-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng Hợp Lễ Hội Nghinh Ông - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng Hợp Lễ Hội Nghinh Ông - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa học 44 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Tổng Hợp Lễ Hội Nghinh Ông - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng Hợp Lễ Hội Nghinh Ông - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
YÊU CẦU: - Bìa
- Đề tài nghiên cứu: “Lễ Hội Nghinh Ông Cần Giờ 2023”
- Font Times New Roman - Size 14 - Mục lục
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam thành
phố Hồ Chí Minh, trung tâm huyện là thị trấn Cần Thạnh, cách trung tâm
Thành phố khoảng 50km theo đường chim bay.
- Ranh giới hành chính (7 xã, 1 thị trấn): +
Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) và huyện
Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) - Ranh giới là sông Soài Rạp; + Phía Nam giáp biển Đông; +
Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; +
Phía Tây giáp huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh); huyện Cần
Giuộc (tỉnh Long An), huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) - Ranh giới là sông Soài Rạp. Nguồn: Internet
- Khí hậu, thổ nhưỡng: +
Khí hậu: đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, có hai mùa
mưa và nắng rõ rệt; nhiệt độ trung bình các tháng là 25-29 độ C; lượng mưa
trung bình năm từ 1000-1402mm, độ ẩm không khí từ 73-85%; mùa mưa
hướng gió Tây-Tây Nam, mùa khô hướng gió Đông-Đông Bắc. +
Thổ nhưỡng: phèn và mặn, vùng ngập mặn chiếm 56,7% diện tích
toàn huyện tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo. - Tài nguyên thiên nhiên: +
Tài nguyên rừng ngập mặn: diện tích rừng ngập mặn thuộc loại lớn
ở nước ta, là 1 trong 9 khu dự trữ sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận vào 21/01/2000. Nguồn: Internet +
Tài nguyên thủy văn: được bao bọc bới nhiều sông lớn như Lòng
Tàu, Cái Mép, Thị Vải, Gò Gia, Soài Rạp, Đồng Tranh, các sông này là một
phần của tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền cảng Sài Gòn với mọi miền đất nước. +
Tài nguyên biển: với đường bờ biển dài hơn 20km là lợi thế phát
triển kinh tế biển (khai thác thủy sản, vận tải biển và du lịch biển). 1. Điều kiện xã hội - Dân cư: + Dân số: 72.854 (2019) +
Dân tộc thiểu số: chiếm 0,66% dân số, với 16 dân tộc bao gồm dân
tộc Hoa, Khmer, Chăm, Mường, Thái, Cơ ho, Ba Na, Gia Rai, Êđê, Dao, Xơ Đăng, Nùng, Tày,...
- Tín ngưỡng, tôn giáo: các tín ngưỡng dân gian như Lễ hội thờ cúng
Thành Hoàng làng ở đình, miếu, Lễ hội Nghinh Ông (tín ngưỡng dân gian,
phong tục tập quán của người dân miền biển); nghi lễ của các tôn giáo như:
Cao đài, Thiên chúa giáo và Phật giáo.
- Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: +
Di tích lịch sử: Khu căn cứ Cách mạng Rừng Sác, nơi đây được
công nhận là Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp
thành phố đình Bình Khánh (xã Bình Khánh), di tích lịch sử cấp thành phố
đình Cần Thạnh, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố Lăng Ông Thủy
Tướng (hay còn gọi là Thạnh Phước Lạch) 2. Nội Dung Khảo Sát
- Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có lịch
sử hình thành và phát triển lâu đời. Cuộc sống của những người dân nơi đây
gắn liền với cuộc sống sông nước, đánh bắt thủy hải sản. Trong sách Gia Định
thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có viết: “Cửa biển Cần Giờ, cửa rộng
chừng 5 dặm, nước triều lên thì sâu 12 tầm, nước triều xuống sâu 9 tầm; cách
trấn lỵ về phía đông 142 dặm rưỡi, có thủ ngự đạo Cần Giờ, điếm chợ trù mật,
dân theo nghề chài cá. Trong cảng nước sâu rộng bằng phẳng, ngày thường có
thuyền buôn ra vào, là một cửa biển đông đúc nhất thành Gia Định, không đâu
ví bằng”( ). Chính vì gắn liền với cuộc sống sông nước, phụ thuộc vào công
việc đánh bắt thủy hải sản trên biển, cho nên, qua bao thời kỳ phát triển của
lịch sử, ngư dân Cần Giờ luôn xem Thần Nam Hải (cá Ông, cá Voi) là vị Thần
che chở cho ngư dân trong cuộc sống. Và từ xa xưa, ngư dân Cần Giờ đã lập
Miếu Hải Thần (tức di tích Lăng Ông Thủy Tướng hiện nay) để thờ cúng Thần
Nam Hải (cá Ông, cá Voi). Việc thờ cúng cá Voi, cá Ông qua thời gian dần
thành lễ hội nên người dân nơi đây gọi là Lễ hội Nghinh Ông (hay còn gọi là tục thờ cúng cá Ông, Voi).
