-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tình hình cung cầu hàng dệt may của Việt Nam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái quát chung về ngành dệt may ở Việt Nam. Tầm quan trọng của việc cung-cầu hàng dệt may ở Việt Nam. Khái niệm về cung và cầu. Mối quan hệ giữa cung và cầu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Tình hình cung cầu hàng dệt may của Việt Nam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái quát chung về ngành dệt may ở Việt Nam. Tầm quan trọng của việc cung-cầu hàng dệt may ở Việt Nam. Khái niệm về cung và cầu. Mối quan hệ giữa cung và cầu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Hiện nay, ngành công nghiệp dệt may đang có xu hướng chuyển dịch từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu Á có giá
nhân công rẻ. Tuy nhiên, công tác quản lí, tổ chức sản xuất kinh doanh vẫn là điểm
yếu của ta trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của ngành dệt
may Việt Nam. Để khắc phục chúng ta phải có những biện pháp tích cực như đẩy
mạnh sản xuất, xuất khẩu, mở rộng thị trường, đón bắt nhu cầu về mẫu mã và chủng
loại của khách hàng. Điều này quyết định chỗ đứng của ngành công nghiệp dệt may
Việt Nam trên thị trường quốc tế và khu vực khi chúng ta gia nhập vào thế giới cũng như khu vực.
Ngành công nghiệp dệt-may có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
vừa là ngành cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho xã hội, vừa có khả năng thu hút,
tạo việc làm cho nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp. Từ những năm
qua, dệt-may còn là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong cả nước, công
nghiệp dệt-may luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm trong chính sách phát triển
chung của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Ngày nay, các sản phẩm dệt may của Việt Nam không ngừng được phát triển cả
về sản lượng và chủng loại sản phẩm. Những thành tựu của công nghiệp dệt-may
đóng góp vào sự nghiệp kinh tế-xã hội ở nước ta đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp
trong sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam.Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế
hơn, các sản phẩm dệt may còn nhiều bất cập so với nhu cầu phát triển. Hơn nữa,
trong xu thế quốc tế hoá hiện nay, Việt Nam cũng đă trở thành thành viên ASEAN
(5/1995), APEC (11/1998) và đã gia nhập tổ chức WTO năm 2007. Như vậy, các sản
phẩm dệt may của Việt Nam đã có điều kiện mở rộng, xâm nhập thị trường tiêu thụ,
đồng thời chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, nghiên cứu xu hướng vận động, phát
triển hàng dệt may là hết sức cần thiết, chính vì những lí do đó nên chúng ta hãy cùng
nhau tìm hiểu về: “Tình hình cung cầu hàng dệt may của Việt Nam.” 1 MỤC LỤC 1. Lời mở đầu. 1 2. Mục lục. 2
PHẦN 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH DỆT MAY.
1.1: Khái quát chung về ngành dệt may ở Việt Nam. 3
1.2: Tầm quan trọng của việc cung-cầu hàng dệt may ở Việt Nam. 3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CUNG-CẦU HÀNG DỆT MAY.
2.1: Khái niệm về cung và cầu. 4
2.2: Mối quan hệ giữa cung và cầu. 5
PHẦN 3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG-CẦU HÀNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM.
3.1: Phân tích tình hình cung-cầu hàng dệt may ở Việt Nam. 6
3.2: Thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may Việt Nam. 13
3.3: Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam. 16
PHẦN 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
4.1: Các giải pháp khắc phục. 17 4.2: Kết luận. 18
PHẦN 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH DỆT MAY. 2
1.1: Khái quát chung về ngành dệt may ở Việt Nam:
Ngành dệt may là ngành công nghiệp truyền thống có lịch sử phát triển rất lâu
đời ở nước ta và là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội cũng như trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Mặc dù thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều thử thách, song với đặc tính
thu hút nhiều lao động, đầu tư ít vốn, thu lãi nhanh, ngành dệt may đã tận dụng được
các lợi thế của đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho quá trình phát triển kinh tế
của đất nước như thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của
đất nước, vừa giải quyết việc làm cho phần lớn người lao động.
