-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tình huống y đức - Y học cổ truyền | Trường Đại học Y - Dược Huế
Tình huống y đức - Y học cổ truyền | Trường Đại học Y - Dược Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Y học cổ truyển 2 6 tài liệu
Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Tình huống y đức - Y học cổ truyền | Trường Đại học Y - Dược Huế
Tình huống y đức - Y học cổ truyền | Trường Đại học Y - Dược Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Y học cổ truyển 2 6 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y dược Huế
Preview text:
Tình huống 1: Bác sĩ Thanh đang điều trị Viêm gan siêu vi B cho BN A, tuy
nhiên sau đó bác sĩ Thanh biết được BN A ngoài việc điều trị tại bệnh viện thì
còn điều trị tại phòng khám Đông Y. Bác sĩ Thanh từ chối không tiếp nhận điều
trị cho BN A nữa. Theo anh chị, bác sĩ Thanh làm đúng hay sai? Trả lời: - Bác sĩ Thanh làm sai.
- Lý luận: Nhân viên y tế không được đơn phương chấm dứt mối quan hệ
thầy thuốc - bệnh nhân trừ trường hợp bệnh nặng quá khả năng điều trị
của thầy thuốc hoặc bệnh nhân yêu cầu ngừng điều trị.
- Bác sĩ vi phạm lời thề Hypocrate: Bác sĩ tự ái cá nhân.
- Trường hợp này bác sĩ nên hội chẩn giữa Đông y và Tây y: bác sĩ Đông y
xem xét thuốc có phù hợp hay không và đưa ra ý kiến của bác sĩ Đông y (có ký tên, xác nhận).
Tình huống 2: BN Hồng đến khám phát hiện mình bị ung thư tử cung, bác sĩ
Lan tiến hành cho cắt bỏ tử cung của BN Hồng mà chưa có tham vấn gì với BN.
Theo anh chị bác sĩ Lan làm vậy đúng hay sai? Trả lời: - Bác sĩ Lan làm sai.
- Bác sĩ Lan đã vi phạm quyền con người vì BN có thể tự quyết định số
phận của mình, bác sĩ Lan chưa tham vấn, thực hiện đúng quy trình đối
với BN nên có thể làm ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe, sinh lý, tâm lý sau này của BN. - Quy trình tham vấn:
+ Cho BN xét nghiệm kĩ ung thư lành hay ác, đã có dấu hiệu xâm
lấn, di căn hay chưa rồi tìm ra các phác đồ điều trị phù hợp cho BN.
+ Sau khi có các phác đồ điều trị cho BN thì giải thích cho BN hiểu
về tình trạng bệnh của mình hiện tại, đồng thời nêu ra các phác đồ
điều trị có thể làm với BN cùng với ưu và nhược điểm từng
phương pháp để BN nắm và tự quyết định.
+ Trong trường hợp phẫu thuật là phương án duy nhất, cần giải thích
rõ cho BN biết cuộc phẫu thuật này như thế nào và những ảnh
hưởng của cuộc phẫu thuật này đến BN về sau cho cả BN và người nhà BN nghe.
Tình huống 3: Bà Lan là người quen bác sĩ Linh đi khám định tổng quát sức
khỏe định kì hàng năm, sức khỏe ổn định nên bác sĩ Linh cho về. Sau 1 năm bà
Lan đi khám lại, bà Lan sợ mình bị ung thư cổ tử cung nên bác sĩ Linh cho bà
Lan tiến hành chụp MRI vì không tốn tiền. Theo anh chị, bác sĩ Linh làm đúng hay sai? Trả lời: - Bác sĩ Linh làm sai.
- Khi BN Lan đến khám tổng quát và theo dõi sức khỏe định kì hằng năm
kết quả bình thường nên bác sĩ cho về là bình thường.
