Tổng hợp tài liệu ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội

Tổng hợp tài liệu ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 4: Thành tựu kiến trúc Hi Lạp và La Mã cổ đại
Nhắc tới kiến trúc cổ đại trên thế giới, có lẽ không thể nào không nhắc tới kiến trúc
Hy Lạp và kiến trúc La Mã. Đây được coi là 2 nền kiến trúc “ vĩ đại” của thế giới thời
xưa và cũng là nền kiến trúc ảnh hưởng tới rất nhiều tới kiến trúc ngày nay.
- Thành tựu kiến trúc của Hy Lạp
Sự ra đời và hình thành của kiến trúc Hy Lạp cổ đại trải dài trên một vùng đất rộng
lớn như miền Nam bán đảo Balkans, Sicila, Pháp, khu vực Tiểu Á, Ai Cập...
Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai Cập cổ đại
nhưng nó lại nổi bật ở sự thanh thoát, hài hòa. Các công trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ
đại thường được xây dựng trên những nền móng hình chữ nhật với những dãy cột đá
tròn ở bốn mặt. Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp cổ đại đã hình thành ra ba kiểu cột
mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong trường phái “cổ điển”. Kiểu Doric (thế kỉ VII
TCN), trên cùng là những phiến đá vuông giản dị không có trang trí. Kiểu Lonic (TK
V TCN) cột đá tròn thon hơn, có đường cong ở bốn góc phiến đá hình vuông như 2
lọn tóc uốn. Kiểu Coranh (TK IV TCN) có những cành lá dưới những đường cong,
thường cao hơn và bệ đỡ cầu kì hơn.
Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ là đền Parthenon ở Aten, đền thờ thần
Zeus ở núi Olympia, đền thờ nữ thần Athena
Các nhà điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại cũng để lại nhiều tác phẩm tới bây giờ vẫn xứng
đáng là mẫu mực cho điêu khắc như các pho tượng Vệ nữ ở Milo, tượng lực sĩ ném
đĩa, tượng nữ thần Athena, tượng thần Hecmet,... Những nhà điêu khắc tiêu biểu thời
đó là Phidias, Miron, Polykleitos.....
Thành tự kiến trúc La Mã cổ đại
Người La Mã đã phát minh và xây dựng. hình thành nên những kiến trúc mới phục vụ
nhu cầu thời bấy giờ. Kiến trúc của người La Mã cổ đại thường sử dụng những khung
vòm, hay các mái vòm kết hợp với những vật liệu khác nhau mang tới những thành
tựu về kiến trúc vô cùng ấn tượng cho tới ngày nay.
Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã thể hiện qua các cầu vòm bằng đá.
Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng của đế chế La Mã
trở nên thuận lợi. Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đề
Pactonong, đấu trường Colide và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư la mã nổi tiếng thời đó
là Vitorius. Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức
tượng còn lại ở thành Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu
biểu cho điêu khắc của La Mã.
=> Những thành tựu rực rỡ về kiến trúc của La mã cổ đại được ghia vào lịch sử nhân
loại một cách đầy tự hào. Qua đó ta cũng thấy được sự phát triển của nền văn minh
Hy Lạp cổ đại. Nhưng Engels đã viết “Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và đế
quốc La Mã thì cũng không có Châu Âu hiện đại”. Nói như vậy để thấy tầm ảnh
hưởng của văn minh phương Tây thời kì cổ đại đối với nền văn hóa thế giới lớn như
thế nào.
Sự khác nhau giữa kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại Nói về sự ra đời thì
kiến trúc La Mã ra đời sau kiến trúc Hy Lạp, tuy nhiên 2 nền kiến trúc này đều có sự
tương đồng do sự giao thoa giữa 2 nền văn minh. Nền văn minh La Mã được xây
dựng và phát triển dựa trên nền móng của Hy Lạp cổ đại.
Sự khác biệt về kiến trúc cột:
+ Người Hy Lạp cổ đại sử dụng kiến trúc cột như là cách để thể hiện vẻ đẹp lý tưởng,
tinh tế, khỏe khoắn. Người Hy Lạp chủ yếu sử dụng 3 kiến trúc cột đó là: Cột Lonic;
cột Doric và cột Corinth. Với mỗi loại cột này đều có những đặc trưng khác nhau và
thể hiện tầm quan trọng khác nhau trong mỗi công trình.
+ Còn đối với kiến trúc La Mã cổ đại thì đã phát triển thêm các kiểu cột mới Tuscan
(Là thiết kế đơn giản hơn của cột Doric) và cột Composte (là loại cột với hoạt tiết
tổng hợp nhiều hoa văn hơn cột Corinthian).
Về quy mô:
+ Kiến trúc La Mã cổ đại có quy mô lớn với rất nhiều những công trình kiến trúc đồ
sộ thể hiện quyền lực và sự bền vững.
+ Còn với những công trình kiến trúc HY Lạp cổ đại lại thể hiện sự hài hòa giữa kiến
trúc và hình thức.
Về tổ hợp không gian:
+ Kiến trúc La Mã cổ đại có vẻ đẹp thu hút hơn ấn tượng hơn và phức tạp hơn. Những
công trình đáp ứng được nhiều nhu cầu đa dạng hơn trong cuộc sống. Kiến trúc La
Mã được đánh giá cao hơn về mặt tiến bộ của kỹ thuật xây dựng qua đó mang lại
những không gian lớn hơn, hiệu quả hơn.
2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa- xã hội Việt Nam
- Ảnh hưởng tích cực:
Từ khi du nhập vào Việt Nam, ở mỗi chặng đường phát triển của dân tộc, Phật giáo đã
không ngừng có những đóng góp tích cực
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở
thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các
chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con
người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.
Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình,
thịnh vượng, công bằng mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống,
làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người.
Có thể nói, ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo tới đời sống xã hội Việt Nam là ở lĩnh
vực đạo đức. Phật giáo đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể để con người rèn
luyện. Những chuẩn mực đạo đức phổ biến nhất là 5 giới: “không sát sinh, không
trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”. Đạo đức Phật giáo hướng
con người đến những giá trị nhân bản cao cả, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện
đạo đức cá nhân. Như vậy, đạo đức Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo đức
người Việt. Những phạm trù cơ bản của đạo đức Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm vào
đời sống người Việt hiện nay. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức của Phật
giáo, người Việt đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Những giá trị tích cực của Phật giáo càng được nhân lên với những hoạt động cụ thể,
thiết thực:
Phật giáo tổ chức “Lễ cầu nguyện hòa bình cho biển Đông”, thực hiện “Đại lễ Cầu
siêu” cho các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Với mục đích đưa Phật giáo đến gần gũi hơn với thế hệ trẻ, Chùa Ba Vàng (Uông Bí –
Quảng Ninh), chỉ trong 6 tháng năm 2018 đã mở hai khóa tu tập mùa hè hoàn toàn
miễn phí cho 3.000 em.
Một trong những đóng góp quan trọng của văn hóa Phật giáo là chùa, bởi rất gần gũi,
gắn bỏ với người dân. Chùa đã hòa nhập vào làng mà biến thành chùa làng. Chùa làng
có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và góp phần tích cực hình thành tư
tưởng, đạo đức, nhân cách cho người dân. Những chùa, quần thể Phật giáo lớn đồng
thời cũng là những công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu như Bái Đính, Trúc lâm Đà
Lạt, Trúc lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc lâm, chùa Ba Vàng, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa
Dâu, chùa Thiên Mụ, tháp Phổ Minh. Tổ chức các lễ hội văn hóa Phật giáo gắn với
văn hóa dân gian rất thành công như: lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình), Hội chùa
Hương (Hà Tây – Hà Nội); Lễ hội Mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương). Từ góc
độ này, Phật giáo đã rất tích cực tham gia vào việc khôi phục truyền thống văn hóa –
tín ngưỡng dân gian của dân tộc theo xu hướng tìm về cội nguồn, bản sắc văn hóa dân
tộc.
Đóng góp lớn nhất của Phật giáo trong lĩnh vực kinh tế là Du lịch văn hóa tâm linh
Phật giáo, Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo hiện nay ngày một phát triển bởi các
Phật tích thường là nơi danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình. Khách du lịch không
chỉ đến để chiêm bái, cầu nguyện, tham gia lễ hội mà còn tham quan, tìm hiểu văn
hóa lịch sử, qua đó mang lại những cảm nhận và giá trị trải nghiệm củng cố niềm tin.
Giáo lý Phật giáo luôn khuyên răn con người cần phải sống hài hòa với tự nhiên, tôn
trọng tự nhiên, không được phá vỡ cân bằng sinh thái. Con người không được sát sinh
muôn loài một cách vô tội vạ, khai thác tài nguyên theo cách tận thu, tận diệt mà
không để có thời gian tái tạo. Phật giáo cũng luôn hướng con người tới lối sống sạch
sẽ, cẩn thận, không xả rác bừa bãi, các chất thải cần được xử lý đảm bảo an toàn vệ
sinh môi trường.
Với những đóng góp quan trọng đó, nhiều tăng ni, Phật tử đã được tín nhiệm bầu làm
Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, tham gia Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Người cao tuổi.
Những cống hiến của Phật giáo đã chứng minh Phật giáo Việt Nam luôn đoàn kết chặt
chẽ cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hội nhập và phát triển
- Ảnh hưởng tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực, Phật giáo cũng có những tác động tiêu cực không
nhỏ tới đời sống của người Việt Nam. Với cách nhìn cuộc đời là bể khổ không bờ bến,
thoát khổ bằng tu tâm, dưỡng tính để diệt trừ vô minh đạt giác ngộ, Phật giáo đưa lại
quan niệm sống bị quan, yếm thế, coi cuộc đời chỉ là phù hoa, thoảng qua, là sống
gửi, thác về. Nhìn cuộc đời một cách bi quan, thụ động nên không ít người Việt dễ
chùn bước khi gặp khó khăn, sống buông trôi cho qua ngày, đoạn tháng với niềm tin
chỉ lo tu tâm, dưỡng tính là đủ. Khi gặp trắc trở một số người Việt thường nghĩ đến số
phận, nghiệp chướng, nhân quả, khiến con người hình thành tính cách bị động, ít chịu
vươn lên, hạn chế năng lực đấu tranh xã hội của những con người hiện thực, thậm chí
thờ ơ, do dự đối với cái tiêu cực, cái ác đang gây bất bình trong xã hội; không tin
tưởng vào hoạt động đấu tranh tích cực cải tạo, chống tiêu cực trong xã hội, mà chờ
đợi, tin vào nhân quả tự đến.
