-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tình huống giải quyết tranh chấp thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tình huống giải quyết tranh chấp thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tình huống giải quyết tranh chấp thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tình huống giải quyết tranh chấp thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Tình huống giải quyết tranh chấp thương mại Bài tập 1
Công ty TNHH M có trụ sở tại quận Nam Từ Liêm Hà NộiM gồm 4 thành viên: A – B – C – D.
Theo điều lệ công ty A là chủ tịch hội đồng thành viên. C làm giam đốc công ty và người đại
diện pháp luật. Ngày 10.2.2018, A đã đại diện cho công ty M mua 100 tấn cát của công ty TNHH
N có trụ sở tại huyện Hoài Đức mà không có sự uỷ quyền của C.
Yêu cầu: Toà án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trên? Đáp án Cơ sở pháp lý:
Theo quy định tại Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ – Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
• Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động....
• Các đường sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm
việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao dong.... Kết luận:
• Nếu 2 bên không có thoả thuận, Toà án nhân dân quận Nam Từ Liêm có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Vì
• Nếu 2 bên không có thoả thuận, Toà án nhân dân quận Nam Từ Liêm có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp Vi Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thiếu các vụ án kinh doanh thương mại là Toà án
tới bị đen cư trú làm việc của bị đơn hoặc nơi bị đơn có trụ sở
* Nếu 2 bên tự thoả thuận với nhau bằng văn ban yêu cầu chọn Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức
giải quyết tranh chấp. Toà án nhân dân huyện Hoài Đức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Vì
các bên có tranh chấp có quyền tự thoái thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi con trai
làm việc của nguyên đơn hoặc Đuyền đưa có trụ sở giải quyết vụ án. Bài tập 2
Công ty cổ phần M trụ sở tại quân Nam Từ Liêm Hà nội kỵ hợp đồng mua cả phố nay của công
ty cổ phần N trụ sở tại Thành phố Buôn Ma Thuột Thủ Đức LinkTổng trị giá hợp đồng là 2 tỷ 2
bên thành thuận bằng lời nói: “Nếu có tranh chấp phát sinh tranh chấp sẽ đưa ra giải quyết tại
Trung tâm trọng tài Thương mại Thành phố Hồ chí Minh”. Tuy nhiên. N giao hàng cho M không
đúng chất lượng làm thiệt hại cho M 1 tỷ. Do đó phát sinh tranh chấp. Yêu cầu:
• Trung tâm trọng tải thành phố Hồ Chí Minh có giải quyết vụ tranh chấp trên không?
• Giả sử vụ tranh chấp trên được giải quyết bằng toà án. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết? Đáp án: [Yêu cầu 1]
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điều 16 Hình thức thoả thuận trọng tài – Luật trọng tài
2010"Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản"
Kết luậnTrung tâm trọng tài TP Hồ Chí Minh không giải quyết vụ tranh chấp này. Bởi vì thoa
thuận trọng tài bằng lời nói không có giá trị pháp lý (Yêu cầu 2} Căn cứ pháp lý
Theo quy định tại Điều 39Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ . Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
• Tòa án nơi bị đơn cư trúlàm việccó trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
trình chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động...
• Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm
việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp về dân sự, hòa nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao dong... Kết Luận
Toà án nhân dân TP Buôn Ma Thuộc tỉnh Dak Lak có thẩm quyền giải quyếtTòa án nhân dân
Quận nam từ liêm Hà nội chi giải quyết khi có thỏa thuận giữa 2 bên M & N về việc lựa chọn toà án này để giải quyết Bài tập 3
Công ty TNHH A chuyên sản xuất đồ gỗ có trụ sở chính tại Bắc Ninh. Ngày 2.11.2018, A đã ký
hợp đồng cung cấp gỗ với công ty B có trụ sở chính tại Nghệ AnTheo hợp đồng ký kết, B có
trách nhiệm cung cấp gỗ cho A thành 2 đợt với tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷĐồng thời, 2 bên đã
có thoả thuận bằng văn bản về việc giải quyết tranh chấp xảy ra giữa 2 bên (nếu cótại trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong đợt giao hàng thứ 2. B đã không thể giao hàng cho
A đúng hạn do 1 số lý do khách quan. Thiệt hại kinh tế phát sinh cho A là 500 triệu. Yêu cầu:
(1) A gửi đơn khởi kiện tới toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để được giải quyết. Toà án tỉnh bắc
ninh có được thu lý đen. và giải quyết tranh chấp không?
