-
Thông tin
-
Hỏi đáp
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀ CÂU HỎI GIẢI THÍCH ĐÚNG SAI - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Các trung tâm giới thiệu việc làm của chính phủ đưa thông tin về nhu cầu việc làm để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm công việc phù hợp cho người lao động, sẽ góp phần giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp cọ sát (khi người lao động đang tìm kiếm công việc phù hợp với sở thích và khả năng). Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀ CÂU HỎI GIẢI THÍCH ĐÚNG SAI - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Các trung tâm giới thiệu việc làm của chính phủ đưa thông tin về nhu cầu việc làm để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm công việc phù hợp cho người lao động, sẽ góp phần giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp cọ sát (khi người lao động đang tìm kiếm công việc phù hợp với sở thích và khả năng). Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 49221369
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀ CÂU HỎI GIẢI THÍCH ĐÚNG SAI Đề 1:
I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. 1.
Chính sách của chính phủ không thể làm thay đổi được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Sai, Vì: Thất nghiệp tự nhiên chia thành thất nghiệp cọ sát và thất nghiệp cơ cấu.
· Các trung tâm giới thiệu việc làm của chính phủ đưa thông tin về nhu cầu việc
làm để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm công việc phù hợp cho người lao động, sẽ
góp phần giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp cọ sát (khi người lao động đang tìm kiếm
công việc phù hợp với sở thích và khả năng).
· Các chương trình huấn luyện công cộng nhằm trang bị cho những lao động bị mất
việc từ những ngành công nghiệp suy giảm với những kỹ năng cần thiết cho các
ngành công nghiệp đang phát triển, sẽ góp phần giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp cơ cấu
(khi một số thị trường lao động không cung cấp đủ việc làm cho tất cả những người tìm việc). 2.
Chỉ có những người làm việc được trả lương mới được xếp vào nhóm "có việc làm" Sai. Vì:
- Dân số có việc làm/làm việc bao gồm những người từ 16 tuổi trở lên trong
khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:
· Làm việc được trả lương/trả công:
· Tự làm: Những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để
có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật; lOMoAR cPSD| 49221369
· Làm chủ: Có doanh nghiệp nhưng không làm việc, những người hiện đang làm
chủ doanh nghiệp, có thể làdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc
một cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do cụ thể.
3. Những người có việc nhưng tạm thời nghỉ việc thì không được xếp vào nhóm "có việc làm" Sai. Vì
- Có những người có việc làm nhưng không làm việc do một vài yếu tố khách quan
như thời tiết, tính mùa vụ.. và một số yếu tố chủ quan như sức khỏe..
· Những người có việc làm được trả lương/trả công nhưngđang nghỉ việc tạm thời
vì ốm đau, nghỉ lễ hoặc nghỉ hè; do đình công hoặc dãn thợ; nghỉ tạm thời để học
tập, tập huấn; nghỉ theo chế độ thai sản, con ốm hoặc tổ chức lại sản xuất; do thời
tiết xấu, máy móc công cụ bị hư hỏng, thiếu nguyên/nhiên liệu, v. V.. Tất cả các
trườnghợp này đều coi như có việc làm/làm việc.
· Những người tự làm/làm chủ được xem là "có việc làm" nếu trong thời gian
nghỉviệc tạm thời, đơn vị nơi họ làm việchoặc đơn vị mà họ làm chủ vẫn tiếp tục
hoạt động và họ vẫn được tiếp tục làm việc trong thời gian tới.
4. Sinh viên toàn thời gian và người nội trợ được xếp vào nhóm "thất nghiệp" Sai. Vì,
- Họ được xếp vào nhóm không trong lực lượng lao động.
