Tình hình, quy mô và cơ cấu - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong giai đoạn từ năm 2010, thế giới xảy ra nhiều biến động, trong đó phải kểđến cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và các khu vực đồng Euro, cùng với đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng nhất định đến tình hình nợ công của Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Lê Thị Tường Vy – B21H0179
I. Tình hình và quy mô nợ công ở Việt Nam 2010-2020:
- Trong giai đoạn từ năm 2010, thế giới xảy ra nhiều biến động, trong đó phải kể
đến cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và các khu vực đồng Euro, cùng với
đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng nhất
định đến tình hình nợ công của Việt Nam. Cụ thể:
- Theo bản đồ nợ của The Economist, thời điểm năm 2010, nợ công của Việt
Nam bằng 56,6% GDP, số nợ chi tiết là 50,935,068,493, điều này có nghĩa là
bình quân mỗi người Việt Nam gánh 580,91 USD nợ công.
- Từ năm 2011 – 2017, nợ công của Việt Nam tăng dần đều qua các năm. Dưới
đây là số liệu từng năm được lấy từ “đồng hồ nợ công của thế giới” (The
Global debt clock –GDC) của tạp chí The Economist:
Tỷ lệ nợ công/GDP từ 2011 đến tháng 03/2017
Bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2011 – 2017 nợ công qua các năm ngày càng
tăng cao. Song, về lý thuyết, mức nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng
cho phép.
- Theo báo cáo của Chính phủ, nhờ kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước và cơ
cấu lại nợ công, nên tỷ lệ nợ công đã giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm
2016 xuống 55,2 GDP cuối năm 2020. Như vậy, tỷ lệ nợ trên GDP vẫn đảm
bảo dưới mức trần 65% GDP cho phép và nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy
nhiên, nếu tính theo đầu người thì mỗi người Việt Nam phải gánh chịu món nợ
bình quân là 35 triệu đồng.
II. Cơ cấu nợ công ở Việt Nam
- Nợ công Việt Nam bao gồm: Nợ Chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh, Nợ
Chính quyền địa phương.
+ Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc
các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành
theo quy định của Pháp luật.
+ Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
+ Nợ của chính quyền địa phương: là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đi vay để bổ sung vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo
quy định của Luật Ngân sách Nhà Nước.
- Dưới đây là bảng cơ cấu nợ công của Việt Nam từ năm 2010-2015:
Qua đó có thể thấy rằng, cơ cấu nợ công có sự thay đổi qua từng năm. Cụ
thể là nợ nước ngoài càng giảm và nợ trong nước ngày càng tăng. Điều này
có thể giải thích rằng khi nhu cầu huy động ngày càng lớn, trong khi khả
năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nước ngoài dần hạn chế, Chính phủ đã phải
dựa chủ yếu vào nguồn vay trong nước. Có thể thấy tỷ trọng nợ trong nước
trên tổng nợ công tăng từ 42,6% (năm 2010) lên đến 56,9% (năm 2015).
Cùng với đó là tỷ trọng nợ nước ngoài giảm từ 57,4% (năm 2010) xuống
43,1% (năm 2015). Điều này có thể xem là một dấu hiệu đáng mừng vì chủ
yếu nợ công là nợ trong nước nên chúng ta không cần phải quá lo ngại về
rủi ro khủng hoảng nợ công. Ngoài ra nợ trong nước cũng giúp giảm rủi ro
tỷ giá và góp phần phát triển thị trường vốn trong nước. Tuy vậy, nợ trong
nước cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế như tăng
lãi suất, áp lực lên lạm phát và thu hẹp luồng vốn cho khu vực tư nhân,..
- Dưới đây là cơ cấu nợ công Việt Nam ở các năm kế tiếp:
cấu nợ công năm 2017
Tóm lại: Qua những số liệu trên có thể thấy, tuy hiện tại nợ công của Việt
Nam ở mức tương đối cao nhưng do nợ trong nước chiếm tỷ trọng lớn nên
rủi ro nợ công chưa đến mức nguy hiểm. Một điểm nữa làm giảm rủi ro nợ
công là vốn vay nước ngoài chủ yếu là ODA, thường có thời hạn dài, lãi
suất thấp, ít áp lực hơn so với phát hành trái phiếu ngoại tệ. Do đó có thể
thấy rằng cơ cấu nợ trong nước/nước ngoài ở ngưỡng phù hợp.
| 1/4

Preview text:

Lê Thị Tường Vy – B21H0179 I.
