUÂN ............................................3
1. Về tên gọi Táo quân ...........................................................................................3
2. Nguồn gốc tín ngưỡng cúng Táo quân ...............................................................3
3. Nghi thức cúng Táo quân ở ba miền ..................................................................5
CHƯƠNG II. Ý NGHĨA CỦA TÍN NGƯỠNG CÚNG TÁO QUÂN ........................9
CHƯƠNG III. BIẾN TƯỚNG TRONG TƯ DUY VĂN HÓA NGÀY NAY TRONG
NGÀY CÚNG TÁO QUÂN .........................................................................................10
1. Nghi thức cúng Táo quân xưa và nay ...............................................................10
2. Sự biến tướng trong tư duy văn hóa trong ngày cúng Táo quân ......................11
KẾT LUẬN .........................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................15
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ PGS: Phó Giáo sư TS: Tiến sĩ GV: Giảng viên PCN: Phó Chủ nhiệm PGĐ: Phó Giám đốc
DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: ự
S khác nhau giữa mâm cúng và lễ vật ở ba miền Bảng 2: ự
S khác nhau về thời gian trong nghi thức cúng Táo quân ở ba miền
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Nước ta có hệ thống thần linh rất đa dạng, bên cạnh các thần linh được cộng
đồng làng thờ cúng, còn có những vị thần thờ cúng trong mỗi gia đình. Nhìn chung, trong
đa thần giáo, mồi vị thần tiêu biểu cho một sức mạnh, một hiện tượng nhất định của thiên
nhiên, xã hội hay tâm lý con người, đồng thời tiều biếu cho một trật tự cao hơn trong các
bộ lạc nguyên thủy” (TS.Trịnh Thị Lan, Tạp chi Dân tộc học số 6, 2020, tr.121). Mỗi vị
thần sẽ có một sức mạnh, quyền năng riêng và đều có một vị trí nhất định trong đời sống tâm linh của con người.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi Táo quân là vị thần cai q ả u n việc bếp núc và
là một trong những vị thần quan trọng ủ
c a hệ thống thần bảo hộ gia đình, gồm T ổ h công,
Thổ địa, Tổ tiên. Người Việt thờ cúng Táo quân với mong ước về sự no ấm, ầ đ y đủ và
bảo vệ sự bình yên trong gia đình. Vì vậy, tục thờ Táo quân là một tín ngưỡng
văn hóa dân gian hết sức phổ biến và có từ lâu đời của nhân dân ta từ Bắc chí Na , m chứa đựng n ữ h ng tru ề y n thống tốt đẹp.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu và từ những kiến thức thu được trong
quá trình học tập và thực tế, tôi đã chọn đề tài "Tín ngưỡng thờ cúng thần Táo quân và sự biến t ớ
ư ng trong tư duy văn hóa ngày nay" với mong muốn hiểu một cách toàn d ệ i n
hơn về một tín ngưỡng quan trọng trong cộng ồ đ ng ng ờ
ư i Việt cũng như làm giàu vốn
kiến thức về văn hóa cho bản thân. Đồng thời tôi cũng muốn giới thiệu cho những ai chưa biết, h ặ o c chưa h ể
i u rõ về tín ngưỡng này sẽ được tiếp cận và có cái nhìn đúng đắn.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu này chỉ ra được nét đặc trưng cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng
Táo quân của người Việt. Đồng thời làm rõ n ữ h ng giá t ị r của tín ng ỡ ư ng thờ Táo quân đối với ờ đ i sống tinh t ầ
h n của nhân dân ta. Qua đó, có thể làm nổi ậ b t cũng như lan tỏa 1
nét tín ngưỡng đặc trưng của người dân Việt Nam nói chung, góp phần giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 3. Đối t ợ ư ng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng. Tiểu l ậ u n tìm h ể i u về nguồn gốc ụ
t c thờ Táo công ở Việt Nam, về sự xuất h ệ
i n của Táo quân trong các thư ị t ch
cổ cũng như trong truyền thuyết, các nghi ễ l , nghi t ứ
h c thờ cúng Táo quân và ý nghĩa
của tín ngưỡng. Ngoài ra, trong bài tiểu l ậ
u n này, tôi còn đưa ra sự so sánh giữa tục thờ