- Ngoài tên gọi đặc trưng Lễ hội Nghinh Ông, còn có những tên gọi khác:
Lễ rước cốt Ông, Lễ cầu ngư, Lễ tế cá Ông, Lễ cúng Ông, Lễ nghinh Ông, Lễ
nghinh Ông Thủy tướng…Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ thuộc loại hình di sản
phi vật thể quốc gia. Lễ hội diễn ra ở các tỉnh thành ven biển Việt Nam, kéo
dài từ Quảng Bình trở vào Nam (bao gồm cả Phú Quốc), cho thấy một quy mô
rất rộng, tại Cần Giờ nói riêng, lễ hội được tổ chức tại di tích kiến trúc nghệ
thuật cấp thành phố Lăng Ông Thủy Tướng (hay còn gọi là Thạnh Phước
Lạch) và một số địa điểm như Công viên văn hóa di tích lịch sử quốc gia Căn
cứ Rừng Sác, di tích lịch sử cấp thành phố đình Cần Thạnh, những con đường
trung tâm của thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ và trên biển.
- Lịch sử hình thành:Theo dân gian truyền miệng, đức tin của những người
con xứ biển luôn hướng về hai hình tượng tâm linh lớn nhất là Mẹ Quan Âm
Nam Hải và Đức Ngài Cá Ông. Dù là ngư dân kéo lưới thả chài ở đâu đi chăng
nữa, ai cũng tâm niệm khi đi biển gặp sóng to gió lớn, nếu cầu xin Ðức Ngài
hiển linh thì Ðức Ngài sẽ hiện lên trong xác của một cá Voi khổng lồ hộ tống
tàu bè cập bến an toàn. Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được bắt đầu từ năm Quý
Sửu 1913, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông của người Chăm nhằm cầu
nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Có rất nhiều truyền thuyết về lịch sử hình thành ngày hội này, tuy nhiên, ở Cần
Giờ nói riêng, truyền thuyết về cá Ông được lưu truyền phổ biến hiện nay là
“ngày 16 tháng 8 âm lịch, do cá Ông sao lãng nhiệm vụ, để chìm một chiếc
ghe làm chết nhiều người trong một cơn bão, nên cá Ông bị Long Vương Thủy
Tề trừng phạt, cho cá Đao chém làm ba khúc, xác tấp vào Thắng Tam (Vũng
Tàu), Phước Tỉnh (Long Đất) và Cần Thạnh (Cần Giờ), mỗi làng thỉnh một bộ
phận thi thể cá Ông về thờ cúng. - Nội dung:
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2023 diễn ra vào ngày 28,29,30/9 năm 2023
(nhằm ngày 14,15,16/8 năm Quý Mão)
● Đặc điểm: lễ hội cầu ngư lớn với mục đích cầu cho sóng yên, biển lặng,
gió hòa, ngư dân gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt, an khang, có được nhiều vụ mùa lớn.
● Giá trị của di sản: mang giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao
nhận thức, thể hiện cách ứng xử văn hóa của ngư dân trước biển cả.
- Nói sơ lược về phần lễ, Diễn trình Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ,
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có hai phần: phần lễ và phần hội đan xen nhau
nhưng thời gian, địa điểm tổ chức lễ và hội khác nhau: +
Ở phần lễ sẽ có lễ rước và lễ tế truyền thống. Lễ rước sẽ do trai
làng khỏe mạnh đảm nhiệm, rước kiệu Ông đi từ đền ra biển, hai bên đường sẽ
có ngư dân bày lễ, khói nhang để nghinh đón Ông. Sau khi đến bờ biển, sẽ có
thuyền để nghinh kiệu, được gọi là thuyền rồng, cùng với hàng trăm tàu, ghe
có kích cỡ lớn, nhỏ được trang trí màu sắc rực rỡ, tháp tùng thuyền rồng ra
biển, trước các mũi ghe sẽ là hương án và mâm lễ, trên ghe sẽ có các ngư dân
tháp tùng. Sau khi đi một vòng, đoàn rước sẽ rước kiệu Ông về lại đền và tổ
chức các hoạt động, nghi thức văn hóa như hát bội, múa sư tử để đón rước kiệu
Ông. Thông thường vào hằng năm, Lễ hội bắt đầu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch
và kết thúc vào ngày 17 tháng 8 âm lịch, vào ngày 15/8 âm lịch sẽ làm lễ
Thượng Kỳ nhưng năm nay, Lễ Thượng Kỳ sẽ được tổ chức vào ngày 14/8 âm
lịch, và phần chương trình lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2023 được tổ chức
trong vòng 3 ngày: 14/8, 15/8 và 16/8 âm lịch. Phần lễ bao gồm các chương
trình lễ sau: Lễ viếng nghĩa trang Liệt sĩ Rừng Sác, Lễ Thượng đại Kỳ Lễ Hội,
chương trình khai mạc & Lễ Mừng công ngư dân Cần Giờ và kỷ niệm 110
năm hình thành và phát triển Lễ hội, Lễ hội đặc sản biển và du lịch biển (điểm
mới 2023), Lễ cúng tiền hiền hậu hiền, bạn cũ lái xưa và cuối cùng là Lễ Cầu
An, trong đó lễ Thượng Kỳ được cho là nghi thức mở đầu lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ.