(2) Trường hợp nào thoả thuận tại trong thi của 2 công ty bị coi là vô hiệu?. Đáp án Yêu cầu 1 Căn cứ pháp lý
Theo quy định tại Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng thì . Luật Trọng Tài 2010,
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tàiThỏa thuận trọng
tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp
Theo quy định tại Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài – Luật Trọng Tài 2010
Nếu vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối
thụ lý. Trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tải không thể thực hiện được Kết luận:
2 công ty đã có thoả thuận riêng bằng văn bản về việc giải quyết tranh chấp xảy ra giữa 2 bên tại
trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trước khi xảy ra tranh chấpVì vậy, Toà án nhân dân tỉnh
bắc ninh phải từ chối thụ lý vụ án này. [Yêu cầu 2]
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu – Luật trọng tài 201 Kết luận:
Các trường hợp để thoả thuận trọng tài của 2 công ty bị vô hiệu bao gồm:
• Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài theo quy định
. Người xác lập thoả thuận trọng tái không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự
• Hình thức của thỏa thuận trọng tải không phù hợp với quy định
+ trong các bên bị lừa dối đe doạ, cưỡng ép trong quá trình thỏa thuận trong tảiVà có yêu cầu
tuyên bố thoá thuận trọng thì đó là vô hiệu
• Thoả thuận trọng tải vi phạm điều cấm của pháp luật Bài tập 4
Ngày 24.4.2002 Công ty dược phẩm B.Braun Hà Nội (gọi là bên A) và Bệnhviện Quốc tế thận
và lọc thận Dialasie (gọi là bên B) ký hợp đồng mua dụng cụtiêu hao với nội dung như sau:
Bên A sẽ lắp đặt các máy thận nhân tạo và hệ thống xử lý nước ro tại cơ sởcủa bên B theo hợp
đồng và thu phí hàng tháng với mức điều trị tối thiểu là 48 lầnđiều trị 01 tháng trong thời hạn 05
năm.Bên A đồng ý cho lắp đặt 34 máy lọc thận và 01 hệ thống xử lý nước ro.Về các dụng cụ tiêu
hao bên A sẽ cung cấp cho bên B theo dự trù hàng thángtrên cơ sở những vật tư tiêu hao cần
thiết cho việc lọc máu. Trong hợp đồng quy định tại Điều 6 về xử lý tranh chấp: “trong quá trình
thực hiện hợp đồng nếu cógì vướng mắc xảy ra hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết trên cơ
sở tôn trọnglợi ích của hai bên, Euro cham hoặc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
(HN,TPHCM, TTV, NGÔN NGỮ, PL AD…) sẽ là trọng tài phán xử. Nếu không giảiquyết được
thì một bên có thể đưa tranh chấp ra Toà án thành phố Hồ Chí Minhhoặc bất kỳ Toà án Việt
Nam nào về các vấn đề liên quan đến Bệnh viện Quốc tếthận và lọc thận Dialasie.”???
Kèm theo hợp đồng là bản phụ lục hợp đồng, bản giá thiết bị và bản giá vật tưtiêu hao. Trong
quá trình thực hiện hợp đồng hai bên đã ký kết ngày 24.4.2002.
Do Bệnh viện Quốc tế thận và lọc thận Dialasie không thanh toán tiền sửdụng máy lọc thận và
các dụng cụ tiêu hao, nên ngày 20.12.2005 Công ty dượcphẩm B.Braun Hà Nội đã làm đơn khởi
kiện Bệnh viện Quốc tế thận và lọc thậntại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Do không đồng ý với phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam(VIAC) nên ngày
07.7.2006 Bệnh viện Quốc tế thận và lọc thận Dialasie đã có đơngửi đến Toà Kinh tế Toà án
thành phố Hà Nội yêu cầu huỷ phán quyết trọng tàivới các lý do sau:
* Điều khoản trọng tài được xác nhận sai hoặc không rõ Trung tâm Trọngtài theo Điều 6 của hợp
đồng. Đồng thời Bệnh viện Quốc tế thận và lọc thậnDialasie cho rằng tại Điều 6 của hợp đồng
chỉ cho Trọng tài quốc tế ViệtNam có quyền hoà giải, chứ không có quyền phán xử, mà quyền
phán xử làToà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc bất kỳ Toà án Việt Nam nàoliên quan
đến quyền lợi của Bệnh viện Dialasie.