cúng Táo công xưa và nay, qua đó làm nổi bật sự biến tướng trong việc thực hành tín
ngưỡng của người dân Việt Nam trong xã ộ h i hiện ạ đ i.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu gắn l ề
i n với định tính, đưa ra các nhận định
tri thức chủ yếu dựa vào các quan đ ể
i m. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các thao tác phân
tích và tổng hợp dữ liệu từ nh ề
i u nguồn tìm được, sàng lọc ng ồ
u n tư liệu thứ cấp. Từ đó
hệ thống hóa đối tượng và tiến hành phân tích vấn đề. Vận dụng lý thuyết Chức Năng
Luận để lý giải vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Táo quân là điều gì đó thiêng liêng, quan
trọng trong cuộc sống của người Việt. 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TÍN NGƯỠNG CÚNG TÁO QUÂN Người Việt Nam quan n ệ i m Táo Quân sẽ lên t ờ
r i và thưa với Ngọc Hoàng
những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở
dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm
lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn n ữ
h ng điều tốt đẹp nhất sẽ
được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt ẽ s được báo cáo nhẹ đi.
Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì ầ
đ u ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu ể đ sang ngày 23
tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được
lễ vật tâm thành của gia chủ. “Nguyên ở trong đạo Lão Tử có nói rằng: ngày hai mươi
ba tháng chạp thì Táo quân lên chầu trời để tâu việc thiện ác của nhân gian” (Phan Kế
Bính, Việt Nam phong tục, 2005, tr.50). Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn ạ l i t ắ h p thêm một t ầ u n hương nữa, ễ
l tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, s ố
u i… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.
1. Về tên gọi Táo quâ n
Táo quân (灶君), dân gian gọi nôm na là Vua bếp hay ông Công ông Táo, được
xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà. Tên đầy đủ của vị thần này theo
tiếng Hán là “Đông trù Tư mệnh Cửu linh Nguyên vương Định phước Thần quân”, tục
xưng Táo quân hoặc Táo vương. Theo truyền thuyết, Ngọc hoàng ắ s c phong cho ngài là
“Ngọc thanh Phụ tướng Cửu thiên Đông trù Tư mệnh Táo vương Chân quân”. “Đông
trù” và “Táo” trong tiếng Hán đều mang nghĩa c ỉ h “nhà bếp, bếp” . 2. Nguồn ố g c í
t n ngưỡng cúng Táo quân
2.1. Sự sùng bái đối với Lửa
GV Trần Hạnh Nguyên, Đại học Tây ắ B c, ỉ
t nh Sơn La cho rằng, ban đầu sự sùng
bái đối với bếp lửa có ba ông đầu rau chính là tầng sâu tính biểu tượng và nội hàm văn 3
hóa của tín ngưỡng thờ cúng thần Thổ công kiểu “Tam vị nhất thể” của người Việt, đã tồn tại tr ớ ư c khi tín ng ỡ
ư ng thờ thần Táo quân của người Hán truyền sang, là sự kế thừa
từ thời xa xưa của các bậc tiền nhân và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Dưới góc độ
Dân tộc học, tín ngưỡng thờ thần Táo quân của người Việt có từ thời viễn cổ. Hiện tượng
ba hòn đá tạo thành c ỉ h nh thể của “Tam ị v nhất t ể h ” là t ợ ư ng trưng của ố đ ng lửa và có quan hệ mật th ế
i t với sùng bái đá từ thời xa xưa vì đá có thể tạo ra lửa. Bếp lửa bao hàm
nội hàm văn hóa và tích lũy lịch sử một cách sâu sắc, từ c ứ
h c năng đơn thuần là chiếu sáng, sưởi ấm, ấ
n u ăn đến hình thành một tín ngưỡng vừa mang nội dung văn hóa xã hội
vừa là nơi để người và thần giao tiếp với nhau. Đồng thời, bếp lửa cũng là t ợ ư ng trưng
của gia đình với nhiều chức năng khác nhau. ế
B p lửa, có thể nói, là một trong những điểm khởi ầ đ u cho cuộc ố s ng tinh t ầ h n của ỗ
m i dân tộc. Người Việt ngày nay sùng bái
Thổ công chính là sự kế thừa tập tục thờ cúng thần Lửa, thần Bếp trước đây, là sự tri ân
của con người với bếp lửa (Nghiên cứu so sánh tín ngưỡng thờ thần Táo quân của người
Việt ở Việt Nam và người Hán ở Trung Quốc, 2014).