- Lễ Thượng Kỳ: được tổ chức ngoài trời, địa điểm tổ chức tại Công viên
thị trấn Cần Thạnh vào lúc 7:30 ngày 28/9 (14/8 âm lịch). Nghi thức Lễ
Thượng Kỳ gồm các bước như sau: đầu tiên, ông Chủ Hội Vạn Lạch (Hội
Nghinh Ông) đánh 03 hồi trống chiêng và trống báo hiệu Lễ hội Nghinh Ông
bắt đầu; sau đó các bô lão, các cấp lãnh đạo địa phương và các ngư dân tham
dự cùng đến thắp một nén hương trong ngày đầu của lễ hội… Sau ba hồi trống
là nghi thức treo cờ, lá cờ ngũ sắc được kéo lên tung bay trong ánh sáng ban
mai tạo nên sự giao hòa của trời và biển, tạo vẻ linh thiêng của lễ hội.
- - Lễ mừng công ngư dân Cần Giờ: là buổi lễ tổng kết một năm đánh bắt,
nuôi thủy hải sản của ngư dân huyện Cần Giờ. Đây là nội dung lễ mới được
các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương đưa vào lễ hội trong những năm gần
đây nhằm mục đích tạo cho ngư dân có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm đánh
bắt, nuôi thủy hải sản và cũng là dịp để tôn vinh những tập thể, cá nhân đạt
thành tích xuất sắc trong nuôi thủy hải sản cũng như đánh bắt thủy hải sản, qua
đó khuyến khích ngư dân phát triển nghề nghiệp để phát triển kinh tế.
- - Lễ Cúng bạn cũ lái xưa: được tổ chức tại di tích Lăng Ông Thủy Tướng.
Theo đó, Vạn trưởng sẽ là người đứng ra thắp hương đầu tiên, với lễ cúng 3
tuần rượu sau đó là 1 tuần trà. Trong nghi lễ này có rất nhiều bô lão với khăn
áo chỉnh tề (áo dài, khăn đóng) cùng đông đảo ngư dân mang lễ vật đến đáp tạ
ơn Ông đã đem đến cho ngư dân một mùa đánh bắt bội thu, đồng thời tưởng
niệm những người con đất Cần Giờ có công đầu trong việc chế tạo ra ngư cụ
đánh bắt và phương tiện đi biển phục vụ cho ngư dân sản xuất, đồng thời
tưởng nhớ những người đã mất trên biển, qua đó thể hiện tinh thần “uống nước
nhớ nguồn” mang tính nhân văn sâu sắc.
- - Lễ Cầu An: được tổ chức trang nghiêm tại di tích Lăng Ông Thủy
Tướng đúng theo nghi thức lễ cúng xưa. Thời gian bắt đầu cử hành nghi lễ là
19 giờ 30 hoặc 23 giờ đến 24 giờ. Hình thức cúng Cầu An giống như cúng
đình, nhưng chịu ảnh hưởng của Phật giáo tức là lập đàn cầu an. Nghi lễ sẽ do
một bô lão có giọng đọc tốt đứng ra đọc một bài kinh Cầu An mang tính chất
cầu siêu cho những con người miền biển luôn làm ăn phát đạt, có cuộc sống
ấm no hạnh phúc, đây còn là nghi thức lễ cầu an của khách thập phương và
ngư dân gửi gắm niềm tin vào sự che chở và phù hộ của cá Ông khi đi biển.
Họ tin rằng cá Ông không chỉ mang đến sự an lành cho ngư dân đi biển mà
còn tạo phúc cho những con người sống gắn liền với đất biển thân yêu. Khi
đọc xong sớ Cầu An thì vị bô lão sẽ đốt sớ Cầu An vì như thế cá Ông mới có
thể nhận được lời cầu nguyện của ngư dân.
