-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt lý thuyết môn Quản trị kinh doanh Chương 1,2 | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Business Administration (EBBA12)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
1. Đối tượng nghiên cứu của môn quản trị kinh doanh
1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học 1.1.1. Kinh doanh
• Kinh doanh là hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho thị
trường nhằm mục đích kiếm lời.
1.1.2. Doanh nghiệp
• Doanh nghiệp xét từ phạm trù xí nghiệp:
- Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ.
- Doanh nghiệp là xí nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
• Doanh nghiệp xét từ định nghĩa tổ chức:
- Tổ chức là một nhóm có tối thiểu 2 người, cùng hoạt động với nhau một
cách quy củ theo những nguyên tắc, thể chế và các tiêu chuẩn nhất định,
nhằm đặt ra và thực hiện các mục tiêu chung.
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường.
1.1.3. Kinh tế và nguyên tắc kinh tế
• Kinh tế là hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của mình. Đối tượng nghiên cứu của tất cả các môn khoa
học kinh tế là nền kinh tế, là các hoạt động kinh tế.
• Hoạt động kinh tế dựa trên các quy luật và nguyên tắc: quy luật khan hiếm,
nguyên tắc hợp lý (nguyên tắc tiết kiệm/nguyên tắc kinh tế), nguyên tắc tối
đa, nguyên tắc tối thiểu.
2. Quản trị kinh doanh với tư cách một môn khoa học
2.1. Thực chất và nhiệm vụ
• QTKD nghiên cứu tính quy luật phổ biến của sự vận động hoạt động kinh
doanh để hình thành các kiến thức cụ thể về việc ra các quyết định kinh
doanh và hoạt động quản trị phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
• Nhiệm vụ: nghiên cứu và phát hiện các tính quy luật vận động của các hoạt
động kinh doanh, nghiên cứu các tri thức về quản trị các hoạt động đó.
2.2. Vị trí của môn học QTKD
• Khoa học QTKD là một bộ phận của khoa học kinh tế và nằm trong hệ
thống các môn khoa học xã hội
• Môn học quản trị kinh doanh là cầu nối giữa kiến thức lý thuyết và các môn kỹ năng. Góc ôn thi Neu Share s | 1
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com
Môn học trang bị những kiến thức cụ thể đủ mức cần thiết làm cơ sở tiếp
tục phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên sâu ở các môn khoa học cụ thể khác
3. Quản trị kinh doanh với tư cách môn khoa học lý thuyết và ứng dụng
• Phương pháp nghiên cứu của môn QTKD lý thuyết:
- Áp dụng phương pháp thực chứng
- Mục đích: giải thích một cách khách quan tính quy luật phổ biến của các
hiện tượng hay quá trình liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như
quản trị của các doanh nghiệp
- Yêu cầu: phải có tư duy tiếp cận thực chứng, tiếp cận vấn đề chỉ trên cơ sở
giải thích được tính quy luật phổ biến của nó
• Nguyên tắc lựa chọn của môn khoa học QTKD ứng dụng: nghiên cứu các
hoạt động rất cụ thể của con người gắn với lĩnh vực kinh doanh.
- Đối tượng: Các hoạt động rất cụ thể của con người gắn với lĩnh vực kinh doanh.
- Nghiên cứu phải dựa trên các giả định: con người có lý trí, biết nhận thức
và hành động theo tính quy luật phổ biến. Tuy nhiên, các giả định này cũng
không thể bao hàm hết mọi hành vi, hoạt động đa dạng của con người.
4. Lịch sử phát triển môn học quản trị kinh doanh (tham khảo giáo trình trang 31) 4.1.
Trước khi xuất hiện với tư cách môn khoa học độc lập 4.2.
QTKD phát triển với tư cách môn khoa học độc lập Góc ôn thi Neu Share s | 2
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com CHƯƠNG 2: KINH DOANH
1. Hoạt động kinh doanh
1.1. Quan niệm về kinh doanh
• Kinh doanh là hoạt động tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường để kiếm lời.
• Theo khoản 2 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005: “Kinh doanh là việc
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lời” • Đặc trưng:
- Bao gồm một hoặc một số khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ
- Nhằm mục tiêu sinh lời
1.2. Mục đích kinh doanh
• Mục đích chung: kiếm lời • Mục đích cụ thể:
− Tạo ra sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường
− Hoành thành các mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng, liên kết chuỗi.
− Đào tạo một đội ngũ lao động có chuyên môn, tay nghề, có ý thức kỷ luật
− Định hướng tiêu dùng, tạo văn minh tiêu dùng.
