Tổng hợp 10 câu hỏi ôn tập môn Tài chính tiền tệ | Học viện Ngân Hàng

Tổng hợp 10 câu hỏi ôn tập môn Tài chính tiền tệ | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

CÂU 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường dưới góc độ cầu tiền. Liện hệ điều
hành lãi suất của NHNN VN hướng tới phát triển bền vững.
Lãi suất là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền. cầu tiền biến động ngược chiều với lãi
suất nên đường cầu tiền có dạng đi xuống.
Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền là:
- Thu nhập thực tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập thực tế tăng lên, các chủ
thể muốn giữ thêm tiền làm nơi dự trữ giá trị đồng thời muốn chi tiêu nhiều hơn
làm cầu tiều ở mọi mức lãi suất, đường cầu tiên dịch phải, lãi suất tăng.
- Mức giá cả: Khi mức giá tăng làm sức mua của đồng tiền giảm. Muốn nắm giữ
nhiều tiền hơn để mua được lượng hàng hóa như trước làm cầu tiền tăng ở mọi
mức lãi suất, đường cầu dịch phải, lãi suất tăng.
Liên hệ Việt Nam:
Phát triển bền vững ESG là một chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp áp dụng
để đảm bảo tuân thủ các tiêu và quy định về môi trường, xã hội và quản trị.
Giai đoạn 2020 - 2022, công tác điều hànhi suất vừa phản ứng kịp thời với diễn biến
dịch bệnh nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, vừa được điều chỉnh linh hoạt
phù hợp với diễn biến lạm phát trong nước và quốc tế để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô
Năm 2020, ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều
hành trong năm 2020 với tổng mức giảm 1,5 - 2%/năm
Năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng, nhưng NHNN vẫn giữ
nguyên các mức lãi suất điều hành.
Thời gian qua, triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định. Tính từ đầu năm 2023 đến
giữa tháng 7/2023 NHNN đã thực hiện 4 lần giảm lãi suất điều hành. Việc giảm lãi suất
điều hành nhanh sớm như vậy đã tạo ra sự hỗ trợ đối với nền kinh tế. Theo báo cáo
của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao
dịch phát sinh mới chỉ còn 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022). Lãi suất cho
vay phát sinh mới bình quân đã giảm về 8,6%/năm, tức giảm 1,3%/năm so với cuối
năm ngoái. Sự điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời của NHNN đã tạo điều kiện để tổ chức
tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất
cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh đây là một yếu tố quan trọng
khi phát triển bền vững trên phương diện kinh tế khi các chủ thể được hoạt động trong
môi trường ổn định và an toàn.
Câu 3: Nguyên nhân gây thâm hụt NSNN
Thâm hụt ngân sách nhà nước là hình là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi
số chi vượt quá số thu ngân sách trong cân đối ngân sách trong một tài khóa nhất định.
Nguyên nhân khách quan:
- Do tác động của chu kì kinh tế: kinh tế phát triển theo chu kì, khi kinh tế suy thoái,
thuế nhà nước giảm cà tăng chi tiêu NSNN để hạn chế suy giảm kinh tế sâu hơn.
Điều này dẫn đến thâm hụt chu kỳ
- Hậu quả của các tác nhân gây ra: Đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, dịch bệnh,
chiến tranh,...Dù có biện pháp dự phòng nhưng đôi khi sẽ vượt ra ngoài dự đoán.
Lúc đó nhà nước phải tăng chi tiêu từ đó thâm hụt ngân sách xảy ra
Nguyên nhân chủ quan:
- Do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi: Để theo đuổi mục tiêu xã hội nào đó
- Do điều hành NSNN không hợp lí: Khai thác cái nguồn thu không hợp lý, thất thi
do trốn thuế
Các tài trợ thâm hụt:biện pháp
- Tăng thuế: Áp dụng về dài hạn, mang lại tính chủ động cho nhà nước thuế
công cụ trong tay nhà nước
- Vay nợ: Là biện pháp chủ yếu để tài trợ thâm hụt NSNN ở mọi quốc gia
- Phát hành tiền giấy: Bù đắp thâm hụt kịp thời nhưng dễ gây ra lạm phát
- Giảm chi tiêu công
Liên hệ Việt Nam thời kỳ Covid – 19:
Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 đạt hơn 2.279.735 tỷ đồng, bao gồm
cả số thu chuyển nguồn từ năm 2019 chuyển sang năm 2020, thu kết dư ngân sách địa
phương năm 2019, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước. Ngân sách Nhà nước trong 2022 ghi nhận mức thâm hụt 342.630 tỷ đồng, giảm
0,3% so với năm 2021 và tương ứng với khoảng 3,6% GDP cả năm. Trong bối cảnh nền
kinh tế chịu nhiều tác động của các yếu tố trong nước và bên ngoài, Chính phủ đã chỉ đạo
thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Nhờ đó, các hoạt động kinh tế đã
bắt đầu phục hồi, tác động tích cực đến số thu NSNN.
Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý,
sử dụng ngân sách nhà nước. Để đảm bảo chi đầu tư phát triển, an sinh xã hội, phòng,
chống dịch bệnh, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải
pháp cân đối nguồn lực đảm bảo chi NSNN. Trong đó, kiên quyết yêu cầu các bộ, ngành,
địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và
50% công tác phí nước ngoài. Thực hiện tốt việc này, riêng các cơ quan Trung ương dự
kiến tiết kiệm được khoảng 600 – 700 tỷ đồng.
Cùng với đó kết hợp vay ngân sách nước ngoài, tăng cường huy động vốn. Tiếp nhận, sử
dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn
vốn hợp pháp khác để tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vacxin, nghiên cứu, sản xuất
vacxin trong nước và sử dụng vacxin phòng COVID-19.
Câu 4: Nhận định phát hành tiền là biện pháp hiệu quả nhất để tài trợ thâm hụt ngân sách
ở VN.
Đây là nhận định sai. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có chiến lược thực hiện giảm thâm hụt
ngân sách trung và dài hạn, việc dự toán ngân sách hàng năm vẫn mang tính đối phó cấp
thời, không có lộ trình thực hiện giảm thâm hụt ngân sách. Thay đổi linh hoạt theo từng
thời kì thực tế của nền kinh tế đất nước. Áp dụng linh hoạt các biện pháp như: Tăng thuế,
giảm chi tiêu công, vay nợ và phát hành tiền.
Đồng thời trước những yêu cầu mới về mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, hội nhập quốc
tế, NSNN đã từng bước thay đổi và điều chỉnh. NSNN đã giảm dần tỷ trọng đầu tư phát
triển, phân bổ sử dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng
bền vững , nâng cao chất lượng an sinh xã hội
Câu 5: các yếu tố ảnh hưởng đến cầu quỹ cho vay
Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các
chủ thể khác nhau trong nền kinh tế bao gồm doanh nghiệp cá nhân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu quỹ cho vay là:
- Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư
Khi kinh tế phát triển, lợi tức dự tính của các hội đầu ng, nhà đầu cần nhiều
vốn hơn cho mở rộng sản xuất kinh doanh=> cầu quỹ cho vay tăng, đường cầu cho vay
dịch sang phải, dẫn đến tăng lãi suất và ngược lại
- Lạm phát dự tính
Sự tăng lên của mức lạm phát dự tính làm cho chi phí thực dự tính cuat việc vay tiền
mọi mức lãi suất cho trước giảm xuống. Người vay vốn được lợi, điều này làm tăng nhu
cầu của các chủ thể trong nền kinh tế, lượng cầu quỹ cho vay tăng ở mọi mức lãi suất=>
lãi suất tăng
- Bội chi NSNN: Khi bội chi NSNN tăng, chính phủ đi vay nhiều hơn, cầu quỹ cho
vay tăng=> lãi suất tăng ngoài ra hành vi phát hành công cụ nợ cũng làm lãi suất
tăng
CÂU 6: Do ảnh hưởng của lạm phát dự tính, lãi suất Việt Nam năm 2022 có xu hướng
giảm. Quan điểm này đúng hay sai?
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền
kinh tế lạm phát là sự giảm sức mua của đồng tiền.
Nguyên nhân gây ra lạm phát là:
- Lạm phát do cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo xẩy ra khi có sự gia tăng liên tục trong tổng cầu AD vượt quá mức
cung ứng hàng hóa, dịch vụ của xã hội (AS) làm mức giá chung tăng lên
- Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi tốc độ tăng chi phí sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng
năng suất lao động, làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội.
Dựa vào : Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phátđẳng thức Fisher
Khi lạm phát dự tính tăng lên sẽ làm cho lãi suất danh nghĩa giảm. Từ đẳng thức trên ta
thấy lúc này lãi suất thực sẽ có xu hướng giảm.