- Sau khi Lễ Cầu An kết thúc cũng là lúc thời gian điểm 0 giờ ngày 16
tháng 8 âm lịch, đây là thời gian mà theo phong thủy là khoảnh khắc giao thời,
khi mà khí âm kết thúc, khí dương bừng sáng, là thời điểm tốt nhất trong ngày.
Đúng thời gian này người ta làm heo tế Thần (heo tế cần phải hội tụ các yếu tố
sau: heo chỉ có một màu lông, không làm đốm lông, hay có trộn lẫn một màu
nào khác). Khi làm heo tế, người ta lấy huyết của heo cạo thêm một phần lông
ở trên đỉnh đầu bỏ vào ly rượu để tế Thần. Người ta gọi là Thỉnh Sanh hay còn gọi là tế Mao Huyết.
- Ngày 16 tháng 8 âm lịch: là ngày lễ chính của lễ hội, trọng tâm là Lễ
Nghinh Ông trên biển hay còn gọi là lễ cúng Ông. Lễ hội diễn ra trên vùng
biển thị trấn Cần Thạnh vào lúc 10 giờ ngày 16 tháng 8 âm lịch. Nguồn: Báo Công An
- Từ mờ sáng, hàng ngàn cư dân và du khách trong trang phục quần áo
chỉnh tề cùng những lễ vật đã chuẩn bị sẵn cùng tụ hội về ngay trước cửa di
tích Lăng Ông Thủy Tướng để dự lễ. Các nhà dân xung quanh trên các con
đường mà đoàn Nghinh Ông sẽ đi qua đã lập sẵn bàn thờ và mâm cỗ gồm: gạo,
muối, rượu, trà, hương đèn, hoa quả để chờ nghinh Ông về. Bắt đầu nghi lễ là
nghi thức khiêng Kiệu Nghinh Ông từ di tích Lăng Ông Thủy Tướng diễu qua
các đường phố rồi đến cửa biển Cần Thạnh thì dừng lại và chuyển lên ghe
nghinh để ra biển đón Ông về. Ghe Nghinh Ông được Hội Vạn Lạch chọn từ
trước và trang trí lộng lẫy hơn tất cả các tàu thuyền khác. Theo tục lệ xưa, ghe
được chọn làm ghe ghinh là ghe mà người chủ ghe đó không có tang chế. Địa
điểm Nghinh Ông trên biển là “tam giang khẩu”, đây là nơi giáp nhau của ba
con nước (cách bờ biển khoảng 4 hải lý, 1 hải lý =1,8km). Các ghe tàu đánh
bắt tại địa phương về dự lễ đã neo đậu sẵn trên bờ biển, trên ghe giăng đèn, kết
hoa, treo cờ màu sắc rực rỡ và trước mỗi ghe đều bày mâm lễ vật để chuẩn bị
ra khơi cúng Ông. Lễ vật ngư dân cúng tế thường là gà, vịt, đầu heo, heo quay,
đặc biệt không bao giờ cúng Ông bằng đồ hải sản vì đây là binh tướng của
Ông. Ngoài ra, còn có tàu của Công an, bộ đội biên phòng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự giúp buổi lễ nghinh Ông trên biển diễn ra an toàn, tốt đẹp.
- Đúng 10 giờ, kiệu Nghinh Ông được đưa lên ghe chủ đến “tam giang
khẩu” thì lễ Nghinh Ông trên biển chính thức diễn ra. Các nghi lễ do ban quý
tế (là những bô lão lớn tuổi được ngư dân bầu ra) thực hiện. Khởi đầu cho lễ
cúng Ông trên biển là ba hồi trống vang lên, sau đó hai bô lão đứng ra chủ trì
lễ rước Ông trên biển. Mâm cổ lúc này được đặt thêm xôi, thịt heo sống, sớ
cầu an, gạo, muối và giấy tiền (vàng mã). Nghi thức lễ gồm: lễ thượng hương
(thắp hương), lễ chầu rượu (hai bô lão thắp hương và vái ba vái, ba lạy), lễ đọc
sớ (do một bô lão đọc sớ, sau khi đọc xong thì đốt và rải tro xuống biển), lễ đại
điền (lễ dâng trà theo tục lệ cổ truyền của người Việt).
