Tổng Hợp Nội Dung ôn tập - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng

Hiểu một cách đơn giản nhất, bù giá vào lương là việc Chínhphủ tăng lương tối thiểu để giúp dân đối phó với tình trạng giácả leo thang. Chính là Nhà nước tính tổng tiền lương và nhữngmặt hàng cung cấp theo tem phiếu. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tổng Hợp Nội Dung ôn tập - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng

Hiểu một cách đơn giản nhất, bù giá vào lương là việc Chínhphủ tăng lương tối thiểu để giúp dân đối phó với tình trạng giácả leo thang. Chính là Nhà nước tính tổng tiền lương và nhữngmặt hàng cung cấp theo tem phiếu. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

47 24 lượt tải Tải xuống
TỔNG HỢP NỘI DUNG “BÙ GIÁ VÀO LƯƠNG” LONG AN
1. Khái niệm
Hiểu một cách đơn giản nhất, giá vào lương việc Chính
phủ tăng lương tối thiểu để giúp dân đối phó với tình trạng giá
cả leo thang. Chính Nhà nước tính tổng tiền lương những
mặt hàng cung cấp theo tem phiếu, tất cả quy ra giá thị trường
để tính ra mức lương mới.
2. Bối cảnh
Sau những hân hoan ngày đại thắng, Long An cũng như cả
nước phải đối mặt với những khó khăn chồng chất về kinh tế
hội khi những khuyết tật của mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập
trung bao cấp ngày càng bộc lộ gay gắt. Rõ nét nhất
chế giá cả. Giá thời 1979 tăng gấp 3 lần năm 1976, chênh lệch
giá 7 - 8 lần trên thị trường. Sự áp đặt chủ quan, tùy tiện trong
định giá đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá thị trường tự do
với giá chỉ đạo của Nhà nước. Khoản chênh lệch ấy chính
miếng mồi béo bở cho các hoạt động bòn rút hàng từ tay Nhà
nước sang túi các cá nhân.
Đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng trang
ngày càng khó khăn. Lương quá thấp nên công nhân, viên chức
tìm mọi cách để lo toan cuộc sống gia đình theo kiểu “chân
ngoài dài hơn chân trong”, thậm chí xin nghỉ hoặc tự bỏ việc để
kiếm sống, đi tới chỗ “bước cả hai chân ra ngoài”.
Những thực tế đó khiến cho những người lãnh đạo địa phương
không thể không trăn trở, băn khoăn. Từ lâu, đã một số
người cảm thấy phương thức quản rất nhiều nhược
điểm: Kinh tế hoạt động không hiệu quả, lưu thông ách tắc, đời
sống khó khăn.
Nhưng giải thích hiện tượng đó thì khác nhau:
- quan điểm cho rằng, đó do tàn của chế độ còn
rơi rớt trong hội: Do tưởng hữu, do nếp nghĩ nếp
sống chủ nghĩa bản, chủ nghĩa thực dân. Cách giải thích
ấy luôn dẫn đến cách giải quyết phải cải tạo, phải xóa bỏ,
phải bắt bớ, phải tịch thu tất cả những phi hội chủ
nghĩa.
- Còn quan điểm khác chỉ ra đường lối chủ trương đúng
nhưng cán bộ thi hành không tốt, thoái hóa, biến chất,
hỏng, tham ô, móc ngoặc. Vậy biện pháp là phê bình, tự phê
bình, giáo dục…
Nhưng thực chất vấn đề nằm ngay chính trong bản thân
hình. chế giá cả chủ quan, tuỳ tiện, xa rời thực tế, đã kìm
hãm triệt tiêu mọi nguồn lực sản xuất, không những đã bó chân
tay những người lao động còn làm thui chột nhiều tiềm
năng của hội. chế mua bán lưu thông cũ đã gây ra
căng thẳng trong c quan hệ chủ yếu của nền kinh tế: Quan
hệ hàng - tiền cân đối ngân sách, cân đối tiền mặt.
3. Nội dung
Bù Giá vào lương: ‘Tư tưởng chính trị’ bí thư Chín Cần
Những năm 1979, 1980, tỉnh Long An triển khai chủ trương cải
tiến phân phối lưu thông - giá vào lương gây chấn động
luận.
