-
Thông tin
-
Quiz
Tình huống thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tình huống thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tình huống thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tình huống thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Tình huống
Công ty R (người sử dụng lao động) và bà T (người lao động) ký kết thỏa thuận bảo mật
thông tin và không cạnh tranh về việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, bà T không
được làm công việc tương tự hoặc công việc cạnh tranh với công ty A trong thời hạn nhất
định, nếu có tranh chấp sẽ giải quyết bằng Trọng tài thương mại.
Sau 1 năm làm việc tại công ty R, bà T chấm dứt Hợp đồng lao động với Công ty này vào
ngày 18/11/2016. Ngày 02/10/2017, Công ty R đã nộp đơn khởi kiện kèm theo các chứng
cứ tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), theo đó yêu cầu bà T bồi thường
cho Công ty R vì bà T đã vi phạm khoản 1 Điều 3 NDA.
Ngày 19/02/2018, Hội đồng trọng tài thuộc VIAC lập tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ban
hành Phán quyết trọng tài số 75/17 HCM: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của công ty R và
buộc bà T bồi thường cho công ty R đồng thời thanh toán toàn bộ các khoản chi phí phát sinh.
Không đồng ý với phán quyết của Trọng tài, ngày 22/3/2018, bà T đã nộp đơn khởi kiện
tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với yêu cầu xem xét hủy toàn bộ nội dung
Phán quyết trọng tài số 75/17 HCM ngày 19/02/2018 của VIAC với các lý do sau:
- Thoả thuận trọng tài vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và phán quyết của
Trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Thủ tục trọng tài trái với các quy định của Luật Trọng tài thương mại.
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
- Hội đồng trọng tài sử dụng chứng cứ giả mạo.
Câu hỏi: theo ý kiến của các bạn thì vụ việc trên có thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội
đồng trọng tài hay không?
Trên đây là nội dung vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực thương mại, đã được toà án ra quyết định như sau: QUYẾT ĐỊNH:
1. Không chấp nhận yêu cầu của bà Đỗ Thị Mai T về việc hủy Phán quyết trọng tài số
75/17 HCM của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
lập ngày 19/02/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quyết định này là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày
12 tháng 6 năm 2018. Các bên, Hội đồng trọng tài không có quyền khiếu nại, kháng cáo,
Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị.
Quyết định này được ghi nhận trong Quyết định 755/2018/QĐ-PQTT ngày 12/6/2018 của
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc dân sự “Yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài”; người yêu cầu là bà Đỗ Thị Mai T, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty TNHH R.
Một phần trong Quyết định nêu trên đã trở thành Án lệ số 69/2023/AL được Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào ngày 18/8/2023 và được công bố
theo Quyết định 364/QĐ-CA ngày 01/10/2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án
lệ này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 năm 2023. A. Đặt vấn đề
Thương mại là lĩnh vực sôi động và có nhiều biến động trong bối cảnh thế giới phát triển
theo xu hướng toàn cầu hoá và Việt Nam thì lại lựa chọn đường lối đa phương hoá trên
mọi lĩnh vực. Song song với lợi ích kinh tế to lớn mà hoạt động thương mại đem lại là tồn
tại những rủi ro nảy sinh tranh chấp. Đối với lĩnh vực rộng và đa dạng như thương mại thì
luật thành văn khó mà dự đoán trước được những tình huống phát sinh tranh chấp. Vì vậy
việc đa dạng hoá các nguồn pháp luật khác trong đó có án lệ bên cạnh văn bản quy phạm
pháp luật để giải quyết tranh chấp thương mại là điều mà yêu cầu thực tiễn đặt ra. B. Nội dung I, Khái niệm 1. Khái niệm án lệ
Hiện nay, án lệ được xem là một trong những nguồn luật được thừa nhận chính thức và có
vai trò quan trọng trong thực tiễn xét xử tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, từ khi nghị
quyết số 03/2015/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực thì việc
viện dẫn và áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp trở nên phổ biến hơn.
Theo quy định tại điều 1 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP quy định về khái niệm án lệ như sau :
“Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Toà án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao lựa chọn và được Chán án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà
án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”
Thông qua quy định trên có thể thấy đặc trưng của án lệ là: (i) Án lệ do thẩm phán tạo ra
theo những thủ tục nhất định và để giải quyết các vụ việc cụ thể; (ii) Án lệ là khuôn mẫu
cho các vụ việc có tính chất tương tự và được sử dụng nhiều lần; (iii) Án lệ có tính bắt
buộc đối với các vụ án tương tự.
