Tình huống Tesla + Starbucks - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Bạn có đồng ý với đánh giá rằng Elon Musk và Tesla đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch tổng thể đầu tiên được công bố vào năm 2006 không? Tại sao hoặc tại sao không? Để trả lời câu hỏi này, hãy áp dụng quy trình ba bước để xây dựng một chiến lược tốt được giải thích trong Phần 1.1 (chẩn đoán thách thức cạnh tranh, đưa ra chính sách hướng dẫn và thực hiện một loạt các hành động nhất quán). Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49551302 TESLA
Câu 1: Bạn có đồng ý với đánh giá rằng Elon Musk và Tesla đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch tổng
thể đầu tiên được công bố vào năm 2006 không? Tại sao hoặc tại sao không? Để trả lời câu hỏi
này, hãy áp dụng quy trình ba bước để xây dựng một chiến lược tốt được giải thích trong Phần 1.1
(chẩn đoán thách thức cạnh tranh, đưa ra chính sách hướng dẫn và thực hiện một loạt các hành động nhất quán).
Elon Musk và Tesla đã hoàn toàn thành công (hiệu quả) kế hoạch tổng thể đầu tiên được công bố vào năm 2006.
Bước 1: Chẩn đoán thách thức cạnh tranh Thách thức cạnh tranh:
Elon Musk, người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tesla, tầm nhìn là “đẩy nhanh quá trình
chuyển đổi của thế giới sang phương tiện giao thông bền vững” bởi Elon Musk đã nhìn thấy được xu
hướng trong tương lai - sử dụng nhiên liệu bền vững. Nhưng để thay đổi điều này ở hiện tại là một thách thức lớn.
Phân tích thách thức cạnh tranh: (SWOT - nguồn Grint, methodology) -
Lợi thế người đi đầu: Tesla được hưởng lợi từ lợi thế động lực đầu tiên trong sản xuất xe
chạy bằng nhiên liệu thay thế ở mức độ đáng kể. Công ty được thành lập vào năm 2003 với lOMoARcPSD| 49551302
nhiên liệu thay thế ở một mức độ đáng kể. Công ty được thành lập vào năm 2003 với sứ
mệnh “Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững” ngay sau khi
tập đoàn ô tô khổng lồ General Motol thu hồi và tiêu hủy mẫu xe điện V1 của mình. -
Tesla gây sự đổi mới đột phá trong phân khúc lưu trữ năng lượng trên phạm vi toàn cầu -
Là công ty có những thử nghiệm trước đó về xe điện Phân tích điểm yếu: -
Xe tesla đắt tiền đối với người dùng (vì nếu muốn có sự chuyển đổi về sự lâu dài bình điện
và xe hoạt động công suất hơn thì phải đầu tư vào một lương R&D khổng lồ, bọc nhôm xe, pin) -
Khó khăn về nghiên cứu: Vật lộn để sản xuất một lõi pin đủ mạnh để giữ ô tô trên đường và
một động cơ tiết kiệm chi phí có thể lắp bên trong xe tiêu dùng và tăng tốc nó.
Bên cạnh đó vào năm 2006 thách thức thật sự là từ chính suy nghĩ của người tiêu dùng hoài nghi về
việc chuyển đổi xe từ năng lượng xăng sang điện:“Động cơ điện không thể đạt hiệu suất tốt và chất
lượng bằng động cơ chạy bằng xăng được”
Bước 2: Chính sách hướng dẫn giải quyết thách thức cạnh tranh
Chính sách hướng dẫn của Tesla là xây dựng phương tiện thị trường đại chúng có chi phí cạnh tranh.
Đó là lý do tại sao Tesla phải chế tạo các loại xe điện không phát thải, hấp dẫn và giá cả phải chăng
vào thời điểm đó. Những vẫn khẳng định được xe động cơ điện không thua kém động cơ chạy bằng
xăng. Đồng thời bắt đầu xây dựng được hệ sinh thái phát triện không chất thải.
