Tóm tắt kinh tế vi mô chương 1 - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Làm thế nào mọi người quyết định mua những gì, làm việc, tiết kiệm và chitiêu bao nhiêu.–Làm thế nào doanh nghiệp quyết định sản xuất bao nhiêu, bao nhiều công nhân được thuê. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC
Giảng viên: Ths. Đoàn Thị Thủy ĐT: 098 558 0168
Email: doanthuy291283@gmail.com NỘI DUNG CHÍNH •
Kinh tế học giải quyết những loại câu hỏi nào? •
Các nguyên tắc về cách con người đưa ra quyết định là gì? •
Các nguyên tắc về sự tương tác của con người là gì? •
Các nguyên tắc về cách vận hành toàn bộ nền kinh tế?
I. SỰ KHAN HIẾM VÀ KINH TẾ HỌC
Kinh tế học: là môn khoa học nghiên cứu cách thức phân bổ các nguồn lực hữu hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người một cách có hiệu quả nhất. Ví dụ:
– Làm thế nào mọi người quyết định mua những gì, làm việc, tiết kiệm và chi tiêu bao nhiêu.
– Làm thế nào doanh nghiệp quyết định sản xuất bao nhiêu, bao nhiều công nhân được thuê.
– Cách xã hội quyết định phân chia nguồn lực như thế nào giữa quốc phòng,
hàng tiêu dùng, bảo vệ môi trường và các nhu cầu khác.
II. CÁC NGUYÊN LÝ VỀ CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý #1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
– Mọi quyết định đều liên quan đến sự đánh đổi. Ví dụ:
– Tham gia một bữa tiệc tối trước kỳ thi giữa ký sẽ có ít thời gian hơn giành cho việc học.
– Để có nhiều tiền để mua những thứ yêu thích sẽ phải làm việc nhiều hơn
và ít thời gian nghĩ ngơi hơn.
– Bảo vệ môi trường đòi hỏi phải sử dụng ít các nguồn lực để sản xuất
hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người.
– Xã hội phải đối mặt với một sự đánh đổi quan trọng
hiệu quả vs. công bằng
– Hiệu quả: là tình trạng mà ở đó xã hội đạt được nhiều nhất từ nguồn lực khan hiếm
– Bình đẳng: tình trạng phân phối sự thịnh vượng kinh tế một cách bằng nhau giữa
các thành viên trong xã hội.
– Đánh đổi: đạt được sự công bằng cao hơn, có thể phân bổ thu nhập từ giàu đến
nghèo. Nhưng điều này làm giảm động lực làm việc, thu nhỏ kích thước “chiếc bánh” kinh tế.
Nguyên lý #2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó.
– Ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của các lựa chọn thay thế.
– Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà phải từ bỏ để có được nó.
– Đây là chi phí liên quan đến việc ra quyết định. Ví dụ: Chi phí cơ hội của…
…đi học đại học một năm không chỉ là học phí, giáo trình, và lệ phí mà còn là
tiền lương bị bỏ lỡ.
…xem một bộ phim không chỉ là giá vé, mà còn là giá trị thời gian bạn tiêu tốn trong rạp chiếu phim.
Nguyên lý #3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên Con người duy lý
– Có hệ thống, có mục đích làm tốt nhất có thể để đạt được mục tiêu của họ.
– Đưa ra quyết định bằng cách đánh giá chi phí và lợi ích của việc thay đổi cận biên. Ví dụ: •
Một người tiêu dùng sẽ xem xét việc có mua thêm một sản phẩm nữa hay
không, khi đó họ sẽ so sánh lợi ích mà sản phẩm đó mang lại với chi phí mà
họ bỏ ra để mua chính sản phẩm đó •
Một nhà quản lý xem xét việc tăng thêm sản lượng, khi đó cô ta sẽ so sánh
chi phí lao động, nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm với
doanh thu tăng thêm khi bán thêm sản phẩm đó
Nguyên lý #4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích
– Khuyến khích: một yếu tố thôi thúc con người hành động, ví dụ: một phần thưởng hoăc hình phạt.
– Người duy lý phản ứng với các động cơ khuyến khích. Ví dụ:
– Khi giá gas tang, người tiêu dùng mua nhiều xe hybrid và When gas
prices rise, consumers buy more hybrid cars and ít ngốn gas SUV hơn.
– Khi thuế thuốc lá tăng, thanh thiếu niên hút thuốc giảm.
III. CÁC NGUYÊN LÝ VỀ CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO
Nguyên lý #5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi
– Thay vì tự cung cấp, mọi người có thể sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ riêng
biệt để trao đồi nó với hàng hóa khác.
– Các quốc gia cũng hưởng lợi từ thương mại và sự chuyên môn hóa:
o Đạt được một giá tốt hơn ở nước ngoài đối với hàng hóa do mình sản xuất.
o Mua hàng hóa khác với giá rẻ hơn từ nước ngoài so với sản xuất trong nước.