Và bởi vì án lệ có những đặc trưng quy phạm trên nên những bản án, quyết định được lựa
chọn trở thành án lệ đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải
thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp
luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn
đề chưa có điều luật quy định cụ thể; - Có tính chuẩn mực;
- Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
2. Khái niệm và đặc điểm án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
2.1. Kháin niệm án lệ kinh doanh thương mại
Từ định nghĩa trên về án lệ, thì chúng ta có thể hiểu án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như sau:
- Là những quy tắc pháp lý được áp dụng để giải quyết các tranh chấp và vấn đề
pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh và thương mại. Đây là một hình thức giải
quyết tranh chấp thông qua hệ thống toà án và quy trình pháp lý.
2.2. Các đặc điểm của án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Án lệ kinh doanh thương mại ngoài mang những đặc điểm như án lệ nói chung, còn mang những đặc trưng riêng.
1. Tính đặc thù: Án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại được tạo ra để giải quyết
các vấn đề pháp lý đặc thù của hoạt động kinh doanh và thương mại. Nó sử dụng thuật
ngữ và ngôn ngữ chuyên môn của lĩnh vực này, đòi hỏi hiểu biết về các quy định pháp
luật liên quan đến hợp đồng kinh doanh thương mại, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, v.v.
2. Quy trình tại tòa án: Án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thường có quy trình
tòa án đặc biệt. Điều này bao gồm việc đệ trình đơn kiện, phản hồi, đưa ra bằng chứng,
phản biện, và cuối cùng là phán quyết của tòa án. Quy trình này tuân thủ các quy định
pháp lý và quy trình tòa án cụ thể để đảm bảo sự công bằng và minh bạch.
3. Nguyên tắc và tiêu chuẩn: Án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại áp dụng các
nguyên tắc và tiêu chuẩn pháp lý đặc biệt. Điều này bao gồm các nguyên tắc về hợp đồng
kinh doanh thương mại, cạnh tranh công bằng, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí
tuệ, v.v. Những nguyên tắc và tiêu chuẩn này giúp đảm bảo sự công bằng và bảo vệ lợi
ích của các bên tham gia vào hoạt động kinh doanh và thương mại.
4. Thích ứng và phát triển: Án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại cần phải thích
ứng và phát triển để đáp ứng các thách thức mới trong môi trường kinh doanh. Với sự
phát triển của công nghệ và thương mại quốc tế, án lệ này cũng phải đối mặt với các vấn
đề như thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, và quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kinh doanh số.
Tổng quát, án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là quy tắc pháp lý được áp
dụng để giải quyết các tranh chấp và vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh
và thương mại. Nó có tính chuyên ngành, tuân thủ quy trình tòa án đặc biệt, áp dụng các
nguyên tắc và tiêu chuẩn đặc biệt, và cần phải thích ứng và phát triển để đáp ứng các
thách thức mới trong môi trường kinh doanh.
II, Thực tiễn áp dụng
- Tính đến thời điểm 01/10/2023, ở Việt Nam đã có có tổng số án lệ được công bố là
70, trong đó án lệ về tranh chấp kinh doanh thương mại có 09 án lệ đang có hiệu lực và
01 án lệ có hiệu lực áp dụng từ 01/11/2023; số lượng án lệ về lĩnh vực này còn khá ít và
chỉ tập trung ở một số tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thông dụng như: hợp đồng
mua bán hàng hóa, hợp đồng tín dụng, hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng thế chấp.
- Kể từ ngày 16/04/2016 khi các án lệ đầu tiên được thông qua, thì có tới 22,865 bản
án, quyết định giải quyết các vụ việc tranh chấp thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại,
tuy nhiên chỉ có 422 bản án, quyết định của Toà án áp dụng án lệ kinh doanh thương mại
vào giải quyết những tranh chấp này. Những con số trên phần nào thể hiện việc các Thẩm
phán vẫn giữ thói quen áp dụng văn bản quy phạm pháp luật vào giải quyết các tranh
chấp tại toà; đương nhiên một phần nguyên nhân của chênh lệch lớn này cũng bắt nguồn
từ việc có quá ít án lệ kinh doanh thương mại được thông qua.