=> Đầu tiên, Tesla đưa ra sản phẩm đánh vào thị trường cao cấp - nơi mà khách hàng ít quan tâm
đến giá cả và muốn tìm kiếm trải nghiệm. Sau đó, nhóm thị trường này sẽ trở thành người Marketing
truyền miệng cho Tesla. Tiếp theo Tesla sẽ ra mắt sản phẩm đánh vào từng phân khúc khác nhau,
giúp mở rộng thị trường đạt được mục tiêu.
Bước 3: Hành động
Tesla đang thực sự làm việc với những gì họ đã quảng bá cho thị trường của mình theo tần nhìn đã đặt ra.
Thành công khi giới thiệu chiếc xe đầu tiên của mình, Roadster, một chiếc xe điện có nghĩa là không
phát thải - không có động cơ, không có bình nhiên liệu, chỉ là một kho pin lithium-ion sâu. Đặc biệt,
Roadster có khả năng tăng tốc nhanh hơn Porsche hay Ferrari. Chiếc xe đầu tiên của Tesla được
dùng làm nguyên mẫu để chứng minh rằng xe điện không chỉ đơn thuần là xe golf, củng cố niềm tin
cho người tiêu dùng - Xe điện có khả năng vượt trội so với xe chạy bằng xăng. -
Doanh thu của Roadster: 2.500 chiếc từ năm 2008 - 2012 lOMoARcPSD| 49551302 -
Thị trường mục tiêu Roadster: Thị trường cao cấp - Khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao
cho một sản phẩm mới để có thể trải nghiệm (hoặc chứng thức) khả năng của chiếc
Roadster có thực sự vượt trội hơn Porsche hay Ferrari không? -
Chiếc Roadster là một sản phẩm thành công về hiệu năng, như thế mọi người sẽ nhận định
sản phẩm của Tesla tốt và ở phân khúc cấp cao (giống iphone), thúc đẩy tâm lý muốn mua
những thứ xa xỉ và mới lạ của người tiêu dùng, tạo bàn đạp cho những sản phẩm sau này của Tesla.
Thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về oto điện, sau đó là mở rộng thị trường, biến xe điện trở
nên phổ biến. Chính vì thế: -
Năm 2012 giới thiệu xe Model S: Một chiếc sedan gia đình 4 cửa, thu hút thị trường lớn hơn
(hộ gia đình). Doanh thu: 250.000 chiếc (Cuối năm 2018) -
Mùa thu năm 2015: Một chiếc crossover giữa SUV và xe van gia đình với của hình cánh chim
ưng tương lai để thuận tiện cho việc tiếp cận hàng ghế thứ hai và thứ ba. -
Năm 2016 ra mắt xe Model 3: Chiếc sedan hạng sang nhỏ gọn chạy hoàn toàn bằng điện.
Doanh thu: 500.000 đơn đặt hàng. Giá thấp, thị trường được mở rộng, ai cũng có thể mua
một chiếc xe điện cho gia đình.
Ngoài ra, họ có thể nâng cấp các dịch vụ của mình bằng cách đổi mới sản phẩm mới giống như
Powerwall cho người tiêu dùng dân cư, nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng của họ khi nói đến
việc tiết kiệm điện. Cuối cùng, họ có thể tạo ra khả năng tự lái cho xe của mình với mục đích an toàn
hơn gấp 10 lần so với lái xe bằng tay.
Trong khi đó, Tesla đã mua lại SolarCity với giá hơn 2 tỉ USD vào mùa thu năm 2016. Sự tích hợp
thành công này của Tesla và SolarCity, dẫn đến việc thành lập công ty năng lượng công nghệ sạch
tích hợp hoàn toàn đầu tiên kết hợp năng lượng mặt trời , lưu trữ điện và vận chuyển. Giúp cung cấp
các tùy chọn phát điện không chất thải, tạo bàn đạp cho phần kế hoạch 2 của Tesla.