* Địa điểm trọng tài không đúng theo luật tố tụng Việt Nam.[Nguồn: Trích và biên tập lại từ
Quyết định: 03/KTST Ngày:15.9.2006 củaTòa án nhân dân thành phố Hà Nội] NHẬN ĐỊNH Đ/S
Các nhận định sau đây dùng hay sai, giải thích tại sao, cơ sở pháp lý?
Câu 1. Thỏa thuận trọng tài được ký bởi người không có thẩm quyền thì thỏa thuận trọng
tải đó sẽ vô hiệu.
Nhận định trên là Đúng
Giải thích: Căn cứ theo Điều 18 Luật TTTM 2010 quy định về “Thoả thuận trọng tài vô hiệu” thì
người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật .Người trực
tiếp tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người đại diện hợp pháp của các bên bao gồm
đại diện điểm nhiên và đại diện theo ủy quyền. Thỏa thuận trọng tài mà ký kết bởi người không
có thẩm quyền thì sẽ vô hiệu.
Câu 2. Nếu thỏa thuận trọng tài không chỉ rõ hình thức trọng tài thì các bên tranh chấp có
quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp đó. Nhận định trên là Sai
Giải thích: Căn cứ theo Điều 43 trường hợp các bên đã có thoả thuận trong tài nhưng không chỉ
rõ hình thức trọng tài thì khi có tranh chấp các bên phải thoả thuận lại về hình thức hoặc tổ chức
trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp chứ không có quyền khởi kiện ra Toà án để giải quyết tranh chấp đó
Câu 3. Phán quyết của Hội đồng trọng tài chỉ có hiệu lực pháp luật sau khi có quyết định
của tòa án không hủy phán quyết này. Nhận định trên là Sai
Giải thích: Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài 2010 quy dinh phán quyết trọng tài
được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối
cùng và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Câu 4. Nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này không vô hiệu thì Tòa án sẽ
không có quyền giải quyết tranh chấp phát sinh.
Nhận định trên là Đúng
Giải thích: Căn cứ theo Điều 6 LTTTM 2010 quy định Toà án phải từ chối thụ lý nếu trong
trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu, trong trường hợp trên trọng tài sẽ là người có quyền giải
quyết tranh chấp phát sinh
Câu 5. Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà các bên đã có thỏa thuận trọng tài Nhận định trên là Sai
Giải thích: Căn cứ theo Điều 6 LTTTM 2010 quy định trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu
hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Câu 6. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại rộng hơn phạm vi giải
quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại Nhận định trên là Sai
- Giải thích: Căn cứ Điều 2 LTTTM 2010 và Điểu 2 NĐ về HGTM 2017 quy định về phạm vi
giải quyết tranh chấp là như nhau
Câu 7. Khi phán quyết của Hội đồng trọng tài bị hủy thì tranh chấp giữa các bên phải được
giải quyết tại tòa án. Nhận định trên là Sai
Giải thích: Theo quy định tại khoản 8 điều 71 Luật trọng tài thương mại 2010
- Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tải
được thi hành, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện trong thời hạn nhất định.
- Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể
thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án.
Cùng với đó, khoản 3 điều 2 cũng ghi nhận về thẩm quyền của tòa án đối với tranh chấp có thỏa
thuận trọng tài nhưng đã bị hủy phán quyết trọng tài như sau:
“3. Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:
a) Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tàihủy quyết định của Hội đồng trọng tải về
việc công nhận sự thỏa thuận của các bêng”
Như vậy, khi phán quyết trọng tài bị hủy các bên có thể mang vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa
án nhân dân có thẩm quyền nếu không có thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài
h. Tòa án có quyền ra quyết định hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Hội
đồng trọng tài khi có yêu cầu và có căn cứ
i. Nếu có bên không đồng ý với phán quyết của Hội đồng trọng tài thì có quyển khởi kiện để đưa
tranh chấp đó ra giải quyết tại tòa án.
j. Nếu các bên tranh chấp đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì
mất quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
K. Hòa giải viên thương mại không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp Nhận định trên là sai
Giải thích: căn cứ điều 9 nđ về hoà giải viên quy định không được đồng thời là trọng tài viên đối
với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giả trừ trường hợp các có thoả thuận khác
Câu 8. Trong tố tụng trọng tài trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do các bên tranh chấp thỏa thuận quyết định. Nhận định Sai
Giải thích: Căn cứ Điều 55 LTTTM 2010 quy định Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải
quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tải quy định; đối với Trọng tài
vụ việc do các bên thỏa thuận.