Liên hệ về lạm phát Việt Nam 2022 – 2023:
Năm 2022, Việc bảo đảm nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, kiểm soát đà
tăng giá xăng dầu, chưa tăng giá điện, giá dịch vụ y tế, học phí… đã giúp Chính phủ kiểm
soát thành công lạm phát năm 2022 dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra. Tính chung cả
năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Theo Tổng cục
Thống kê, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân
chính giúp kiểm soát thành công lạm phát trong năm qua.
Năm 2023 Quốc hội đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5%. Theo báo cáo của
Tổng Cục Thống kê công bố sáng nay 29/9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2023 tăng
1,08% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 9 tăng 3,12% và so với cùng
kỳ năm trước tăng 3,66%. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ
năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.
Câu 7: Nếu NHTW lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian thì mục tiêu hoạt động có
thể lựa chọn gì?
Mục tiêu hoạt động có thể lựa . Bởi vì khi lãi suất của các NHTM chọn dự trữ đi vay
tăng lên, nhu cầu vay của các ngân hàng tăng lên thúc đẩy nhu cầu bổ sung vốn từ
NHTW. Điều này có thể làm cho mức dự trữ đi vay vượt quá mục tiêu, buộc NHTW phải
tăng thêm mức dự trữ không vay, lãi suất vì thế mà giảm xuống.
Liên hệ với mục tiêu của NHNN:
- Mục tiêu trung gian của NHNN là tổng phương tiện thanh toán và mức tăng
trưởng tín dụng. Điều này khác với mục tiêu trung gian trước đó của NHNN là
mục tiêu lãi suất thị trường.
- Quý I/2022, tốc độ tăng so với cuối năm 2021 của tổng phương tiện thanh toán cao
hơn tốc độ tăng huy động vốn của các tổ chức tín dụng (2,49% so với 2,15%).
Điều đó sẽ làm cho tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tiếp tục
cao lên.
Câu 8: Có quan điểm cho rằng NHNN VN lựa chọn cả lãi suất và cung tiền làm mục tiêu
trung gian.
Mục tiêu trung gian là loại mục tiêu do NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu cuối
cùng. Các chỉ tiêu thường được lựa chọn là:
- Mức cung tiền MS, mức tín dụng
- Lãi suất thị trường ngắn hạn và dài hạn, tỷ giá thị trường, lạm phát dự báo và kỳ
vọng.
NHTW chỉ có thể lựa chọn một trong 2 chỉ tiêu trên làm mục tiêu trung gian, không thể
lựa chọn đồng thời cả hai làm mục tiêu trung gian. Chỉ được lựa chọn 1 trong 2 chỉ tiêu
này và việc lựa chọn tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng:
- Nên chọn MS làm mục tiêu trung gian khi đường IS biến động mạnh.
- Nên lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian đường LM biến động mạnh
Câu 9:
Mô hình NHTW trực thuộc với chính phủ. NHTW trực thuộc CP, chịu sự chi phối trực
tiếp của CP về nhân sự, ngân sách, mục tiêu và công cụ của CSTT.
Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước Châu Á, nó phù hợp với yêu cầu tập
trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ phát triển. CP dễ
dàng sử dụng NHTW là công cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc
gia; đồng thời CSTT cũng được kiểm soát với mục đích sử dụng phối hợp đồng bộ với
chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong thời kỳ.
Liên hệ VN: Từ khi thành lập đến nay NHNN VN luôn là một cơ quan thuộc CP là một
đơn vị ngang Bộ. Chính vì vậy hoạt động của NHNN chịu sự điều chỉnh rất lớn của CP.
Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN VN nằm ở cấp độ độc lập thứ tư
“độc lập tự chủ hạn chế”, đây là mức độ độc lập thấp nhất của NHTW đối với chính phủ.
Điều này làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đôi khi
gây ra phản ứng chậm trễ trước các diễn biến khó lường ảnh hưởng đến sự ổn định của
đồng tiền. Do là cơ quan trực thuộc chính phủ nên có những trường hợp NHNN phải thực
hiện những nhiệm vụ không phù với CSTT. Đây là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả
hoạt động của NHNN VN, nhất là trong việc ổn định giá trị đồng tiền. Tuy nhiên phải
nhấn mạnh rằng tính độc lập của VN cũng dần được cải thiện, đang dần tiến lên cấp độ tự
chủ độc lập thứ ba “độc lập tự chủ trong lựa chọn điều hành”.