Câu 2: Tesla có chiến lược tốt không? Tại sao hoặc tại sao không? Làm sao bạn biết?
Hãy xem xét: Vào mùa hè năm 2019, vốn hóa thị trường của Tesla đã giảm 30% xuống còn 45 tỷ đô
la, giảm từ 65 tỷ đô la một năm trước đó. Nhiều người tự hỏi: Liệu Tesla có đang gặp khó khăn?
Chiến lược thứ 2 - Kế hoạch tổng thể, phần deux là một chiến lược tốt
Có những thách thức dẫn đến sự sụt giảm cổ phiếu trong năm 2019: (nguồn; thestreet): -
Cân bằng giữa sản xuất và nhu cầu: Để thâm nhập thị trường đại chúng đầu tiên Testla sản
xuất một số lượng rất lơn Model 3 -> Quy mô sản xuất lớn, nhu cầu lại thấp.
Đối thủ canh tranh nhiều hơn: lOMoARcPSD| 49551302 -
Cạnh tranh với mẫu xe cao cấp Porche và Mercedes -
Phân khúc thấp hơn: Volkswagen tung ra thị trường với giá khởi điểm 27.000 USD
(so - sánh với Tesla là thấp hơn với giá 39.000 - 60.000 USD) -
Ở phân khúc crossover SUV xe điện khá đông đúc (Jaguar có Crossover I-Pace còn Audi tung
ra SUV e-tron, Hyundai có Kona Electric).
Theo báo cáo 2020, Qúy 1 Model Y có 77.100 chiếc được đặt hàng, tuy nhiên thực sự chỉ phân phối
được 63.000 chiếc đến tay NTD. 14.000 sản phẩm nằm trong kho chờ giao vào quý tiếp theo khiến
chi phí kho bãi tăng cao. Đặc biệt, Tesla lúc này đang mở rộng thị trường từ Bắc Mỹ qua Châu Âu và
Trung Quốc, việc vận chuyển để cung ứng chưa tốt, khiến chi phí tăng, và thuế xe điện cao. -
Việc bán xe sedan không có lời, nợ của Tesla vào năm 2019 lên đến 11.634 triệu USD, khiến
vốn hóa thị trường của Tesla giảm. -
Mối quan hệ lãnh đạo, vấn đề pháp lý- Nhân tố X Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tesla có một chiến lược tốt bởi những sự kiện này sẽ không tạo rủi ro cho Tesla vì đã có
sự chuẩn bị trước đó từ 2 kế hoạch tổng thể: -
Đối với khó khăn mất cân bằng giữa cung và cầu: Trước đó Tesla đã tạo định vị trong tâm
chí người tiêu dùng là một hãng xe điện tốt bằng các hãng xe Model Y, Model X, Model S.
Ngoài ra còn từ từ xâm nhập vào thị trường đại chúng bằng cách mở rộng dòng. chứng minh
cho điều này Testla đã thực hiện có thể suy ra từ kế hoạch tổng thể và thực hiện theo thời
gian theo các bước như: Nâng cao chất lượng xe điện-> Định vị giá trị trong tâm chí khách
hàng -> Mở rộng để xâm nhập người tiêu dùng đại chúng. Chính vì vậy sự sản xuất với số
lượng lớn có thể xem là sự chuẩn bị cho lượng tiêu thụ lớn đồng tời giúp giảm chi phí. -
Đối với khó khăn về đối thủ cạnh tranh: Tuy Tesla không thể so sánh mức giá thấp so với
đối thủ Volkswagen nhưng Tesla đang cạnh tranh nhiều hơn về giá trị mình mang lại đó là hệ
thống sạc điện năng lượng mặt trời cho ô tô. Sử dụng hệ thống này, người sử dụng không
những bảo vệ môi trường mà còn thu thêm lợi từ việc dư ra từ điện pin mặt trời tạo ra.