Đây là một quyết định "tày đình" đi ngược lại với nguyên tắc
kinh tế xã hội chủ nghĩa chính thống.
Bước đột phá đó đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, mang lại
những thay đổi lớn cho tỉnh đã lan truyền trong cả nước.
"Người m lối" cho hướng đi mới này thư Tỉnh ủy Nguyễn
Văn Chính, tức Chín Cần...
Đột phá” giá vào lương” Ông Chín Cần hai lần nhận
cương vị thư Tỉnh ủy Long An. Mỗi lần đều những thử
thách ngặt nghèo đối với ông. Lần trước, vào đầu thập niên 50
và lần sau ngay sau giải phóng.
Sau những hân hoan của ngày đại thắng, Long An cũng như cả
nước phải đối mặt với những khó khăn chồng chất về kinh tế
hội khi những khuyết tật của mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập
trung, hành chính cung cấp bao cấp ngày càng bộc lộ gay
gắt.
Rõ nét nhất là chế giá cả. Sự áp đặt chủ quan, tùy tiện trong
định giá đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá thị trường tự do
với giá chỉ đạo của nhà nước.
Khoản chênh lệch ấy chính miếng mồi béo bở cho các hoạt
động bòn rút hàng từ tay nhà nước sang túi các nhân. Đời
sống của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang ngày
càng khó khăn.
Lương quá thấp nên công nhân viên chức tìm mọi cách để lo
toan cuộc sống gia đình. Hàng ngàn công nhân, viên chức, giáo
viên xin nghỉ hoặc tự bỏ việc để đi buôn, làm ruộng hoặc làm
thuê kiếm sống => người đứng đầu tỉnh, Bí thư Chín Cần rất
đau lòng. Ông trăn trở tìm cách để thay đổi chế giá cả,
tiền lương, khâu nóng bỏng nhất lúc bấy giờ
Người được ông chọn để tham gia xây dựng đề án này Phó
giám đốc Sở Thương nghiệp Hồ Đắc Hi.
sở để làm đề án từ thực tiễn. Giá cả, tiền lương phải dựa
trên quy luật giá trị cung cầu, cũng như các quy luật kinh tế
hàng hóa khác, chứ không thể duy ý chí - thư Chín Cần chỉ
đạo
Tổng tiền lương 16 mặt hàng phân phối theo định lượng, tất
cả quy ra giá thị trường thì lương thư Tỉnh ủy xấp xỉ 600
đồng. Tuy nhiên, do chất lượng hàng hóa thấp, tiêu chuẩn bị cắt
xén, hàng được cấp không phù hợp nhu cầu... thì hiệu quả sử
dụng của mức lương này chỉ đạt 50-70%. Tốt nhất đem hết
số hàng phân phối của thư ra chợn theo giá thị trường rồi
về trả cho ông 600 đ/tháng. thư cần ra đó mua. Nếu
theo phương án này thì tỉnh nắm được hàng hóa, giá cả; còn
người hưởng lương thoải mái lựa chọn hàng mua. thế, dân
buôn, đầu cơ, nhân viên thương nghiệp... không còn hội tiêu
cực; Nhà nước còn tiết kiệm được khoản lỗ cho thương
nghiệp, tem phiếu, thời gian...
Sau đó ông trao đổi thêm với các cán bộ chủ chốt tỉnh cho
làm thử nghiệm.
Giá bán cao gấp 10 lần giá phân phối tương đương giá chợ.
Lương của viên chức tháng đó đã được cộng thêm định mức
của mặt hàng bông theo giá thị trường. Ai muốn mua
bông thì ra chợ, thoải mái lựa chọn, không phải lo mua dự trữ.
thế, giá bông đã giảm rất nhiều. Lần đầu tiên một mặt
hàng không phân phối nhưng cũng không thiếu ngoài chợ hay
cửa hàng quốc doanh. Bước thử nghiệm đã thành công.
Tiếp theo đó, trong 3 tháng cuối năm 1979, tất cả các mặt
hàng phân phối (trừ gạo) đều được Long An bán ra thị trường.
Toàn bộ số hiện vật của cán bộ viên chức được quy ra tiền theo
giá thị trường cộng vào lương hằng tháng. Giải pháp "bù giá
vào lương" đã gây một hiệu ứng tích cực. Thị trường sôi động,
chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh, quỹ lương của tỉnh tăng lên
gấp 7 lần...