Sự phát triển của đạo Kito
Khi mới ra đời, đạo Kito bị các hoàng đế La Mã và bọn quý tộc địa phương đàn áp rất
tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế
Nerong, máu của biết bao nhiêu tín đồ đã đổ. Nhưng số người theo đạo Kito không
những không giảm mà ngày cảng tăng lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương
quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời" tức là tôn giáo không dính dáng
đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các hoàng đế La Mã nghĩ tới biện
pháp chung sống. Năm 311, một hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ
Kito. Năm 313, đạo Kito được hoàng đế la mã công nhận hợp pháp. Năm 337, một
hoàng đế La Mã lúc đó là Conxtantinut đã gia nhập đạo Kito. Hoàng đế theo đạo Kito
thì đương nhiên các quan lại đua nhau theo Đạo. Ngân quỹ quốc gia cũng được chỉ ra
để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo kito được truyền bá rộng rãi khắp trong vùng đất
quanh Địa Trung Hải. Sau này, khi đế quốc La Mã tan vỡ thì đạo Kito đã ăn sâu, lan
rộng khắp châu Âu.
- Vai trò của đạo kito trong đời sống văn hóa-xã hội Tây âu thời cổ-trung đại.
Trong những điều kiện hỗn loạn kéo dài suốt nhiều thế kỷ ở Tây Âu (cho đến thế kỷ
XI), các vua chúa và tầng lớp kỵ sĩ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động quân
sự. Lúc này, giáo sỹ trở thành tầng lớp có học duy nhất trong xã hội phong kiến Tây
Âu và với số tư liệu không nhỏ được lưu trữ trong các tu viện, chủng viện, họ gần như
độc quyền nắm giữ chìa khóa dẫn vào kho tàng tri thức, mà các nên văn minh phương
Đông và Hy La đã để lại cho nhân loại. Những triết lý, tư tưởng đó đã tạo ra trong
quần chúng những niềm tin mù mờ và ảo tưởng về sự cứu rỗi của Giáo hội, đồng thời
cũng làm tăng uy quyền cho tầng lớp giáo sĩ. Hơn nữa, sự phát triển thấp kém về kinh
tế và văn hóa thời sơ kì trung đại ở Tây Âu là cơ sở tốt để truyền bá các loại tư tưởng
mê tín trong quần chúng. Đến thời Trung đại, giáo hội La Mã là trung tâm của đạo
Kito ở phương Tây. Dựa vào uy quyền tôn giáo, giáo hội La Mã cũng có thế lực rất
lớn về kinh tế, chính trị và văn hóa tư tưởng.
Tuy vậy, nhà sử học Kitô giáo, Geoffrey Blainey, đã so sánh Giáo hội Công giáo trong
các hoạt động của mình trong thời Trung cổ với một kiểu mới của nhà nước phúc lợi:
"Nó làm các bệnh viện cho người già và trẻ mồ côi và cho giới trẻ; cho những người
bị bệnh phong; và ký túc xá hoặc nhà trọ nơi những người hành hương có thể mua
một chiếc giường và bữa ăn rẻ tiền ". Họ cung cấp thức ăn cho người dân trong nạn
đói và phân phối thức ăn cho người nghèo. Hệ thống phúc lợi này do nhà thờ tài trợ
thông qua việc thu thuế trên quy mô lớn và sở hữu các trang trại và bất động sản lớn.
Công Giáo có ảnh hưởng rõ ràng trong kiến trúc đã tạo ra các nhà thờ, một số vẫn còn
là kiệt tác vĩ đại nhất của nền văn minh phương Tây. Giáo lý Kitô giáo được có ảnh
hưởng lâu dài về xu hướng đời sống, hôn nhân và cuộc sống gia đình và cũng có cả
ảnh hưởng và (trong thời gian gần đây) gây tranh cãi. Kitô giáo đóng một vai trò trong
việc chống lại những hành
Bạn đã gửi
vi lạc hậu như sự hy sinh của con người, chế độ nô lệ, tội giết trẻ con và Đa phu thê.
Kitô giáo nói chung ảnh hưởng đến tình trạng của phụ nữ bằng cách lên án ngoại tình
hôn nhân, ly hôn, loạn luân, Đa phu thê, kiểm soát sinh sản, tội giết trẻ con (trẻ sơ
sinh nữ có nhiều khả năng bị giết), và phá thai. Ảnh hưởng của Ki Tô giáo không chỉ
dừng lại ở nền văn minh phương Tây và nó cũng góp phần phát triển nền văn minh
Hồi giáo và phương Đông. Và thậm chí ngày nay, nó cũng có vai trò tích cực trong
thế giới Ả rập và Hồi giáo ở nhiều khía cạnh xã hội, kinh tế và chính trị khác nhau.
Kết luận chung: Có thể nói, trong suốt thời kỳ Trung đại ở Tây Âu, mối quan hệ giữa
thần quyền và thế quyền là mật thiết, hữu cơ, tuy có giai đoạn đối dầu kịch liệt nhưng
quyền lợi chưa bao giờ tách rời nhau. Giáo hội là chỗ dựa tinh thần hữu hiệu, là công
cụ sắc bén về tư tưởng của giai cấp quý tộc chủ nô và phong kiến thống trị. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận rằng, Giáo hội có vai trò nổi bật và quan trọng trong việc gìn giữ
văn hóa, phát triển văn hóa, làm dịu đi những vết thương chiến tranh, những nỗi đau
cơ cực của những người theo đạo. Đế lại những công trình kiến trúc vĩ đại cho nhân
loại, kho tàng văn học, khoa học tự nhiên, họa học thần bí, hội họa, những tư liệu lịch
sử quý báu về lịch sử con người, không chỉ giới hạn trong sinh hoạt văn hóa tôn giáo,
mà còn trong cả những hoạt động thường ngày, cho những nhà nghiên cứu khoa học
muốn tìm hiểu về lịch sử con người một cách toàn diện nhất.