Câu 9: Hợp đồng thương mai vô hiệu thì điều khoản trọng tài trong HĐ cũng bị vô hiệu
=)Sai, vì thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Các điều khoản trọng tài xác định
thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia
hợp đồng, còn nội dung chính của hợp đồng là nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Do đó hợp đồng thương mại vô hiệu thì điều khoản trọng tài trong hợp đồng cũng không bị vô
hiệu căn cứ Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010 về tính độc lập của thoả thuận trọng tài
“Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng,
hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài".
Câu 10: bên có quyền lợi bị vi phạm hợp đồng có thể không được bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế?
Đúng, bởi bên cạnh nguyên tắc bồi thường theo thực tế, toàn bộ và kịp thời tại khoản 1 Điều 585
Bộ luật dân sự 2015 thì việc bồi thường thiệt hại còn được xem xét theo các nguyên tắc được quy
định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 585:
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có
lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại
có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp
dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”.
Câu 11: Các trung tâm trọng tài thương mại được thành lập và hoạt động như 1 doanh
nghiệp 3 nhận đinh trên đúng hay sao giải thích vì sao
Câu này được xem là đúng tuy không hoàn toàn đúng bởi theo chức năng thì Trung tâm trọng tài
được thành lập và hoạt đồng nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại bên cạnh hình thức giải
quyết tại Tòa án. Tuy nhiên xét về thủ tục đăng ký thành lập thì các trung tâm trọng tài được
thành lập theo hồ sơ thủ tục được quy định tại Luật trọng tài thương mại như: về điều kiện, thủ
tục thành lập; về đăng ký hoạt động; về công bố thành lập tương tự như những quy định đối với
doanh nghiệp; đồng thời về bản chất mặt dù hoạt động giải quyết tranh chấp cùng với Tòa án, tuy
nhiên trung tâm trọng tài lại là tổ chức phi Chính phủ do trọng tài không đại diện cho nhà nước
như Tòa án nên không có tính quyền lực nhà nước như Tòa án.
Câu 12. Thời gian đăng kí phán quyết trọng tài là 2 năm
=) Sai. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 62 LTTTM 2010 quy định thì thời hạn đăng ký phán quyết
trọng tài là 01 năm kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài.
Câu 13: Nếu kết quả hòa giải không thành thì các bên có liên quan có được kiện ra Tòa án
hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp không
Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu
cầu Trọng tài hay Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, theo Khoản 4 Điều
15 Nghị định số 22/2017/NĐ – CP của Chính Phủ ngày 24 tháng 02 năm 2017
Câu 14: Tòa án từ chối thụ lý trong trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài giải quyết
tranh chấp đúng không?
Căn cứ theo Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thì Tòa án phải từ chối thụ lý trong
trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, đối với trường hợp
có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể
thực hiện được thì tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án không được từ chối thụ lý.
Câu 15: Trong trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, thì thời điểm
bắt đầu tố tụng trọng tài là khi nào?
Nếu các bên không có thỏa thuận về thời đểm bắt đầu tố tụng trọng tài vụ việc thì thời điểm bắt
đầu trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn theo quy định tại
Khoản 2 Điều 31 Luật trọng tài thương mại 2010.
Câu 16: Các bên không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài, bên được thi hành phải
làm sao để buộc bên thi hành chấp hành phán quyết trọng tài?
Khi gặp trường hợp trên, bên được thi hành án có quyền gửi đơn yêu cầu thi hành phán quyết
trọng tài đến Cơ quan thi hành án dân sự Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nơi Hội đồng
trọng tài ra phán quyết, theo Khoản 1 Điều 8 Luật trọng tài thương mại 2010.