Một minh chứng về chiến lược của Tesla chính là “Nhân tố X Trung Quốc” vào năm 2019; Tesla được
xem là người hưởng lợi từ mối quan hệ thương mại có khả năng được cải thiện giữa mỹ và Trung
quốc. Đó là bởi vì Trung quốc có thể đóng vai trò vừa là cơ sở sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ
quan trọng của Tesla. Theo Ives viết:” Tại Trung Quốc, với mức thuế giảm, cơ hội thị trường xe điện
chưa được khia thác và Gigafactory đang trên đà phát triển, chúng tôi tin rằng đầy là cơ hội thị
trường vàng cho Musk & Co. bắt đầu từ năm 2020”
Câu 3: Mô tả cơ sở lý luận đằng sau kế hoạch tổng thể mới của Tesla. Chiến lược mới này giúp
Tesla thực hiện tầm nhìn của mình như thế nào? lOMoARcPSD| 49551302
Nền tảng của sự phát triển không ngừng của Tesla, đặc biệt là với kế hoạch tổng thể của nó là bởi vì
Elon Musk, CEO là một doanh nhân hướng về các bên liên quan, người không muốn mạo hiểm tiền
của bất kỳ ai trong quá trình khởi nghiệp của mình, trong đó ông rất đặc biệt quan tâm đến giá cả,
số lượng và chất lượng của những chiếc xe do họ sản xuất không phải dành cho tất cả mọi người,
không chỉ dành cho những người giàu có. Trong khi hình dung ra một nền kinh tế năng lượng bền
vững, càng đạt được điều này càng tốt.
Quay lại năm 2006, khởi đầu khiêm tốn trong kế hoạch tổng thể của Tesla là như sau: 1. Chế tạo xe thể thao.
2. Sử dụng số tiền đó để chế tạo một chiếc ô tô giá cả phải chăng.
3. Sử dụng số tiền đó để chế tạo một chiếc xe thậm chí còn có giá cả phải chăng hơn.
4. Trong khi làm ở trên, cũng cung cấp các tùy chọn phát điện không phát thải.
5. Đừng nói cho ai biết.
Tích hợp sản xuất và lưu trữ năng lượng: Nhận thức được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp của họ với
Thành phố La Mã, Tesla có thể đạt được lợi thế cạnh tranh đến từng chi tiết của chiếc xe năng lượng
dựa trên nền tảng này, biến nó không chỉ là một chiếc xe mà còn là một chiếc xe bền vững.
Mở rộng để bao trùm các hình thức vận tải: Ngoài nhà sản xuất ô tô bền vững và hướng đến các
bên liên quan, điều tuyệt vời về Tesla là họ có thể ứng phó với sản lượng lớn để đáp ứng các yêu cầu
đổi mới chiến lược như thiết kế một cỗ máy tạo ra cỗ máy - - biến nhà máy thành một sản phẩm
thành phiên bản nâng cấp làm cho xe tải hạng nặng hoặc vận chuyển mật độ hành khách cao trở nên
an toàn và thú vị với việc cân nhắc kỹ lưỡng về kích thước chức năng của người lái xe và những chỗ ở
ấn tượng được thiết kế và cung cấp cho hành khách .
Quyền tự chủ: Phần cứng và Phần mềm xuất sắc được thiết lập trong khi xem các trách nhiệm
pháp lý và quy định có thể có cũng như đảm bảo sự an toàn của mọi người. Chia sẻ: Lái xe thoải
mái và an toàn trong khi tạo thu nhập ở mọi nơi, nâng cao tiện ích kinh tế cho năng suất, giúp chủ
sở hữu dễ dàng giao dịch tiền bạc.
