-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tôn giáo trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội liên hệ với Việt Nam - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tôn giáo trong thời kì quá độ đi lên CNXH liên hệ với Việt Nam
A. Nội dung lí thuyết:
I. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
II.Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
III.VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
IV.Quan điểm của Đảng ta trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo B. Cụ Thể
I. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 1. Khái niệm:
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên
cơ sở niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng
liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư
ảo, nhằm lý giải những vấn đề trần thế cũng như ở thế giới bên kia.
2. Bản chất của tôn giáo:
- Về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh ý thức xã
hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan.
- Tôn giáo là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể, với các tiêu chí cơ bản sau:
Có niềm tin tôn giáo
Có hệ thống giáo thuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi)
Có hệ thống cơ sở thờ tự
Có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo
Có số lượng ín đồ đông đảo
Phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dị đoan - Giống:
Đều tin vào những điều mang tính chất thần bí
Đều là những niềm tin của con người gửi gắm vào các đối tượng
siêu hình => điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con
người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các
mối quan hệ trên cơ sở giáo lý tôn giáo và các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng. - Khác:
Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ,
giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian
không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy
(Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra
đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…);
giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật
là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp
sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó
Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm
cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo nhưng một người dân có thể
đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn,
người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày
mùng Một và Rằm âm lịch anh tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh.
Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ
ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch anh tháng
còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…
Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì
các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế; còn mê tín dị
đoan không có (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối
với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn
giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ
“Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh
“Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng
họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong
các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng, còn hoạt động
mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của
những cơ sở thờ tự để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
3. Nguồn gốc của tôn giáo:
a. Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
- Sự bất lực của con người trong mối quan hệ con người – tự nhiên =>
gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí.
(Trong xã hội công xã nguyễn thuỷ, do lực lượng sản xuất chưa phát
triển, trước thiện nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con
người cảm thấy yếu đuối và bắt lực, không giải thích được, nên con
người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí.
- Sự bất lực của con người trong mối quan hệ con người – con người =>
trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế
(Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đổi kháng, có áp bức bất công, do
không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức
bóc lột bắt công, tội ác v.v.. cộng với sự thống trị của các lực lượng xã
hội, con người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế)
Con người xây dượng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
b. Nguồn gốc nhận thức:
- Do sự nhận thức của con người về thế giới và về bản thân mình có giới hạn.
- Do đặc điểm nhận thức của con người là khái quát hóa, trừu tượng hóa;
tuyệt đối hóa mặt chủ thể nhận thức.
Con người lại tìm đến tôn giáo
c. Nguồn gốc tâm lý:
- Do ảnh hưởng của trạng thái tâm lý tiêu cực: sợ hãi, lo âu, tuyệt vọng,
… (Ví dụ: sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội hay trong
những lúc ốm đâu, bệnh tật) hoặc tâm lý muốn bình yên khi làm một
việc lớn (ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà,…)
- Do ảnh hưởng của trạng thái tâm lý tích cực: tình yêu, lòng biết ơn,
lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân.
Con người đến với tôn giáo
4. Tính chất của tôn giáo: a. Tính lịch sử:
- Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn
giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó.
- Con người sáng tạo ra tôn giáo.
- Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người
đạt tới một mức độ nhất định.
- Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin, đến một giai đoạn lịch sử,
khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáo
dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất
của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí
của nó trong đời sống xã hội và trong nhận thức, niềm tin của mỗi người. b. Tính quần chúng:
- Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của mô ‚t số bô ‚ phâ ‚n quần
chúng nhân dân lao đô ‚ng.
- Số lượng tín đồ rất đồng đảo, thuộc nhiều các giai cấp, tầng lớp trong
xã hội chiếm tỉ lệ cao trong dân số thế giới.
(Nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến một nửa dân số thế
giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo) c. Tính chính trị:
- Chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt, đối
kháng về lợi ích giai cấp.
- Khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp của mình.
Vì vậy, cần phải xác định rõ điều đó, đa số quần áo của họ tín đồ đến
với tôn giáo để thỏa mãn nhu cầu của thần; song, trên thực tế, tôn
giáo và đang được các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng thực hiện
mục tiêu bên ngoài tôn giáo của họ.
II. Nguyên nhân sự tồn tại của tôn giáo và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn
giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1 Nguyên nhân:
Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại ?
Xuất phát từ bản chất mang cả hai phương diện xã hội và giai cấp như đã trình bày
ở trên, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong thời kỳ
đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ tồn tại, bởi nó vẫn chưa mất hết những giá trị tích
cực cũng như vẫn còn có những nền tảng để tiếp tục tồn tại.
1. Nguyên nhân nhận thức - Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trình độ
nhận thức, trình độ dân trí của nhân dân đã có những tiến bộ nhất định, nhưng vẫn
còn nhiều hạn chế, vì thế, nhân dân chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy
đủ các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội. Sự hạn chế đó làm cho
nhân dân dễ đến với tín ngưỡng tôn giáo. - Hiện nay, nhân loại đạt được những
thành tựu lớn lao về khoa học và công nghệ, nhất là những tiến bộ vượt bậc của
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... đã giúp con
người có thêm những khả năng để nâng nhận thức và vai trò làm chủ tự nhiên, xã
hội của mình lên một tầm cao mới. Song, hiện thực khách quan là vô cùng, vô tận,
tồn tại đa dạng và phong phú, còn đặt ra nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học chưa
thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội đôi khi rất nghiêm trọng
vẫn tác động và chi phối đời sống con người. Do đó, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ
cậy và tin tưởng vào thánh, thần, Phật... vẫn còn tồn tại trong ý thức của nhiều người.
2. Nguyên nhân kinh tế - Kinh tế là một vấn đề nhạy cảm, là xương sống của mỗi
quốc gia. Sự phát triển hay tụt hậu của một nền kinh tế theo bất kì xu hướng nào
đều ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của con người. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa,
nhất là giai đoạn đầu của thời kì quá độ vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
nhiều hình thức sở hữu. Con người luôn phải chịu sự chi phối của những qui luật
kinh tế khách quan đó. Đặc biệt trong thời kì này còn nhiều thành phần kinh tế vận
hành theo cơ chế thị tr¬ường với những lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng
lớp... vẫn là một thực tế; trong nền kinh tế đó, con ng¬ười vẫn chịu sự tác động chi
phối bởi các yếu tố tất nhiên, ngẫu nhiên, may rủi …Đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân chưa cao. Điều đó, làm cho con người vẫn tin vào lực lượng siêu
nhiên, cầu xin công việc làm ăn gặp nhiều may mắn.
3. Nguyên nhân tâm lý - Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, ăn sâu
vào tiềm thức của nhiều người dân. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ
nhất. Những niềm tin tôn giáo ảnh hưởng sâu đậm trong nếp nghĩ, lối sống của một
bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đã trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh
thần không thể thiếu được của cuộc sống. Vì thế, dù hiện nay nhân loại đã và đang
có những biến đổi lớn lao về kinh tế - xã hội nhưng tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn
tồn tại bởi những lí do đó.
4. Nguyên nhân chính trị - xã hội Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đang diễn ra ở nước ta, xét về mọi phương diện
kinh tế, đạo đức, văn hóa, chính trị, tinh thần... vẫn còn mang nặng dấu vết của xã
hội cũ. Do đó vẫn còn cơ sở để tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại. Trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới,
giữa cái lạc hậu với cái tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn
đang diễn ra rất gay go, quyết liệt, dưới nhiều hình thức vô cùng phức tạp; trong
đó, các thế lực phản động vẫn tìm mọi cách nuôi dưỡng và lợi dụng tôn giáo để
phục vụ cho mưu đồ chính trị của chúng. Đây là điều kiện cho tôn giáo còn tồn tại.