Balamon giáo thì giải thích sự sinh trụ diệt với vai trò của các vị thần còn đạo Phật thì
cho rằng nó chỉ tồn tại do vô thường, do nhân duyên.
Giáo lý Phật giáo rất đơn giản, là tôn giáo đứng về những người nghèo khổ nên lôi
cuốn được 1 số lượng tín đồ rất đông đảo.
Sinh hoạt, tâm lý con người, nghệ thuật
=) ảnh hưởng đánh: ảnh hưởng Phật giáo đến VN rất sâu sắc và lâu dài. Phật giáo VN
có 1 đặc tính là nó hòa quyện với những tín ngưỡng bản địa và trở thành tôn giáo
mang bản sắc, đặc trưng của người Việt.
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, Cơ đốc giáo chính là tôn giáo có số lượng tín
đồ đông đảo nhất, sự truyền bá rộng rãi nhất trên thế giới và cũng là tôn giáo có ảnh
hưởng và vai trò quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.
- Đạo cơ đốc hình thành ở đế chế La Mã thời cổ đại vào khoảng thế kỉ thứ I TCN.
Kinh Thánh và thần học Kitô giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà triết học
phương Tây và các nhà hoạt động chính trị. Các giáo lý của Chúa Giêsu, chẳng hạn
như , là một trong những ví dụ quan trọng cho các Dụ ngôn Người Samari nhân lành
quan niệm hiện đại về Nhân quyền và các biện pháp phúc lợi thường được cung cấp
bởi các chính phủ ở phương Tây. Giáo lý Kitô giáo được có ảnh hưởng lâu dài về xu
hướng đời sống, hôn nhân và cuộc sống gia đình và cũng có cả ảnh hưởng và (trong
thời gian gần đây) gây tranh cãi. Kitô giáo đóng một vai trò trong việc chống lại
những hành vi lạc hậu như sự hy sinh của con người, chế độ nô lệ, tội giết trẻ con và
Đa phu thê
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công
nguyên với truyện cổ tích Chủ Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Phật giáo là
tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam
Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu trong tiềm thức người dân, gắn bó với sinh hoạt cộng
đồng của người Việt, một sự gắn bó tự nhiên không do áp đặt của chính quyền, cả khi
Phật giáo được tôn là Quốc giáo.
- Làm cho văn hóa VN thêm phong phú.
Phật giáo Việt Nam vừa là một học thuyết giải thoát về thuật sống lương thiện tốt đẹp
cho con người Việt Nam, vừa là một học thuyết qua tinh thần Tứ Ân có ơn với Tổ
quốc là trọng đại – đã thực sự góp phần trong việc hình thành nền tư tưởng Việt Nam,
văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó tư tưởng yêu nước là chủ yếu.
Tóm lại Phật giáo đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho nền tảng tư tưởng văn
hóa Việt Nam. Trước hết Phật giáo đã đóng vai trò tích cực trong các cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn,
đạo đức, hành vi cư xử của người Việt, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
Trước sự đòi hỏi của dân tộc, của tín đồ Phật giáo, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp
tích cực cho nền văn hóa nước nhà.
Dân tộc Việt Nam có cái duyên là đã được tiếp nhận đạo Phật, đạo Phật có cái
duyên là tìm được chỗ đứng cho mình trong cộng đồng người Việt Nam. Cái cộng
đồng dựa trên nền tảng kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, với quan niệm làng xã cổ
truyền, với tín ngưỡng đa thần đã tiếp nhận đạo Phật và cải biến nó cho ít nhiều phù
hợp với cộng đồng ấy.
Cộng đồng người Việt tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng
bình đẳng, bắc ái, vô ngã, vô thường…ở đạo Phật, những tư tưởng này cùng với
những tư tưởng cộng đồng cổ truyền đã làm cản trở cho quá trình phân hóa giai cấp,
làm dịu những xung đột giai cấp trong xã hội. Trong thời gian tới, Phật giáo tồn
tại và tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam. Phật giáo đóng góp phần tích cực bằng
cách tự làm trong sạch bản thân, xóa bỏ những yếu tố mê tín lỗi thời. Phật giáo góp
phần hướng thiện cho con người, cân bằng cuộc sống với nhịp độ ngày càng cao.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hoá của Phật giáo đang tiếp tục
phát huy tác dụng, tạo nên sắc thái dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá
Việt Nam. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã quyên góp, công đức tiền của để khôi
phục, tôn tạo chùa chiền, xây cất tịnh xá, niệm phật đường, đúc chuông, đắp tượng,
dựng tháp… Ngoài ý nghĩa tâm linh, nhiều ngôi chùa đã trở thành những danh thắng
nổi tiếng để du khách đến chiêm ngưỡng.
Phật giáo đã mang đến cho người Việt những ngôi chùa cổ kính, những pho tượng bề
thế rải khắp xóm làng làm tăng lòng từ bi và hướng thiện của người dân. Phật giáo
cũng đã mang đến trong tâm hồn người Việt một đời sống tâm linh sâu đậm từ khi du
nhập cho đến nay.
Hạn chế lớn nhất của Phật giáo đối với người Việt Nam là quan điểm duy tâm thần bí.
Quan điể, này không hướng người ta vào hiện thực mà hướng vào quả báo, vào thần
linh để mong được phù hộ, độ trì. Và một khi tư duy như vậy thì không cần khám phá,
tìm tòi, sáng tạo và hành động.
Ai ơi hãy ở cho lành
Kiếp này chẳng gặp đề dành kiếp sau.
Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá
nhiều như ăn chay, cúng rằm, đi lễ chùa, đốt vàng mã,…
Có thể nói rằng văn hoá Việt Nam hoá phật hơn là hoá phật hoá. Phật giáo đến Việt
Nam dù là phật giáo nguyên thuỷ hay đa dạng sau này bởi tiểu thừa hay đạo thừa thì
vẫn nhất phải nhập với tín ngưỡng bản địa. Để biến man nương thành phật mẫu, y lan
thành quan âm mà không cần phải tạo ra xung quanh nhân vật ấy những gì huyền bí
thần kỳ cho lắm.
AI CẬP:
1.Điều kiện địa lý- tự nhiên
- Vị trí: Bắc Phi, tương đối đóng kín
+Bắc: Địa Trung Hải
+Đông:biển Đỏ; Tây: sa mạc
+Nam: Nubi (vùng núi hiểm trở), +Đông Bắc: duy nhất kết nối với Tây Á.
- Địa hình:
+ Thượng Ai Cập (miền Nam): lưu vực hẹp, khí hậu khắc nghiệt.
+ Hạ Ai Cập (miền Bắc): đồng bằng
+ sông Nile
- Tài nguyên: papyrus, gỗ, đồng, vàng, đá quý,
- Khí hậu: khô, nóng
2. Cư dân
- Hình thành trên cơ sở tập hợp nhiều bộ lạc.
LƯỠNG HÀ:
1. Địa lý tự nhiên
- Miền đất giữa hai sông Tigris và Euphrates.
- Địa hình: vừa gắn với yếu tố lục địa vừa gắn với yếu tố biển.
+ bằng phẳng, có các thảo nguyên rộng lớn.
+ đất đai phì nhiêu, trồng chà là, mía.
- Tài nguyên: đất sét, hiếm kim loại, gỗ, đá.
- Khí hậu: nóng và khô.
1. Cư dân
- Cổ xưa nhất: người Sumer
Semites, Amorite, Assyrian, Ba Tư..
- Thường xuyên xảy ra xung đột
ẤN ĐỘ:
1. Địa lý - tự nhiên:
Vị trí:
- Bán đảo ở Nam Á, thời cổ - trung đại bao gồm cả Pakistan, Nepan, Bangladesh.
- Phía đông bắc: dãy Himalaya; chỉ có thể liên hệ bằng đường bộ với thế giới qua phía
tây bắc, qua đèo Bolan, hoặc từ Taxila qua Kabul để đến Iran và Trung Á.
- Địa hình chính
+ Bắc: hệ thống núi Himalaya dài gần 2600 km,bề rộng trung hình từ 320 – 400km.
+ Giữa: đồng Hằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển Arab đến bờ vịnh
Belgan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía
đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
- Khí hậu
+ Phía Bắc: ôn đới
+ Nam: nhiệt đới
+ Tây và Đông: ảnh hưởng khí hậu đại dương
+ 4 mùa. Vùng Himalaya lạnh, khô, có tuyết. Vùng đồng bằng Ấn- Hằng mát mẻ
nhưng đến hè thì nóng bức. Vùng Đê can cao nguyên thì mùa đông lạnh còn Nam Đê
can thì quanh năm nóng.
+ Gió mùa Tây Nam có ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
=) Ấn Độ - một thiên nhiên vừa đóng kín, vừa cởi mở, vừa là một tiểu lục địa thống
nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt và khác nhau ở bên trong, vừa hùng vĩ và
cực kì đa dạng.
2. Cư dân
- Đa dạng về tộc người và ngôn ngữ.
- Có 2 chủng tộc chính
+ Người Dravida chủ yếu cư trú ở miền Nam.
+ Người Arian cư trú ở miền Bắc.
+ Người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập…
TRUNG HOA:
1. Điều kiện địa lý - tự nhiên:
- Diên tích lớn nhất Đông Á
- Phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô.
- Miền Đông có nhiều bình nguyên, khí hậu ôn hòa.
- Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang,..
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Khí hậu đa dạng: từ ấm đến khô.
2. Cư dân
- Đa dạng về tộc người: 56 dân tộc.
- 5 dân tộc đông nhất: Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng
- Cư dân lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mongoloid, cư dân phía nam Trường Giang
thuộc nhóm Bách Việt.
| 1/8

Preview text:

Câu 4: Thành tựu kiến trúc Hi Lạp và La Mã cổ đại
Nhắc tới kiến trúc cổ đại trên thế giới, có lẽ không thể nào không nhắc tới kiến trúc
Hy Lạp và kiến trúc La Mã. Đây được coi là 2 nền kiến trúc “ vĩ đại” của thế giới thời
xưa và cũng là nền kiến trúc ảnh hưởng tới rất nhiều tới kiến trúc ngày nay.
- Thành tựu kiến trúc của Hy Lạp
Sự ra đời và hình thành của kiến trúc Hy Lạp cổ đại trải dài trên một vùng đất rộng
lớn như miền Nam bán đảo Balkans, Sicila, Pháp, khu vực Tiểu Á, Ai Cập...
Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai Cập cổ đại
nhưng nó lại nổi bật ở sự thanh thoát, hài hòa. Các công trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ
đại thường được xây dựng trên những nền móng hình chữ nhật với những dãy cột đá
tròn ở bốn mặt. Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp cổ đại đã hình thành ra ba kiểu cột
mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong trường phái “cổ điển”. Kiểu Doric (thế kỉ VII
TCN), trên cùng là những phiến đá vuông giản dị không có trang trí. Kiểu Lonic (TK
V TCN) cột đá tròn thon hơn, có đường cong ở bốn góc phiến đá hình vuông như 2
lọn tóc uốn. Kiểu Coranh (TK IV TCN) có những cành lá dưới những đường cong,
thường cao hơn và bệ đỡ cầu kì hơn.
Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ là đền Parthenon ở Aten, đền thờ thần
Zeus ở núi Olympia, đền thờ nữ thần Athena
Các nhà điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại cũng để lại nhiều tác phẩm tới bây giờ vẫn xứng
đáng là mẫu mực cho điêu khắc như các pho tượng Vệ nữ ở Milo, tượng lực sĩ ném
đĩa, tượng nữ thần Athena, tượng thần Hecmet,... Những nhà điêu khắc tiêu biểu thời
đó là Phidias, Miron, Polykleitos.....
Thành tự kiến trúc La Mã cổ đại
Người La Mã đã phát minh và xây dựng. hình thành nên những kiến trúc mới phục vụ
nhu cầu thời bấy giờ. Kiến trúc của người La Mã cổ đại thường sử dụng những khung
vòm, hay các mái vòm kết hợp với những vật liệu khác nhau mang tới những thành
tựu về kiến trúc vô cùng ấn tượng cho tới ngày nay.
Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã thể hiện qua các cầu vòm bằng đá.
Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng của đế chế La Mã
trở nên thuận lợi. Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đề
Pactonong, đấu trường Colide và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư la mã nổi tiếng thời đó
là Vitorius. Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức
tượng còn lại ở thành Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu
biểu cho điêu khắc của La Mã.
=> Những thành tựu rực rỡ về kiến trúc của La mã cổ đại được ghia vào lịch sử nhân
loại một cách đầy tự hào. Qua đó ta cũng thấy được sự phát triển của nền văn minh
Hy Lạp cổ đại. Nhưng Engels đã viết “Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và đế
quốc La Mã thì cũng không có Châu Âu hiện đại”. Nói như vậy để thấy tầm ảnh
hưởng của văn minh phương Tây thời kì cổ đại đối với nền văn hóa thế giới lớn như thế nào.
Sự khác nhau giữa kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại Nói về sự ra đời thì
kiến trúc La Mã ra đời sau kiến trúc Hy Lạp, tuy nhiên 2 nền kiến trúc này đều có sự
tương đồng do sự giao thoa giữa 2 nền văn minh. Nền văn minh La Mã được xây
dựng và phát triển dựa trên nền móng của Hy Lạp cổ đại.
Sự khác biệt về kiến trúc cột:
+ Người Hy Lạp cổ đại sử dụng kiến trúc cột như là cách để thể hiện vẻ đẹp lý tưởng,
tinh tế, khỏe khoắn. Người Hy Lạp chủ yếu sử dụng 3 kiến trúc cột đó là: Cột Lonic;
cột Doric và cột Corinth. Với mỗi loại cột này đều có những đặc trưng khác nhau và
thể hiện tầm quan trọng khác nhau trong mỗi công trình.
+ Còn đối với kiến trúc La Mã cổ đại thì đã phát triển thêm các kiểu cột mới Tuscan
(Là thiết kế đơn giản hơn của cột Doric) và cột Composte (là loại cột với hoạt tiết
tổng hợp nhiều hoa văn hơn cột Corinthian). Về quy mô:
+ Kiến trúc La Mã cổ đại có quy mô lớn với rất nhiều những công trình kiến trúc đồ
sộ thể hiện quyền lực và sự bền vững.
+ Còn với những công trình kiến trúc HY Lạp cổ đại lại thể hiện sự hài hòa giữa kiến trúc và hình thức. Về tổ hợp không gian:
+ Kiến trúc La Mã cổ đại có vẻ đẹp thu hút hơn ấn tượng hơn và phức tạp hơn. Những
công trình đáp ứng được nhiều nhu cầu đa dạng hơn trong cuộc sống. Kiến trúc La
Mã được đánh giá cao hơn về mặt tiến bộ của kỹ thuật xây dựng qua đó mang lại
những không gian lớn hơn, hiệu quả hơn.
2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa- xã hội Việt Nam - Ảnh hưởng tích cực:
Từ khi du nhập vào Việt Nam, ở mỗi chặng đường phát triển của dân tộc, Phật giáo đã
không ngừng có những đóng góp tích cực
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở
thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các
chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con
người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.
Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình,
thịnh vượng, công bằng mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống,
làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người.
Có thể nói, ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo tới đời sống xã hội Việt Nam là ở lĩnh
vực đạo đức. Phật giáo đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể để con người rèn
luyện. Những chuẩn mực đạo đức phổ biến nhất là 5 giới: “không sát sinh, không
trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”. Đạo đức Phật giáo hướng
con người đến những giá trị nhân bản cao cả, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện
đạo đức cá nhân. Như vậy, đạo đức Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo đức
người Việt. Những phạm trù cơ bản của đạo đức Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm vào
đời sống người Việt hiện nay. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức của Phật
giáo, người Việt đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Những giá trị tích cực của Phật giáo càng được nhân lên với những hoạt động cụ thể, thiết thực:
Phật giáo tổ chức “Lễ cầu nguyện hòa bình cho biển Đông”, thực hiện “Đại lễ Cầu
siêu” cho các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Với mục đích đưa Phật giáo đến gần gũi hơn với thế hệ trẻ, Chùa Ba Vàng (Uông Bí –
Quảng Ninh), chỉ trong 6 tháng năm 2018 đã mở hai khóa tu tập mùa hè hoàn toàn miễn phí cho 3.000 em.