Vì vậy, tóm lại, Kế hoạch tổng thể, Phần Deux sắp tạo ra những mái nhà năng lượng mặt trời tuyệt
đẹp với bộ lưu trữ pin tích hợp liền mạch, Mở rộng dòng sản phẩm xe điện tập trung tất cả các phân
khúc chính, Phát triển khả năng tự lái an toàn hơn gấp 10 lần so với người lái thông qua việc học đội
xe lớn, Bật chiếc xe của bạn để kiếm tiền cho bạn khi bạn không sử dụng nó. Vì vậy, các yếu tố được
đề cập ở trên là những chiến lược mà chúng tôi nghĩ rằng nó đã giúp Tesla thực hiện được tầm nhìn
của mình thông qua các kỹ thuật lợi thế cạnh tranh, bền vững. lOMoARcPSD| 49551302
Câu 4: Áp dụng lại quy trình ba bước để xây dựng một chiến lược tốt (xem Phần 1.1), lần này cho
từng yếu tố của quy hoạch tổng thể mới. Tesla đã đạt được nhiều tiến bộ nhất ở bước nào của kế
hoạch tổng thể? Giải thích. Ngoài ra, bạn sẽ đưa ra những khuyến nghị nào cho Elon Musk? Hỗ trợ
các lập luận và khuyến nghị của bạn bằng các ví dụ và quan sát từ Tình huống chương.
Elon Musk đã tiết lộ phần thứ hai trong kế hoạch tổng thể của ông cho công ty (“Kế hoạch tổng thể,
Phần Deux”) để tiếp tục theo đuổi tầm nhìn “đẩy nhanh sự ra đời của năng lượng bền vững.” Chính
vì thế, kế hoạch mới đạt hữu hiệu ở hành động 1,3,4, tuy nhiên như đã phân tích ở câu 2, kế hoạch
gặp vấn đề ở hành động 2.
Bước 1: Chuẩn đoán thách thức cạnh tranh
Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, việc phân phối xe đến những thị trường khác (Châu
Âu, Trung Quốc) chưa tối ưu chi phí, thuế đánh lên xe điện cao.
Bước 2: Chính sách hướng dẫn giải quyết thách thức cạnh tranh
Hoàn thiện hơn về các tính năng xe để đánh bật đối thủ cạnh tranh. Đặt nhà máy sản xuất xe Tesla ở Trung Quốc và Châu Âu.
Bước 3: Hành động
Hành động 4 của kế hoạch mới đã đáp ứng chính sách hoàn thiện về tính năng xe để vượt trội hơn
so với đối thủ cạnh tranh.
Năm 2020, Tesla đã đặt nhà máy sản xuất và lắp ráp xe tại Thượng Hải Trung Quốc.
Năm 2022, Tesla đang trong quá trình xây dựng một nhà máy của Đức ở ngoại ô Berlin. STARBUCKS
Câu 1: Ngay từ đầu Starbucks đã tạo ra sự độc đáo của mình như thế nào? Tại sao sự độc đáo này
lại thành công như vậy? -
Ngay từ đầu Starbucks chú trọng tạo ra sự trải nghiệm độc đáo cho khách hàng và đó được
xem như là sứ mệnh của công ty, từ đó họ nỗ lực để tạo ra trải nghiệm tốt nhất có thể để
phục vụ cho khách hàng của mình. -
. Starbucks tạo ra "địa điểm thứ ba", giữa nhà và cơ quan, nơi mọi người muốn ghé thăm. -
Sự trải nghiệm độc đáo ấy là,bầu không khí — âm nhạc và những chiếc ghế sofa thoải mái
thu hút khách hàng ngồi và tham quan cùng bạn bè trong khi thưởng thức đồ uống của họ
và Wi-Fi miễn phí. Họ không đơn thuần là chỉ trả tiền cho 1 tách cà phê. Sự trải nghiệm mà
starbucks tạo ra trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững , hiếm và khó bắt chước, -
Sự độc đáo thành công như vậy vì khi khách hàng có trải nghiệm tích cực, họ có xu hướng
quay lại vào những lần sau nhiều hơn. Không những thế, khách hàng của Starbucks có
những trải nghiệm tốt, họ giúp cho doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn qua những lời
giới thiệu. Sự trải nghiệm độc đáo mà Starbucks tạo ra đã trở thành lợi thế cạnh tranh bền lOMoARcPSD| 49551302
vững khiến doanh nghiệp nâng tầm vị thế trên thị trường và trở nên có giá trị trong lòng khách hàng.