- Tùy nhiên, khi BN quay lại, lo lắng mình bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ vì
BN Lan là người quen nên quyết định cho chụp MRI luôn là sai vì:
+ Ung thư cổ tử cung phải lần lượt đi qua nhiều giai đoạn trong quá
trình dài mới dẫn đến di căn, thời gian trong vòng 1 năm khó mà di căn xa được.
+ Trong trường hợp này không có nhu cầu sử dụng MRI mà chỉ cần
làm các xét nghiệm sinh thiết chẩn đoán ung thư cổ tử cung
- Việc làm của bác sĩ Linh chứng tỏ bác sĩ Linh lạm dụng phương tiện,
trang thiết bị hiện đại gây lãng phí; đồng thời bác sĩ Linh cậy người quen
nên ảnh hưởng đến quyết định của mình → Vi phạm y đức.
Tình huống 4: Điều dưỡng Lan và Phùng cùng làm chung một khoa. Điều
dưỡng Phùng mới nhận việc, tính tình hơi khó gần nên khi tiếp xúc với đồng
nghiệp gây cảm giác khó chịu tuy nhiên với BN thì rất niềm nở. Điều dưỡng
Lan thấy vậy liền báo cáo với trưởng khoa nhằm để trưởng khoa giải quyết vấn
đề này. Điều dưỡng Lan làm đúng hay sai? (câu ni chưa nghĩ ra tình huống nào
hay hơn, mà gặp trường hợp tương tự kiểu như việc làm sai mà k có ảnh hưởng
lớn, cần nhắc nhở để sửa đổi trước) Trả lời:
- Điều dưỡng Lan làm sai.
- Điều dưỡng Lan vi phạm y đức vì: Điều dưỡng Lan chưa có góp ý với
điều dưỡng Phùng về thái độ, hành vi của điều dưỡng Phùng đối với đồng
nghiệp mà đã đem chuyện này báo với trưởng khoa. Theo tuyên ngôn
Helsinki 1965 của những nguyên lý y đức đã vi phạm nguyên lý: “Thổi còi đồng nghiệp”
- Trường hợp này điều dưỡng Lan là người có kinh nghiệm hơn trong khoa
nên góp ý, giúp điều dưỡng Phùng thay đổi, giải thích những mặt hại nếu
giữ thái độ như vậy với đồng nghiệp. Nếu không có thay đổi thì mới nên
báo với cấp trên để giải quyết.
Tình huống 5: Ông Lê Văn Th.., là một Việt kiều tại Mỹ, năm nay đã 87 tuổi,
sức khỏe đã yếu, có mong muốn không tiếp nhận điều trị nữa để ra đi thanh
thản. Ông Th.. đã yêu cầu bác sĩ Hùng giúp ông được chết. Nếu là bác sĩ Hùng
thì anh/ chị sẽ giải quyết như thế nào? Trả lời:
- Trong trường hợp này, BN có nhu cầu được chết là chính đáng.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có luật y đức bảo vệ thầy thuốc nên nếu bác
sĩ Hùng làm theo ý nguyện của ông Lê Văn Th.. tại Việt Nam thì bác sĩ
Hùng có thể trở thành kẻ giết người → ra tòa xét xử.
- Trường hợp này bác sĩ Hùng cố gắng khuyên người BN và người nhà
BN, giải thích là mình không có quyền hạn làm những điều này, mong gia
đình và BN thông cảm. Người nhà và BN có thể xin không tiếp nhận điều
trị nữa và về nhà tự chăm sóc sức khỏe.