Một trong những đóng góp quan trọng của văn hóa Phật giáo là chùa, bởi rất gần gũi,
gắn bỏ với người dân. Chùa đã hòa nhập vào làng mà biến thành chùa làng. Chùa làng
có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và góp phần tích cực hình thành tư
tưởng, đạo đức, nhân cách cho người dân. Những chùa, quần thể Phật giáo lớn đồng
thời cũng là những công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu như Bái Đính, Trúc lâm Đà
Lạt, Trúc lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc lâm, chùa Ba Vàng, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa
Dâu, chùa Thiên Mụ, tháp Phổ Minh. Tổ chức các lễ hội văn hóa Phật giáo gắn với
văn hóa dân gian rất thành công như: lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình), Hội chùa
Hương (Hà Tây – Hà Nội); Lễ hội Mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương). Từ góc
độ này, Phật giáo đã rất tích cực tham gia vào việc khôi phục truyền thống văn hóa –
tín ngưỡng dân gian của dân tộc theo xu hướng tìm về cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc.
Đóng góp lớn nhất của Phật giáo trong lĩnh vực kinh tế là Du lịch văn hóa tâm linh
Phật giáo, Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo hiện nay ngày một phát triển bởi các
Phật tích thường là nơi danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình. Khách du lịch không
chỉ đến để chiêm bái, cầu nguyện, tham gia lễ hội mà còn tham quan, tìm hiểu văn
hóa lịch sử, qua đó mang lại những cảm nhận và giá trị trải nghiệm củng cố niềm tin.
Giáo lý Phật giáo luôn khuyên răn con người cần phải sống hài hòa với tự nhiên, tôn
trọng tự nhiên, không được phá vỡ cân bằng sinh thái. Con người không được sát sinh
muôn loài một cách vô tội vạ, khai thác tài nguyên theo cách tận thu, tận diệt mà
không để có thời gian tái tạo. Phật giáo cũng luôn hướng con người tới lối sống sạch
sẽ, cẩn thận, không xả rác bừa bãi, các chất thải cần được xử lý đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Với những đóng góp quan trọng đó, nhiều tăng ni, Phật tử đã được tín nhiệm bầu làm
Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, tham gia Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Người cao tuổi.
Những cống hiến của Phật giáo đã chứng minh Phật giáo Việt Nam luôn đoàn kết chặt
chẽ cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hội nhập và phát triển - Ảnh hưởng tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực, Phật giáo cũng có những tác động tiêu cực không
nhỏ tới đời sống của người Việt Nam. Với cách nhìn cuộc đời là bể khổ không bờ bến,
thoát khổ bằng tu tâm, dưỡng tính để diệt trừ vô minh đạt giác ngộ, Phật giáo đưa lại
quan niệm sống bị quan, yếm thế, coi cuộc đời chỉ là phù hoa, thoảng qua, là sống
gửi, thác về. Nhìn cuộc đời một cách bi quan, thụ động nên không ít người Việt dễ
chùn bước khi gặp khó khăn, sống buông trôi cho qua ngày, đoạn tháng với niềm tin
chỉ lo tu tâm, dưỡng tính là đủ. Khi gặp trắc trở một số người Việt thường nghĩ đến số
phận, nghiệp chướng, nhân quả, khiến con người hình thành tính cách bị động, ít chịu
vươn lên, hạn chế năng lực đấu tranh xã hội của những con người hiện thực, thậm chí
thờ ơ, do dự đối với cái tiêu cực, cái ác đang gây bất bình trong xã hội; không tin
tưởng vào hoạt động đấu tranh tích cực cải tạo, chống tiêu cực trong xã hội, mà chờ
đợi, tin vào nhân quả tự đến.
Sự phát triển của đạo Kito
Khi mới ra đời, đạo Kito bị các hoàng đế La Mã và bọn quý tộc địa phương đàn áp rất
tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế
Nerong, máu của biết bao nhiêu tín đồ đã đổ. Nhưng số người theo đạo Kito không
những không giảm mà ngày cảng tăng lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương
quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời" tức là tôn giáo không dính dáng
đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các hoàng đế La Mã nghĩ tới biện
pháp chung sống. Năm 311, một hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ
Kito. Năm 313, đạo Kito được hoàng đế la mã công nhận hợp pháp. Năm 337, một
hoàng đế La Mã lúc đó là Conxtantinut đã gia nhập đạo Kito. Hoàng đế theo đạo Kito
thì đương nhiên các quan lại đua nhau theo Đạo. Ngân quỹ quốc gia cũng được chỉ ra
để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo kito được truyền bá rộng rãi khắp trong vùng đất
quanh Địa Trung Hải. Sau này, khi đế quốc La Mã tan vỡ thì đạo Kito đã ăn sâu, lan rộng khắp châu Âu.
- Vai trò của đạo kito trong đời sống văn hóa-xã hội Tây âu thời cổ-trung đại.
Trong những điều kiện hỗn loạn kéo dài suốt nhiều thế kỷ ở Tây Âu (cho đến thế kỷ
XI), các vua chúa và tầng lớp kỵ sĩ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động quân
sự. Lúc này, giáo sỹ trở thành tầng lớp có học duy nhất trong xã hội phong kiến Tây
Âu và với số tư liệu không nhỏ được lưu trữ trong các tu viện, chủng viện, họ gần như
độc quyền nắm giữ chìa khóa dẫn vào kho tàng tri thức, mà các nên văn minh phương
Đông và Hy La đã để lại cho nhân loại. Những triết lý, tư tưởng đó đã tạo ra trong
quần chúng những niềm tin mù mờ và ảo tưởng về sự cứu rỗi của Giáo hội, đồng thời
cũng làm tăng uy quyền cho tầng lớp giáo sĩ. Hơn nữa, sự phát triển thấp kém về kinh
tế và văn hóa thời sơ kì trung đại ở Tây Âu là cơ sở tốt để truyền bá các loại tư tưởng
mê tín trong quần chúng. Đến thời Trung đại, giáo hội La Mã là trung tâm của đạo
Kito ở phương Tây. Dựa vào uy quyền tôn giáo, giáo hội La Mã cũng có thế lực rất
lớn về kinh tế, chính trị và văn hóa tư tưởng.