Ngành dệt may phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo đầy đủ nhu
cầu thiết yếu cho nhân dân trong nước “sau cái ăn là cái mặc ”, qua đó góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trên thực tế sản phẩm của ngành dệt
may chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước. Hàng năm chúng ta vẫn
phải nhập với một khối lượng lớn nguyên liệu lẫn hàng dệt may thành phẩm. Mặt
khác ngành dệt may sản phẩm cho tiêu dùng trong nước chất lượng còn thấp, mẫu mã
chưa phong phú, giá cả lại cao so với sản phẩm dệt may nhập khẩu. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, ngành dệt may đã có kế hoạch đổi mới trang thiết bị, tăng sản
lượng , giảm giá thành, đa dạng hoá mẫu mã nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu
của nhân dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Với đặc tính sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là đối với ngành dệt may Việt
Nam còn thiếu nhiều thiết bị công nghệ hiện đại vì thế còn rất nhiều công đoạn sản
xuất thủ công, nên ngành dệt may có khả năng giải quyết việc làm cho rất nhiều lao
động. Hiện nay toàn ngành dệt may Việt Nam đang sử dụng hơn 500.000 lao động,
con số này là nhỏ khi so với tổng số 38 triệu người trong độ tuổi lao động của Việt
Nam nhưng là một con số khá lớn đối với một ngành công nghiệp, có ý nghĩa không
chỉ trên phương diện kinh tế mà còn góp phần bình ổn chính trị – xã hội.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, hiện nay sản phẩm dệt may của Việt
Nam đã có mặt ở rất nhiều thị trường nước ngoài. Các xí nghiệp dệt may lớn ở Trung
ương và địa phương đều đang cố gắng giành năng lực tốt nhất cho sản xuất hàng dệt
may. Ngành dệt may đã phát huy và tận dụng hết tiềm năng sẵn có của đất nước, thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình mở rộng thị trường. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải có
những chính sách phù hợp để khai thác hiệu quả những ưu thế của ngành dệt may
nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2: Tầm quan trọng của việc cung-cầu hàng dệt may ở Việt Nam.
Ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao
động, tăng doanh thu để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp
khác. Ngành dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua
tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm… 3
Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển theo hướng tích cực dẫn đến
nhu cầu của con người càng được nâng cao. Chúng ta không phải chỉ muốn ăn no mặc
ấm mà nhu cầu hiện nay của con người là muốn được ăn ngon, mặc đẹp. Tuy nhiên
nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở mức được mặc đẹp mà còn đòi hỏi chất
lượng phải tốt, giá thành phải chăng. Tình hình trên đòi hỏi các ngành sản xuất hàng
hóa dịch vụ phải thay đổi cải tiến để theo kịp sự phát triển của xã hội cũng như đáp
ứng nhu cầu của con người. Ngành dệt may không chỉ phát triển để đáp ứng nhu cầu
của con người mà bên cạnh đó nó còn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay muốn trụ vững và phát triển được trên thị trường thì ngành dệt may
phải thực hiện tốt quy luật cung-cầu (quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa). Muốn
kinh doanh thành công ngành dệt may thì nhà sản xuất, người sản xuất phải nắm rõ
được nhu cầu của thị trường như khả năng thanh toán số lượng hàng hóa dịch vụ mà
người tiêu dùng muốn mua, chất lượng của sản phẩm, thu nhập của người tiêu dùng
và thị hiếu của đồng tiền… để sản xuất cung cấp ra thị trường những hàng hóa dịch
vụ phù hợp và đem lại lợi nhuận cho mình.