Câu 17: Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là do các bên thỏa thuận. Đúng hay sai?
Theo quy định tại Điều 10 Luật trọng tài thương mại 2010 thì nhận định trên chỉ đúng trong
trường hợp tranh chấp có yếu tó nước ngoài, tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 18: Trường hợp nào nguyên đơn được quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài hoặc Tòa án mà không lệ thuộc vào thỏa thuận trong điều khoản trọng tài?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010 thì nguyên đơn được quyền
chủ động chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp khi các bên đã có thỏa thuận
trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài
cụ thể mà thì khi có tranh chấp, các bên không thỏa thuận lại được về hình thức trọng tài hoặc tổ
chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp này, Luật không quy định nguyên đơn được quyền chọn Tòa án để giải quyết tranh
chấp mà chỉ được quyền chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào mà nguyên đơn tin tưởng, tín
nhiệm để nộp đơn khởi kiện.
Câu 19: Trường hợp người ký hợp đồng không có thẩm quyền đại diện cho pháp nhân và
cũng không có ủy quyền hợp pháp, hợp đồng đương nhiên vô hiệu.
Nhận định sai. Nếu người được đại diện biết mà không phản đối trong thời hạn hợp lý hoặc
người được đại diện có lỗi dẫn đến người đã giao dịch không biết về người không có thẩm quyền
đại diện theo quy định tại điểm b, c khoản 01 điều 142 BLSD 2015 thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Câu 20. Nhận định đúng sai, giải thích: Trong mọi trường hợp, khi có đơn kiện về tranh
chấp thương mại gửi đến Toà án nhân dân thì cơ quan này phải thụ lý giải quyết.
=> Nhận định Sai. Vì khi có đơn khởi kiện về tranh chấp thương mại gửi đến Tòa án nhân dân
thì cơ quan này phải xác định đơn đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không.
Đồng thời đó, căn cứ vào Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì chỉ có những tranh chấp về
kinh doanh, thương mại được quy định trong Điều 30 mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Câu 21. Chủ thể của hợp đồng thương mại là người thực hiện việc ký kết hợp đồng thương mại đó.
=> Nhận định Sai. Vì chủ thể hợp đồng kinh doanh thương mại chủ yếu là thương nhân và khi
tham gia hợp đồng các thương nhân phải đáp ứng điều kiện về đăng ký kinh doanh hợp pháp
để thực hiện hợp đồng.
Câu 22. Nhận định đúng sai, giải thích: Bất kỳ cơ quan nhà nước nào cũng có quyền kháng
nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để yêu cầu giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
=> Nhận định Sai. Vì căn cứ theo Điều 373 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì chỉ có những cơ
quan nhà nước được quy định trong Điều 373 mới có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật để yêu cầu giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, cụ thể là: Điều 373.
Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy
cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có
quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
=> Như vậy, Không phải bất kỳ cơ quan nhà nước nào cũng có quyền kháng nghị bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật để yêu cầu giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà chỉ có những
cơ quan nhà nước được quy định tại điều 373 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mới có thẩm quyền. TRẮC NGHIỆM
1.Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên......... thương lượng, thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết tranh chấp ? A. Có quyền tự do B. Không có quyền C. Có nghĩa vụ D. Có trách nhiệm
2. Hợp đồng trong kinh doanh thương mại khi có tranh chấp thì :
A. Buộc phải giải quyết bằng thương lượng giữa các bên
B. Có thể giải quyết bằng các Phương thức giải quyết TC thương mại giữa các bên
C. Buộc phải giải quyết bằng trọng tài
D. Buộc phải giải quyết bằng tòa án
3. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh do pháp luật quy định về thủ tục :
A.Hòa giải và thương lượng giữa các bên
B. Hòa giải và trọng tài
C. Trọng tài thương mại hoặc tòa án
D. Tòa án và thương lượng giữa các bên
4. Chọn ra hai phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại được sử
dụng phổ biến nhất hiện nay
A. Thương lượng, Trọng tài
B. Thương lượng, Tòa án
C. Hòa giải, trọng tài D. Hòa giải, Tòa án
5. Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng thương lượng được hiểu như thế nào ?