Sau "bù giá vào lương", thư Chín Cần tập trung vào tìm
phương án cải tiến khâu phân phối, lưu thông một cách căn cơ,
toàn diện
Trong cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào ngày 26-6-1980,
ông khuyến khích một số ý kiến đề xuất phương thức mới theo
hướng: Mua bán hàng theo giá thỏa thuận. Sau cuộc họp
này, ông Chín chỉ đạo tiến hành làm thử việc mua hàng theo
giá thỏa thuận đối với hàng nông sản, thực phẩm bán hàng
theo giá thỏa thuận đối với hàng tiêu dùng.
Những bước thử nghiệm ban đầu đã cho kết quả rất tích cực, Bí
thư Chín Cần cùng ông Giao, Giám đốc Thương nghiệp tỉnh
hoàn chỉnh Đề án cải tiến phân phối lưu thông thông qua
Tỉnh ủy vào tháng 8-1980.
=> Chỉ sau 2 tháng, hơn 300 công nhân, viên chức, giáo viên
đã nghỉ, xin trở lại làm việc. Nông dân phấn khởi lao vào sản
xuất...Kết quả thực tế phương thức ấy, việc lưu thông hàng
hóa đã trở lại bình thường, kinh tế hội được phục hồi nhanh
chóng, sản xuất tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện.
Những cải tiến trong phân phối, lưu thông ở Long An thực sự đã
gây lên cơn "địa chấn" trong cả nước.
Ban thư Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, hàng
chục đoàn của các tỉnh, thành phố đã về Long An nghiên cứu,
tìm hiểu. Một số phái đoàn quốc tế như đoàn giáo Liên Xô,
đoàn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Nhật
Bản... cũng về Long An để tìm hiểu.
Không lâu sau, các cải tiến này đã được áp dụng trong cả nước
với những quyết định lịch sử tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI...
4. Tác động của bù giá vào lương Long An
Ban đầu đây một quyết định đi ngược lại với nguyên tắc kinh
tế hội chủ nghĩa chính thống ("Làm loạn giá", "Mới vào đến
sân bay Tân Sơn Nhất đã ngửi thấy mùi Nam Tư" nói kinh tế
thị trường)). Tuy nhiên, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống,
mang lại những thay đổi lớn cho tỉnh đã lan truyền trong cả
nước
Năm 1977, mía đường do dân sản xuất trong tỉnh rất nhiều, lạc
cũng vậy. Thế mà Nhà nước vẫn không mua được. Cán bộ và bộ
đội vẫn không đường, lạc dầu để ăn. Vướng mắc không
phải khâu sản xuất giá mua thấp, dân không chịu
bánSau khi xin cho mua đường lạc với giá sát với giá thị
trường. Kết quả, tỉnh đã mua được gấp hơn 2 lần tấn lạc năm
1976, gấp 3 lần tấn đường năm 1976.
Sau khi đã nguồn hàng dồi dào trong tay, tỉnh cho bán tự do
tại các quầy hàng thương nghiệp theo giá cao. Ngoài ra, tỉnh
còn dư một lượng lớn hàng hóa để đem nộp nghĩa vụ cho Trung
ương.
Việc giá vào lương thực chất việc chuyển từ cung cấp
bằng hiện vật sang cung cấp bằng tiền. Việc này làm cho người
dân và nhất cán bộ công nhân viên chủ động hơn trong cuộc
sống của mình. Trước đó cán bộ công nhân viên thường không
mua được đầy đủ tiêu chuẩn hàng cung cấp của mình. Khi áp
dụng chính sách mới, họ không cần thiết phải xếp hàng chờ đợi
để mua, không còn phải bực mình thái độ cửa quyền của
nhân viên bán hàng. Khi hàng hóa đã được bán tự do thì chợ
đen cũng bớt sầm uất dần dần mai một. Khi đã mở cửa bán
hàng tự do thì chẳng còn ai cần đi mua hàng ở "cổng hậu" nữa.
Nhờ giá, công nhân viên chức lực lượng trang được
đảm bảo gần như đủ mức cung cấp.
