Tóm tắt nội dung - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội
Tóm tắt nội dung - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (lsvmtg)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VĂN MINH AI CẬP 1. Điều kiện hình thành
1.1. Địa lý tự nhiên - Tương đối đóng kín.
- Địa hình: Thượng Ai Cập (miền Nam): lưu vực hẹp, khí hậu khắc nghiệt; Hạ
Ai Cập (miền Bắc) là vùng đồng bằng phì nhiêu.
- Sông Nile: dài khoảng 6650 km, đóng vai trò quan trọng trong đời sống người Ai Cập cổ đại.
- Tài nguyên: papyrus, gỗ, đồng, vàng, đá quý.
1.2. Cư dân: hình thành trên cơ sở nhiều bộ lạc. Hamites+ Semites = Ai Cập
cổ; vóc dáng cường tráng cao lớn, tóc đen và bóng; da ngăm đen.
1.3. Cơ sở kinh tế: nền văn minh hình thành trên cơ sở nông nghiệp, sớm biết
làm thủy lợi (đào hồ, nilomet) 2. Lịch sử
- Thời Tảo vương quốc: Ai Cập thống nhất dưới triều vua Menes - vị Pharaoh
đầu tiên của Vương triều thứ nhất Ai Cập.
- Thời kì Cổ vương quốc đến Tân vương quốc: là thời kì của chế độ TW tập
quyền. Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất ở thời Cổ Vương quốc. 3. Thành tựu
31. Tín ngưỡng, tôn giáo: đa thần, sùng bái tự nhiên, sùng bái động vật, có
niểm tin về linh hồn bất tử.
3.2. Chữ viết: chữ tượng hình, sau đó là chữ chỉ âm. Chữ được viết trên giấy Papyrus. 3.3. Kiến trúc:
- Đặc trưng: quy mô lớn, tôn nghiêm, nặng nề, huyền bí, vật liệu: gỗ, đất gạch
xây nhà ở, đá xây miếu, lăng mộ.
- Cách xây dựng kim tự tháp: sử dụng phương pháp mài nhẵn các tảng đá
rồi xếp chồng lên nhau.
- Kiến trúc tiêu biểu: Mastaba - lăng mộ của Quý tộc, Kim tự tháp – lăng mộ của Pharaon.
3.4. Khoa học tự nhiên: thiên văn học, toán học sớm ra đời và phát triển, đặc
biệt là hình học do nhu cầu đo đạc ruộng đất và tính toán nguyên liệu xây dựng.
VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 1.Điều kiện hình thành 1.1 Địa lý tự nhiên
- Là nền văn minh xuất hiện sớm nhất tại vùng Tây Á cách đây hàng nghìn
năm. Lưỡng Hà cổ đại là vùng đất tương ứng với lãnh thổ Iraq, Kuwait, phía
đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ -
Syria và biên giới Iran - Iraq.
- Tên gọi “Lưỡng Hà” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “vùng đất
giữa các con sông”, cụ thể là sông Tigris và sông Euphrates
- Địa hình tương đối bằng phẳng. Một trong những yếu tố thuận lợi giúp nền
văn minh Lưỡng Hà phát triển ở cả hai địa điểm là khí hậu của khu vực Lưỡng
Hà cổ đại cách đây khoảng 6.000 năm đến 7.000 năm ẩm ướt hơn nhiều so với ngày nay.
1.2 Cư dân: thành phần phức tạp và thường xuyên xảy ra xung đột: người
Sumer, người Akkad, người Amorite, người Assyria….Chủ nhân đầu tiên của
nền văn minh Lưỡng Hà là người Sumer.. 1.3 Cơ sở kinh tế:
- Nông nghiệp: Phát minh nổi tiếng của người Lưỡng Hà trong nông nghiệp là
chiếc lưỡi cày, được làm bằng gỗ, hình dạng đơn giản (khoảng năm 6.000
TCN). Phát minh này đóng góp nhiều cho trồng trọt, đảm bảo cuộc sống nông
nghiệp định cư thay vì hình thức du canh du cư. Diện tích đất canh tác của
riêng Lưỡng Hà (không tính toàn bộ phần lưỡi liềm trải dài từ Syria cho đến
biên giới Ai Cập) là 879 790 km. Tuy nhiên bị thu hẹp như ngày nay do hiện
tượng sa mạc hóa. Ngoài ra người Lưỡng Hà còn tìm ra các loại hạt giống đầu
tiên như lúa mì, lúa mạch. Họ cũng tạo ra những khu vườn trồng nhiều loại cây
khác nhau bao gồm đậu, dưa chuột, tỏi, rau diếp, nho, táo, sung...