2.2. Sự tích về Táo quâ n
Trong dân gian Việt Nam vẫn còn lưu truyền câu ca dao “Thế gian một vợ một
chồng/Không như vua bếp hai ông một bà” để nhắc lại sự tích Táo quân.
Theo sự tích này, ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo khổ. Một năm nọ, Trời làm
mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, đã nhiều năm trôi qua mà không thấy về. Người
vợ để tang chồng rồi nối duyên với một người đã cưu mang nàng. Một hôm, trong khi
người chồng mới đi vắng thì người chồng cũ sau bao năm bặt tin bỗng trở về. Người vợ
chỉ còn biết ôm người chồng cũ khóc than rồi đem cơm rượu cho ăn. Rồi để tránh t ế i ng, người ợ
v bảo người chồng cũ ra ố
đ ng rơm núp tạm. Người chồng mới về vào bếp lấy tro
bón ruộng không có, bèn ra đốt đống rơm, vô tình giết c ế
h t người chồng cũ. Thấy người
chồng cũ chết oan trong đống rơm, người ợ
v thương xót quá bèn nhảy vào lửa cùng chết.
Người chồng mới thấy vậy, tuy không hiểu đầu đuôi, nhưng vì thương vợ cũng nhảy vào
lửa chết theo. Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa bèn phong cho ả c ba cùng làm Vua 4
Bếp (Táo quân, ông Táo, do vậy mà bếp có ba ông đầu rau) để đ ợ ư c gần nhau mãi mãi
và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ.
Còn rất nhiều dị bản khác được lưu tru ề
y n trong dân gian nhưng nhìn chung nội
dung chủ yêu giống như câu chu ệ y n kể trên .
3. Nghi thức cúng Táo quân ở ba miền
Ngày ông Công, ông Táo là một trong những dịp lễ quan trọng để nhân dân Việt
Nam thể hiện tấm lòng thành kính của mình đối với các vị Táo Quân. Vào những ngày
này, dù bận rộn tới mấy, người dân ba miền đều có sự chuẩn bị chu đáo riêng của mình.
Ngày nay, dù đã có sự giao thoa, nghi thức cúng ông Táo ba miền vẫn có những nét khác
nhau cơ bản. Tôi xin phép trình bày những đ ể
i m khác biệt đó trong cá c bảng sau đây:
3.1. Mâm cúng và lễ vật
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
- Đủ các món ăn - Một số vùng như - Có sự tương đồng với
truyền thống như xôi, Huế và Hội An có tục người miền Bắc.
gà, giò, chả, canh cúng tượng đất Táo - Ngoài những món mặn măng, nem,...
quân và dựng cây nêu chủ đạo như: nem, giò,
- Ở nhiều địa phương sau ngày 23 tháng bánh chưng, hành muối,
khu vực Bắc Bộ sẽ có Chạp.
gà luộc..., người miền
Mâm cỗ xôi chè, thường là chè - Bộ tượng ấ
đ t có đầy Nam có thêm một đĩa
bà cốt, nấu bằng nếp đủ đồ cúng, hoa tươi, đậu phộng, ẹ k o vừng
cái, xôi vò, đường nâu hoa quả, ặ đ t t ợ ư ng đen... và gừng. mới và tượng cũ cạnh nhau. - Mâm cơm phải có cá thu hoặc cá ngừ. 5
- Hai mũ ông và một Thường cúng một con Thường cúng mũ, áo và
mũ bà. Mũ dành cho ngựa bằng giấy có đủ đôi hia bằng giấy, đốt
các ông Táo thì có hai bộ yên, cương. giấy in mộc bản hình cánh chuồn, mũ Táo “cò bay, ngựa chạy”. bà thì không có cánh
Lễ vật chuồn. - Dùng hai hoặc ba con cá chép làm đồ cúng lễ (cá chép sống hoặc giấy).