Các hiệu quả khác:
+ Về thu mua, bán ra, giao nộp cho TW: Tăng
+ Về lưu thông - phân phối:
Hàng hóa được lưu chuyển nhanh hơn, với con đường ngắn hơn
từ sản xuất tới tiêu dùng. Với giá thỏa thuận, nông dân không
còn bị ép cấp, ép giá tình trạng tiêu cực lợi dụng mua hàng
theo giá cung cấp để mua đi bán lại kiếm lời đã được khắc
phục. Tâm lý lo sợ hàng hóa khan hiếm, giá cả đột biến đã dần
dần được giải tỏa. Mọi người chỉ mua hàng khi thực sự cần
thiết, nhờ đó cũng góp phần giảm bớt căng thẳng cung - cầu.
Người dân cũng tự do hơn trong việc chi tiêu.
+ Về tác dụng đối với sản xuất: Giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp công nghiệp tính theo giá cố định hằng năm cũng
đều tăng.
+Về tín dụng: Tính đến năm 1985, trên lĩnh vực đầu tín
dụng, ngân hàng đã dành một số vốn thích đáng để đầu xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành kinh tế
+ Về cân đối tiền mặt: Tiền mặt cũng bớt căng thẳng hơn,
không để nợ thu mua kéo dài như bệnh kinh niên của những
năm trước. Kể cả trong các đợt cao điểm thu mua, số nợ dân
cũng rất ít so với các tỉnh khác ở Nam bộ.
+ Về cân đối ngân sách: Từ chỗ bị động thụ động trong cán
cân ngân sách, sau bước đột phá này, tỉnh đã cân bằng được
ngân sách, chủ động đáp ứng những nhu cầu bản của kinh
tế địa phương.
Sự lan tỏa của hình Long An: Với những kết quả hiển nhiên
kể trên, sau mấy năm, "cán cân" khen chê, ủng hộ - phản đối
đã thay đổi theo hướng thuận lợi.
Đảng bộ Long An đã tạo nên sự đột p quan trọng trong lĩnh
vực phân phối lưu thông, dũng cảm chấp nhận s phê phán,
định kiến thách thức để mở đầu tiến trình cải cách giá các
tỉnh, thành khác trong cả nước. Đó một thành tích nổi bật
của tập thể Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể nhân dân
tỉnh Long An vào “đêm trước đổi mới”, trong đó có vai trò, công
lao lớn của ông Nguyễn Văn Chính - người tích cực đổi mới
dân.
| 1/9

Preview text:

TỔNG HỢP NỘI DUNG “BÙ GIÁ VÀO LƯƠNG” LONG AN 1. Khái niệm
Hiểu một cách đơn giản nhất, bù giá vào lương là việc Chính
phủ tăng lương tối thiểu để giúp dân đối phó với tình trạng giá
cả leo thang. Chính là Nhà nước tính tổng tiền lương và những
mặt hàng cung cấp theo tem phiếu, tất cả quy ra giá thị trường
để tính ra mức lương mới. 2. Bối cảnh
Sau những hân hoan ngày đại thắng, Long An cũng như cả
nước phải đối mặt với những khó khăn chồng chất về kinh tế xã
hội khi những khuyết tật của mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập
trung và bao cấp ngày càng bộc lộ gay gắt. Rõ nét nhất là cơ
chế giá cả. Giá thời 1979 tăng gấp 3 lần năm 1976, chênh lệch
giá 7 - 8 lần trên thị trường. Sự áp đặt chủ quan, tùy tiện trong
định giá đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá thị trường tự do
với giá chỉ đạo của Nhà nước. Khoản chênh lệch ấy chính là
miếng mồi béo bở cho các hoạt động bòn rút hàng từ tay Nhà
nước sang túi các cá nhân.
Đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang
ngày càng khó khăn. Lương quá thấp nên công nhân, viên chức
tìm mọi cách để lo toan cuộc sống gia đình theo kiểu “chân
ngoài dài hơn chân trong”, thậm chí xin nghỉ hoặc tự bỏ việc để
kiếm sống, đi tới chỗ “bước cả hai chân ra ngoài”.
Những thực tế đó khiến cho những người lãnh đạo địa phương
không thể không trăn trở, băn khoăn. Từ lâu, đã có một số
người cảm thấy phương thức quản lý cũ có rất nhiều nhược
điểm: Kinh tế hoạt động không hiệu quả, lưu thông ách tắc, đời sống khó khăn.