Thực tế cho thấy rằng cung cầu có mối quan hệ chặc chẽ với nhau, có tác động
qua lại lẫn nhau trên thị trường. Cầu xác định khối lượng cơ cấu của cung về hàng
hóa, hàng hóa có cầu thì mới được cung cấp sản xuất ra thị trường. Không chỉ thế
cung cầu còn tác động đến giá cả của mặt hàng và nguy hiểm hơn cung cầu có tác
động đến nền kinh tế của một nước, của thế giới. Chẳng hạn như sản lượng sản phẩm
của ngành dệt may ở nước ta nhiều mà nhu cầu mua sản phẩm của con người ngày
càng ít sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ sản phẩm, lạm phát… Ngược lại nếu số lượng
hàng hóa dệt may làm ra ít mà nhu cầu mua sắm của con người lại cao dẫn đến giá
thành sản phẩm tăng cao mà không đáp ứng được nhu cầu của con người đòi hỏi nước
ta phải nhập khẩu các hàng hóa dệt may khác từ nước ngoài dẫn đến kinh tế phát triển
chậm so với các nước khác.
Tóm lại cung cầu có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành sản xuất dệt may nói riêng. Một người muốn kinh doanh thành công hàng dệt
may thì phải hiểu được tầm quan trọng của việc cung cầu hàng dệt may ở Việt Nam và cả trên thế giới.
PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CUNG-CẦU HÀNG DỆT MAY.
2.1: Khái niệm về cung và cầu.
Cung cầu là lỹ thuyết nền tảng của kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô
nói riêng. Phân tích cung cầu cung cấp một công cụ hữu ích để giải thích và dự đoán
các hiện tượng kinh tế phát sinh trên thị trường và trong đời sống kinh tế xã hội.
Trước hết, mô hình cung cầu giải thích cơ chế hình thành giả cả hàng hóa, dich vụ
thông qua sự tương tác giữa người mua và người bán trên thị trường. Từ đó, lý thuyết
cung cầu giúp ta hiểu và dự đoán ảnh hưởng của việc thay đổi các điều kiện kinh tế 4
đến giá cả, tình hình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá tác động của
chính sách can thiệp của chính phủ thông qua kiểm soát giá, thuế, trợ cấp,… +Khái niệm về cầu:
Cầu (sức mua) là nhu cầu có khả năng thanh toán, số lượng hàng hóa dịch vụ
mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại những mức giá khác nhau, tại những
thời điểm nhất định. Quy mô của cầu phụ thuộc vào những yếu tố như thu nhập, sức
mua của đồng tiền, thị hiếu của đồng tiền trong đó giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Thực tế, số lượng của một loại hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng
quyết định mua không phải chịu sự chi phối bới yếu tố giá của chính hàng hóa đó mà
còn chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố như: thu nhập của người tiêu dùng, giá của
các hàng hóa liên quan, giá dự kiến của hàng hóa đó, thị hiếu hay sở thích, kỳ vọng và
những ảnh hưởng đặc biệt của người tiêu dùng… Vì vậy khi nghiên cứu định nghĩa
cầu chúng ta cần phải giả định các yếu tố khác (các yếu tố ngoài giá cả của chính
hàng hóa đó) tác động đến cầu là không đổi nhằm tránh những lập luận sai lầm do ảnh
hưởng của các yếu tố này đến cầu.
Ví dụ: khi giá của các sản phẩm hàng dệt may thấp thì nhu cầu mua sắm những
sản phẩm đó của con người cao lên. +Khái niệm về cung:
Cung (sức bán) là tổng số hàng hóa có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế
cung cấp cho thị trường và số hàng hóa dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng
bán ở những mức giá khác nhau vào những thời điểm nhất định. Cung mô tả hành vi
của người bán. Quy mô cung phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng, chất lượng, các
yếu tố sản xuất, chi phí sản xuất trong đó những nhu cầu giá cả có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Thực tế số lượng của một loại hàng hóa mà người bán quyết định đưa ra
thị trường chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố như: giá các đầu vào, công nghệ, kỳ
vọng,… Vì vậy, khi nghiên cứu định nghĩa cung chúng ta cần phải giả định các yếu tố
khác (các yếu tố ngoài giá của chính hàng hóa đó) tác động đến cung là không đổi
nhằm tránh những lập luận sai lầm do ảnh hưởng của các yếu tố này đến cung.