- Sau khi Lễ dâng trà kết thúc, đoàn ghe nghinh Ông quay đầu hướng về
đất liền, một bô lão được cử ra đốt giấy tiền và sớ cầu an của ngư dân gửi đến
Ông với ước mong mang điềm phước lành về cho họ. Tiếp đó là vãi gạo, muối
xuống biển, như một hình thức tỏ lòng cảm ơn đối với những oan hồn, binh
tôm tướng cá (do người dân tưởng tượng và tin rằng đi hộ tống Ông). Ngoài ra,
các đoàn ghe còn giao lưu với nhau bằng việc mời bia, ca hát giao lưu văn
nghệ trên ghe, tạo nên bầu không khí tấp nập và rộn ràng. Đến khi đoàn ghe
thuyền rước kiệu Ông gần cập vào đất liền, thì đoàn ghe thuyền sẽ di chuyển
thành một vòng tròn trong tiếng trống, chiêng vang dội cộng với tiếng reo hò
của ngư dân tạo nên một không khí sôi động, mừng Ông đã từ ngoài khơi trở
về với đất liền và đây cũng là nghi lễ ra mắt chào quan khách.
- Cách thức nghinh Ông đi và về diễn ra long trọng và trang nghiêm, đi đầu
là đoàn Lân Sư Rồng, kế đến là xe hoa được trang trí rực rỡ và trang nhã, sau
đó là đoàn thiếu nhi của huyện, tiếp theo là các bô lão, các cấp lãnh đạo chính
quyền địa phương. Theo sau kiệu Ông là những binh tôm tướng cá hộ tống
kiệu Ông về, cuối đoàn kiệu nghinh ông là đội hình 30 người trong đội đi cà
kheo do huyện tổ chức. Trong quá trình nghi lễ diễn ra, các ban nhạc lễ không
ngừng đánh trống, chiêng và hương khói nghi ngút tạo nên không khí linh thiêng cho buỗi lễ.
- Sau khi đoàn Nghinh Ông quay về thì Lễ Túc Yết (gồm lễ Xây Chầu võ
và lễ Đại Bội) được tổ chức tại Lăng Ông Thủy Tướng. Lễ Xây Chầu võ diễn
ra như một phần nghi thức quan trọng, trọng tâm lễ là chiếc trống Đại Lôi (đại
cổ) được chọn để xây chầu và nội dung gồm: phần lễ thỉnh roi (ông Chấp sự
thỉnh roi, lấy khăn lau mặt trống, quấn vào roi chầu, chừa phần góc khăn),
phần lễ khai thông thái cực (ông Chấp sự đánh vào giữa mặt trống một tiếng
lớn, hai tiếng nhẹ), phần lễ tam luân (ông chấp sự đánh ba hồi trống tam luân,
tổng cộng 12 tiếng)… Tiếng trống vang lên có ý nghĩa khởi sự cho sự vui
mừng đón tiếp Ông về. Sau đó, là lễ thắp hương cho Ông và lễ cúng Ông, đọc
văn tế. Cuối cùng ông chấp sự đánh trống khai tràng, kết thúc tiếng trống chầu
cũng là lúc kết thúc lễ Xây Chầu và bắt đầu lễ Đại Bội.
- Lễ Đại Bội là lễ hát tuồng cho Ông xem tại phần Võ Ca của di tích Lăng
Ông Thủy Tướng do các Đoàn nghệ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện. Các tuồng hát cho Ông xem là các tuồng cổ và lưu truyền cho đến nay,
như: Mộc Quế Anh dâng cây, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Ngọc Kỳ Lân
xuất thế, Tam nữ đồ Vương, Phụng Nghi Đình…
- Lễ cúng Ông trên biển tại Cần Giờ không chỉ mang nét riêng về hình thức
mà cả về nội dung cúng tế. Từ hình thức cúng Ông trên biển đến khi nghinh
Ông về lăng, diễn tuồng cho Ông xem đều mang âm hưởng lễ nghi của vùng
sông nước Nam Bộ khác hẳn tập tục cúng Ông tại các tỉnh khác trên đất nước Việt Nam.