Tình hình và quy mô nợ công ở Việt Nam 2010-2020:
- Trong giai đoạn từ năm 2010, thế giới xảy ra nhiều biến động, trong đó phải kể
đến cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và các khu vực đồng Euro, cùng với
đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng nhất
định đến tình hình nợ công của Việt Nam. Cụ thể:
- Theo bản đồ nợ của The Economist, thời điểm năm 2010, nợ công của Việt
Nam bằng 56,6% GDP, số nợ chi tiết là 50,935,068,493, điều này có nghĩa là
bình quân mỗi người Việt Nam gánh 580,91 USD nợ công.
- Từ năm 2011 – 2017, nợ công của Việt Nam tăng dần đều qua các năm. Dưới
đây là số liệu từng năm được lấy từ “đồng hồ nợ công của thế giới” (The
Global debt clock –GDC) của tạp chí The Economist:
Tỷ lệ nợ công/GDP từ 2011 đến tháng 03/2017
 Bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2011 – 2017 nợ công qua các năm ngày càng
tăng cao. Song, về lý thuyết, mức nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng cho phép.
- Theo báo cáo của Chính phủ, nhờ kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước và cơ
cấu lại nợ công, nên tỷ lệ nợ công đã giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm
2016 xuống 55,2 GDP cuối năm 2020. Như vậy, tỷ lệ nợ trên GDP vẫn đảm
bảo dưới mức trần 65% GDP cho phép và nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy
nhiên, nếu tính theo đầu người thì mỗi người Việt Nam phải gánh chịu món nợ
bình quân là 35 triệu đồng. II.
Cơ cấu nợ công ở Việt Nam
- Nợ công Việt Nam bao gồm: Nợ Chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh, Nợ
Chính quyền địa phương.
+ Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc
các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành
theo quy định của Pháp luật.
+ Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
+ Nợ của chính quyền địa phương: là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đi vay để bổ sung vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo
quy định của Luật Ngân sách Nhà Nước.
- Dưới đây là bảng cơ cấu nợ công của Việt Nam từ năm 2010-2015:
 Qua đó có thể thấy rằng, cơ cấu nợ công có sự thay đổi qua từng năm. Cụ
thể là nợ nước ngoài càng giảm và nợ trong nước ngày càng tăng. Điều này
có thể giải thích rằng khi nhu cầu huy động ngày càng lớn, trong khi khả
năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nước ngoài dần hạn chế, Chính phủ đã phải
dựa chủ yếu vào nguồn vay trong nước. Có thể thấy tỷ trọng nợ trong nước
trên tổng nợ công tăng từ 42,6% (năm 2010) lên đến 56,9% (năm 2015).
Cùng với đó là tỷ trọng nợ nước ngoài giảm từ 57,4% (năm 2010) xuống
43,1% (năm 2015). Điều này có thể xem là một dấu hiệu đáng mừng vì chủ
yếu nợ công là nợ trong nước nên chúng ta không cần phải quá lo ngại về
rủi ro khủng hoảng nợ công. Ngoài ra nợ trong nước cũng giúp giảm rủi ro
tỷ giá và góp phần phát triển thị trường vốn trong nước. Tuy vậy, nợ trong
nước cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế như tăng
lãi suất, áp lực lên lạm phát và thu hẹp luồng vốn cho khu vực tư nhân,..
- Dưới đây là cơ cấu nợ công Việt Nam ở các năm kế tiếp:
Cơ cấu nợ công năm 2017
Tóm lại: Qua những số liệu trên có thể thấy, tuy hiện tại nợ công của Việt
Nam ở mức tương đối cao nhưng do nợ trong nước chiếm tỷ trọng lớn nên
rủi ro nợ công chưa đến mức nguy hiểm. Một điểm nữa làm giảm rủi ro nợ
công là vốn vay nước ngoài chủ yếu là ODA, thường có thời hạn dài, lãi
suất thấp, ít áp lực hơn so với phát hành trái phiếu ngoại tệ. Do đó có thể
thấy rằng cơ cấu nợ trong nước/nước ngoài ở ngưỡng phù hợp.