A. Các bên tiến hành đàm phán với sự tham gia hòa
B. Các bên tiến hành đàm phán với sự tham gia của cán bộ tòa án
C. Các bên tự tiến hành đàm phán, đi đến thỏa hiêp để giải quyết các vấn đề tranh chấp
D. Các bên tiến hành đàm phán với sự tham gia của trọng tài thành viên
6. Khẳng định sau đúng hay sai?
Tòa án là cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc
các bên có nghĩa vụ thi hành. A. đúng B. sai
7. Hạn chế của phương pháp nào mà nếu các bên thiếu hiểu biết về lĩnh vực tranh chấp,
thiếu sự thiện chí và trung thực thiếu nỗ lực hợp tác cùng nhau giải quyết thì khả năng giải
quyết được tranh chấp là rất thấp?
A. Thương lượng Và hoà giải B. Chỉ có hoà giải C. Trọng tài thương mại D. Toà án nhân dân
8. Hạn chế của phương pháp nào mà nguyên tắc xét xử công khai đôi khi lại là cản trở đối
với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị
giảm sút. Đồng thời phương pháp này cũng rất tốn kém chi phí và thời gian. A. Thương lượng B. Hoà giải C. Trọng tài thương mại D. Toà án nhân dân
9. Ưu điểm của phương pháp nào mà có người thứ ba mà các bên lựa chọn là trung gian, có
kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp, có uy tín, hiểu được nguyên
nhân phát sinh mâu thuẫn, quan điểm của các bên và quan trọng nhất, biết cách để cho ý
chí các bên gặp nhau, dễ đi đến thống nhất để loại trừ tranh chấp. A. Thương lượng B. Hoà giải
C. Trọng tài thương mại D. Toà án nhân dân
10. Ưu điểm của phương pháp nào mà các chủ thể sẽ thấy đơn giản, nhanh chóng, linh
hoạt, tiết kiệm được tiền và thời gian? A. Thương lượng B. Hoà giải C. Trọng tài thương mại D. Toà án nhân dân
11. Ưu điểm của phương pháp nào mà các bên tranh chấp có quyền lựa chọn hình thức giải
quyết, chọn đích danh nơi giải quyết, chọn người giải quyết, chọn quy tắc tố tụng, quyết
định thời gian mở phiên họp, địa điểm tiến hành....và phán quyết sẽ có giá trị chung thẩm,
không bị kháng cáo, kháng nghị. A. Thương lượng B. Hoà giải
C. Trọng tài thương mại D. Toà án nhân dân
12. Ưu điểm của phương pháp nào mà hiệu lực của phán quyết giải quyết tranh chấp có
tính khả thi hơn các phương pháp khác và có tính cưỡng chế thi hành. A. Thương lượng B. Hoà giải C. Trọng tài thương mại D. Toà án nhân dân
13. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại
A. Phán quyết của Trọng tài có tính cưỡng chế với các bên.
B. Trọng tài chỉ giải quyết 1 lần, không 2 cấp xét xử như Toà án
C. Trọng tài chỉ được giải quyết khi các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài thương mại
để giải quyết tranh chấp.
14. Theo tinh thần của pháp luật hiện hành, biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại
nào được pháp luật khuyến khích các bên ưu tiên áp dụng đầu tiên? A. Thương lượng B. Hoà giải C. Trọng tài thương mại D. Toà án nhân dân * Điền từ:
1)......... là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà
nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và quyết định của cơ
quan này có hiệu lực khiến các bên bắt buộc phải thực thi. => TÒA ÁN
2)........ là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung
gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại
trừ tranh chấp đã phát sinh. => HÒA GIẢI
15. Tinh thần chung khi giải quyết tranh chấp thương mại là gì?
A. Khuyến khích các bên tự thương lượng, tự hoà giải. Nếu không thỏa thuận được thì giải quyết tại Toà án
B. Khuyến khích các bên tự thương lượng, tự hoà giải. Nếu không thỏa thuận được thì giải quyết
tại Trọng tài thương mại
C. Khuyến khích các bên tự thương lượng, tự hoà giải. Nếu không thỏa thuận được thì giải
quyết tại Trọng tài thương mại. Nếu giải quyết tại Trọng tài thương mại vẫn không thành
thì giải quyết tại Toà án.