Nhưng giải thích hiện tượng đó thì khác nhau: -
Có quan điểm cho rằng, đó là do tàn dư của chế độ cũ còn
rơi rớt trong xã hội: Do tư tưởng tư hữu, do nếp nghĩ và nếp
sống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân. Cách giải thích
ấy luôn dẫn đến cách giải quyết là phải cải tạo, phải xóa bỏ,
phải bắt bớ, phải tịch thu tất cả những gì là phi xã hội chủ nghĩa. -
Còn quan điểm khác chỉ ra đường lối chủ trương là đúng
nhưng cán bộ thi hành không tốt, thoái hóa, biến chất, hư
hỏng, tham ô, móc ngoặc. Vậy biện pháp là phê bình, tự phê bình, giáo dục…
Nhưng thực chất vấn đề nằm ngay chính trong bản thân mô
hình. Cơ chế giá cả chủ quan, tuỳ tiện, xa rời thực tế, đã kìm
hãm triệt tiêu mọi nguồn lực sản xuất, không những đã bó chân
bó tay những người lao động mà còn làm thui chột nhiều tiềm
năng của xã hội. Cơ chế mua bán và lưu thông cũ đã gây ra
căng thẳng trong các quan hệ chủ yếu của nền kinh tế: Quan
hệ hàng - tiền cân đối ngân sách, cân đối tiền mặt. 3. Nội dung
Bù Giá vào lương: ‘Tư tưởng chính trị’ bí thư Chín Cần
Những năm 1979, 1980, tỉnh Long An triển khai chủ trương cải
tiến phân phối lưu thông - bù giá vào lương gây chấn động dư luận.
Đây là một quyết định "tày đình" vì đi ngược lại với nguyên tắc
kinh tế xã hội chủ nghĩa chính thống.
Bước đột phá đó đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, mang lại
những thay đổi lớn cho tỉnh và đã lan truyền trong cả nước.
"Người mở lối" cho hướng đi mới này là Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn
Văn Chính, tức Chín Cần...
Đột phá” bù giá vào lương” Ông Chín Cần có hai lần nhận
cương vị Bí thư Tỉnh ủy Long An. Mỗi lần đều là những thử
thách ngặt nghèo đối với ông. Lần trước, vào đầu thập niên 50
và lần sau ngay sau giải phóng.
Sau những hân hoan của ngày đại thắng, Long An cũng như cả
nước phải đối mặt với những khó khăn chồng chất về kinh tế xã
hội khi những khuyết tật của mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập
trung, hành chính cung cấp và bao cấp ngày càng bộc lộ gay gắt.
Rõ nét nhất là cơ chế giá cả. Sự áp đặt chủ quan, tùy tiện trong
định giá đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá thị trường tự do
với giá chỉ đạo của nhà nước.
Khoản chênh lệch ấy chính là miếng mồi béo bở cho các hoạt
động bòn rút hàng từ tay nhà nước sang túi các cá nhân. Đời
sống của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang ngày càng khó khăn.
Lương quá thấp nên công nhân viên chức tìm mọi cách để lo
toan cuộc sống gia đình. Hàng ngàn công nhân, viên chức, giáo
viên xin nghỉ hoặc tự bỏ việc để đi buôn, làm ruộng hoặc làm
thuê kiếm sống => Là người đứng đầu tỉnh, Bí thư Chín Cần rất
đau lòng. Ông trăn trở và tìm cách để thay đổi cơ chế giá cả,
tiền lương, khâu nóng bỏng nhất lúc bấy giờ
Người được ông chọn để tham gia xây dựng đề án này là Phó
giám đốc Sở Thương nghiệp Hồ Đắc Hi.