Câu 2: Để trở thành nguồn lợi thế cạnh tranh theo thời gian, năng lực cốt lõi cần liên tục được mài
giũa và nâng cấp. Tại sao và làm thế nào Starbucks đánh mất sự độc đáo của mình và gặp khó khăn
vào giữa những năm 2000? Howard Schultz đã đưa ra những sáng kiến chiến lược nào sau khi trở
lại Giám đốc điều hành vào năm 2008, để tái tạo sự độc đáo của Starbucks?
Starbucks đánh mất sự độc đáo của mình và gặp khó khăn vào giữa những năm 2000 vì:
+ Starbucks tăng gấp đôi số cửa hàng từ 8.500 lên gần 17.000 từ năm 2004 đến năm 2008. Sự tăng
lên nhanh chóng của các cửa hàng và phân nhánh nhiều mặt hàng bán lẻ khác cũng đem lại vài rủi
ro nhất định. Điều đó làm loãng đi sự đặc biệt của Starbucks, phai mờ đi sự hấp dẫn bởi nền văn hóa
độc đáo trước đó mà công ty đã rất nỗ lực để có được. Starbucks đang dần quên lãng đi năng lực
cốt lõi của mình, dần quên đi điều gì đã khiến cho họ thành công. Họ bắt đầu đi lạc khỏi lĩnh vực kinh
doanh cốt lõi của mình. Những mặt hàng phân nhánh của Starbucks đa dạng như kem, món tráng
miệng, bánh mì sandwich, sách, âm nhạc và các mặt hàng bán lẻ khác.
+ Mặc dù các máy pha mới giúp tăng năng suất, tốt hơn, hiệu quả hơn bằng cách pha được nhiều cà
phê hơn trước đó nhưng ngược lại kích thước của nó lại quá lớn. Sự tương tác của nhân viên với
khách hàng bị giảm đi khi những máy pha cà phê mới được lắp đặt.
+ Các hoạt động khác cho phép Starbucks giảm chi phí và nâng cao hiệu quả bán hàng lại là nguyên
nhân chính làm giảm đi sự trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ như nhiều nhân viên pha chế bắt đầu
đi đường tắt: Họ xay cà phê chỉ vào buổi sáng với số lượng lớn để sử dụng trong ngày, thay vì xay
theo nhu cầu tức thời của khách hàng. Điều đó làm mất đi trải nghiệm khách hàng liên quan đến bầu
không khí ngập tràn hương cà phê và cả âm thanh xay của nó nữa
+ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng nặng nề đến Starbucks, vì người tiêu
dùng e dè hơn rất nhiều trong việc chi tiêu hằng ngày, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ.
Sau khi trở lại làm Giám đốc điều hành vào năm 2008, để tái tạo sự độc đáo của Starbucks Howard Schultz:
SÁNG KIẾN CHIẾN LƯỢC MỚI Howard Schultz tái tạo lại những gì đã khiến Starbucks trở nên đặc biệt ngay từ đầu
+Năm 2008, ông yêu cầu hơn 7.000 cửa hàng Starbucks trên khắp Hoa Kỳ đóng cửa trong một ngày
để đào tạo lại cách pha chế. Mặc dù việc yêu cầu đóng của các cửa hàng ảnh hưởng khá lớn đến
doanh thu của doanh nghiệp trong ngày hôm đó,, nó khiến các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng nhưng
đây là việc làm cần thiết để định hướng cho mọi người biết giá trị mà công ty mang đến cho khách lOMoARcPSD| 49551302
hàng. Đây là hành động nhằm khẳng định lại sứ mệnh của Starbucks, giúp cho mọi người hiểu được
và đi đúng hướng hơn để khôi phục lại nền văn hóa của doanh nghiệp.