· Họ đều không có mong muốn tìm kiếm việc làm. Đối với sinh viên toàn thời gian
nhiệm vụ chính của họ là học, sẽ không có thời gian cho việc đi làm hay tìm việc
làm; đối với những người nội trợ cũng vậy họ sẽ toàn tâm toàn lo cho gia đình và
chăm sóc nuôi dạy con cái. lOMoAR cPSD| 49221369
5. Bảo hiểm thất nghiệp làm giảm động lực của người thất nghiệp trong việc tìm
kiếm và chấp nhận công việc mới Đúng. Vì:
- Khi người thất nghiệp được hưởng quyền lợi của bảo hiểm thất nghiệp cao hơn
quyền lợi khi đi làm thì họ sẽ có khuynh hướng giảm trong việc tìm kiếm và chấp nhận công việc mới
6. Khi luật tiền lương tối thiểu bắt buộc tiền lương cao hơn mức lương cân bằng,
nó làm giảm lượng cung lao động vào tăng lượng cầu lao động so với mức cân bằng. Sai. Vì:
- Khi luật tiền lướng tối thiểu bắt buộc tiền lương cao hơn mức lương cân bằng nó
sẽ làm tăng lượng cung lao động và giảm lượng cầu lao động
7. Công đoàn thường bị cho là nguyên nhân gây ra xung độ giữa các nhóm người
lao động khác nhau – giữa những người nội bộ nhận được lương công đoàn cao và
những người bên ngoài không có việc làm. Sai. Vì:
- Công đoàn chỉ đấu tranh và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. II. Trắc nghiệm
1. Khoảng thất nghiệp biến động từ tỷ lệ tự nhiên được gọi là
A. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên B. Thất nghiệp cơ cấu C. Thất nghiệp cọ xát lOMoAR cPSD| 49221369 D. Thất nghiệp chu kỳ
2. Thất nghiệp chu kỳ thể hiện
A. Mối quan hệ giữa khả năng thất nghiệp và thay đổi trong mức kinh nghiệm của người lao động
B. Số lần mà người lao động có việc trong cuộc đời của họ
C. Dao động từ năm này qua năm khác của thất nghiệp xung quanh tỷ lệ tự nhiên
D. Xu hướng dài hạn trong thất nghiệp
3. Ân làm việc bán thời gian. Dung vừa bị nghỉ việc tạm thời. Ai trong hai người
được xếp vào "có việc" A. Chỉ có Ân B. Chỉ có Dung C. Cả Ân và Dung D. Không phải Ân và Dung
· Ghi chú: Tính cả Dung vào nhóm "có việc" trong trường hợp: Trước đó có việc
làm nhưng hiện đang nghỉ không hưởng lương, không đượcnhận tiền công vì các
lý do khác nhau nhưng chắc chắn sẽ quay trở lại làm việctrong một khoảng thời gian tối đa là 1 tháng.
4. Trung là sinh viên đại học và không có nhu cầu tìm việc. Trung được xem là
A. Thất nghiệp và nằm trong lực lượng lao động
B. Thất nghiệp nhưng không nằm trong lực lượng lao động lOMoAR cPSD| 49221369
C. Nằm trong lực lượng lao động nhưng không thất nghiệp
D. Không nằm trong lực lượng lao động và không thất nghiệp
5. Nếu một người thất nghiệp từ bỏ tìm kiếm công việc thì khi những yếu tố khác
không đổi, tỷ lệ thất nghiệp
A. Giảm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng
B. Và tỷ lệ tham gia lao động đều giảm
C. Không bị ảnh hưởng và tỷ lệ tham gia lao động giảm
D. Và tỷ lệ tham gia lao động đều không bị ảnh hưởng
6. Giả sử một quốc gia có dân số trưởng thành là 46 triệu, tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động là 75%, và tỉ lệ thất nghiệp là 8%. Có bao nhiêu người lao động thất nghiệp? A. 2, 54 triệu B. 2, 76 triệu C. 3, 68 triệu D. 8 triệu
7. Giả sử dân số trưởng thành là 6 triệu người, số người có việc làm là 3, 8 triệu và
tỷ lệ tham gia lực lượng là 70%. Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu? A. 6, 7% B. 9, 5% C. 10, 5% lOMoAR cPSD| 49221369 D. 28%
8. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. BHTN làm tăng thất nghiệp cơ cấu bởi vì nó làm giảm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp
B. Công đoàn giúp tăng lợi ích của người lao động do đó giúp giảm tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên trong nền kinh tế.