Ví dụ: khi giá các sản phảm của ngành dệt may giảm nhu cầu tiêu thụ những
sản phẩm đó của con người cao nên nhà sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều hơn nữa những
sản phẩm đó để đáp ứng cho người tiêu dùng đồng thời cũng điều chỉnh giá cả lại cho
phù hợp để không bị lỗ vốn.
2.2: Mối quan hệ giữa cung và cầu.
Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau
trên thị trường. Cầu xác định khối lượng cơ cấu của cung về hàng hóa, hàng hóa nào
có cầu thì mới được cung ứng sản xuất, hàng hóa nào tiêu thụ được nhiều thì mới
được cung ứng nhiều và ngược lại. Đối với cung thì cung cũng tác động kích thích
cầu, những hàng hóa được sản xuất phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
sẽ được yêu thích và bán chạy hơn làm cho cầu của chúng tăng lên. 5
Không chỉ ảnh hưởng lẫn nhau, cung cầu còn ảnh hưởng tới giá cả. Khi cung
bằng cầu thì giá cả bằng giá trị, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị, còn
khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị. Giá cả cũng tác động tới cung và cầu
điều tiết làm cung và cầu trở về xu hướng cân bằng.
Cung cầu cũng là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa vì cũng như cạnh
tranh nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa. Sự phân công lao động xã
hội đã dẫn đến nhu cầu mua bán trao đổi tức là phát sinh ra cung và cầu, còn khi hàng
hóa còn sự phân chia lao động tức là còn cung và cầu thì quan hệ cung cầu sẽ vẫn còn
tồn tại và tác động lên nền sản xuất hàng hóa.
Khi lượng cầu bằng lượng cung thị trường ở trạng thái cân bằng. Nếu giá cao
hơn giá cân bằng, lượng cung vượt quá lượng cầu sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa hàng
hóa. Nếu giá thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu vượt quá lượng cung tình trạng thiếu hụt hàng hóa xảy ra.
PHẦN 3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG-CẦU HÀNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM.
3.1: Phân tích tình hình cung-cầu hàng dệt may ở Việt Nam.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100
triệu dân trong năm 2015, thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản
xuất hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Năm
2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất khẩu dệt may đạt
gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%/năm,
nhưng thực tế chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp dệt may trong
nước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển
xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc của thị trường trong nước tương
đương 389.000 tấn sản phẩm dệt/năm. Như vậy, mỗi năm trung bình một người Việt
Nam tiêu thụ khoảng 4,8 kg hàng dệt. Hiện chưa có một công thức chính xác để quy
đổi con số trên ra số bộ quần áo (và sản phẩm may mặc khác) một người Việt Nam
tiêu thụ trung bình mỗi năm. Tuy nhiên có thể khẳng định là tiêu dùng nội địa hiện
thấp hơn nhiều so với mức chung thế giới. Trong những năm tới, nhu cầu hàng may
mặc của thị trường trong nước sẽ ngày càng tăng cao cùng với sự tăng trưởng đều đặn
thu nhập và mức sống dân cư (khoảng 5%/năm). Mặc dù mức tiêu dùng còn khiêm
tốn nhưng xét về tương quan thì quy mô thị trường nội địa không quá nhỏ bé so với
thị trường xuất khẩu: năm 2000. tổng giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 1,9 tỷ
USD thì tiêu thụ dệt may nội địa cũng khoảng 1 tỷ USD.