Tình huống 6: Bác sĩ Anh chọn ra 40 BN bị viêm âm đạo để tiến hành điều trị
loại thuốc mới được nghiên cứu nhưng chưa có qua thử nghiệm lâm sàng. Anh
chị hãy phân tích trường hợp này dựa trên các giá trị y đức? Trả lời:
- Một loại thuốc trước khi thử nghiệm trên người phải có đầy đủ bằng
chứng về tính hiệu quả và an toàn của nghiên cứu trong labô, thử nghiệm
trên động vật. Thử nghiệm lâm sàng trên người phải trải qua 4 giai đoạn
mà bác sĩ Anh đang muốn tiến hành giai đoạn
3 mà đã bỏ qua giai đoạn
1 và giai đoạn 2:
+ Giai đoạn 1: Mẫu nhỏ người khỏe mạnh: để xác định liều lượng
thích hợp, phản ứng của cơ thể, độc tính (mẫu khoảng 10 đến 15 người)
+ Giai đoạn 2: Mẫu bệnh nhân (10 đến 15 người): xác định xem
thuốc có khả năng điều trị bệnh, có phản ứng phụ không mong muốn không.
- Do đó trong trường hợp này bác sĩ Anh đã bỏ những bước thử nghiệm
thuốc trên người, dẫn đến việc tiến hành sử dụng thuốc đại trà trên BN
mà không biết công dụng, liều lượng phù hợp, tác dụng phụ không mong
muốn dẫn đến các khả năng gây tổn hại cho BN, thậm chí nguy cơ tử
vong. Bác sĩ Anh dã vi phạm nguyên tắc không làm việc có hại, không ác ý.
Tình huống 7: Nghiên cứu sinh Hồng làm đề tài nghiên cứu được Giáo sư Tuấn
hướng dẫn, hỗ trợ tất cả mọi thứ từ ý tưởng, cách tiến hành, kết quả… Sau đó
nghiên cứu sinh Hồng đã gửi đề tài nghiên cho tạp chí với tên tác giả là Giáo sư
Tuấn nhưng chưa có thông qua giáo sư Tuấn. Anh, chị suy nghĩ sao về trường hợp này. Trả lời:
- NCS Hồng gửi tạp chí đăng công trình nghiên cứu dưới tên giáo sư Tuấn
là đúng, vì giáo sư Tuấn là người hướng dẫn đề tài cho NCS Hồng từ lúc
đầu, gồm cả ý tưởng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đề cương nghiên
cứu,... có đóng góp rất lớn của giáo sư Tuấn.
- Nếu không có giáo sư Tuấn, NCS Hồng sẽ không thể làm được nghiên
cứu ngay từ đầu. Tuy nhiên NCS Hồng gửi tạp chí kết quả nghiên cứu
dưới tên giáo sư Tuấn mà không thông qua giáo sư Tuấn là vi phạm y đức
vì suy ra cho cùng kết quả NCS Hồng nghiên cứu khởi phát ban đầu từ sự
hướng dẫn của giáo sư Tuấn nên cần có sự nhận xét, thẩm định kết quả
nghiên cứu của giáo sư Tuấn trước khi gửi bài.
Tình huống 8: Nhóm bác sĩ tại một khoa làm một đề tài nghiên cứu trên BN tại
khoa nên có xin phép Giáo sư Trưởng khoa cho tiến hành nghiên cứu tại khoa
(không có nhờ tham vấn). Giáo sư Trưởng khoa đồng ý kèm điều kiện bắt buộc
phải thêm tên của mình vào đề tài nghiên cứu. Trong trường hợp này giáo sư trưởng khoa đúng hay sai? Trả lời:
- Trong trường hợp này giáo sư trưởng khoa sai vì
+ Giáo sư trưởng khoa chỉ là người quản lý khoa, chỉ có vai trò trong
việc xác nhận các nghiên cứu được làm tại khoa, xác nhận nơi công
tác của các nghiên cứu viên.
+ Giáo sư trưởng khoa không phải là người hướng dẫn nghiên cứu
viên nên không được đưa tên vào nghiên cứu. Giáo sư ra lệnh như
vậy là có hành vi sai trái: nhận ý tưởng của người khác là của
mình, xen vào công việc của người khác.