C. Các nghiên cứu cho thấy khi người thất nghiệp không đủ tiêu chuẩn hưởng
BHTN xác xuất họ tìm được việc tăng lên đáng kể
D. Tất cả các câu trên đều đúng
9. Câu nào sau đây không đúng?
A. Thất nghiệp cọ xát là kết quả của quá trình khớp nối người lao động và công việc
B. Thất nghiệp cơ cấu là kết quả khi số lượng công việc không đủ cho số lượng người lao động
C. Tiền lương tối thiểu là nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp
D. Khi luật tiền lương tối thiểu dẫn đến lương trên mức cân bằng cung cầu, làm
dẫn đến lượng cung lao động tăng lên và giảm lượng cầu lao động so với mức cân bằng 10. Công đoàn gây ra
A. Thất nghiệp cọ xát nhưng không gây ra thất nghiệp cơ cấu
B. Thất nghiệp cơ cấu nhưng không gây ra thất nghiệp cọ xát lOMoAR cPSD| 49221369
C. Cả thất nghiệp cơ cấu và cọ xát
D. Không gây ra loại thất nghiệp nào cả
11. Nguyên nhân nào sau đây gây ra thất nghiệp có liên quan đến mức lương trên
mức cân bằng của thị trường?
A. Luật tiền lương tối thiểu B. Công đoàn
C. Tiền lương hiệu quả
D. Tất cả nguyên nhân trên
12. Những người thất nghiệp do quá trình tìm việc được xếp vào A. Thất nghiệp chu kỳ B. Thất nghiệp cơ cấu C. Thất nghiệp cọ xát D. Lao động nản chí
13. Thất nghiệp do người lao động cần thời gian để tìm công việc phù hợp với mình nhất gọi là
A. Thất nghiệp cọ xát, tính vào thất nghiệp tự nhiên
B. Thất nghiệp cọ xát, không tính vào thất nghiệp tự nhiên
C. Thất nghiệp cơ cấu, tính vào thất nghiệp tự nhiên
D. Thất nghiệp cơ cấu, không tính vào thất nghiệp tự nhiên lOMoAR cPSD| 49221369
14. Khi công đoàn thương lượng thành công với chủ doanh nghiệp thì trong lĩnh vực đó
A. Thất nghiệp và lương tăng
B. Thất nghiệp và lương giảm
C. Thất nghiệp giảm và lương tăng
D. Thất nghiệp tăng và lương giảm
15. Dữ kiện nào sau đây có thể làm giảm thất nghiệp cọ xát?
A. Chính phủ loại bỏ luật tiền lương tối thiểu
B. Chính phủ tăng ích lợi của BHTN
C. Luật mới cấm thành lập công đoàn
D. Nhiều người lao động hơn tải đơn xin việc lên trang web timviec.vn, và nhiều
doanh nghiệp hơn sử dụng trang web này để tìm người lao động phù hợp
E. Dịch chuyển khu vực xảy ra thường xuyên hơn Đề 2:
Phần I (5 điểm) : Các nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích?
1. Do tiền có tính thanh khoản cao nhất do đó là tài sản lưu trữ giá trị tốt nhất. Sai.
Vì: Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất vì luôn luôn dùng được trực tiếp để
thanh toán, lưu thông, tích trữ. Chính vì vậy, với mục đích cất trữ giá trị cho những
nhu cầu tương lai gần, người ta có xu hướng cất trữ giá trị dưới dạng tiền. lOMoAR cPSD| 49221369
Nhưng, tiền mặt có thể sẽ trở thành nơi cất trữ giá trị tồi nếu giá cả hàng hóa tăng
nhanh. Song vì tiền, nhất là tiền giấy vào ngày nay, không có một sự đảm bảo chắc
chắn về sự nguyên vẹn giá trị từ khi nhận cho đến khi đem ra sử dụng, nên tiền sẽ
không phải là cách lựa chọn tốt nhất để dự trữ giá trị trong thời gian dài.
2. Thuế lạm phát được coi như một loại thuế của Chính phủ đối với tài sản của
người dân nắm giữ khi in thêm tiền. Đúng.
Vì: Bằng việc in tiền để mua hàng hóa trong nền kinh tế của mình, Nhà nước đã
làm giảm giá trị (sức mua) của lượng tiền đang có. Một cách gián tiếp Nhà nước đã
đánh thuế lên những người nắm giữ tiền mặt. Đây chính là thuế lạm phát.
3. Lạm phát làm cho mức lương người lao động tăng nhanh và vượt qua mức
lương tối thiểu được quy định, điều này làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Sai.