Đề xuất dành cho NHNN VN:
- Về vị trí pháp lý: NHNN Việt Nam cần xác định rõ vị trí pháp lý và tăng tính độc
lập với tư cách là một NHTW để đi đến xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
một NHTW hiện đại trong nền kinh tế thị trường sự quản của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về mục tiêu nhiệm vụ: NHNN nên được trao quyền lựa chọn mục tiêu cho
từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế vĩmà không chịu sự can thiệp hay
chỉ đạo từ phía Chính phủ hay cácquan liên quan khác. Bên cạnh đó, cần trao
quyền độc lập cho NHNN Việt Nam trong hoạt động phát hành tiền. như vậy
mới đảm bảo được tính độc lập của NHTW trong hoạt động phát hành tiền
khẳng định đây là ngân hàng duy nhất có thẩm quyền phát hành tiền (trung ương)
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở đó bảo đảm bí mật đồng
tiền phát hành cũng như những nguyên tắc của hoạt động phát hành tiền.
- Về chính sách: NHNN Việt Nam hay cụ thể Thống đốc NHNN nên toàn
quyền quyết định các chính sách của mình dưới sự chấp thuận của Quốc Hội
không phụ thuộc vào các chính sách tài khóa của Chính phủ. Từ đó, góp phần làm
tăng tính chủ động cho NHNN làm giảm độ trễ ngoài của chính sách tiền tệ,
nâng cao tính chủ động và phù hợp với từng thời kì.
Về cơ cấu tổ chức: Hiện nay, Việt Nam nhiệm kỳ của Thống đốc 5 năm, trùng với
nhiệm kỳ của chính phủ, do vậy khó thể nói tới tính độc lập về nhân sự của NHNN.
Hơn thế, việc tuyển dụng, điều chuyển, sa thải nhân viên chịu sự tác động của nhiều
mối quan hệ phức tạp. Theo đó, nhiệm kỳ của Thống đốc thể xen kẽ giữa các nhiệm
kỳ của Chính phủ. Như vậy, quá trình ra quyết định của NHTW sẽ không bị ảnh hưởng
bởi chu kỳ thành lập Chính phủ, chu kỳ lập kế hoạch kinh tế. Đồng thời, để thực hiện tốt
chính sách tiền tệ đòi hỏi NHNN phải thu hút được đội ngũ lớn những chuyên gia đầu
ngành về tài chính, ngân hàng nên cần phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại
trong việc thu hút chuyên gia về môi trường làm việc và chế độ lương thưởng.
Về cơ chế tài chính: Thống đốc cần được trao quyền trong việc quy định sử dụng ngân
quỹ, quản quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, để thể chế phù hợp hơn. Hơn nữa,
các khoản thu chi sẽ hợp lý hơn khi NHNN được quyền tự chủ trong thu chi.
CÂU 10:
Sai. Giải thích Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN Việt Nam
nằm cấp độ độc lập thứ “độc lập tự chủ hạn chế” - cấp độ độc lập thấp nhất của
NHTW. Điều đó làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTTQG, thậm
chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường
trên thị trường tài chính - tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.
Về mặt chính sách, Chính phủ hàng năm quy định khá cụ thể, chi tiết cho NHNN, từ
tổng phương tiện thanh toán đến tăng trưởng tín dụng xu hướng tỷ giá. Còn về lựa
chọn mục tiêu tiền tệ thì theo quy định của Hiến pháp Quốc hội hàng năm sẽ giao chỉ tiêu
cho NHNN. Do chưa đạt được tính dẫn dắt thị trường nên doanh nghiệp người dân
thường nhìn vào quan điểm của Chính phủ của Quốc hội về lạm phát tăng trưởng
để điều chỉnh hành vi của mình hơn là nhìn vào NHNN.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, tính độc lập của NHNN Việt Nam đang dần
được cải thiện. Khoản 4, Điều 3 Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày
29/06/2010 của Quốc hội quy định “Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công
cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính
phủ”. Với sự đổi mới này, NHNN sẽ được sự linh hoạt độc lập nhất định trong
khâu thực hiện các mục tiêu đề ra của CSTT. Nhờ đó, thị trường tiền tệ giá trị đồng
tiền được kỳ vọng ổn định hơn, vai trò của một NHTW cũng được thể hiện rõ nét hơn
uy tín của NHNN cũng được nâng cao hơn.
| 1/7

Preview text:

CÂU 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường dưới góc độ cầu tiền. Liện hệ điều
hành lãi suất của NHNN VN hướng tới phát triển bền vững.