Tình huống 9: Một BN 30 tuổi nhập viện cấp cứu với triệu chứng: sốt, ho, suy
hô hấp cấp tính nghi ngờ H1N1. Các bác sĩ tại khoa cấp cứu vì sợ bị lây nhiễm
H1N1 nên không tiến hành cấp cứu mà chuyển BN lên khoa nhiễm liền. Anh
chị đánh giá hành động này như thế nào? Trả lời:
- Hành động của các thầy thuốc trong ca trực đều vi phạm y đức vì không
được phép từ chối BN trong trường hợp cấp cứu (BN đang bị suy hô hấp).
- Đúng ra trong trường hợp này, bác sĩ cấp cứu nên xử trí vấn đề suy hô
hấp cho BN trước, sau khi qua cơn nguy kịch mới liên hệ khoa nhiễm nếu nghi ngờ H1N1.
- Bác sĩ cấp cứu viện lý do sợ lây nhiễm H1N1 nên chuyển BN đi mà
không cấp cứu là sai vì theo nguyên tắc bác sĩ khám BN đã được trang bị
bảo hộ: mask, găng tay,... rửa tay sau khám… nên sẽ hạn chế bị phơi nhiễm H1N1.
(Trích dẫn: Trong tuyên ngôn Geneva bài cô Minh Phúc)
Tình huống 10: Bác sĩ Khoa dịch vụ (Bệnh viện Nhi) đề nghị chuyển BN mà
không có lý do chính đáng. Trường hợp này bác sĩ đúng hay sai? Trả lời:
- Bác sĩ Khoa dịch vụ đã vi phạm y đức vì đã từ chối BN mà không có lý
do chính đáng. Bác sĩ nên giải thích kĩ hơn cho phụ huynh và tìm cách
khác để họ hiểu và hợp tác tốt hơn. Chỉ kết thúc mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân khi:
+ Đổi chỗ hoặc ngưng hành nghề.
+ BN từ chối do không đủ tiền chi trả cho các dịch vụ.
+ BN và thầy thuốc không thích nhau, không đồng ý điều trị.
+ BN không tuân thủ quy định điều trị.
- Chỉ khi nào bác sĩ đã giải thích cặn kẽ mà gia đình BN vẫn thắc mắc, nghi
ngờ thì bác sĩ mới nên tham khảo ý kiến bác sĩ lơn hơn giải thích cho BN
hoặc đổi bác sĩ tốt hơn cho BN.
(Quan hệ thầy thuốc và BN: cô Minh Phúc)
Tình huống 11: Bác sĩ Nam có cảm tình đặc biệt với bệnh nhân nữ của mình. Bác sĩ Nam đúng hay sai? Trả lời:
- Trong trường hợp này bác sĩ Nam được phép quan hệ tình cảm với bệnh
nhân vì không vi phạm y đức. Tuy nhiên không quan hệ tình dục vì hành
vi này vi phạm y đức. Chỉ được quan hệ tình dục khi đã kết thúc mối
quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân.
- Một số nước, bác sĩ không được phép chữa trị cho người thân trừ khi: + Cấp cứu
+ Vùng sâu xa, không có bác sĩ nào khác.
Tình huống 12: Bà mẹ mang con gái 1,5 tháng tuổi có dấu hiệu sốt cao 39 độ,
bỏ bú sữa mẹ. Bác sĩ trong ca khám thấy BN này liền cho vào khám ngay mặc
dù hàng chờ vẫn còn rất nhiều BN ngồi chờ. Bác sĩ làm đúng hay sai? Trả lời:
- Bác sĩ giải quyết cho bé vào khám trước là đúng vì theo quy tắc trong cấp
cứu, BN nào nặng thì được ưu tiên xử lí trước. Trường hợp này bé có dấu
hiệu nguy hiểm toàn thân (bé nhỏ tuổi mà sốt 39 độ, bỏ bú sữa mẹ) nên
được bác khám và xử lí trước là đúng. Tuy nhiên bác sĩ cần giải thích cho
những BN đang ngồi chờ đây là trường hợp cấp cứu cần được ưu tiên xử
trí trước. Do đó, các BN khác sẽ thông cảm, hợp tác và di tản để bác sĩ có
nhiều không gian giải thích cho BN.