- Các án lệ được ban hành tuy mang lại những giá trị pháp lý tích cực nhưng vẫn tồn
tại những điểm hạn chế. Chẳng hạn như Án lệ số 09/2016/AL về quan điểm giải quyết
khoản lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại là một trong các án lệ phổ biến, được áp dụng nhiều nhất. Án
lệ này đã giải quyết tình trạng bỏ ngỏ về cách tính lãi do chậm thanh toán theo Điều 306
Luật Thương mại năm 2005 đồng thời phân định rạch ròi giữa cách hiểu giữa nghĩa vụ
thanh toán và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm để đưa ra cơ sở xác định số
tiền lãi cho phù hợp; song án lệ này cũng đặt ra giới hạn về chọn phạm vi ngân hàng ở địa
phương nhưng lại không giả thích rõ chọn ngân hàng ở địa phương là phải xác định như thế nào.
- Hiện nay, hoạt động thương mại tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh chủ yếu bởi Luật
Thương mại năm 2005. Tuy nhiên, Luật Dân sự năm 2005 đã được thay thế bằng Luật
Dân sự năm 2015, gây ra xung đột và mâu thuẫn trong việc áp dụng pháp luật giải quyết
tranh chấp tại các cơ quan tài phán. Do đó cần sử dụng án lệ như là một lựa chọn để có
thể giải quyết xung đột giữa 2 luật trên.
- Tuy nhiên, trao đổi về một số án lệ liên quan đến kinh doanh thương mại, có thể
thấy mặc dù đây là một nhóm tranh chấp phức tạp nhưng việc xây dựng án lệ liên quan
đến lĩnh vực này chưa thực sự được chú trọng và còn nhiều khó khăn trong quá trình
nghiên cứu, áp dụng. Để giải quyết được vấn đề này, rất cần thiết phải có nhiều giải pháp
thiết thực và toàn diện hơn nữa nhằm củng cố, xây dựng và nâng cao vai trò của hệ thống
án lệ nói chung và án lệ về kinh doanh thương mại nói riêng, cân bằng được quyền lợi
của các chủ thể khác nhau trong xã hội và góp phần hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh.
- Án lệ không được chú trọng như các nguồn pháp luật khác như văn bản quy phạm
pháp luật, tập quán và các tài liệu tương tự. Điều này tạo áp lực và khó khăn cho thương
nhân và cá nhân tham gia kinh doanh thương mại cũng như các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền, gây ra nhu cầu cấp thiết về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này.
III, Giải pháp, kiến nghị phát triển hoàn thiện để phát huy lợi ích tối đa việc áp
dụng án lệ kinh doanh thương mại để giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại
1, Nâng cao chất lượng pháp lý trong mỗi bản án, quyết định có hiệu lực của toà án. Bởi
vì mỗi bản án, quyết định của toà để có thể trở thành án lệ thì phải đầy đủ các yếu tố: Có
giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các
vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp
dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có
điều luật quy định cụ thể; Có tính chuẩn mực; Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất
pháp luật trong xét xử. Thế nên việc nâng cao chất lượng pháp lý trong mỗi bản án, quyết
định chính là tiền đề để phát triển thêm nhiều án lệ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại luôn đòi hỏi sự đổi mới, bắt kịp của pháp luật
2, Mở rộng định hướng nghiên cứu chuyên sâu về án lệ. Công tác nghiên cứu chuyên sâu
ngoài việc giúp cho các thẩm phán dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với việc áp dụng án lệ
vào các vụ tranh chấp thương mại còn là công cụ hỗ trợ những chủ thể tham gia quá trình
tố tụng có định hướng khác trong nghiên cứu giải quyết vụ việc
3, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Toà án có chuyên môn cao đồng thời trong sạch
và vững vàng về phẩm chất đạo đức lẫn phẩm chất chính trị. Trong đó thì việc nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ có vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển cơ sở cán bộ ngành tư pháp. C. Kết Luận
Tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các
bên cần được giải quyết nhanh chóng để giảm thiểu tối đa thiệt hại trong quá trình kinh
doanh. Việc áp dụng án lệ kinh doanh thương mại là cần thiết và thiết thực bởi không
phải lúc nào các nhà làm luật cũng có thể dự liệu hết các tình huống pháp lý nảy sinh
trong đời sống thực tế. Tuy nhiên để có thể áp dụng án lệ một cách hợp lý và đúng đắn,
thực tiễn đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của ngành Toà án nói riêng và toàn bộ hệ thống tư pháp nói chung.
Danh mục tài liệu tham khảo 1,
https://lsvn.vn/trao-doi-va-chia-se-ve-mot-so-an-le-lien-quan-den-tranh-chap-kinh-
doanh-thuong-mai-1677726359.html 2,
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/95068/1/7.%20PhamDucNghi- K58.pdf 3, https://bom.so/vlCKlU