- Thương nghiệp: Hai dòng sông Tigris và sông Euphrates đã tạo ra những con
đường thương mại cầu nối giữa vùng Hắc Hải – vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung
Hải với phương Đông, tạo nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các
quốc gia Đông - Tây. Vì vậy góp phần khiến cho Lưỡng Hà là vùng đất diễn ra
đô thị hóa đầu tiên (giai đoạn 4300-3100 TCN).
2. Sơ lược lịch sử
- Thời kỳ hình thành các nhà nước đầu tiên: Sume, Accat - Thời kỳ Cổ Babylon - Thời kỳ Trung Babylon - Thời kỳ Tân Babylon 3. Thành tựu văn minh
3.1. Chữ viết: chữ hình nêm/ chữ hình đinh/ chữ tiết hình. Chất liệu để viết là
các tấm đất sét còn ướt và những cái que vót nhọn.
3.2. Văn học: tiêu biểu là tác phẩm Sử thi Gilgamesh. Đây là tác phẩm có ảnh
hưởng lớn đến các tác phẩm văn học đời sau: nhân vật nửa thần nửa người;
nủa thú nửa người; con quái vật làm hại dân chúng và bắt cóc người đẹp; nạn
đại hồng thủy và cuộc sống trường sinh bất tử; người con gái bị từ chối tình
yêu giận dữ tìm cách trả thù; cây thuốc thần và con rắn tai họa…
3.3. Luât pháp: sớm hình thành do hoạt động thương mại phát triển. Bộ
luật nổi tiếng nhất là Bộ luật Hammurabi được ghi bằng văn tự hình đinh xưa
nhất trên tấm đá bazan cao 2,25m và đường kính đáy gần 2m, gồm 247 điều khoản. 3.4. Kiến trúc
- Xây theo lối giật cấp, chất liệu chủ yếu từ đất sét.
- Công trình tiêu biểu: thành Babylon và vườn treo Babylone. 3.5. Khoa học tự nhiên
- Thiên văn học: biết làm lịch từ sớm, dựa theo mặt trăng; 1 tháng = 4 tuần, 1
tuần = 7 ngày, mỗi ngày được đặt tên theo một vị thần – là cơ sở của lịch pháp ngày nay.
- Toán học: Sáng tạo hệ đếm cơ số 60 – ngày nay dùng để tính đơn vị thời gian, của vòng tròn.
Tổng kết về VM Lưỡng Hà:
- Là một trong những nền văn minh sớm của nhân loại, có nhiều phát minh còn
được ứng dụng ở ngày nay.
- Do nằm trên con đường ngắn nhất, tiện nhất, là nơi các đoàn buôn thường
xuyên đi qua trên con đường buôn bán Đông Tây nên đặc tính văn minh Lưỡng
Hà thiên về tính chất thương nghiệp so với các nền văn minh phương Đông khác (AC, ÂĐ, TQ).
- Lưỡng Hà là nơi diễn ra đầu tiên của cuộc cách mạng nông nghiệp, rồi cũng
từ đây dẫn đến bước tiến lớn tiếp theo trong tiến trình phát triển của nhân loại,
đó là cuộc Cách mạng Đô thị (Urban Revolution). Những đô thị. Khoảng 5.000
đến 6.000 năm trước, các ngôi làng của người Sumer ở phía Nam Lưỡng Hà đã
phát triển thành thành phố. Một trong những thành phố sớm nhất và nổi bật
nhất là Uruk, một cộng đồng có tường bao quanh với 40.000 đến 50.000 cư
dân. Những thành phố khác bao gồm Eridu, Bad-tibira, Sippar và Shuruppak… VĂN MINH ARAB
1. Điều kiện hình thành
1.1. Địa lý - tự nhiên: Biên giới Arab tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở,
lại nằm ở ngã ba giao lưu đông Tây nên có điều kiện tiếp xúc với các nền văn
minh xung quanh. Từ thế kỷ 7, Arab thực sự trỗi dậy từ TK 7, khi người Ba
Tư kiểm soát con đường buôn bán qua Lưỡng Hà và vịnh Pecxich, buộc
các thương nhân phải chọn đi qua bán đảo Ả rập. TK7 cũng là thời gian
hình thành của đế chế hùng mạnh khi mà cả Lưỡng Hà và Ai Cập đều đã suy tàn.