Vì: Theo "Đường cong Phillips dài hạn" và "Đường cong Phillips ngắn hạn".
Trong ngắn hạn có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, lạm phát tăng hơn dự
kiến có thể giảm tỉ lệ thất nghiệp, thấp hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. Còn trong dài
hạn, thất nghiệp sẽ có xu hướng quay trở lại về mức thất nghiệp tự nhiên, cho dù
lạm phát vẫn biến động phức tạp.
4. Khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì chắc chắn rằng cung tiền sẽ tăng Đúng.
Vì: Cung tiền thay đổi ngược chiều với sự thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.
5. NHTW kiểm soát cung tiền không đạt được sự hoàn hảo do hoạt động của các NHTM. lOMoAR cPSD| 49221369 Sai.
Vì: NHTW là một định chế được thành lập để giám sát hoạt động của hệ thống
ngân hàng và điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế, vậy nên NHTW hoàn toàn
kiểm soát cung tiền một cách chính xác mà không bị ảnh hưởng bởi NHTM Phần II (5 điểm) : 1.
Dùng các mô hình đã học để phân tích vấn đề sau (4 điểm) : Vừa qua, CP
Việt Nam thông qua NHTW mua một lượng lớn trái phiếu CP từ công chúng nhằm
thực hiện chính sách tài khóa của mình. Hãy dùng mô hình đã học, phân tích sự
kiện trên sẽ tác động như thế nào đến cung tiền và sự thay đổi giá trị của VNĐ.
(Giả định các yếu tố khác không đổi). Trả lời:
Chính phủ Việt Nam thông qua ngân hàng Trung ương mua trái phiếu, điều này
dẫn đến việc làm tăng Cung tiền và từ đó làm giảm đi lãi suất chiếc khấu. Điều này
dẫn đến đường Cung dịch chuyển sang phải (như hình vẽ). Do đó, Cung tiền tăng và giá trị VNĐ giảm. 2.
Trong một nền kinh tế đóng, cho các dữ liệu sau đây (3 điểm) : I = 2000 -
100r; G = 2000; T = 0, 2Y; r = 10% và C= 150 + 0, 8 (Y - T)
A. Tính thuế, tiết kiệm tư nhân, chính phủ và quốc gia lần lượt là bao nhiêu? * Thuế (T)
Ta có phương trình: Y= I + G + C
= (2000 – 100r) + 2000 + [ (150 + 0.8 (Y – T) ]
= (2000 – 100r) + 2000 + [ (150 + 0.8 (Y – 0.2Y) ]
= 2000 – 100*10% + 2000 + 150 + 0.8Y – 0.16Y lOMoAR cPSD| 49221369 = 4140 + 0.64Y ð Y= 11500
Ta có T= 0.2Y => T= 0.2 * 11500 = 2300
* Tiết kiệm tư nhân (Sp) Sp = Y – C – T
= 11500 - [150 + 0.8 (Y- T) ] - 2300
= 11500 - [150 + 0.8 (11500 - 2300) ] - 2300 = 1690
* Tiết kiệm chính phủ (Sg) Sg = T – G = 2300 – 2000 = 300
* Tiết kiệm quốc gia (S) S = Sp + Sg = 1690 + 300 = 1990
B. Nếu muốn cân bằng ngân sách thì chính phủ phải thay đổi chi tiêu của mình như
thế nào và một lượng là bao nhiêu?
Trả lời: Khi ngân sách chính phủ cân bằng thì => chi tiêu chính phủ sẽ bằng với nguồn thu từ thuế. lOMoAR cPSD| 49221369
=> Xây dựng được: G = T
Theo câu a ta có T= 2300 và giả thuyết cho G= 2000, do đó chính phủ đã thặng dư 3157.
Vì vậy chính phủ cần phải tăng chi tiêu và tăng một lượng là 300. ĐỀ 3 Câu 1:
a) Các quỹ hưu bổng của Hà Lan nắm giữ trái phiếu Hoa Kỳ: Nhóm này sẽ vui hơn.
Vì: Khi đồng USD lên giá thì lãi suất thực sẽ tăng lên thì điều này sẽ làm cho trái phiếu hấp dẫn hơn
b) Các ngành công nghệ chế tạo Hoa Kỳ Nhóm này sẽ vui hơn.