+ Năm 2009, Starbucks giới thiệu loại cà phê hòa tan mới mang tên là Via
+ Năm 2010 yêu cầu các Baristas không còn pha nhiều đồ uống cùng một lúc, họ sẽ bắt đầu ly thứ hai
khi hoàn thành ly đầu tiên. Điều này giúp cho các khách hàng được nhân viên chăm sóc kỹ lưỡng hơn
và tăng trải nghiệm khách hàng hơn.
+ Mục tiêu của Schultz tăng lưu lượng tiếp cận cửa hàng ngoài giờ sáng bình thường, Starbucks đa
dạng thêm các mặt hàng khác trong thực đơn bằng các món như đồ nướng, bánh mì sandwich,.. Đa
dạng hơn nữa là phục vụ đồ uống có cồn sau 4 giờ chiều. * Mặc dù thực đơn và loại hình dịch vụ của
mình đa dạng hơn, nhưng Starbucks vẫn thành công là bởi vì công ty định hướng được rõ ràng sứ
mệnh của mình và nỗ lực để tăng trải nghiệm khách hàng thay vì tập trung vào doanh số bán hàng.
+ Starbucks giới thiệu các lô cà phê giống độc quyền, được bán giá cao với số lượng hạn chế để sử
dụng tại nhà. Mở thêm các cửa hàng siêu cao cấp. Điều này được hi vọng giúp cho doanh số bán
hàng của công ty được cải thiện và làm mới được thương hiệu
SÁNG KIẾN CHIẾN LƯỢC ĐƯỢC SỬA ĐỔI
+ Starbucks đã bỏ từ cà phê khỏi logo của mình, cho thấy được tầm nhìn chiến lược của Starbucks
thay đổi, họ muốn khách hàng biết đến mình không chỉ là một thương hiệu cà phê.
+ Schultz cũng thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới để tương tác với khách hàng một cách thân
thiết và hiệu quả hơn. Ứng dụng Starbucks cho phép khách hàng đặt hàng và thanh toán đồ uống
cũng như đồ ăn trước thời hạn để họ có thể bỏ qua việc đứng xếp hàng. Nhờ vào đó, khách hàng có
thể có nhiều thời gian hơn thay vì phải đứng xếp hàng để nhận được đơn hàng. Điều này được xem
là rất quan trọng trong việc mang đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng
+ Schultz bắt đầu tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc, có hơn
3.500 cửa hàng ở Trung Quốc
Câu 3: Đánh giá của bạn về Howard Schultz với tư cách là một nhà lãnh đạo chiến lược? Bạn sẽ đặt
Schultz vào vị trí nào trên kim tự tháp Cấp độ 5 về lãnh đạo chiến lược (xem Hình 2.2)? Tại sao? Giải thích
Với tư cách là một nhà lãnh đạo chiến lược, nhóm chúng em nhận thấy Schultz đã rất xuất sắc khi có
một cái nhìn rõ ràng tổng quan về vị thế của starbucks và cơ hội để vực dậy, phát triển thị trường.
Ông giúp cho doanh nghiệp định hướng rõ ràng và đi đúng đường. Howard Schultz là một nhà lãnh
đạo tài tình đưa ra được các chiến lược thúc đẩy được sự nỗ lực của nhân viên nhằm hướng tới mục
tiêu chung: thực hiện tốt sứ mệnh của doanh nghiệp. lOMoARcPSD| 49551302
– Nhóm em sẽ đặt Howard Schultz ở cấp độ 5 trên kim tự tháp lãnh đạo chiến lược. Vì ông là nhà
lãnh đạo chiến lược tài tình. Ông quay lại để giúp Starbucks vực dậy thành công, khiến giá trị
Starbucks tăng cao xấp xỉ 5 lần. Ông giúp các nhân viên hiểu rõ được bản thân và kỹ năng của họ
có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc tạo ra Trải nghiệm của khách hàng, từ đó phát huy tối đa
tiềm năng họ có. Ông khiến cho mọi người tin tưởng vào sự thành công ông có thể mang lại.
