Tính hình tương - Gián tiếp | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tính hình tương - Gián tiếp | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÍNH HÌNH TƯỢNG – GIÁN TIẾP I. Khái niệm:
Tại sao ngôn ngữ văn học có tính hình tượng?
Văn học nhận thức, phản ánh đời sống và con người, thể hiện tư tưởng tình cảm
bằng hình tượng nghệ thuật nên tính hình tượng chính là đặc điểm cơ bản (quan
trọng nhất) của ngôn ngữ văn học
Tính hình tượng: là khả năng ngôn ngữ văn học tạo ra những hình tượng
sinh động, gợi cảm, giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh, có khả
năng gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc II.
Đặc trưng về tính hình tượng của văn học:
Tính hình tượng gắn liền với tính gián tiếp
- Tính phi vật thể của ngôn từ văn học
Hình tượng văn học tuy giống với các nghệ thuật biểu hiện và tạo hình ở phương
diện âm thanh, nhạc điệu, có thể tác động vào thính giác nhưng có những đặc trưng khác hẳn.
+ Các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, … sử
dụng chất liệu như màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, diễn xuất,… nên có
thể tạo ra các hình tượng hữu hình vật thể, có tính trực quan tác động trực tiếp vào
thị giác, thính giác con người, gây những ấn tượng cảm tính xác thực mạnh mẽ.
+ Trái lại, ngôn ngữ hay ngôn từ không phải là vật chết hay vật thể, mà chỉ là ký
hiệu của chúng mà thôi, cho nên hình tượng mà tha văn xây dựng nên không thể
nghe nhìn một cách trực quan. Mặt khác, nó tác động vào trí tuệ, tưởng tượng, liên
tưởng của bạn đọc, bộc lộ với ta qua cái nhìn bên trong thầm kín, tạo ra những “tâm ảnh”.
- Quá trình tiếp nhận hình tượng nghệ thuật xây dựng bằng ngôn ngữ văn học
là quá trình tưởng tượng, liên tưởng, tái tạo kinh nghiệm, kí ức, ấn tượng đã có.
Tức là, hình tượng văn học không chỉ hình thành do sức gợi của chi tiết và
ngôn từ mà còn do cơ chế hồi cố, tích lũy. III. Ý nghĩa:
Đây là “chỗ yếu” duy nhất, nhưng chính nhờ đó mà văn học lại đổi được
nhiều “chỗ mạnh” so với các loại hình nghệ thuật khác.
- Nắm bắt, khắc họa những cái vô hình, mơ hồ, trừu trượng
- Tạo ra những khoảng trống, “chỗ cong” có sức khêu gợi mạnh mẽ, khả năng
kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng của bạn đọc => tạo ra sức lôi cuốn,
hấp dẫn người đọc “đồng sáng tạo” VD: Chiều se sẽ hương Vườn se sẽ sương Đường se sẽ quạnh Trời se sẽ lạnh Người se sẽ buồn
(Chợt thu 2 – Dương Tường)
- Ngôn ngữ đạt tới mức ảo thuật, văn học tạo không gian cảm thụ bao la, trong suốt, vô cùng tận.
VD: “Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá
rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu; một mình tịch mịch mà sầu; đông
người cười nói mà càng sầu, nằm vắt tay lên trán mà càng sầu; đem thơ văn ngâm
vịnh mà càng sầu. Sầu không có mối chém sao cho dứt; sầu không có khối đập sao
cho tan; muốn kiếm thuốc để tìm sầu mà tìm đâu cho thấy!” ( ) Tản Đà tản văn