Vì: Khi đồng USD tăng giá, nguồn cung của họ nếu là phần lớn nguyên vật liệu
nhập khẩu từ nước ngoài giờ đây rẻ hơn. Bên cạnh đó, xuất khẩu từ Hoa Kỳ giảm
và nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng lên, nên nếu bán phần lớn sản phẩm của mình tại
Mỹ, thu về tiền đô. Kết quả là lợi nhuận sẽ tăng mạnh.
c) Những người dân Úc đang lên kế hoạch du lịch Hoa Kỳ. Nhóm này sẽ buồn hơn.
Vì: Khi đồng USD lên giá, hàng hóa của Hoa Kỳ mắc hơn so với hàng hóa nước
ngoài. Việc chi tiêu cho du lịch Hoa Kỳ sẽ tăng, làm tăng chi phí trong kế hoạch du lịch Hoa Kỳ. lOMoAR cPSD| 49221369
d) Một hãng của Hoa Kì cố gắng mua tài sản của nước ngoài. Nhóm này sẽ vui hơn.
Vì: Khi đồng nội tệ là Hoa Kì lên giá kì nội tệ sẽ giảm thi người dân Hoa Kì có thể
mua được nhiều hàng hóa hơn Câu 2:
Giả sử rằng lãi suất thực tăng tại hầu hết các nước ở khu vực châu Âu. Hãy giải
thích sự thay đổi này sẽ tác động thế nào đến dòng vốn ra ròng NCO của Hoa Kỳ.
Phân tích tác động của sự kiện này đến xuất khẩu ròng, lãi suất thực và tỷ giá hối
đoái thực của Hoa Kỳ ra sao? Bằng chính sách thương mại có giúp duy trì được
cán cân thương mại như ban đầu? 1. Giải thích:
Khi lãi suất thực của các quốc gia Châu Âu tăng đồng nghĩa với việc lãi suất được
trả cho các loại hàng hóa dịch vụ cũng sẽ tăng, mua sắm tài sản có nguồn gốc từ
Châu Âu của người dân Hoa Kì sẽ nhiều hơn so với mua sắm tài của những người
dân ở các nước sản suất ra nó. Vì vậy NCO Hoa Kì sẽ lớn hơn 0 dẫn đến dòng vốn ra. 2. Phân tích:
Lãi suất thực tăng ở châu Âu sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhập hàng hóa từ Hoa
Kỳ về phải đóng thuế nhiều hơn => Họ sẽ hạn chế nhập khẩu hoặc nhập hàng hóa
ít. Ngoài ra, lãi suất thực tăng thì người dân phải đóng thuế cho chính phủ nhiều
hơn, ngân hàng trả lãi cao hơn nên sẽ thu hút lượng lớn dữ trữ tiền từ người dân =>
chi tiêu cho hàng hóa ít hơn => các doanh nghiệp nhập khẩu ít hơn => lượng xuất
khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ giảm => xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ giảm.
Tiếp đó, lượng xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ giảm thì người dân trong nước sẽ
phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa đó => cung tiền tăng lên so với cầu tiền=> lãi suất thực giảm. lOMoAR cPSD| 49221369
Lãi suất thực ở châu Âu tăng và ở Hoa Kỳ giảm thì nhu cầu đồng EURO tăng so
với USD =>giá trị đồng EURO cao hơn so với giá trị đồng USD => Tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ tăng. 3. Trả lời:
Chính sách thương mại không duy trì cán cân thương mại như mức ban đầu, nghĩa
là các chính sách tác động trực tiếp đến xuất khẩu, nhập khẩu không làm thay đổi xuất khẩu ròng. Vì: NX= NCO= S-I
Các chính sách thương mại không làm thay đổi cán cân thương mại bởi vì chúng
không làm thay đổi tiết kiệm quốc gia và đầu tư nội địa cho trước, tỷ giá hối đoán
thực điều chỉnh để cán cân thương mại không đổi, bất kể các chính sách thương
mại của chính phủ được thực thi. Đề 4: Câu 1: A)
Việc kí kết hiệp định thương mại CPTTP giúp tăng cầu HH xuất khẩu của
Việt Nam, làm tăng sản lượng từ đó dẫn đến Y tăng (Y = C + I + G + NX), nếu Y
tăng sẽ làm tăng trong cầu tiền và làm dịch chuyển đường AD sang phải. Kết quả
là lạm phát tiếp diễn và việc sản lượng tăng cũng dẫn đến tỷ lệ thấp nghiệp giảm.