(Bài Quan hệ thầy thuốc và BN: cô Minh Phúc)
Tình huống 13: Một bệnh nhân xuất viện muốn có bác sĩ chữa trị riêng tại nhà
nên liên hệ dịch vụ. Chị điều dưỡng có khuyên bác sĩ A tay nghề tốt hơn bác sĩ
B. Hãy phân tích tình huống này? Trả lời:
- Không có vấn đề gì vi phạm y đức ở đây vì:
+ BN có quyền lựa chọn bác sĩ điều trị.
+ Tuy điều dưỡng có mách bảo cho BN nhưng việc chọn bác sĩ nào
là sự quyết định của BN không can thiệp được.
+ Bác sĩ chỉ vi phạm y đức khi có hành vi lôi kéo BN.
(Bài Quan hệ thầy thuốc và BN cô Minh Phúc)
Tình huống 14: Trong một bệnh viện có 2 khu phòng khám: bình thường và
dịch vụ. Trong đó khu bình thường phục vụ 100 BN/ngày, còn dịch vụ là 30
BN/ngày. BN ở khu phòng dịch vụ sẽ có những ưu đãi tốt hơn như ngồi phòng
máy lạnh, phòng chờ rộng rãi, thời gian chờ đợi nhanh hơn nhưng họ phải đóng
một khoảng phí cao hơn. Anh, chị nhận xét sao về trường hợp này? Trả lời:
- Khu phòng khám dịch vụ có máy lạnh, phòng chờ tốt hơn khu khám bình
thường là đúng vì BN phải trả tiền dịch vụ cao hơn khi khám tại khu dịch
vụ, nên họ xứng đáng được chăm sóc tốt như vậy.
- Tuy nhiên, vấn đề y đức ở đây là: phòng khám dịch vụ là 30 BN một
ngày, phòng khám bình thường là 100 BN một ngày, điều này làm giảm
chất lượng điều trị BN ở khu khám thường. BN đã để cho yếu tố kinh tế
can thiệp vào mối quan hệ giữa bác sĩ và BN. Mọi BN dù giàu hay nghèo
phải được khám và chẩn đoán, điều trị như nhau. Điều này đã vi phạm
tuyên ngôn Geneva của hội hành nghề y thế giới.
Tình huống 15: BN 60 tuổi nhập viện vì sốt cao, nhức đầu. Tuy nhiên BN
không có BHYT, điều kiện gia đình khó khăn không đủ tiền đóng viện phí điều
trị và mua thuốc. Trường hợp này nên xử lí như thế nào? Trả lời:
- Trong tình huống này, BN không có BHYT và có điều kiện kinh tế eo
hẹp, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh cùng dược chất nhưng giá thành
thấp hơn hoặc có thể đề xuất với lãnh đạo bệnh viện hỗ trợ cho BN tiếp
tục điều trị vì hoàn cảnh BN khó khăn, tuổi cao.
Tình huống 16: (đề năm ngoái) Một chị điều dưỡng trong ca trực cấp cứu, có 2
BN nhập viện gần như đồng thời, BN A hoàn cảnh khó khăn nhưng bệnh nhẹ
đến trước, BN B hoàn cảnh khá giả đang trong tình trạng cần cấp cứu đến sau
một lúc. Chị điều dưỡng nên làm gì trong tình huống này sao cho hợp quy tắc y
đức? (hoặc câu hỏi là chị điều dưỡng cho BN B vào trước, có người nói là do
nhà có điều kiện nên được ưu tiên, hãy giúp chị điều dưỡng xử lí tình huống
này) (hơi giống tình huống 9, ưu tiên BN cấp cứu trước, k phân biệt BN giàu nghèo)