Bảng 1: Sự khác nhau giữa mâm cúng và lễ vật ở ba miền
3.2. Thời gian và không gian làm lễ cúng
3.2.1. Thời gian
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Lễ cúng được làm từ khá Thời gian cúng Lễ được làm vào buổi ố t i, từ 20h - 23h.
sớm, không nhất thiết phải ông Công ông Người miền Nam cho ằ r ng vào cuối
đúng vào ngày 23 tháng Táo là đêm 22, ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong Chạp mà có thể bắt ầ
đ u từ rạng ngày 23 bữa tối, không còn nấu nướng và dùng
ngày 20, muộn nhất là 12h âm lịch.
đến bếp thì mới được tiễn ông Táo lên trưa ngày 23 tháng Chạp. gặp Ngọc Hoàng.
Bảng 2: Sự khác nhau về thời gian trong nghi thức cúng Táo quân ở ba miền 3.2.2. Không gian
Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ
cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn
đề này. Tuy nhiên, theo quan niệm của đa ố
s người Việt Nam, cúng bái luôn là việc yêu
cầu sự trang nghiêm nên lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang 6
trọng. Một số gia đình có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.
Nhà nghiên cứu văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải được ặ
đ t ở một nơi riêng. Các gia đình có thể tiến hành lễ cúng Táo quân
ở trong nhà, dưới bếp, ngoài khu vực vỉa hè, tùy ừ
t ng phong tục tập quán mỗi vùng miền.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong ễ
l cúng ông Công ông Táo, nếu
nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt ầ
g n bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu
không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên
chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao
tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông
Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn
thờ thần linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.
3.3. Ý nghĩa của tục thả cá ché p
Truyền thuyết kể lại rằng: “Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống t ầ r n
gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện – ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày
23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất
cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong ộ
m t năm để Thiên đình định đoạt công
tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người”. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới
trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình. Bởi thế cứ đến ngày Tết
ông Công ông Táo là người Việt ạ l i làm ễ
l cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị hai
hoặc ba con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng
xong sẽ đem “phóng sinh” ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về t ờ r i.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Nguyễn Cung Hà, PC N bộ môn Cận Tâm Lý
thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, PGĐ trung tâm nghiên cứu
và ứng dụng văn hóa Á Đông cho biết: “Các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng 7
Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng. Trong tất ả c các loài ố s ng
dưới nước chỉ có cá chép là có t ể
h vượt qua vũ môn lên trời và hoá thành rồng được”.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa ồ r ng”
còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, ề b n
chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc h ớ ư ng ế
đ n một kết quả tốt ẹ
đ p. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông
Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. 8
CHƯƠNG II. Ý NGHĨA CỦA TÍN NGƯỠNG CÚNG TÁO QUÂN
Không những định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức từ những việc làm đúng theo ạ
đ o lý của gia chủ và những người trong nhà; các vị Táo còn ngăn
cản sự xâm phạm của ma q ỷ
u vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Ngoài
ra theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi v ệ i c th ệ i n, ác của từng gia đình để c ố
u i năm lên tâu Ngọc Hoàng. Người dân thành kính phụng thờ, tin tưởng thần
lực của các vị Táo quân. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà có việc không suôn sẻ.
Táo quân được cho là vị t ầ
h n theo sát cuộc sống của ọ
m i người với vai trò là cầu
nối của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà. Hằng ngày, Táo quân ghi lại những công tội, ố t t
xấu của mọi người để trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, để thưởng cho cái tốt và phạt
cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta th ờ
ư ng làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu t ờ r i ấ r t long trọng. Một năm mới bắt ầ
đ u bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc v o à 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về t ờ
r i. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm
mới. Như vậy, làm thành một chu trình khép kín, âm dương chu ể y n hóa cho nhau. Lễ
tiễn đưa ông Táo về chầu trời thường được cúng khá sớm và thời gian muộn nhất là 12
giờ trưa 23 tháng Chạp Âm lịch bởi người ta quan niệm ằ
r ng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.
Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa t ờ
h “thần Bếp” chuyên cai q ả u n việc bếp núc. 9
CHƯƠNG III. BIẾN TƯỚNG TRONG TƯ DUY VĂN HÓA NGÀY
NAY TRONG NGÀY CÚNG TÁO QUÂN
1. Nghi thức cúng Táo quân xưa và nay 1.1. Tục cúng cá chép
Trước kia, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo, người Việt ạ l i làm lễ cúng cá chép
sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở
sông, ao, hồ, nghĩa là “phóng sinh” để đưa ông Táo về trời. Ngày nay, tục phóng sinh cá
chép vẫn còn một số gia đình ưa chuộng.
Tuy nhiên thời gian gần đây, để giản tiện hơn, một ố
s gia đình mua cá giấy thay
cho cá sống. Sau khi cúng xong sẽ đem đốt cùng các đồ cúng khác. V ệ i c làm này vừa giản t ệ
i n, đỡ tốn thời gian, đồng thời cũng t ế i t k ệ
i n chi phí cho gia chủ. Hơn nữa, đốt cá
chép giấy, ông Công ông Táo vẫn có thể sử dụng để lên chầu trời thay vì phóng sinh cá sống. 1.2. Mâm cúng
Theo phong tục trước kia, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường p ả h i có đủ: • 1 đĩa gạo; • 1 đĩa chè kho; • 1 đĩa muối; • 1 đĩa hoa quả;
• 5 lạng thịt vai luộc; • 1 ấm trà sen; • 1 bát canh mọc; • 3 chén rượu;
• 1 đĩa xào thập cẩm; • 1 quả bưởi; • 1 đĩa giò; • 1 quả cau, lá trầu;
• 1 con cá chép rán (hoặc cá • 1 lọ hoa đào nhỏ; chép sống); • 1 lọ hoa cúc; • 1 đĩa xôi gấc; • 1 tập giấy t ề i n, vàng mã. 10 Dần ầ d n, t ả
r i qua các thời kỳ phát triển, các món cúng ông Táo có nhiều thay đổi.
Bên cạnh một số món ăn chính là xôi, thịt lợn, xào thập cẩm…, mâm cúng ẽ s giản t ệ i n
một số món như gạo, muối, chè kho, bưởi, trà sen… Thay vào đó, sẽ bổ sung thêm những
món ăn khác phù hợp hơn với th i
ó quen và điều kiện của các gia đình. Thậm chí, các gia
đình còn thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi
các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng…gà luộc ngậm hoa hồng hay ớt đỏ tỉa hoa và ch ẩ
u n bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và
bản sắc như: bánh chưng gấc, xôi vò, xôi chè, thịt đông, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc
thịt kho tàu, giò xào, giò ạ
n c, món xào, canh măng, hành muối,... 1.3. Lễ vật cúng
Ngày xưa, đồ vàng mã cúng Táo quân thường bao gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn
ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Mỗi bộ sẽ
bao gồm mũ áo, hia hài Táo Quân.
Tuy nhiên, khi đời sống con người thay đổi và ngày càng hiện đại hơn. Người ta
quan niệm, thời nay khi cuộc sống ngày càng phát tr ể
i n, ông Công ông Táo cũng vì thế
mà sử dụng được những thứ mà người trần vẫn sử dụng để tiện hơn cho việc lên chầu trời và đi lại. Vì thế, một ố
s gia đình “phú quý sinh lễ nghĩa”, còn chuẩn bị cả những vật dụng
bằng vàng mã khác cho ông Công ông Táo như điện thoại, thuốc lá, rượu ngoại, thậm
chí còn tậu nhà lầu, xe hơi, máy bay với đủ loại vòng vàng để “cậy nhờ” Táo làm ẹ đ p
bản báo cáo dâng lên Ngọc Hoàng, qua đó có thể n ậ
h n được nhiều tài lộc.