Lãi suất là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền. cầu tiền biến động ngược chiều với lãi
suất nên đường cầu tiền có dạng đi xuống.
Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền là:
- Thu nhập thực tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập thực tế tăng lên, các chủ
thể muốn giữ thêm tiền làm nơi dự trữ giá trị đồng thời muốn chi tiêu nhiều hơn
làm cầu tiều ở mọi mức lãi suất, đường cầu tiên dịch phải, lãi suất tăng.
- Mức giá cả: Khi mức giá tăng làm sức mua của đồng tiền giảm. Muốn nắm giữ
nhiều tiền hơn để mua được lượng hàng hóa như trước làm cầu tiền tăng ở mọi
mức lãi suất, đường cầu dịch phải, lãi suất tăng.
Liên hệ Việt Nam:
Phát triển bền vững ESG là một chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp áp dụng
để đảm bảo tuân thủ các tiêu và quy định về môi trường, xã hội và quản trị.
Giai đoạn 2020 - 2022, công tác điều hành lãi suất vừa phản ứng kịp thời với diễn biến
dịch bệnh nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, vừa được điều chỉnh linh hoạt
phù hợp với diễn biến lạm phát trong nước và quốc tế để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Năm 2020, ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều
hành trong năm 2020 với tổng mức giảm 1,5 - 2%/năm
Năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng, nhưng NHNN vẫn giữ
nguyên các mức lãi suất điều hành.
Thời gian qua, triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định. Tính từ đầu năm 2023 đến
giữa tháng 7/2023 NHNN đã thực hiện 4 lần giảm lãi suất điều hành. Việc giảm lãi suất
điều hành nhanh và sớm như vậy đã tạo ra sự hỗ trợ đối với nền kinh tế. Theo báo cáo
của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao
dịch phát sinh mới chỉ còn 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022). Lãi suất cho
vay phát sinh mới bình quân đã giảm về 8,6%/năm, tức là giảm 1,3%/năm so với cuối
năm ngoái. Sự điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời của NHNN đã tạo điều kiện để tổ chức
tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất
cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh đây là một yếu tố quan trọng
khi phát triển bền vững trên phương diện kinh tế khi các chủ thể được hoạt động trong
môi trường ổn định và an toàn.
Câu 3: Nguyên nhân gây thâm hụt NSNN
Thâm hụt ngân sách nhà nước là hình là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi
số chi vượt quá số thu ngân sách trong cân đối ngân sách trong một tài khóa nhất định.
Nguyên nhân khách quan:
- Do tác động của chu kì kinh tế: kinh tế phát triển theo chu kì, khi kinh tế suy thoái,
thuế nhà nước giảm cà tăng chi tiêu NSNN để hạn chế suy giảm kinh tế sâu hơn.
Điều này dẫn đến thâm hụt chu kỳ
- Hậu quả của các tác nhân gây ra: Đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, dịch bệnh,
chiến tranh,...Dù có biện pháp dự phòng nhưng đôi khi sẽ vượt ra ngoài dự đoán.
Lúc đó nhà nước phải tăng chi tiêu từ đó thâm hụt ngân sách xảy ra
Nguyên nhân chủ quan:
- Do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi: Để theo đuổi mục tiêu xã hội nào đó
- Do điều hành NSNN không hợp lí: Khai thác cái nguồn thu không hợp lý, thất thi do trốn thuế
Các biện pháp tài trợ thâm hụt:
- Tăng thuế: Áp dụng về dài hạn, mang lại tính chủ động cho nhà nước vì thuế là
công cụ trong tay nhà nước
- Vay nợ: Là biện pháp chủ yếu để tài trợ thâm hụt NSNN ở mọi quốc gia
- Phát hành tiền giấy: Bù đắp thâm hụt kịp thời nhưng dễ gây ra lạm phát - Giảm chi tiêu công
Liên hệ Việt Nam thời kỳ Covid – 19:
Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 đạt hơn 2.279.735 tỷ đồng, bao gồm
cả số thu chuyển nguồn từ năm 2019 chuyển sang năm 2020, thu kết dư ngân sách địa
phương năm 2019, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước. Ngân sách Nhà nước trong 2022 ghi nhận mức thâm hụt 342.630 tỷ đồng, giảm
0,3% so với năm 2021 và tương ứng với khoảng 3,6% GDP cả năm. Trong bối cảnh nền
kinh tế chịu nhiều tác động của các yếu tố trong nước và bên ngoài, Chính phủ đã chỉ đạo
thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Nhờ đó, các hoạt động kinh tế đã
bắt đầu phục hồi, tác động tích cực đến số thu NSNN.
Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý,
sử dụng ngân sách nhà nước. Để đảm bảo chi đầu tư phát triển, an sinh xã hội, phòng,
chống dịch bệnh, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải
pháp cân đối nguồn lực đảm bảo chi NSNN. Trong đó, kiên quyết yêu cầu các bộ, ngành,
địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và
50% công tác phí nước ngoài. Thực hiện tốt việc này, riêng các cơ quan Trung ương dự
kiến tiết kiệm được khoảng 600 – 700 tỷ đồng.
Cùng với đó kết hợp vay ngân sách nước ngoài, tăng cường huy động vốn. Tiếp nhận, sử
dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn
vốn hợp pháp khác để tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vacxin, nghiên cứu, sản xuất
vacxin trong nước và sử dụng vacxin phòng COVID-19.
Câu 4: Nhận định phát hành tiền là biện pháp hiệu quả nhất để tài trợ thâm hụt ngân sách ở VN.
Đây là nhận định sai. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có chiến lược thực hiện giảm thâm hụt
ngân sách trung và dài hạn, việc dự toán ngân sách hàng năm vẫn mang tính đối phó cấp
thời, không có lộ trình thực hiện giảm thâm hụt ngân sách. Thay đổi linh hoạt theo từng
thời kì thực tế của nền kinh tế đất nước. Áp dụng linh hoạt các biện pháp như: Tăng thuế,
giảm chi tiêu công, vay nợ và phát hành tiền.
Đồng thời trước những yêu cầu mới về mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, hội nhập quốc
tế, NSNN đã từng bước thay đổi và điều chỉnh. NSNN đã giảm dần tỷ trọng đầu tư phát
triển, phân bổ sử dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng
bền vững , nâng cao chất lượng an sinh xã hội
Câu 5: các yếu tố ảnh hưởng đến cầu quỹ cho vay
Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các
chủ thể khác nhau trong nền kinh tế bao gồm doanh nghiệp cá nhân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu quỹ cho vay là:
- Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư
Khi kinh tế phát triển, lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư tăng, nhà đầu tư cần nhiều
vốn hơn cho mở rộng sản xuất kinh doanh=> cầu quỹ cho vay tăng, đường cầu cho vay
dịch sang phải, dẫn đến tăng lãi suất và ngược lại - Lạm phát dự tính
Sự tăng lên của mức lạm phát dự tính làm cho chi phí thực dự tính cuat việc vay tiền ở
mọi mức lãi suất cho trước giảm xuống. Người vay vốn được lợi, điều này làm tăng nhu
cầu của các chủ thể trong nền kinh tế, lượng cầu quỹ cho vay tăng ở mọi mức lãi suất=> lãi suất tăng
- Bội chi NSNN: Khi bội chi NSNN tăng, chính phủ đi vay nhiều hơn, cầu quỹ cho
vay tăng=> lãi suất tăng ngoài ra hành vi phát hành công cụ nợ cũng làm lãi suất tăng
CÂU 6: Do ảnh hưởng của lạm phát dự tính, lãi suất Việt Nam năm 2022 có xu hướng
giảm. Quan điểm này đúng hay sai?
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền
kinh tế lạm phát là sự giảm sức mua của đồng tiền.
Nguyên nhân gây ra lạm phát là:
- Lạm phát do cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo xẩy ra khi có sự gia tăng liên tục trong tổng cầu AD vượt quá mức
cung ứng hàng hóa, dịch vụ của xã hội (AS) làm mức giá chung tăng lên
- Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi tốc độ tăng chi phí sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng
năng suất lao động, làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội.
Dựa vào đẳng thức Fisher: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Khi lạm phát dự tính tăng lên sẽ làm cho lãi suất danh nghĩa giảm. Từ đẳng thức trên ta
thấy lúc này lãi suất thực sẽ có xu hướng giảm.