Nguyên lý #6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức
hoạt động kinh tế
– Thị trường: là nơi một nhóm người mua và người bán tương tác với nhau.
– “Tổ chức hoạt động kinh tế” nghĩa là quyết định
o Hàng hóa nào được sản xuất
o Sản xuất chúng như thế nào
o Sản xuất chúng bao nhiêu o Ai là người mua
– Nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực thông qua các quyết định phi tập trung của
doanh nghiệp và hộ gia đình trong quá trình tương tác trên các thị trường hàng hóa và dịch vụ.
– Nhận thức sâu sắc của Adam Smith trongThe Wealth of Nations (1776): o
Mỗi hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như thể “được dẫn dắt bởi
bàn tay vô hình” để thúc đẩy phúc lợi kinh tế.
Nguyên lý #7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
– Vai trò quan trọng của chính phủ: thực thi quyền sở hữu (cảnh sát, tòa án)
– Mọi người ít có khuynh hướng làm việc sản xuất, đầu tư hoặc mua với rủi ro lớn
vì tài sản của họ bị đánh cắp.
– Thất bại thị trường: khi thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. – Nguyên nhân: o
Ảnh hưởng ngoại tác, khi sản xuất và tiêu dung một hàng hóa bị ảnh
hưởng bởi người ngoài cuộc.(ví dụ: ô nhiễm) o
Sức mạnh thị trường, một người bán hoặc một người mua duy nhất có ảnh
hướng đáng kể lên giá cả thị trường (ví dụ: độc quyền)
– Trong vài trường hợp, chính sách công có thể nâng cao hiệu quả.
– Chính phủ có thể làm thay đổi kết quả thị trường để thúc đẩy bình đẳng.
– Nếu sự phân bổ của thị trường về phúc lợi kinh tế không như mong muốn, chính
sách thuế và an sinh có thể thay đổi “chiếc bánh” kinh tế được phân chia như thế nào.
IV. CÁC NGUYÊN LÝ NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý #8: Mức sống một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của nước đó
– Sự chênh lệch mức sống giữa các quốc gia và qua các thời kỳ: o
Thu nhập bình quân tại các nước giàu gấp 10 lần thu nhập bình quân tại các nước nghèo. o
Thu nhập bình quân của Mỹ ngày nay lớn hơn gấp 8 lần so với thế kỷ trước.
– Điều quan trọng nhất quyết định mức sống: năng suất, số lượng hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất của một công nhân.
– Năng suất phụ thuộc vào thiết bị, kỹ năng, và công nghệ hiện có cho công nhân.
– Những yếu tố khác (ví dụ: liên đoàn lao động, cạnh tranh nước ngoài) đóng vai trò
thứ yếu với mức sống.
Nguyên lý #9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
– Lạm phát: sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế.
– Trong dài hạn, lạm phát hầu như luôn luôn gây ra bởi sự tăng trưởng quá mức về
số lượng tiền, từ đó làm cho giá trị đồng tiền bị giảm sút.
– Chính phủ tạo ra tiền nhanh hơn, tỉ lệ lạm phát cao hơn.
Nguyên lý #10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
– Trong ngắn hạn (1 – 2 năm), rất nhiều chính sách kinh tế đẩy lạm phát và thất
nghiệp theo hai hướng đối nghịch.
– Các yếu tố khác có thể làm cho sự đánh đổi này ít nhiều ích lợi, nhưng sự đánh đổi này luôn luôn tồn tại.
V. MÔ HÌNH DẦU TIÊN: SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN
– Sơ đồ chu chuyển: đây là một mô hình trực quan của nền kinh tế, biểu thị dòng
tiền luân chuyển thông qua các thị trường, giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp.
– Hai dạng của “nhóm ra quyết định”: o Hộ gia đình o Doanh nghiệp – Hai thị trường: o
Thị trường hàng hóa và dịch vụ
– Thị trường cho “các yếu tố sản xuất”
Yếu tố sản xuất: nguồn lực mà nền kinh tế dùng để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ, bao gồm – Lao động – Đất đai
– Vốn (nhà xưởng và máy móc dùng để sản xuất) Hộ gia đình:
– Sở hữu các yếu tố sản xuất,
bán hoặc cho doanh nghiệp thuê để kiếm thêm thu nhập.
– Mua và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Doanh nghiệp:
– Mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất, sử dụng chúng để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ
– Bán sản phẩm và dịch vụ VI.
MÔ HÌNH THỨ HAI: ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF): cho thấy những phối hợp khác
nhau của sản lượng đầu ra mà nền kinh tế có thể sản xuất, khi sử dụng các yếu
tố và công nghệ sản xuất sẵn có để tạo ra các sản phẩm này.