Chú thích: AD1: Sau; AD2: Ban đầu B)
Chính phủ sẽ sử dụng các công cụ chính sách của NHTW, thông qua nghiệp
vụ thị trường mở để thay đổi cung tiền. NHTW có thể tăng lãi suất bằng cách giảm
cung tiền, khi tăng trong r làm giảm lượng cầu HHDV khiến đường AD di chuyển
lại sang bên trái và trở về vị trí cân bằng giúp ổn định sản lượng. Câu 2: lOMoAR cPSD| 49221369 A)
Biến cố: Năm 2017, cơn bão 12 gây thiệt hại nặng với sản xuất nông
nghiệp ở khu vực miền Trung A.
Chi phí sản xuất lương thực thực phẩm tăng, dịch chuyển SRAS (giá sử LRAS
không đổi) è SRAS dịch chuyển sang trái
Trong ngắn hạn, nền kinh tế từ điểm A sang điểm B chạy dọc theo đường tổng cầu
hiện hữu. Sản lượng nền kinh tế giảm từ Yn xuống Y2, với mức giá tăng từ P1 lên P2, thất nghiệp cao hơn.
Từ điểm A sang B, lạm phát kèm suy thoái – sản lương giảm trong khi mức giá tăng. B)
Phân tích: Nếu Chính phủ tăng chi tiêu hỗ trợ người dân khôi phục lại sản
xuất vì vậy đã tác động đến chính dách tài khóa mở rộng của nền kinh tế. Chính
sách tài khóa mở rộng là chính sách khi nền kinh tế quốc gia bị suy thoái, Chính
phủ có thể tăng mức chi tiêu, giảm thuế để thúc đẩy kinh tế.
Trong năm 2017, cơn bão số 12 gây ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp ở
miền Trung, vì vậy Chính phủ đã tăng chi tiêu đồng thời giảm thuế. Việc giảm các
loại thuế, phí có thể tạo ra nguồn lực tài chính, giúp nhanh chóng ổn định sản xuất
và khắc phục hậu quả. P SRAS2 SRAS2 B SRAS1 A AD2 AD1 lOMoAR cPSD| 49221369 Y
Vì Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế:
ð Đường AD dịch chuyển sang phải, tăng giá, tỉ lệ lạm phát cao hơn (AD1 Þ AD2),
sản lượng trở lại trạng thái ban đầu.
Câu 1: Nếu theo chế độ tỷ giá thả nổi thì chính phủ tăng chi tiêu sẽ làm đồng tiền trong nước tăng giá.
Trả lời: Đúng. Khi chính phủ tăng chi tiêu, đường IS dịch chuyển sang phải. Tại
điểm cân bằng mới, lãi suất trong nước tăng. Khi lãi suất trong nước tăng, vốn có
xu hướng lưu chuyển vào trong nước làm lượng cung ngoại tệntăng. Đường Sf
dịch chuyển sang phải. Tại điểm cân bằng mới, tỷ giá hối đoái giảm thể hiện nội tệ
tăng giá và ngoại tệ mất giá
Câu 2: Ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu làm lãi suất thị trường tăng.
Trả lời: Đúng. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm
lượng cung tiền (chính sách tiền tệ thu hẹp). Đường SM dịch chuyển sang trái. Tại
điểm cân bằng mới, lãi suất thị trường tăng
Câu 3: Chính phủ tăng chi tiêu sẽ làm tăng thu nhập nhưng làm đầu tư tư nhân giảm.
Trả lời: Khi chính phủ tăng chi tiêu (G) sẽ làm tăng tổng cầu (AD). Đường IS dịch
chuyển sang phải, lãi suất tăng, sản lượng tăng từ Y1 lên Y1'. Tuy nhiên, khi lãi suất
tăng đồng thời cũng làm đầu tư tư nhân giảm, dó đó làm giảm sản lượng từ Y1' xuống Y2.