1.2. Cư dân: chủ yếu là tộc người Semites giỏi về buôn bán và đi chinh phục.
Tính cách cứng rắn, trọng sự tuân thủ, phục tùng
2. Sự ra đời của nhà nước Hồi giáo 3. Thành tựu văn minh 3.1. Hồi giáo:
- Người sáng lập: Mohamet - Nội dung:
+ Là tôn giáo nhát thần tuyệt đối; chỉ thờ Chúa Ala duy nhất, không thờ ảnh, tượng…;
+ Năm trụ cột của đạo Hồi gồm: Lòng tin tuyệt đối vào Chúa Allah, cầu
nguyện, bố thí, nhịn ăn, hành hương.
+ Tín đồ phải cầu nguyện 5 lần/ngày; Trai giới trong tháng Ramadan; Tín đồ
phải nộp thuế; Thừa nhận chế độ đa thê, phụ nữ phải che mặt.
+ Những điều kiêng kị: trước khi cầu nguyện phải đi rửa mặt, rửa tay, rửa chân
nếu động chạm đến vật dơ bẩn trước đó. Trong trường hợp ở sa mạc thì dùng
cát thay nước để rửa. Những thứ bị coi không thanh tịnh: xác chết, rượu, thịt
heo, chó, ếch, đàn bà sinh nở …
+ “Kỷ nguyên Hồi giáo” bắt đầu từ sự kiện Mohammed cùng tín đồ di
chuyển đến thành Yathrib năm 622.
+ Kinh điển: Kinh Q’ran (= tụng niệm)
3.2. Văn học: tác phẩm Nghìn lẻ một đêm
3.3. Kiến trúc: là cái nôi của một trong những nền kiến trúc nổi tiếng
bậc nhất thế giới. Kiến trúc Hồi giáo nổi bật với màu sắc rực rỡ, họa
tiết phong phú, và kết cấu đối xứng. Lối tiếp cận khác biệt này xuất
hiện phổ biến trong vô vàn tác phẩm kiến trúc của người Hồi giáo kể từ thế kỷ thứ 7. 3.4. Khoa học tự nhiên
- Toán học: kế thừa sâu sắc toán học Ấn Độ, Hi – La, sáng tạo phép
lượng giác (sin, cos, tan, costan), giải phương trình bậc 3, 4.
- Vật lý: kế thừa sâu sắc các thành tựu Hi-La và Ấn Độ sau đó tập hợp
thành công trình chuyên về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh
sáng qua gương cầu lồi lõm.
- Hóa học: có các thành tựu điều chế axit từ dấm thực vật, chế rượu Rum
từ mía, chế tạo nồi chưng nước tinh khiết, đặc biệt ngành giả kim thuật.
- Thiên văn: có hồ sơ về 5015 ngôi sao, 47 chòm sao, giả thuyết trái đất
tròn với chu vi 35 vạn km, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ,
trên trái đất có 7 miền khí hậu.
- Y học: là quốc gia có sự nghiệp y tế tiến tiến nhất thời trung đại:
nhiều khoa, bộ môn: tây y, nội khoa, ngoại khoa, dược khoa, dưỡng sinh,
tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu. Có hệ thống y tế cộng đồng, y tế từ thiện…
Tổng kết đặc điểm của văn minh Arab
- Là nền văn minh phương Đông xuất hiện muộn, không hình thành bên cạnh
các dòng sông như các nền văn minh phương Đông khác mà dựa trên nền tảng
của thương nghiệp và tôn giáo.
- Sự hình thành của văn minh Arab gắn liền với sự ra đời của Hồi giáo và nhà nước Hồi giáo