2. Sự biến tướng trong tư duy văn hóa trong ngày cúng Táo quân 2.1. Lạm dụng vàng mã
Ngày nay người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất t ị h nh soạn
với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ được thưa với Ngọc Hoàng và những điều không
may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi. Đây là việc áp đặt suy nghĩ của con 11
người lên các vị thần. Hiện nay có không ít gia đình bỏ tiền sắm đồ lễ cầu kỳ, ố t n kém,
ngoài mũ áo ông Công, ông Táo, còn trang bị nhà lầu, xe hơi, đ ệ
i n thoại, máy tính..., với
dụng ý xin tài lộc. Đ ề
i u này khiến phong tục đẹp của dân tộc ị
b méo mó, đó là chưa nói đến việc ố
đ t vàng mã với số l ợ
ư ng lớn gây ảnh hưởng tới môi trường.
GS. Lê Văn Lan cho rằng, “việc đốt hàng đống vàng mã, nào quần, nào áo, nào nhà lầu, xe hơi, t ậ
h m chí là cả trực thăng trong ngày tết ông Công, ông Táo thể hiện cách hiểu sai, sự biến t ớ ư ng ề
v tư duy văn hóa. Đó là sản phẩm của tư duy “t ị h trường”, của
quan niệm “trần sao âm vậy”, ố c gắng đốt thật nh ề
i u đồ mã sang trọng để nhận được
nhiều lộc, nhiều tiền, được thăng quan, tiến chức.” Đốt vàng mã c ỉ
h là hình thức thỏa mãn nhu ầ
c u tâm linh của mỗi ng ờ ư i. ế N u có
lòng thành thì chúng ta chỉ cần để tiền lộc, sau đó xin lộc chi tiêu hoặc lấy tiền đó đi làm việc th ệ i n. V ệ
i c ngày càng có nhiều người dân tiễn Táo Quân về c ầ h u Trời bằng những
đồ mã đắt tiền một ặ
m t là do người dân chưa hiểu hết giá t ị r , ý nghĩa của cái ế T t đặc biệt này.
2.2. Biến tướng trong tục thả cá
Một vài năm gần đây, xuất h ệ
i n việc sử dụng cá KOI hay cá vàng để cúng phóng
sinh thay cho cá chép. Chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ phản
đối hình thức dùng cá KOI cúng lễ ông Công, ông Táo. Ông giải thích, theo truyền thuyết
dân gian, cá chép hóa rồng nên ông Công, ông Táo sử dụng cá chép làm phương tiện lên
chầu trời và cúng ông Công, ông Táo phải có cá chép. Ngoài ra, theo quan niệm của P ậ h t
giáo, việc thả cá là hình thức phóng sinh, bảo vệ môi trường nhưng không vì thế mà
chuyển sang phóng sinh cá KOI. Như vậy, chúng ta đang làm mất đi giá trị ý nghĩa ban đầu của tru ề y n t ố h ng dân gian.
Và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày ông Công, ông Táo là các hồ, sông lớn nhỏ
đều đầy túi ni lông ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sinh thái. Ngoài ra việc ứ đọng
túi ni lông trong hồ, sông khiến nước càng ô nhiễm khiến cho cá bị c ế h t. Vậy không hiểu
thả cá là việc tốt hay đang gián tiếp sát sinh, ạ t o thêm một tội ữ n a trong tội t ạ r ng của 12
mình. Nhiều người thản nhiên vứt cả túi nilong đựng cá ném từ cầu xuống sông. Nhiều
chú cá chưa kịp sống đã chết cứng đơ vì rơi ừ
t độ cao hàng chục mét. Không những thế,
có một số người còn chờ mọi người sau khi thả cá xong sẽ chích điện, bắt cá với số lượng
lớn để đem đi bán tiếp. Tuy biết họ làm vậy vì cuộc sống phải mưu sinh nhưng ẫ d u sao đấy vẫn là n ữ
h ng việc làm không đúng.