Ngoài đặc điểm thuận lợi đói với ngành dệt may Việt Nam là dung lượng thị
trường khá lớn và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá, thì tiêu dùng nội địa hiện nay
còn khá “dễ tính”. Chỉ ở thành phố, thị xã… mới có sự lữa chọn về kiểu dáng, chất
liệu , màu sắc, thời trang… còn đa số người dân nông thôn chỉ mới chú trọng đến yếu 6
tố “ăn chắc, mặc bền”. Trong tiêu dùng hàng may mặc hiện nay thì hàng may sẵn là
hình thức chủ yếu vì nhanh gọn, đơn giản và tiện lợi, giá rẻ lại phong phú, đa dạng về
mẫu mã chủng loại. Đồ may sẵn thường xuyên phải giảm giá do chất lượng thấp, tiêu
thụ chậm, tồn đọng nhiều. Những sản phẩm gắn mác chất lượng cao chỉ phù hợp với
một bộ phận nhỏ tiêu dùng trong xã hội.
Tại Việt Nam, mức sống của người dân thành thị ngày càng cao và đang theo
xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng may mặc cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản… Một bộ phận dân cư ưa chuộng phương thức may đo không chỉ với
những bộ quần áo sang trọng mà cả quần áo mặc thường ngày. Hàng may mặc nội địa
cũng có một vị thế khá vững chắc với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Việt Tiến, May
10, Thành Công, Thăng Long…
Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ bị cạnh tranh khốc liệt ngay
trên sân nhà với hàng dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan… nhất là hàng may
mặc từ Trung Quốc vì hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường sản phẩm may mặc
đơn giản, thường ngày và đáp ứng nhu cầu cho các tầng lớp dân cư có thu nhập từ
thấp đến trung bình và khá. Hiện nay thị trường nội địa đã bị hàng may mặc giá rẻ của
trung quốc chiếm lĩnh, hàng việt không cạnh tranh lại về giá cả, thiết kế và cả tốc độ
trong kinh doanh. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp phải tập trung xuất khẩu rất ít
các doang nghiệp chuyên nghiệp quay về làm hàng nội địa khiến cho nguồn cung cầu không được cân bằng.
Cũng như nhiều mặc hàng tiêu dùng khác hàng may mặc trong nước rất đa
dạng và khó quản lý. Hiện nay người tiêu dùng bị nhiễu loạn vì có quá nhiều thông tin
nhiều quảng cáo không đúng sự thật về sản phẩm. Điều đó khiến người tiêu dùng nghi
ngờ về tính thật giả của sản phẩm. Ngược lại cũng có nhiều doanh nghiệp có nhiều
sản phẩm đạt chất lượng thì lại bị hạn chế về chi phí truyền thông tin lại không được
đến với người tiêu dùng. Tiềm năng thị trường nội địa còn rất lớn, vấn đề là làm thế
nào doanh nghiệp phải đủ mạnh để chiến thắng sân nhà của mình.
Hiện nay doanh nghiệp may Việt Nam đang hoạt động với một môi trường có
quá nhiều bất ổn nên phải tập trung đầu tư để tăng nguyên liệu cho ngành dệt may.
Các sản phẩm của ngành dệt may rất đa dạng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của
người dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài như: quần áo, giày dép, các mặt hàng thổ cẩm…
Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt may đã có những bước tiến
vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực
xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may,
trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh
nghiệp. Ngành dệt may có năng lực như sau:
Thiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải; 450 máy dệt kim và 190.000 máy may.
Về lao động: ngành dệt may đang thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động,
chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp. 7
Về thu hút đầu tư nước ngoài: tính đến nay có khoảng 180 dự án sợi-dệt-
nhuộm-đan-len-may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, trong
đó có 130 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp
và hàng ngàn lao động gián tiếp.
Tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân khoảng 15%/ năm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành công nghiệp dệt may hiện có 3.710
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn vào hiện trạng ngành dệt may có thể thấy sự phân bố
không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố, giữa các vùng miền.
Ngành dệt may Việt Nam đang là ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, là
ngành giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Hiện nay nguyên liệu chính cho
ngành là bông xơ, tuy nhiên ngành vẫn phải nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu đầu vào.
Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa
qua. Xuất khẩu hàng dệt may cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng.
Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng liên tục từ mức 1,15 tỷ USD vào năm
1996 lên gần 2 tỷ USD vào năm 2001 và xấp xỉ 7,8 tỷ USD vào năm 2007 và khoảng 9,1 tỷ USD vào năm 2008.
Việc tiêu thụ hàng dệt may của nước ta rất lớn do nhu cầu tiêu dùng của nước
ta. Nước ta có nguồn lao động dồi dào khoảnh 39 triệu người với đặc điểm cần cù,
sáng tạo, khéo léo thích hợp cho ngành dệt may. Với số lượng doanh nghiệp lớn là
1165, doanh nghiệp được phân bố tại 28 tỉnh thành trên cả nước nên nguồn nguyên
liệu cung cấp cho ngành dệt may khá phong phú, có nhiều tiềm năng.
Song song với việc đưa ra định hướng về quy hoạch vùng, miền đầu tư cơ sở
sản xuất hàng dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đưa ra định hướng chiến
lược về sản phẩm. Trong 10 năm tới, các mặt hàng chủ lực của ngành dệt may vẫn là
các sản phẩm truyền thống như nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải
dệt thoi, vải dệt kim và các sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay,
tập trung phát triển ngành may xuất khẩu để tận dụng thị trường. Ưu tiên thứ hai là
phát triển cây nguyên liệu, trọng tâm là cây bông, xơ sợi tổng hợp và phụ liệu, đồng
thời đầu tư các nhà máy kéo sợi. Tiếp đến là sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu.
Hiện nay, có những khó khăn đến từ những nàh cung cấp như tình hình biến
động giá cả của nguyện liệu. Dầu năm 2010, gia sboong chỉ khoảng 1,4-2$. Dến cuối
năm 2012-đầu năm 2011, giá bông đã tăng hơn 4$. Đến thời điểm này thì giá bông tụt
xuống còn lại khoảng 2,4$. Vấn đề đặt ra cho doang nghiệp là cách dự trữ hàng hóa,
lãi vay, đầu tư… như thế nào.
Do ngành dệt Việt Nam chưa đáp ứng được vấn đề về nguyên liệu, nên doanh
nghiệp phải đi mua ở nước ngoài. Với những đơn vị chính thống thì họ đi mua một
cách chính thống, như đặt hàng có xuất xứ nguồn gốc cụ thể. Còn những đơn vị nhỏ
thì hầu như mua hàng trôi nổi, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Hiện doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang hoạt động trong một môi trường có
quá nhiều bất ổn. Theo thông tin mới đây là Bộ Công Thương đang chỉ đạo bên Tập
đoàn dệt may phải tập trung đầu tư để tăng nguyên liệu của ngành dệt may. 8
Hiện nay, nhu cầu mặc của người Việt Nam đang ở mức trung bình, chứ không
phải là yêu cầu cao để phải bắt buộc là hàng ngoại nhập. Thực lực ngành dệt may rất
mạnh, nhưng gặp một số bất cập như nguồn lực tài chính thua thiệt so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhà nước hiện nay có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, và
khi doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì gặp một số rào cản nhất định như chỉ
cho họ hiện diện ở một số vị trí xa trung tâm thành phố một chút. Nhưng trên thực tế
thì những mặt bằng đẹp nhất thì rơi vô tay của các hệ thống bán lẻ nước ngoài.
Như vậy là chủ trương đường hướng và thực tế lại trái ngược với nhau. Cho
nên phần lớn doanh nghiệp phải tập trung xuất khẩu, còn rất ít các doanh nghiệp
chuyên nghiệp quay về làm hàng nội địa, khiến cho nguồn cung và cầu không được cân bằng.
Theo số liệu mới công bố của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong 6
tháng đầu năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới, vấn đề nợ công châu Âu đã ảnh
hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu hàng dệt may.