Liên hệ về lạm phát Việt Nam 2022 – 2023:
Năm 2022, Việc bảo đảm nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, kiểm soát đà
tăng giá xăng dầu, chưa tăng giá điện, giá dịch vụ y tế, học phí… đã giúp Chính phủ kiểm
soát thành công lạm phát năm 2022 dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra. Tính chung cả
năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Theo Tổng cục
Thống kê, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân
chính giúp kiểm soát thành công lạm phát trong năm qua.
Năm 2023 Quốc hội đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5%. Theo báo cáo của
Tổng Cục Thống kê công bố sáng nay 29/9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2023 tăng
1,08% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 9 tăng 3,12% và so với cùng
kỳ năm trước tăng 3,66%. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ
năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.
Câu 7: Nếu NHTW lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian thì mục tiêu hoạt động có thể lựa chọn gì?
Mục tiêu hoạt động có thể lựa chọn dự trữ đi vay. Bởi vì khi lãi suất của các NHTM
tăng lên, nhu cầu vay của các ngân hàng tăng lên thúc đẩy nhu cầu bổ sung vốn từ
NHTW. Điều này có thể làm cho mức dự trữ đi vay vượt quá mục tiêu, buộc NHTW phải
tăng thêm mức dự trữ không vay, lãi suất vì thế mà giảm xuống.
Liên hệ với mục tiêu của NHNN:
- Mục tiêu trung gian của NHNN là tổng phương tiện thanh toán và mức tăng
trưởng tín dụng. Điều này khác với mục tiêu trung gian trước đó của NHNN là
mục tiêu lãi suất thị trường.
- Quý I/2022, tốc độ tăng so với cuối năm 2021 của tổng phương tiện thanh toán cao
hơn tốc độ tăng huy động vốn của các tổ chức tín dụng (2,49% so với 2,15%).
Điều đó sẽ làm cho tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tiếp tục cao lên.
Câu 8: Có quan điểm cho rằng NHNN VN lựa chọn cả lãi suất và cung tiền làm mục tiêu trung gian.
Mục tiêu trung gian là loại mục tiêu do NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu cuối
cùng. Các chỉ tiêu thường được lựa chọn là:
- Mức cung tiền MS, mức tín dụng
- Lãi suất thị trường ngắn hạn và dài hạn, tỷ giá thị trường, lạm phát dự báo và kỳ vọng.
NHTW chỉ có thể lựa chọn một trong 2 chỉ tiêu trên làm mục tiêu trung gian, không thể
lựa chọn đồng thời cả hai làm mục tiêu trung gian. Chỉ được lựa chọn 1 trong 2 chỉ tiêu
này và việc lựa chọn tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng:
- Nên chọn MS làm mục tiêu trung gian khi đường IS biến động mạnh.
- Nên lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian đường LM biến động mạnh Câu 9:
Mô hình NHTW trực thuộc với chính phủ. NHTW trực thuộc CP, chịu sự chi phối trực
tiếp của CP về nhân sự, ngân sách, mục tiêu và công cụ của CSTT.
Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước Châu Á, nó phù hợp với yêu cầu tập
trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ phát triển. CP dễ
dàng sử dụng NHTW là công cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc
gia; đồng thời CSTT cũng được kiểm soát với mục đích sử dụng phối hợp đồng bộ với
chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong thời kỳ.
Liên hệ VN: Từ khi thành lập đến nay NHNN VN luôn là một cơ quan thuộc CP là một
đơn vị ngang Bộ. Chính vì vậy hoạt động của NHNN chịu sự điều chỉnh rất lớn của CP.
Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN VN nằm ở cấp độ độc lập thứ tư
“độc lập tự chủ hạn chế”, đây là mức độ độc lập thấp nhất của NHTW đối với chính phủ.
Điều này làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đôi khi
gây ra phản ứng chậm trễ trước các diễn biến khó lường ảnh hưởng đến sự ổn định của
đồng tiền. Do là cơ quan trực thuộc chính phủ nên có những trường hợp NHNN phải thực
hiện những nhiệm vụ không phù với CSTT. Đây là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả
hoạt động của NHNN VN, nhất là trong việc ổn định giá trị đồng tiền. Tuy nhiên phải
nhấn mạnh rằng tính độc lập của VN cũng dần được cải thiện, đang dần tiến lên cấp độ tự
chủ độc lập thứ ba “độc lập tự chủ trong lựa chọn điều hành”.