Câu 4: Với chế độ tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ sẽ làm
đồng tiền trong nước mất giá.
Trả lời: Sai. Khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ sẽ làm cung tiền nội địa
giảm, đường SM dịch chuyển sang trái. Tại điểm cân bằng mới, lãi suất tăng. Khi lOMoAR cPSD| 49221369
lãi suất trong nước tăng, vốn có xu hướng lưu chuyển vào trong, làm tăng cung
ngoại tệ. Đường Sf dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái giảm. Tức là nội tệ tăng
giá và đồng ngoại tệ mất giá.
Câu 5: Ngân hàng trung ương giảm lãi suất chiết khấu làm lãi suất thị trường giảm
vì làm tăng số nhân tiền.
Trả lời: Sai. Ngân hàng trung ương giảm lãi suất chiết khấu làm tăng lượng tiền
mạnh (H), thông qua số nhân tiền tệ (kM), cung tiền () tăng lên. Đường SM dịch
chuyển sang phải. Tại điểm cân bằng mới, lãi suất thị trường giảm.
Câu 6: Khi các máy ATM thu lệ phí rút tiền thì dân chúng sẽ có khuynh hướng giữ
tiền mặt nhiều hơn để chi tiêu. Nếu vậy thì số nhân tiền sẽ giảm. Nếu vì lý do nào
đó dân chúng không tin vào hệ thống ngân hàng và giữ tiền hoàn toàn dưới dạng
tiền mặt để chi tiêu thì lúc đó, số nhân tiền tệ là bao nhiêu?
Trả lời: Đúng. Số nhân tiền tệ được xác định bởi công thức: KM = Khi dân chúng
có khuynh hướng giữ tiền mặt nhiều hơn để chi tiêu, c tăng và làm cho số nhân tiền
tệ giảm. Nếu dân chúng không tin vào hệ thống ngân hàng và giữ tiền hoàn toàn
dưới dạng tiền mặt để chi tiêu, nghĩa là c vô cùng lớn, số nhân tiền tệ lúc này: KM = lim = 1
Câu 7: Trong mô hình số nhân của Keynes cho thấy, nếu thực hiện chính sách kích
cầu bằng cách tăng chi tiêu thì tác động làm tăng thu nhập lớn hơn là chính sách
giảm thuế cùng một liều lượng.
Trả lời: Đúng. Khi chính phủ thực hiện chính sách kích cầu bằng cách tăng chi tiêu
thì tác động đến thu nhập: ∆Y = k∆AD = k∆G Khi chính phủ thực hiện chính sách
kích cầu bằng cách giảm thuế thì tác động đến thu nhập: ∆Y = k∆AD = -Cmk∆T
Nếu ∆G = ∆T thì: K∆G > -Cmk∆T (do 0 < Cm < 1) Vậy, cùng một liều lượng thay
đổi, việc tăng chi tiêu có tác động đến thu nhập lớn Thư viện trực tuyến miễn phí 3 chính sách giảm thuế.
Câu 8: Lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ tăng khi mà chính phủ tăng thuế. lOMoAR cPSD| 49221369
Trả lời: Sai. Khi chính phủ tăng thuế sẽ làm giảm tổng cầu: ∆AD = -∆T Tổng cầu
giảm làm đường IS dịch chuyển sang trái. Tại điểm cân bằng mới lãi suất thị trường giảm.
Câu 9: Suy thoái kinh tế làm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai suy giảm,
khi đó tiêu dùng của hộ gia đình sẽ giảm và thu nhập trong nền kinh tế sẽ giảm.
Trả lời: Đúng. Suy thoái kinh tế, tức là mức sản lượng giảm liên tục sẽ làm giảm
thu nhập khả dụng: ∆Y = ∆Yd + ∆T Khi thu nhập khả dụng giảm sẽ làm tiêu dùng
của hộ gia đình giảm: ∆C = Cm∆Yd Khi tiêu dùng giảm sẽ làm giảm tổng cầu và
làm giảm thu nhập thông qua số nhân: ∆Y = k∆C
Câu 10: Không phải lúc nào ngân hàng trung ương mở rộng tiền tệ cũng làm cho
lãi suất giảm và thu nhập tăng.