Bà Đặng Phương Dung – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS cho biết, nửa
đầu năm 2012, ngành dệt may toàn cầu gặp khó khăn chung về thị trường, nhất là việc
xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ và EU. Trong đó, ngành dệt may Việt Nam chỉ
đạt mức tăng trưởng 3% so với năm 2011 tại thị trường Mỹ; 2,7% tại thị trường EU;
8,9% tại thị trường Nhật Bản và 2% tại thị trường Hàn Quốc.
Cùng trong bối cảnh này, 6 tháng đầu năm 2012, lượng hàng dệt may xuất khẩu
đạt 7,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ chỉ tăng
9,2% so với năm 2011. Tuy vậy, lượng hàng xuất khẩu vào EU lại giảm 2,7%. Tại các
thị trường khác cũng bị sụt giảm nghiêm trọng ở mức 8,9% so với 6 tháng đầu năm 2011.
Cũng theo đánh giá của VITAS, Mỹ, EU và Nhật Bản hiện là 3 thị trường xuất
khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu dành cho thị trường Mỹ
chiếm 49%; EU là 15%; Nhật Bản là 12%; Hàn Quốc 9%, còn lại 17% dành cho các thị trường khác.
Mặc dù đặt nhiều kỳ vọng xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường EU, nhưng
yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm dệt may tại thị
trường này có phần khắt khe hơn ở Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng
được các tiêu chuẩn kỹ thuật khiến hàng dệt may sang EU không tăng như mong đợi.
Theo bà Đặng Phương Dung ngành dệt may sụt giảm về sản lượng xuất khẩu
cũng như bị thu hẹp về thị trường như hiện nay là do dệt may đang quá bị phụ thuộc
vào nguồn nguyên liệu, máy móc và các thiết bị nhập khẩu. Cùng với đó là trình độ
quản lý, năng suất lao động còn thấp cũng như thiếu sự kết nối trực tiếp với thị trường
và vấn đề chi phí sản xuất quá cao.
Từ khi nước ta thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường
dưới sự quản lý của nhà nước thì tốc độ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng rất
nhanh “1991 từ 62 triệu USD lên 161 triệu USD 1992; 1996 tăng lên 1,1 tỷ USD;
1997 là 1,35 tỷ USD; đến năm 2000 tăng lên 2,2 tỷ USD, dự kiến 2005 sẽ đạt 4 tỷ 9
USD” (Dương Ngọc - Tổng quan kinh tế Việt Nam, TBKT Việt Nam 3/12/2001). Ta
có thể thấy được sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
qua bảng số liệu ở giai đoạn 1996 - 2001.
Bảng 1: Tỷ trọng hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu (1996 - 2001)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cả nước
7255,9 9185 9360,3 11540 14608 18920 Ngành dệt may 1150 1349 1351 1650 1950 2100 Tỷ trọng (%) 15,85 14,69 14,43 14,30 13,35 11,11
(Tạp chí Tài Chính 9/2001)
Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường truyền
thống hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu vào các thị trường lớn, giầu tiềm năng với
số lượng ngày càng tăng như: EU, Mỹ, Nhật Bản ...và nhiều thị trường mới khác.
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (đơn vị tính triệu USD) Danh mục 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch 750 1150 1350 1450 1750 1950 2100 2500 Thị trường chủ yếu EU 353 420 460 650 700 610 620 750 Nhật Bản 290,5 3158 325,1 320 330 620 650 700 Mỹ 15 20 23 27 70 49 50 200
(Thống kê của tổng cục hải quan 1995 - 2002)
Hiện nay hàng dệt may xuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD, nâng trị giá xuất khẩu nhóm
hàng này trong 7 tháng đâu năm 2012 lên 8,27 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm
2011. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 4,22
tỷ USD, tăng 10,6% (tương ứng tăng hơn 404 triệu USD); sang EU đạt 1,39 tỷ USD,
giảm 4,7%; sang Nhật Bản đạt 1,06 tỷ USD, , tăng 23,4% (tương ứng tăng hơn 200
triệu USD) và sang Hàn Quốc: 453 triệu USD, tăng 19,4% so với 7 tháng/2011. 10