2.3. Ý thức của người dân trong việc giữ gìn đúng bản chất của tín ngưỡng
Các nghi thức cúng bái chẳng qua cũng chỉ là hình thức ể đ chúng ta bày tỏ tấm
lòng với thiên nhiên cũng như các vị thần. Vậy nên, là những người hiểu đạo, chúng ta
cần phải sáng suốt, không nên cổ xúy và hùa theo những thói mê tín dị đoan cổ hủ, lỗi
thời. Và nếu như mỗi người trong cuộc sống hằng ngày luôn cố gắng sống tốt, làm việc thiện, tránh làm v ệ
i c ác thì tất nhiên sẽ không ai nói xấu về mình. Tín ngưỡng dân gian
giúp đời sống văn hóa của chúng ta thêm phong phú nhưng quan trọng hơn cả chúng ta cần phải hiểu giá t ị
r , ý nghĩa thực sự của các ngày Tết, lễ hội để tránh những tư tưởng sai lệch, thiếu khoa ọ h c. Suy cho cùng tất ả
c mọi hình thức tín ngưỡng văn hóa dân gian
đều muốn giúp mỗi người hướng đến cái th ệ
i n, rời họa được phúc, có một đời ố s ng bình yên và an lạc. 13
KẾT LUẬN
Trong thời đại phát triển và hội nhập ngày nay, ngày càng có nhiều tín ngưỡng
cổ truyền bị mai một. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và duy trì những giá trị văn hóa đó
trở nên đặc biệt quan trọng.
Với tiêu chí “hòa nhập chứ không hòa tan”, trong bài tiểu luận em đã trình bà y
những thông tin khái quát n ấ h t về tín ng ỡ
ư ng thờ cúng Táo quân từ khái niệm, nguồn
gốc, nghi thức và ý nghĩa đến cách hiểu sai ệ
l ch trong việc thực hành tín ngưỡng đó
trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên do vốn kiến thức và kinh nghiệm ạ h n c ế h nên bài t ể i u
luận không khó tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được n ữ h ng nhận xét, đóng góp để bài t ể i u l ậ
u n được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Kế Bính (2005[1913]), Việt Nam phong tục, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Hạnh Nguyên. (2014). Nghiên cứu so sánh tín ngưỡng thờ thần Táo quân của
người Việt ở Việt Nam và người Hán ở Trung Quốc. Nghiên cứu tôn giáo. Số 1 (127).
4. Trịnh Thị Lan. (2020). Tình hình nghiên cứu về tín ngưỡng tru ề
y n thống của một số
tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Dân ộ t c ọ h c. Số 6.
5. “Tết ông Công, ông Táo: Văn hóa truyền thống bị biến tướng”, nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/tet-on - g con - g on - g tao-van-hoa-truyen-thon - g bi-bien-tuon - g
307176.vov, ngày đăng 22/01/2014, ngày truy cập 03/12/2022
6. “Tết ông Công ông Táo - Sự tích và nét văn hóa”, nguồn: Tết ông Công ông Táo -
Sự tích và nét văn hóa (baochinhphu.vn), ngày đăng 20/01/2017, ngày truy cập 01/12/2022.
7. “Phong tục cúng ông Công ông Táo ở 3 miền khác nhau như t ế h nào?”, nguồn: https://vtv.vn/xa-hoi/phon - g tu - c cun - g on - g cong-on -
g tao-o-3-mien-khac-nhau-nhu-the-
nao-20210202154626046.htm, ngày đăng 02/12/2021, ngày truy cập 30/11/2022 .
8. “Phân tích phong tục cúng ông Công, ông Táo của người Việt Nam”, nguồn:
https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/dai-cuon - g van-hoa/phan-tic - h phong-tu - c cung-ong-cong-ong-ta - o cua-nguoi-vie -
t nam/, ngày đăng 26/05/2022, ngày truy cập 29/11/2022.
9. “Cúng ông táo ở bếp hay trên bàn thờ, ị
V trí đặt bàn thờ cúng ông táo phù hợp theo
chuyên gia phong thuỷ”, ng ồ
u n: https://banthotantam.com/cung-on - g tao-o-bep-hay-
tren-ban-tho.html, ngày đăng 14/08/2022, ngày truy cập 02/12/2022. 15