- Sau cùng vào ngày 16/8 âm lịch, tất cả các ban chủ sự đứng ra làm Đại lễ
cổ truyền, sau đó là lễ tạ ơn Thần Nam Hải (Cá Ông), đây cũng là nghi lễ bế
mạc Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
● Ở phần hội, ngư dân sẽ tổ chức ăn uống, thỉnh mời hàng xóm, bạn
phương xa đến ăn uống, vui chơi và tham gia các hoạt động chung do địa
phương tổ chức trong suốt các ngày từ 14-16/8 âm lịch. Đặc biệt, điểm mới
của Lễ hội năm nay sẽ thực hiện Tuyến đường nghệ thuật, triển lãm hình ảnh,
hiện vật về 110 năm hình thành và phát triển Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, 10
năm được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài ra,
các điệu múa lân (lân sư múa đi trên quả cầu, lân đi trên mai hoa thung, biểu
diễn múa rồng) được đoàn lân, sư, rồng chuyên nghiệp của Thành phố Hồ Chí
Minh biểu diễn đã tạo thêm sự đa dạng của văn hóa lễ hội. Từ năm 2011 đến
nay có thêm hội thả diều đèn nghệ thuật vào lúc 22 giờ do Câu lạc bộ diều Sài
Gòn biểu diễn. Đặc biệt, trên vùng biển Cần Giờ có tổ chức Hội hoa đăng vào
lúc 22 giờ ngày 15 tháng 8 âm lịch, đã thu hút đông đảo bà con ngư dân tham
gia. Lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào dịp rằm tháng 8 trùng với Tết Trung Thu
của các em thiếu nhi, vì vậy Ban tổ chức lễ hội đã đồng thời tổ chức hội rước
đèn Trung thu, văn nghệ thiếu nhi từ ngày 27/9 đến 01/10 nhằm tạo hoạt động
vui chơi cho các em thiếu nhi. Năm 2023, lễ hội bổ sung thêm nhiều hoạt
động, nhiều cuộc thi văn hoá thể thao lành mạnh như: Giải Đua xe đạp trẻ TP
HCM 2023, giải vô địch bóng đá mở rộng, giải điền kinh bãi biển thanh thiếu
niên, giải Bi Sắt Cần Giờ, giải đua xuồng chèo, bắn pháo hoa hoa thuật,
Flycam nghệ thuật vào ngày 29 tháng 9; dù lượn có động cơ vào ngày 30 tháng
9 và khinh khí cầu vào ngày 29, 30/9/2023. Đặc biệt, Giải Marathon Cần Giờ
Xanh lần 2 năm 2023 “GREEN CẦN GIỜ MARATHON 2023”, Phiên chợ
hàng Việt; trưng bày giới thiệu, mua bán sản phẩm OCOP TP.Hồ Chí Minh và
các tỉnh, Xe thư viện lưu động số và tổ chức các hoạt động thư viện số,.. tạo
điều kiện cho du khách tham dự giao lưu với ngư dân
- Thực trạng di sản: Lễ hội Nghinh Ông năm 2023 là bước đê ›m quan
trọng cho du lịch Cần Giờ phát triển, với sự tham gia của 110.000 lượt ngư dân
và du khách, tăng 30.000 lượt khách so với năm 2022, tăng hơn 20% , doanh
thu ước đạt hơn 82 tỷ đồng.
- Ngày 19/9/2013, Lễ Hội Nghinh Ông Cần Giờ chính thức được công
nhận là di sản phi vật thể quốc gia, phát biểu tại buổi lễ trao giải, Ông Lê Văn
Hùng, Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
nhận định: Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được công nhận di sản văn hóa phi vật
thể cấp quốc gia là vinh dự lớn đối với huyện Cần Giờ và thành phố Hồ Chí
Minh. Qua đó khẳng định nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của Lễ hội, đồng thời
cũng ghi nhận những nỗ lực của chính quyền và ngư dân huyện Cần Giờ trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong thời gian qua. Việc bảo tồn
và phát huy hơn nữa giá trị của lễ hội Nghinh Ông cần phải có sự kết hợp tổng
hòa giữa địa phương và Trung ương. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao
cho thành phố, đặc biệt là huyện Cần Giờ tiếp tục xây dựng đề án bảo tồn và
mở rộng phát triển trên cơ sở truyền thống, tiếp tục đào tạo thế hệ trẻ tiếp nối,
lưu truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa. Để phát huy tối đa sức ảnh hưởng
và tính lan truyền cộng đồng trong công tác bảo tồn và lưu giữ giá trị của di
sản, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM tổ chức lớp truyền dạy về bảo tồn thực
hành nghi lễ trong Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ tại Lăng Ông Thủy tướng Cần
Thạnh. Phát biểu tại buổi khai giảng ông Hoàng Nghị cho biết, lớp truyền dạy
về bảo tồn thực hành nghi lễ là hoạt động được Sở Văn hóa và Thể thao
TPHCM tổ chức lần đầu tiên trên địa bàn TPHCM nhằm khẳng định vai trò
của cộng đồng trong việc bảo tồn, lưu giữ di sản văn hóa của chính cộng đồng
dân cư và cá nhân những chủ thể đang nắm giữ, thực hành di sản văn hóa phi
vật thể và tạo đội ngũ kế thừa cho hoạt động di sản sau này. Lớp truyền dạy
diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/8 do Nghệ nhân ưu tú Phan Văn Chấn, người đã
tham gia thực hành nghi lễ Nghinh Ông huyện Cần Giờ gần 15 năm phụ trách..
- Vai trò của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ trong đời sống hiện nay
●Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ không chỉ là dịp để ngư dân thưởng thức
những hoạt động giải trí mà còn thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn". Là
lúc những ngư dân tưởng niệm về những người tiền bối của họ, những người
đã có công chế tạo ra các phương tiện đi biển và các ngư cụ để hỗ trợ cho nghề
của họ, những người đã mất đi và cả những người đã hy sinh trong lòng biển.
Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh niềm
tin, tín ngưỡng, quan niệm và tri thức dân gian của ngư dân huyện Cần Giờ
trong sinh hoạt và đời sống lao động của nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển.
Lễ hội với các nghi thức, nghi lễ, trò chơi mang tính độc đáo riêng đã thể hiện
bản sắc văn hóa của ngư dân ven biển và còn là di sản văn hóa phi vật thể có
tính đại diện của ngư dân ven biển huyện Cần Giờ. Lễ hội Nghinh Ông tại thị
trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ có nét tương đồng với một số nghi thức lễ
chính so với các lễ hội Cầu Ngư và lễ hội Nghinh Ông khác trong khu vực,
nhưng lại có nét đặc trưng riêng về một số nghi tiết lễ hội và diễn ra vào dịp
Tết Trung Thu, cộng thêm nhiều huyền thoại, chuyện kể dân gian về lịch sử
hình thành và phát triển của vùng đất rừng ngập mặn Cần Giờ từ đó đã tạo nên
một lễ hội Nghinh Ông mang màu sắc riêng biệt của địa phương.
- Mặt tích cực/ hạn chế trong việc bảo tồn
Về mặt tích cực, việc bảo tồn Lễ hội Nghinh Ông Cần giờ giúp cho những
ngư dân có cơ hội nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè và trao đổi kinh
nghiệm về nghề, nhữnglời chúctốtđẹp . Lễ hội được xem như ngày Tết của ngư
dân và cũng là ngày Tết Trung Thu của trẻ em trên toàn huyện Cần Giờ.
- Thời gian gần đây, lễ hội được tổ chức thêm một số hoạt động văn hóa,
thể thao lành mạnh như: đánh bi sắt, chạy marathon, cờ tướng, bóng chuyền
bãi biển, triễn lãm thành tựu nghề biển và các ngành nghề khác của địa
phương, qua đó tạo điều kiện cho khách tham dự giao lưu với ngư dân - một
dịp để gắn kết cộng đồng, xã hội, giao lưu văn hoá giữa các địa phương.
- Thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta - “Uống nước nhớ nguồn”,
ngoài ra còn là dịp để tưởng niệm về những con người Cần Giờ có công đầu
trong việc chế tạo phương tiện đi biển, ngư cụ đánh bắt thuỷ hải sản nhằm
phục vụ nhu cầu cho ngư dân nhưng đã qua đời, những người hùng đã bỏ mặc
lại dưới lòng biển sâu
- Về mặt hạn chế, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được tổ chức mỗi năm,
nhưng quy mô của nó phụ thuộc vào tình hình kinh tế của ngư dân và kết quả
đánh bắt trong năm đó. Trong hơn 10 năm qua, tại di tích Lăng Ông Tủy
Tướng, thị trấn Cần Thạnh, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ sẽ được tổ chức rất tế
nhị hoặc rất trang trọng tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế lúc đó. Tức nghĩa là,
nếu năm đó đánh bắt bội thu thì sẽ tổ chức lớn, rình rang và ngược lại.
- Bây giờ, lễ hội đã phục hồi và phát triển nghi lễ chính, trở thành lễ hội
lớn thu hút đông đảo ngư dân ven biển và khách thập phương đến dự bao gồm
cả huyện Cần Giờ và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, ảnh hưởng đến việc tiến hành lễ hội
- Những yếu tố cần phát huy, những mặt hạn chế cần khắc phục:
- Yếu tố cần phát huy: giữ vững và phát triển hơn nữa những mặt tích cực
của lễ hội, những hoạt động truyền thống, những nét đẹp dân gian của lễ hội cần phát huy cao độ.
- Hạn chế: Cần có những biện pháp quảng bá tích cực hơn đến đông đảo
công chúng để thu hút và quảng bá di sản văn hoá phi vật thể mang tầm quốc
gia này, không chỉ nêu cao vai trò và tên tuổi của Lễ Hội Nghinh Ông ở trong
nước mà còn là cả quốc tế.
- Địa phương cần chú ý trong công tác thực hiện việc bảo tồn và phát huy
tối đa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, chú trọng vào đầu tư giữ
vững quy mô của lễ hội.
- Do số lượng người tham gia lễ hội đông, cần chú trọng trong công tác
bảo vệ, tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc vì bị kẻ gian lợi dụng cướp mất tài sản.
- Đánh giá tầm quan trọng của di sản trong khai thác, phát huy giá trị di
sản đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương.
- Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện niềm tin,
tín ngưỡng, quan niệm và tri thức dân gian của ngư dân địa phương trong cuộc
sống và công việc đánh bắt thủy hải sản trên biển. Với các nghi thức, nghi lễ,
trò chơi độc đáo, lễ hội này phản ánh bản sắc văn hóa của ngư dân ven biển và
được coi là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho ngư dân ven biển huyện Cần Giờ.
- Mặc dù có những nghi thức lễ chính tương đồng với các lễ hội Cầu
Ngư và Nghinh Ông khác trong khu vực, nhưng Lễ hội Nghinh Ông tại
huyện Cần Giờ lại có những đặc trưng riêng về nghi tiết lễ hội và thời
gian diễn ra vào dịp Tết Trung Thu. Ngoài ra, còn có nhiều câu chuyện dân
gian, huyền thoại liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất
rừng ngập mặn Cần Giờ, tạo nên một lễ hội Nghinh Ông với màu sắc riêng biệt của địa phương.
- Thông qua Lễ hội tăng cường tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nghề, yêu
quê hương, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Làm sao để phát huy tối đa giá trị của di sản đáp ứng nhu cầu phát triển
bền vững (bằng phương pháp truyền thông)
- Để phát huy tối đa giá trị của di sản đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững,
ta nên đẩy mạnh công tác du lịch kết hợp với truyền thông mở rộng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: +
Phát inforgraphic tại bến Bạch Đằng, bến phà Cần Giờ, bến phà Cần Giờ-Vũng Tàu +
Treo các băng rôn, áp phích tại các ngã 4 đường +
Sử dụng hiệu quả và thông minh những phương tiện truyền thông,
đưa các video, hình ảnh mang đậm bản sắc dân tộc, những điểm độc đáo của lễ
hội Nghinh Ông vào các nền tảng xã hội được đông đảo người dùng như:
Facebook, TikTok, Instagram,.. hiện nay mới nhất là Lemon8 cũng cần được nghiên cứu kĩ lưỡng. +
Đưa vào chương trình giáo dục ngoại khóa:
+ Đối với học sinh cấp 3 tại các trường THPT: trong công tác giảng dạy
cần chú ý để các em biết đến các di sản văn hóa cấp Quốc gia
+ Đối với các sinh viên đại học, cao đẳng và trung cấp: định hướng để các
bạn có thể tự tổ chức 1 tour du lịch tham quan, khơi gợi nguồn cảm hứng để
các bạn có thể vận dụng tư liệu nghiên cứu về lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ vào
trong công tác học tập, nghiên cứu khoá luận, để góp phần đưa nét di sản văn
hoá phi vật thể Quốc Gia vươn tầm thế giới.
+ Thay đổi và bổ sung Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ vào các tour du lịch,
biến lễ hội ấy thành một nét riêng đầy màu sắc trong hành trình khám phá cái đẹp quê hương Kết luận Tài liệu tham khảo:
https://cangio.hochiminhcity.gov.vn/-/vi-tri-ia-ly-va-ieu-kien-tu-nhien-huyen-can-gio (truy cập ngày 23/9/2023)
https://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/tong-quan-ve-huyen-can-gio-20832/ (truy cập ngày 23/9/2023)
https://cangio.hochiminhcity.gov.vn/cam-nang-du-lich/-/asset_publisher/
wwpJo03VZm5w/content/di-tich-lich-su-chien-khu-rung-sac-can-gio (truy cập ngày 23/9/2023)
https://www.vntrip.vn/cam-nang/dia-diem-phuot-du-lich-can-gio-56880 (truy cập ngày 23/9/2023)
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/le-hoi-hoi-nghinh-ong-can-gio-dam-net-truyen-
thong-dan-gian-1491898880 (truy cập ngày 23/9)
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/khai-giang-lop-truyen-day-ve-bao-ton-thuc-hanh-nghi-le-
trong-le-hoi-nghinh-ong-can-gio-1491912868 (truy cập ngày 23/9)
https://langchaixua.com/du-lich-mui-ne/le-hoi-nghinh-ong-vung-bien/#:~:text=L
%E1%BB%85%20h%E1%BB%99i%20Nghinh%20%C3%94ng%20l%C3%A0%20m
%E1%BB%99t%20n%C3%A9t%20%C4%91%E1%BA%B9p%20%C4%91%E1%BA
%B7t%20trung,%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20nhi%E1%BB%81u%20v%E1%BB
%A5%20m%C3%B9a%20l%E1%BB%9Bn. (truy cập ngày 23/9)
https://tiimtravel.vn/bai-viet/kham-pha-le-hoi-nghinh-ong-can-gio-co-gi (truy cập ngày 24/9/2023)
https://vietnamnet.vn/le-nghinh-ong-doc-dao-o-bien-can-gio-2196222.html (Truy cập ngày 27/10/2023)