Các tổ chức và chức sắc tôn giáo đang ra sức hoạt động tuyên truyền, tìm cách lôi
kéo tín đồ để duy trì sự tồn tại của tôn giáo. Tôn giáo đã tồn tại trong xã hội suốt
hàng ngàn năm, và đã ăn sâu bám chặt vào nếp sống, nếp nghĩ của con người. Bởi
vậy không dễ dàng gì mà ngay trong thời gian ngắn có thể loại bỏ tôn giáo ra khỏi
đời sống xã hội. Ngày nay, chiến tranh hạt nhân hủy diệt có khả năng bị đẩy lùi,
nhưng những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng
bố, bạo loạn... còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói
nghèo... cùng với những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại
. Những hạn chế, yếu kém của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong
tổ chức, quản lý quá trình xây dựng xã hội mới; sự suy thoái về chính trị, tư tưởng,
đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng và các
hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội nảy sinh nhưng chậm được khắc phục; công
bằng xã hội cũng như quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm... làm cho niềm tin
của nhân dân với Đảng, Nhà nước, với chế độ bị suy giảm. Chính điều này cũng là
cơ sở để nhân dân dễ đến với tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nguyên nhân văn hóa - Văn hóa dân tộc phát triển, gắn bó mật thiết với bề dày
lịch sử của mỗi quốc gia. Đa số tín ngưỡng, tôn giáo đều gắn với sinh hoạt văn hoá
của nhân dân. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi
phải bảo tồn tôn giáo ở những mức độ nhất định. Mỗi một loại hình tôn giáo đều có
những nét văn hóa đặc trưng như nhà thờ, chùa, đình,...tất cả đã góp phần làm cho
văn hóa dân tộc đặc sắc hơn. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình
cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư. Vì vậy, sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội
xã hội chủ nghĩa như là một hiện tượng khách quan.
Nói tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như giai đoạn đầu của
chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn sẽ tồn tại, bởi cả những nguyên nhân khách quan lẫn
những nguyên nhân chủ quan. Sự tồn tại này không có gì là vô lý bởi tôn giáo là
một hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, tuy phải chịu sự chi phối
và quyết định của cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân nó vẫn có sự độc lập tương đối;
do đó, dù đứng trước những biến đổi to lớn của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội...
trong bước nhảy vọt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn không
bị triệt tiêu ngay lập tức, mà chỉ " dần mất đi ảnh hưởng của nó đối với ý thức xã
hội ", và " chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển thì tôn giáo mới có thể
hoàn toàn biến mất và hoàn toàn bị xoá bỏ khỏi đời sống con người ".
2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng
thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân.
Quyền này nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền
tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức
sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội... được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi
hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đồi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc
người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ.
Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ
trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ
ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã
hội; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn
gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới
hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học... cũng như những tệ
nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được
nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo
Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâu
thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa
những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của
nhân dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin
giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo,
cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn
không mang tính đối kháng.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là
phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn
giáo và trong vấn đề tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh
khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan
đến tín ngưỡng, tôn giáo. - Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vận
động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch
sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển
nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo
đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội,
giáo sĩ, giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì
vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với
những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.
III.VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
- Có tất cả 15 loại loại tôn giáo riêng biệt theo phân loại của Chính Phủ trên nước ta
- Có trên 24 triệu người dân là tín đồ, con số này chiếm 27% dân số cả nước
- Hơn thế nưa, có khoảng 83.000 chức sức, 250.000 chức việc, 25.000 cơ
sở thờ tự và có đến 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo
2. Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc
- Ta có thể thấy rằng, mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý,
có giá trị nhân văn sâu sắc. Cụ thể như là:
Đức “từ bi” của Phật Giáo
Lòng “nhân nghĩa” của Đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo
Tư tưởng “bác ái” của Đạo Ki-tô
Truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Hồ Chí Minh đã từng mượn những giá trị nhân văn sâu sắc của các tôn
giáo để dạy nhân dân Việt Nam rằng:
“ Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.