Trả lời: Đúng. Trường hợp đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất (=: Đường IS thẳng
đứng), khi ngân hàng trung ương mở rộng tiền tệ, cung tiền tăng, đường LM dịch
chuyển sang phải. Tại điểm cân bằng mới, lãi suất giảm nhưng thu nhập không đổi.
Trường hợp đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất (=: Đường IS thẳng đứng), khi
ngân hàng trung ương mở rộng tiền tệ, cung tiền tăng, đường LM dịch chuyển sang
phải. Tại điểm cân bằngmới, lãi suất giảm nhưng thu nhập không đổi. Trường hợp
cầu tiền phụ thuộc hoàn toàn vào lãi suất (L =: Đường LM nằm ngang), khi ngân
hàng trung ương mở rộng tiền tệ không có tác động đến thị trường tiền tệ. Do đó
lãi suất và thu nhập không đổi.
Câu 11. Số tiền 1, 5 tỷ đồng mua xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản làm
GDP của Việt Nam tăng 1, 5 tỷ đồng
Sai. Vì GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ Quốc Gia trong 1 năm. Do đó chiếc ô tô sản
xuất tại nhật không được tính vào GDP của Việt Nam
Câu 12. Sinh viên kinh tế mua sách bài tập do Bộ môn Kinh tế Vĩ mô vừa mới phát
hành Tháng 9/2019, làm GDP năm 2019 tăng. lOMoAR cPSD| 49221369
Đúng. Vì GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ Quốc Gia trong 1 năm. Do đó sách bài tập do
Bộ môn Kinh tế Vĩ mô vừa mới phát hành Tháng 9/2019 được sản xuất tại Việt
Nam nên được tính vào GDP năm 2019.
Câu 13. Chỉ số giá tiêu dùng CPI cho biết sự biến động giá của tất cả các hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất trong một nước
Sai. Vì chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch
vụ do một người tiêu dùng điển hình mua.
Câu 14. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của GDP danh nghĩa.
Sai. Vì Tốc độ tăng trưởng kinh tế là phần trăm thay đổi của GDP thực tế trong
thời kỳ/năm nay so với thời kỳ/năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được tính dựa
trên GDP thực tế. Gn= [ (GDPn-GDPn-1) /GDPn-1] x100% Trong đó gn là tốc độ
tăng trưởng kinh tế của năm thứ n và GDP là GDP thực tế
Câu 15. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì không nên khuyến khích đầu tư nước
ngoài và mở cửa kinh tế.
Sai. Vì Thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ là tăng tích lũy vốn và tăng trưởng kinh
tế dài hạn và Mở cửa kinh tế giống như tiến bộ công nghệ, cho phép một nước sử
dụng các sản phẩm mà các nước khác sản xuất hiệu quả hơn.
Câu 16. Theo Quy tắc 70, thu nhập bình quân đầu người của Việt nam sẽ tăng gấp
đôi sau 10 năm nữa, nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đạt trung bình là 7%/năm.
Đúng. Vì Quy tắc 70 nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đạt trung bình là
7%/năm thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ gấp đôi sau 70/7= 10 năm
CÂU HỎI LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ lOMoAR cPSD| 49221369
Khẳng định những câu dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
(a) Trong nền kinh tế mở, nếu đầu tư tăng thêm 2 tỷ USD thì sản lượng cân bằng
của nền kinh tế tăng thêm 6 tỷ USD. Biết rằng MPC = 0, 8 ; t = 0, 1 và MPM = 0, 15 Đáp án: SAI
Sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên một lượng là
∆Y = ∆AE. 1/[1-MPC (1-t) +MPM] = 2 tỷ USD. 1/[1-0, 8 (1-0, 1) +0, 15] = 4, 65 tỷ USD
(b) Nếu số nhân tiền bằng 3, khi ngân hàng trung ương mua vào 300 tỷ đồng trái
phiếu chính phủ thì sẽ làm cho mức cung tiền tăng thêm 900 tỷ đồng Đáp án: ĐÚNG
Mức cung tiền tăng lên một lượng là
∆Ms = mM. ∆B = 3.300 tỷ đồng = 900 tỷ đồng
(c) Cho số liệu sau đây của một quốc gia Chỉ tiêu 2008 2009 2010 GDP danh nghĩa