1.3 Tư duy kinh doanh
• Tư duy kinh doanh liên quan tới khả năng phân tích, tổng hợp những sự
việc, hiện tượng để từ đó khái quát thành các quy luật trong kinh tế và quản trị kinh doanh
• Tư duy kinh doanh trực tiếp ảnh hưởng đến việc điều hành các hoạt động
kinh doanh của các nhà quản trị
• Tư duy kinh doanh tốt sẽ đóng góp vào thành công của nhà quản trị theo những khía cạnh:
− Giúp NQT có tầm nhìn tốt
− Giúp NQT dễ dàng chấp nhận sự thay đổi để thích nghi tốt hơn
− Giúp NQT nhận rõ, chấp nhận và thay đổi theo những xu hướng mới nhất trong cạnh tranh
− Giúp NQT tận dụng các cơ hội kinh doanh, tránh được các nguy cơ
− Giúp DN xác định đúng vai trò của mình trong các chuỗi giá trị.
• Biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt:
− Dựa trên một nền tảng kiến thức tốt
− Thể hiện tính định hướng chiến lược và rõ ràng
− Thể hiện tính độc lập của tư duy
− Thể hiện tính sáng tạo Góc ôn thi Neu Share s | 3
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com
− Thể hiện ở tính đa chiều và đa dạng
− Tập hợp và phát huy được năng lực của nhân viên dưới quyền
− Thể hiện khả năng tổ chức thực hiện.
2. Phân loại hoạt động kinh doanh
2.1. Theo ngành kinh tế - kỹ thuật
• Truyền thống: 4 khu vực:
− Sản xuất sơ khai: nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng
− Công nghiệp và xây dựng
− Dịch vụ: giao thông, tài chính, du lịch, giải trí…
− Khu vực tri thức: giáo dục, R&D, thông tin, tư vấn…
• Phân theo chuẩn quốc tế: phân ngành quốc gia
• Sản xuất, dịch vụ, sản xuất và dịch vụ
2.2. Theo loại hình sản xuất
• Khái niệm: Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản
xuất, được quy dịnh bởi trình độ chuyên môn hoá của nơi làm việc, số chủng loại và
tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc • Phân loại:
- Sản xuất khối lượng lớn: được chuyên môn hóa rất cao, nơi làm việc chỉ chế biến
một loại chi tiết hay chỉ tiến hành 1 bước công việc => năng suất lao động và hiệu quả cao.
- Sản xuất hàng loạt: nơi làm việc chế biến 1 số loại chi tiết khác nhau, các chi tiết
được thay nhau chế biến theo định kỳ
- Sản xuất đơn chiếc: nơi làm việc chế biến nhiề chi tiết khác nhau hay nhiều bước
công việc khác nhau, thường không có tính lặp lại, thời gian gián đoạn rất lớn.
2.3. Theo phương pháp tổ chức sản xuất
• Khái niệm: Mỗi phương pháp tổ chức sản xuất thích ứng với những đặc điểm trình
độ tổ chức kỹ thuật, với từng loại hình sản xuất của DN • Phân loại:
- Tổ chức sản xuất theo dây chuyền:
o Quá trình công nghệ chia nhỏ thành nhiều bước công việc có thời gian chế biến
bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với thời gian bước công việc ngắn nhất
o Nơi làm việc được chuyên môn hóa cao
o Đối tượng được chế biến đồng thời trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền
- Tổ chức sản xuất theo nhóm: Góc ôn thi Neu Share s | 4
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com
o Tổ chức sx chung cho 1 nhóm sản phẩm dịch vụ có công nghệ giống hoặc gần giống nhau
o Không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc sx từng chi tiết cá biệt
- Tổ chức sản xuất đơn chiếc:
o Không lập quy trình công nghệ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định bước công việc chung
o Nơi làm việc không được chuyên môn hóa, sử dụng thiết bị, công nhân vạn năng
2.4. Theo hình thức pháp lý (1) Doanh nghiệp tư nhân
• Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. • Chủ doanh nghiệp:
− Có toàn quyền quyết định với tất cả các hoạt động kinh doanh
− Có thể trực tiếp/thuê người khác quản lý
− Là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn
• Công ty TNHH 1 thành viên:
− Là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và tài sản của công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ của công ty.
• Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
− Là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số
lượng thành viên tối đa 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
cam kết góp vào doanh nghiệp. (3) Công ty cổ phần
• Là công ty trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau
gọi là cổ phần do tối thiểu 3 cổ đông sở hữu.
• Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và tài sản khác trong
phạm vi số vốn đã góp
• Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn, và phân phối lợi nhuận
theo tỉ lệ tài sản mà cổ đông đóng góp. (4) Công ty hợp danh
• Là công ty trong đó có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. • Đặc điểm:
− Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty Góc ôn thi Neu Share s | 5
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com
− Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
− Không được quyền phát hành chứng khoán
− Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau
− Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý hoạt động kinh doanh nhân danh công ty (5) Hợp tác xã
• Là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (xã viên)
có nhu cầu, lợi ích chung; tự nguyện góp vốn. góp sức lập ra để phát huy
sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia, cùng nhau thực hiện có hiệu
quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
(6) Kinh doanh theo NĐ 66/HĐBT
• Kinh doanh nhưng có vốn pháp định chưa đủ điều kiện là doanh nghiệp tư nhân • Đặc điểm:
− Hoạt động theo NĐ 66/HĐBT và các nghị định, quyết định liên quan
− Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu
− Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
− Chủ sở hữu: công dân Việt Nam, nhóm người, hộ gia đình
− Chỉ được phép đăng ký 1 địa điểm kinh doanh
− Nộp thuế thu nhập cá nhân (7) Nhóm công ty
• Là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích
kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác
• Nhóm công ty bao gồm các hình thức: công ty mẹ-công ty con, tập đoàn
kinh tế và các hình thức khác (tổng công ty)
• Tiêu chí xác định công ty mẹ:
− Sở hữu > 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần phổ thông của công ty khác
− Bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, giám đốc
hoặc tổng giám đốc công ty khác
(8) Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài
• Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng lao động hoặc hiệp định ký
giữa cổ phần Việt Nam và cổ phần nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp liên
doanh hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh
• Là doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam, hoạt động theo luật đầu tư năm 2005 Góc ôn thi Neu Share s | 6
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com
2.5. Theo tính chất sở hữu
• Kinh doanh một chủ sở hữu − Cá nhân − Tổ chức
• Kinh doanh nhiều chủ sở hữu: − Các cá nhân − Các tổ chức
• Chủ sở hữu là Nhà nước
• Chủ sở hữu là người dân
• Chủ sở hữu là người nước ngoài
2.6 . Theo tính chất đơn ngành hay đa ngành
- Kinh doanh đơn ngành: hoạt động kinh doanh một hay một nhóm sản
phẩm/dịch vụ cùng một ngành
- Kinh doanh đa ngành: hoạt động kinh doanh nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác ngành
2.7. Theo tính chất kinh doanh trong nước hay quốc tế
- Kinh doanh trong nước: hoạt động kinh doanh chỉ gắn với quốc gia mình đăng ký kinh doanh
- Kinh doanh quốc tế: hoạt động kinh doanh ở phạm vi nhiều nước
3. Chu kỳ kinh doanh
3.1. Chu kỳ kinh tế
• Là một loại dao động được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng
hợp của một hay nhiều quốc gia • Gồm 3 giai đoạn: − Giai đoạn mở rộng − Giai đoạn suy thoái − Giai đoạn phục hồi
3.2. Chu kỳ kinh doanh
• Chu kì kinh doanh sản phẩm
− Gắn với chu kỳ sống của sản phẩm
− Các giai đoạn: thâm nhập, phát triển, chín muồi, suy tàn
• Chu kỳ kinh doanh gắn với quá trình vận động của đồng tiền
− Là khoảng thời gian tính từ khi bỏ tiền ra đến lúc thi tiền về
− Bao gồm: xuất tiền mua nguồn lực, thu tiền về
• Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: các giai đoạn: Góc ôn thi Neu Share s | 7
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com Phát triển Trưởng Hình thành Bắt đầu phát triển nhanh thành Suy thoái
4. Mô hình kinh doanh
4.1. Khái niệm
• Là mô hình kết nối giữa đầu vào kỹ thuật và đầu ra kinh tế của DN
4.2. Các yếu tố cấu thành
• Mô hình kinh doanh gồm 4 trụ cột và 9 nhân tố sau:
- KV sản phẩm dịch vụ: giá trị đề nghị
- KV khách hàng: phân đoạn khách hàng, kênh phân phối, quan hệ khách hàng
- KV hoạt động: hoạt động chính, mạng lưới đối tác, nguồn lực chính
- KV tài chính: cấu trúc chi phí và mô hình doanh thu
5. Xu hướng phát triển kinh doanh
5.1. Kinh doanh trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa • Cơ hội:
− Thị trường mở rộng
− Có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực nước ngoài
− Môi trường kinh doanh được cải thiện − Áp lực hội nhập
− Giải quyết tranh chấp công bằng. • Thách thức:
− Yêu cầu thị trường khắt khe hơn
− Cạnh tranh khốc liệt hơn
− Sự dịch chuyển lao động cấp cao
− Dỡ bỏ các chính sách ưu đãi
− Sự hiểu biết về thị trường và luật chơi còn hạn chế. Góc ôn thi Neu Share s | 8
[EBOOK PLUS Quản trị kinh doanh] onthisinhvien.com
5.2. Một số xu hướng phát triển kinh doanh trong tương lai
• Thương mại điện tử • Kinh doanh theo mạng
• Nhượng quyền thương mại Góc ôn thi Neu Share s | 9