Khổng tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa ”
3. Lợi dụng tôn giáo vì lợi ích cá nhân
C.Mác từng đưa ra quan điểm: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh
bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần
của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
Tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh), đã có những vụ việc tổ chức
"giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận:
Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ
cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với
nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn
4. Tôn giáo ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực phản động lợi dụng
- Xuất hiện những thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho
rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo nhằm:
Tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực xã hội chủ nghĩa
Kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp Cách mạng của Nhân dân ta
- Cố gắng thực hiện âm mưu hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi
quyền tự do tôn giáo”, thành lập tổ chức “Liên tôn chống cộng”
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo tất yếu đồng hành cùng dân tộc.
Ví dụ: Bạo động Tây Nguyên 2004
- Dưới sự kích động của các đối tượng chống đối lợi dụng dân tộc, bà con
đồng bào Tây Nguyên đã tụ tập đông người, kéo đến gây rối và phá hủy
các trụ sở của cơ quan công quyền, khiến cho đời sống chính trị bị đảo lộn
Đây là sản phẩm trực tiếp của tổ chức phản động FULRO, cầm đầu
bởi Ksor Kok – đối tượng người dân tộc Gia Rai.
- Luận điệu được chúng sử dụng để kích động người dân là thành lập nhà
nước Đề ga độc lập, lấy Tây Nguyên về cho người Thượng
Hầu hết những đồng bào dân tộc tham gia vụ này đều bị dụ dỗ, lôi
kéo. "Họ bảo chúng tôi đi, ra đó sẽ được cấp nhà ở, ai đi sớm sẽ
được cấp nhà to ở mặt tiền, ai muốn đi Mỹ thì sẽ có máy bay đưa đi
5. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không được quốc tế công nhận
- Vẫn còn nhiều nước trên thế giới không hoàn toàn công nhận về những
tôn giáo ở Việt Nam. Đặc biệt trong đó có Mỹ
Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế đưa ra năm 2020 của Bộ Ngoại
giao Mỹ vẫn có đánh giá sai trái rằng “Việt Nam tìm cách đàn áp
tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào các nhóm tôn giáo không được
chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức”.
Ủy hội tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ thậm chí còn kêu gọi Chính
phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc
biệt về tự do tôn giáo (CPC) để có biện pháp trừng phạt
6. Tôn giáo thời Co-vid
- Nhiều tôn giáo đã chủ động thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trực tuyến trên các mạng xã hội.
- Nhiều tổ chức tôn giáo còn tạm dừng các sinh hoạt tôn giáo truyền thống,
không tổ chức các lễ hội tôn giáo như thông lệ hằng năm.
- Bên cạnh đó, vẫn có một số chức sắc, tín đồ tôn giáo lại cố tình không
chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh, một số người xuyên tạc
về công tác phòng, chống dịch bệnh là để hạn chế hoạt động tôn giáo.
IV. Quan điểm của Đảng ta trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo
Mối quan hệ dân tộc – tôn giáo ở Việt Nam 1. Khái niệm
- Là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau giữa các dân tộc với
tôn giáo trong nội bộ quốc gia, hoặc giữa các quốc gia với nhau
‣ Việc giải quyết mối quan hệ này ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị
và phát triển của mỗi quốc gia.
2. Các đặc thù cơ bản
- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn
giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất.
- Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi
tín ngưỡng truyền thống.
- Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh
hưởng đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết dân tộc.
- Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề
tôn giáo nhằm thưc hiện “diễn biến hòa bình”.
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
“… Nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh
với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, khối đại
đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy
định của pháp luật.”
Quan điểm của Đảng
o Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo
là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam
o Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong
mối quan hệ với cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
o Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của
các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị. -