Howard Schultz là một người lãnh đạo thầm lặng giúp đỡ, hướng cho nhân viên của mình đường đi
đến thành công. Câu 4: Howard Schultz, người tạo ra thương hiệu Starbucks mà chúng ta biết
ngày nay, là một nhân vật lớn hơn cả cuộc đời trong công ty và cộng đồng doanh nghiệp. Bạn có
nghĩ rằng việc theo đuổi một nhà lãnh đạo mang tính biểu tượng như vậy có khó không? Tại sao,
hoặc tại sao không?
Howard Schultz là một nhân vật lớn hơn cả cuộc đời trong công ty và cộng đồng doanh nghiệp. Việc
theo đuổi một nhà lãnh đạo mang tính biểu tượng như vậy khó, nhưng có thể theo đuổi được. -
Khó vì ông có khả năng lãnh đạo tuyệt vời:
Schultz có niềm tin về viễn cảnh tương lai với chiến lược của ông, Ông đã vẽ ra được ‘bức
tranh về giá trị Starbucks mang lại cho khách hàng’ với niềm đam mê của mình, giúp cho các
cổ đông, nhân viên xác định mục đích rõ ràng, cơ sở cạnh tranh và các lợi thế, cách thức để cạnh tranh hiệu quả. -
Có thể theo đuổi được sự thành công của nhà lãnh đạo mang tính biểu tượng đó: Vì thời
đại của chúng ta đang dần thay đổi và mở ra rất nhiều cơ hội để chúng ta phát triển. Chúng
ta có cơ hội để học hỏi rất nhiều. Chúng ta có thể học theo và chắc lọc ra từ những giá trị,
kinh nghiệm của Howard Schultz, từ những nhân vật lớn khác nữa và tự mình đi theo một
con đường khác phù hợp với thời đại của chúng ta. Vẫn đang có rất nhiều người thành công
hơn ông ở hiện tại và trong
tương lai con số đó sẽ không dừng lại.
Câu 5: Kevin Johnson trên cương vị CEO khác với Howard Schultz như thế nào? Johnson đang theo
đuổi phong cách lãnh đạo nào? Bạn có nghĩ rằng anh ấy sẽ thành công? Tại sao, hoặc tại sao không?
Kevin Johnson trên cương vị CEO: Johnson đang thực hiện một cách tiếp cận hợp lý và dựa trên dữ
liệu hơn so với Howard Schultz trên cương vị CEO - lãnh đạo bằng trực giác và cảm xúc -
Phong cách lãnh đạo Độc đoán: Kevin Johnson điều hành Starbucks theo cách của riêng ông,
lý trí và mang lại kỷ luật tài chính hơn cho công ty. Mặc dù có nhiều ý kiến nghi ngờ điều ông
làm sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa, giá trị cốt lõi của công ty. lOMoARcPSD| 49551302
Trong năm đầu tiên làm Giám đốc điều hành, Kevin Johnson thường mở các cuộc họp với
các giám đốc điều hành và nhân viên của Starbucks bằng cách nói "Tôi không phải là Howard, tôi là Kevin”. -
Trong tương lai, chúng em tin ông ấy sẽ thành công vì chúng em tin vào giá trị con người.
Kevin Johnson là một CEO tài năng và có thể tầm nhìn của ông ấy phù hợp hơn với sự thay
đổi của thị trường. Và cách tiếp cận, phân tích và hành động của ông có thể sẽ mở ra cơ hội
phát triển mới cho Starbucks vì thị trường nay đã khác trước rất nhiều.
xí nữa em iu lên solo starbuck với thày he :’) chớ cái ni mình triiuj <3
Méo hỉu chi :v nhờ cả vào mb đó iuuuuuu
Bé Trân mô ròi :’)))