D. Khuyến khích các bên tự thương lượng, tự hoà giải. Nếu không thỏa thuận được thì giải quyết
tại Toà án. Nếu giải quyết tại Toà án vẫn không thành thì giải quyết ở Trọng tài thương mại
- Thẩm quyền giải quyết của Trọng tại (Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010)
- Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ( Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010)
- Tòa án phải từ chối thụ lý trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài (Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010)
Theo Điều 6 LTTTM, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọn tài mà một bên
khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
hoặc không thể thực hiện được
- Xác định Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài (Điều 7 Luật trọng tài thương mại 2010)
- Hình thức thỏa thuận trọng tài (Điều 16 LTTTM 2010)
- Thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Điều 18 LTTTM 2010)
- Xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được (Điều 43 LTTTM 2010)
- Những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Án ( Điều 30
Luật tố tụng dân sự 2015)
- Thẩm quyền của Tòa Án nhân dân cấp huyện/ cấp tỉnh/ theo lãnh thổ (Điều 35 – Điều 37- Điều
39 Luật tố tụng dân sự 2015
1. Trường hợp nào thì thỏa thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện được?
Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, thoả thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện
được là các trường hợp:
a) Trung tâm trọng tài nơi các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp đã chấm dứt hoạt động
mà không có tổ chức kế thừa và các bên không có thoả thuận thay thế;
b) Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn không thể tham gia giải
quyết tranh chấp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; hoặc Toà án không thể tìm
được Trọng tài viên như các bên yêu cầu và các bên không có thoả thuận thay thế;
c) Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn từ chối hoặc Trung tâm
trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không có thoả thuận thay thế;
d) Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận
áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác mà điều lệ của Trung tâm trọng tài các bên
chọn không cho phép và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
e) Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài
được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn
sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
2. Trường hợp các bên vừa thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vừa thỏa
thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa thì?
Khoản 4 Điều 2, Nghị quyết số: 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/03/2014 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân Tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại quy định như sau:
“4. Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa
thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới
về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau:
a) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án
giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án
quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài
thương mại để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện
Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều
192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa
án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
b) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được
đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người
bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi
kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải
quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết
trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192
BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả
lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.”
3. Thỏa thuận trọng tài và hợp đồng có quan hệ như thế nào?
Theo Điều 19 Luật Trọng tài thương mại, thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng.
Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không
làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
4.Về thỏa thuận địa điểm trọng tài của các bên
Theo Điều 22 Quy tắc VIAC, địa điểm trọng tài do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không
có thỏa thuận thì Hội đồng Trọng tài quyết định địa điểm trọng tài mà Hội đồng Trọng tài cho là
phù hợp. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành các phiên họp
giải quyết vụ tranh chấp tại bất kỳ nơi nào mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp. Hội đồng
Trọng tài có thể tổ chức các cuộc họp bằng hình thức và tại bất kỳ nơi nào mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp.
5. Trọng tài và hòa giải khác nhau như thế nào?
Trong trọng tài, trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định chung thẩm. Một
khi quyết định trọng tài đã được tuyên sẽ có giá trị ràng buộc các bên cho dù các bên có đồng ý hay không.
Đối với hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên
giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm
bất đồng. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, khác với
quyết định trọng tài, thỏa thuận của các bên không mang tính ràng buộc. Trong trường
hợp một bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện ra
trọng tài hoặc tòa án tùy theo thỏa thuận của các bên.
6. Có bao nhiêu trọng tài viên trong một Hội đồng trọng tài?
– Các bên được tự do thỏa thuận về số lượng trọng tài viên cũng như thủ tục chỉ định các trọng tài viên đó.
– Nếu các bên không thỏa thuận về số lượng trọng tài viên, Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm 3 trọng tài viên.
– Nếu vì lý do nào đó mà có một trọng tài viên không được chỉ định, thì trọng tài viên đó
có thể được Chủ tịch trung tâm trọng tài (trong trường hợp trọng tài quy chế) hoặc Tòa án
có thẩm quyền (trong trường hợp trọng tài vụ việc) chỉ định.
(Luật Trọng tài Thương mại
7. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 22/2017/NĐ - CP ngày 24/02/2017 của Chính Phủ về
hòa giải thương mại quy định, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại bao gồm:
1. Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
2. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã
hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.