– Ví dụ đơn giản về 1 nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa X và Y
Đặc điểm của đường giới hạn khả năng sản suất
– Đường giới hạn khả năng sản xuất luôn dốc xuống (thể hiện sự đánh đổi)
– Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm về gốc tọa độ (thể hiện chi phí cơ hội tăng dần)
– Theo thời gian đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ ngày càng dịch ra xa gốc tọa
độ (thể hiện sự tăng trưởng kinh tế)
VII. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ -
Kinh tế vi mô: nghiên cứu hành vi của từng thành phần, từng đơn vị riêng lẻ trong nền kinh tế. o Nghiên cứu cách ứng xử Của ng tiêu dùng Người sản xuất o
Nhằm lý giải sự hình thành và vận động của giá cả tứng sản phẩm trong từng dạng thị trường. -
Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu nền kinh tế trên phạm vi tổng thể toàn bộ thông qua các biến số kinh tế o Tổng sản phẩm quốc gia o
Tốc độ tăng trưởng kinh tế o
Tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp o Cán cân thương mại …
Đề ra các chính sách kinh tế nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
VIII. KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TÉ HỌC CHUẨN TẮC
– Kinh tế học thực chứng -
Nhằm mô tả, giải thích và dự báo -
Các vấn đề kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra -
Một cách khách quan và khoa học
– Kinh tế học chuẩn tắc -
Đưa ra những chỉ dẫn, những cách giải quyết các vấn đề kinh tế theo quan điểm
chủ quan của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người.
IX. SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU VÀ LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI
Trả lời các câu hỏi sau
1. Tại sao con người và các quốc gia lại phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế?
2. Thương mại làm cho mọi người có được lợi ích cao hơn bằng cách nào ?
3. Lợi thế tuyệt đối là gì?
Lợi thế tương đối là gì?
4. Các khái niệm này giống nhau và khác nhau như thế nào?
– Sự phụ thuộc lẫn nhau: Hàng ngày bạn phụ thuộc vào rất nhiều người, hầu hết
trong số họ bạn chưa bao giờ được gặp mặt, nhưng lại đang cung cấp cho bạn các
hàng hóa và dịch vụ mà bạn đang sử dụng.
– Một trong Mười nguyên lý:
Thương mại làm cho mọi người có được lợi ích cao hơn. – Ví dụ o
Hai quốc gia: Hoa Kỳ và Nhật Bản o
Sản xuất 2 hàng hóa: Máy tính và lúa mì o
Nguồn lực sử dụng để sản xuất: Lao động (đo lường bằng giờ công) o
Hãy xem xét số lượng hàng hóa mà mỗi quốc gia sẽ sản xuất và tiêu dùng trong 2 trường hợp: o
Nếu các quốc gia tự cung tự cấp. o
Nếu các quốc gia buôn bán với nhau
Giới hạn khả năng sản xuất của Hoa Kỳ và Nhật Bản
Tiêu dùng khi có và không có Thương mại
– Không có thương mại, o
Hoa Kỳ tiêu dùng 250 máy tính và 2500 tấn lúa mì. o
Nhật Bản tiêu dùng 120 máy tính và 600 tấn lúa mì.
– Trước khi so sánh tiêu dùng khi không có thương mại và khi có thương mại, cần
xem xét số lượng mỗi hàng hóa mà 2 quốc gia này sẽ sản xuất và buôn bán.
Tiêu dùng của Hoa Kỳ khi có thương mại
Tiêu dùng của Nhật Bản khi có thương mại
Thương mại làm cho các quốc gia có được lợi ích cao hơn •
Quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất máy tính? •
Sản xuất một máy tính cần:
125 giờ công ở Nhật Bản, 100 giờ công ở Hoa Kỳ. •
Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả 2 loại hàng hóa!
Lợi ích thương mại đến từ đâu?
– Lợi thế tuyệt đối (Absolute advantage): Là khả năng sản xuất một loại hàng hóa
nào đó tốn kém nguồn lực ít hơn so với các nhà sản xuất khác.
– Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất lúa mì.
– Nếu mỗi quốc gia đều có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một hàng hóa nào
đó, thì cả hai quốc gia có thể có được lợi ích từ thương mại.
Chi phí cơ hội và Lợi thế tương đối
– Lợi thế tương đối (Comparative advantage): Là khả năng sản xuất một loại
hàng hóa với chi phí cơ hội thấp hơn so với nhà sản xuất khác.
– Quốc gia nào có lợi thế so sánh trong việc sản xuất máy tính?
– Để trả lời câu hỏi này, cần xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất một chiếc máy tính ở mỗi quốc gia.
Nhật Bản có lợi thế so sánh trong việc sản xuất máy tính.
Lợi thế so sánh và Thương mại
– Lợi ích từ thương mại xuất phát từ lợi thế tương đối. (Sự khác nhau về chi phí cơ hội)
– Khi mỗi quốc gia tập trung sản xuất hàng hóa mà họ có lợi thế so sánh, tổng sản
lượng ở các quốc gia sẽ cao hơn, và các quốc gia sẽ có được lợi ích từ thương mại.
– Kết quả cũng sẽ tương tự đối với trường hợp các nhà sản xuất, các cá nhân chuyên
môn hóa sản xuất một loại hàng hóa và buôn bán với nhau.