Cơ sở để làm đề án là từ thực tiễn. Giá cả, tiền lương phải dựa
trên quy luật giá trị và cung cầu, cũng như các quy luật kinh tế
hàng hóa khác, chứ không thể duy ý chí - Bí thư Chín Cần chỉ đạo
Tổng tiền lương và 16 mặt hàng phân phối theo định lượng, tất
cả quy ra giá thị trường thì lương Bí thư Tỉnh ủy xấp xỉ 600
đồng. Tuy nhiên, do chất lượng hàng hóa thấp, tiêu chuẩn bị cắt
xén, hàng được cấp không phù hợp nhu cầu... thì hiệu quả sử
dụng của mức lương này chỉ đạt 50-70%. Tốt nhất là đem hết
số hàng phân phối của Bí thư ra chợ bán theo giá thị trường rồi
về trả cho ông 600 đ/tháng. Bí thư cần gì ra đó mà mua. Nếu
theo phương án này thì tỉnh nắm được hàng hóa, giá cả; còn
người hưởng lương thoải mái lựa chọn hàng mua. Vì thế, dân
buôn, đầu cơ, nhân viên thương nghiệp... không còn cơ hội tiêu
cực; Nhà nước còn tiết kiệm được khoản bù lỗ cho thương
nghiệp, tem phiếu, thời gian...
Sau đó ông trao đổi thêm với các cán bộ chủ chốt tỉnh và cho làm thử nghiệm.
Giá bán cao gấp 10 lần giá phân phối và tương đương giá chợ.
Lương của viên chức tháng đó đã được cộng thêm định mức
của mặt hàng xà bông theo giá thị trường. Ai muốn mua xà
bông thì ra chợ, thoải mái lựa chọn, không phải lo mua dự trữ.
Vì thế, giá xà bông đã giảm rất nhiều. Lần đầu tiên một mặt
hàng không phân phối nhưng cũng không thiếu ngoài chợ hay
cửa hàng quốc doanh. Bước thử nghiệm đã thành công.
Tiếp theo đó, trong 3 tháng cuối năm 1979, tất cả các mặt
hàng phân phối (trừ gạo) đều được Long An bán ra thị trường.
Toàn bộ số hiện vật của cán bộ viên chức được quy ra tiền theo
giá thị trường và cộng vào lương hằng tháng. Giải pháp "bù giá
vào lương" đã gây một hiệu ứng tích cực. Thị trường sôi động,
chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh, quỹ lương của tỉnh tăng lên gấp 7 lần...
Sau "bù giá vào lương", Bí thư Chín Cần tập trung vào tìm
phương án cải tiến khâu phân phối, lưu thông một cách căn cơ, toàn diện
Trong cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào ngày 26-6-1980,
ông khuyến khích một số ý kiến đề xuất phương thức mới theo
hướng: Mua và bán hàng theo giá thỏa thuận. Sau cuộc họp
này, ông Chín chỉ đạo tiến hành làm thử việc mua hàng theo
giá thỏa thuận đối với hàng nông sản, thực phẩm và bán hàng
theo giá thỏa thuận đối với hàng tiêu dùng.
Những bước thử nghiệm ban đầu đã cho kết quả rất tích cực, Bí
thư Chín Cần cùng ông Tư Giao, Giám đốc Thương nghiệp tỉnh
hoàn chỉnh Đề án cải tiến phân phối lưu thông và thông qua
Tỉnh ủy vào tháng 8-1980.
=> Chỉ sau 2 tháng, hơn 300 công nhân, viên chức, giáo viên
đã nghỉ, xin trở lại làm việc. Nông dân phấn khởi lao vào sản
xuất...Kết quả thực tế là phương thức ấy, việc lưu thông hàng
hóa đã trở lại bình thường, kinh tế xã hội được phục hồi nhanh
chóng, sản xuất tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện.
Những cải tiến trong phân phối, lưu thông ở Long An thực sự đã
gây lên cơn "địa chấn" trong cả nước.
Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, hàng
chục đoàn của các tỉnh, thành phố đã về Long An nghiên cứu,
tìm hiểu. Một số phái đoàn quốc tế như đoàn giáo sư Liên Xô,
đoàn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Nhật
Bản... cũng về Long An để tìm hiểu.
Không lâu sau, các cải tiến này đã được áp dụng trong cả nước
với những quyết định lịch sử tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI...
4. Tác động của bù giá vào lương Long An
Ban đầu đây là một quyết định đi ngược lại với nguyên tắc kinh
tế xã hội chủ nghĩa chính thống ("Làm loạn giá", "Mới vào đến
sân bay Tân Sơn Nhất đã ngửi thấy mùi Nam Tư" (ý nói kinh tế
thị trường)).
Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng đi vào cuộc sống,
mang lại những thay đổi lớn cho tỉnh và đã lan truyền trong cả nước
Năm 1977, mía đường do dân sản xuất trong tỉnh rất nhiều, lạc
cũng vậy. Thế mà Nhà nước vẫn không mua được. Cán bộ và bộ
đội vẫn không có đường, lạc và dầu để ăn. Vướng mắc không
phải ở khâu sản xuất mà là giá mua thấp, dân không chịu
bánSau khi xin cho mua đường và lạc với giá sát với giá thị
trường. Kết quả, tỉnh đã mua được gấp hơn 2 lần tấn lạc năm
1976, gấp 3 lần tấn đường năm 1976.
Sau khi đã có nguồn hàng dồi dào trong tay, tỉnh cho bán tự do
tại các quầy hàng thương nghiệp theo giá cao. Ngoài ra, tỉnh
còn dư một lượng lớn hàng hóa để đem nộp nghĩa vụ cho Trung ương.
Việc bù giá vào lương thực chất là việc chuyển từ cung cấp
bằng hiện vật sang cung cấp bằng tiền. Việc này làm cho người
dân và nhất là cán bộ công nhân viên chủ động hơn trong cuộc
sống của mình. Trước đó cán bộ công nhân viên thường không
mua được đầy đủ tiêu chuẩn hàng cung cấp của mình. Khi áp
dụng chính sách mới, họ không cần thiết phải xếp hàng chờ đợi
để mua, không còn phải bực mình vì thái độ cửa quyền của
nhân viên bán hàng. Khi hàng hóa đã được bán tự do thì chợ
đen cũng bớt sầm uất và dần dần mai một. Khi đã mở cửa bán
hàng tự do thì chẳng còn ai cần đi mua hàng ở "cổng hậu" nữa.
Nhờ bù giá, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang được
đảm bảo gần như đủ mức cung cấp. Các hiệu quả khác:
+ Về thu mua, bán ra, giao nộp cho TW: Tăng
+ Về lưu thông - phân phối:
Hàng hóa được lưu chuyển nhanh hơn, với con đường ngắn hơn
từ sản xuất tới tiêu dùng. Với giá thỏa thuận, nông dân không
còn bị ép cấp, ép giá tình trạng tiêu cực lợi dụng mua hàng
theo giá cung cấp để mua đi bán lại kiếm lời đã được khắc
phục. Tâm lý lo sợ hàng hóa khan hiếm, giá cả đột biến đã dần
dần được giải tỏa. Mọi người chỉ mua hàng khi thực sự cần
thiết, nhờ đó cũng góp phần giảm bớt căng thẳng cung - cầu.
Người dân cũng tự do hơn trong việc chi tiêu.
+ Về tác dụng đối với sản xuất: Giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp và công nghiệp tính theo giá cố định hằng năm cũng đều tăng.
+Về tín dụng: Tính đến năm 1985, trên lĩnh vực đầu tư tín
dụng, ngân hàng đã dành một số vốn thích đáng để đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành kinh tế
+ Về cân đối tiền mặt: Tiền mặt cũng bớt căng thẳng hơn,
không để nợ thu mua kéo dài như bệnh kinh niên của những
năm trước. Kể cả trong các đợt cao điểm thu mua, số nợ dân
cũng rất ít so với các tỉnh khác ở Nam bộ.
+ Về cân đối ngân sách: Từ chỗ bị động và thụ động trong cán
cân ngân sách, sau bước đột phá này, tỉnh đã cân bằng được
ngân sách, chủ động đáp ứng những nhu cầu cơ bản của kinh tế địa phương.
Sự lan tỏa của mô hình Long An: Với những kết quả hiển nhiên
kể trên, sau mấy năm, "cán cân" khen chê, ủng hộ - phản đối
đã thay đổi theo hướng thuận lợi.
Đảng bộ Long An đã tạo nên sự đột phá quan trọng trong lĩnh
vực phân phối lưu thông, dũng cảm chấp nhận sự phê phán,
định kiến và thách thức để mở đầu tiến trình cải cách giá ở các
tỉnh, thành khác và trong cả nước. Đó là một thành tích nổi bật
của tập thể Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân
tỉnh Long An vào “đêm trước đổi mới”, trong đó có vai trò, công
lao lớn của ông Nguyễn Văn Chính - người tích cực đổi mới vì dân.