Đề xuất dành cho NHNN VN:
- Về vị trí pháp lý: NHNN Việt Nam cần xác định rõ vị trí pháp lý và tăng tính độc
lập với tư cách là một NHTW để đi đến xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
là một NHTW hiện đại trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về mục tiêu và nhiệm vụ: NHNN nên được trao quyền lựa chọn mục tiêu cho
từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô mà không chịu sự can thiệp hay
chỉ đạo từ phía Chính phủ hay các cơ quan liên quan khác. Bên cạnh đó, cần trao
quyền độc lập cho NHNN Việt Nam trong hoạt động phát hành tiền. Có như vậy
mới đảm bảo được tính độc lập của NHTW trong hoạt động phát hành tiền và
khẳng định đây là ngân hàng duy nhất có thẩm quyền phát hành tiền (trung ương)
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở đó bảo đảm bí mật đồng
tiền phát hành cũng như những nguyên tắc của hoạt động phát hành tiền.
- Về chính sách: NHNN Việt Nam hay cụ thể là Thống đốc NHNN nên có toàn
quyền quyết định các chính sách của mình dưới sự chấp thuận của Quốc Hội và
không phụ thuộc vào các chính sách tài khóa của Chính phủ. Từ đó, góp phần làm
tăng tính chủ động cho NHNN và làm giảm độ trễ ngoài của chính sách tiền tệ,
nâng cao tính chủ động và phù hợp với từng thời kì.
Về cơ cấu tổ chức: Hiện nay, ở Việt Nam nhiệm kỳ của Thống đốc là 5 năm, trùng với
nhiệm kỳ của chính phủ, do vậy khó có thể nói tới tính độc lập về nhân sự của NHNN.
Hơn thế, việc tuyển dụng, điều chuyển, và sa thải nhân viên chịu sự tác động của nhiều
mối quan hệ phức tạp. Theo đó, nhiệm kỳ của Thống đốc có thể xen kẽ giữa các nhiệm
kỳ của Chính phủ. Như vậy, quá trình ra quyết định của NHTW sẽ không bị ảnh hưởng
bởi chu kỳ thành lập Chính phủ, chu kỳ lập kế hoạch kinh tế. Đồng thời, để thực hiện tốt
chính sách tiền tệ đòi hỏi NHNN phải thu hút được đội ngũ lớn những chuyên gia đầu
ngành về tài chính, ngân hàng nên cần phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại
trong việc thu hút chuyên gia về môi trường làm việc và chế độ lương thưởng.
Về cơ chế tài chính: Thống đốc cần được trao quyền trong việc quy định sử dụng ngân
quỹ, quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, để có thể có cơ chế phù hợp hơn. Hơn nữa,
các khoản thu chi sẽ hợp lý hơn khi NHNN được quyền tự chủ trong thu chi. CÂU 10:
Sai. Giải thích là Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN Việt Nam
nằm ở cấp độ độc lập thứ tư “độc lập tự chủ hạn chế” - cấp độ độc lập thấp nhất của
NHTW. Điều đó làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTTQG, thậm
chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường
trên thị trường tài chính - tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.
Về mặt chính sách, Chính phủ hàng năm quy định khá cụ thể, chi tiết cho NHNN, từ
tổng phương tiện thanh toán đến tăng trưởng tín dụng và xu hướng tỷ giá. Còn về lựa
chọn mục tiêu tiền tệ thì theo quy định của Hiến pháp Quốc hội hàng năm sẽ giao chỉ tiêu
cho NHNN. Do chưa đạt được tính dẫn dắt thị trường nên doanh nghiệp và người dân
thường nhìn vào quan điểm của Chính phủ và của Quốc hội về lạm phát và tăng trưởng
để điều chỉnh hành vi của mình hơn là nhìn vào NHNN.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, tính độc lập của NHNN Việt Nam đang dần
được cải thiện. Khoản 4, Điều 3 Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày
29/06/2010 của Quốc hội quy định “Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công
cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính
phủ”. Với sự đổi mới này, NHNN sẽ có được sự linh hoạt và độc lập nhất định trong
khâu thực hiện các mục tiêu đề ra của CSTT. Nhờ đó, thị trường tiền tệ và giá trị đồng
tiền được kỳ vọng ổn định hơn, vai trò của một NHTW cũng được thể hiện rõ nét hơn và
uy tín của NHNN cũng được nâng cao hơn.