Tuy vậy, nhà sử học Kitô giáo, Geoffrey Blainey, đã so sánh Giáo hội Công giáo trong
các hoạt động của mình trong thời Trung cổ với một kiểu mới của nhà nước phúc lợi:
"Nó làm các bệnh viện cho người già và trẻ mồ côi và cho giới trẻ; cho những người
bị bệnh phong; và ký túc xá hoặc nhà trọ nơi những người hành hương có thể mua
một chiếc giường và bữa ăn rẻ tiền ". Họ cung cấp thức ăn cho người dân trong nạn
đói và phân phối thức ăn cho người nghèo. Hệ thống phúc lợi này do nhà thờ tài trợ
thông qua việc thu thuế trên quy mô lớn và sở hữu các trang trại và bất động sản lớn.
Công Giáo có ảnh hưởng rõ ràng trong kiến trúc đã tạo ra các nhà thờ, một số vẫn còn
là kiệt tác vĩ đại nhất của nền văn minh phương Tây. Giáo lý Kitô giáo được có ảnh
hưởng lâu dài về xu hướng đời sống, hôn nhân và cuộc sống gia đình và cũng có cả
ảnh hưởng và (trong thời gian gần đây) gây tranh cãi. Kitô giáo đóng một vai trò trong
việc chống lại những hành Bạn đã gửi
vi lạc hậu như sự hy sinh của con người, chế độ nô lệ, tội giết trẻ con và Đa phu thê.
Kitô giáo nói chung ảnh hưởng đến tình trạng của phụ nữ bằng cách lên án ngoại tình
hôn nhân, ly hôn, loạn luân, Đa phu thê, kiểm soát sinh sản, tội giết trẻ con (trẻ sơ
sinh nữ có nhiều khả năng bị giết), và phá thai. Ảnh hưởng của Ki Tô giáo không chỉ
dừng lại ở nền văn minh phương Tây và nó cũng góp phần phát triển nền văn minh
Hồi giáo và phương Đông. Và thậm chí ngày nay, nó cũng có vai trò tích cực trong
thế giới Ả rập và Hồi giáo ở nhiều khía cạnh xã hội, kinh tế và chính trị khác nhau.
Kết luận chung: Có thể nói, trong suốt thời kỳ Trung đại ở Tây Âu, mối quan hệ giữa
thần quyền và thế quyền là mật thiết, hữu cơ, tuy có giai đoạn đối dầu kịch liệt nhưng
quyền lợi chưa bao giờ tách rời nhau. Giáo hội là chỗ dựa tinh thần hữu hiệu, là công
cụ sắc bén về tư tưởng của giai cấp quý tộc chủ nô và phong kiến thống trị. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận rằng, Giáo hội có vai trò nổi bật và quan trọng trong việc gìn giữ
văn hóa, phát triển văn hóa, làm dịu đi những vết thương chiến tranh, những nỗi đau
cơ cực của những người theo đạo. Đế lại những công trình kiến trúc vĩ đại cho nhân
loại, kho tàng văn học, khoa học tự nhiên, họa học thần bí, hội họa, những tư liệu lịch
sử quý báu về lịch sử con người, không chỉ giới hạn trong sinh hoạt văn hóa tôn giáo,
mà còn trong cả những hoạt động thường ngày, cho những nhà nghiên cứu khoa học
muốn tìm hiểu về lịch sử con người một cách toàn diện nhất.
Balamon giáo thì giải thích sự sinh trụ diệt với vai trò của các vị thần còn đạo Phật thì
cho rằng nó chỉ tồn tại do vô thường, do nhân duyên.
Giáo lý Phật giáo rất đơn giản, là tôn giáo đứng về những người nghèo khổ nên lôi
cuốn được 1 số lượng tín đồ rất đông đảo.
Sinh hoạt, tâm lý con người, nghệ thuật
=) ảnh hưởng đánh: ảnh hưởng Phật giáo đến VN rất sâu sắc và lâu dài. Phật giáo VN
có 1 đặc tính là nó hòa quyện với những tín ngưỡng bản địa và trở thành tôn giáo
mang bản sắc, đặc trưng của người Việt.
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, Cơ đốc giáo chính là tôn giáo có số lượng tín
đồ đông đảo nhất, sự truyền bá rộng rãi nhất trên thế giới và cũng là tôn giáo có ảnh
hưởng và vai trò quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.
- Đạo cơ đốc hình thành ở đế chế La Mã thời cổ đại vào khoảng thế kỉ thứ I TCN.
Kinh Thánh và thần học Kitô giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà triết học
phương Tây và các nhà hoạt động chính trị. Các giáo lý của Chúa Giêsu, chẳng hạn
như Dụ ngôn Người Samari nhân lành, là một trong những ví dụ quan trọng cho các
quan niệm hiện đại về Nhân quyền và các biện pháp phúc lợi thường được cung cấp
bởi các chính phủ ở phương Tây. Giáo lý Kitô giáo được có ảnh hưởng lâu dài về xu
hướng đời sống, hôn nhân và cuộc sống gia đình và cũng có cả ảnh hưởng và (trong
thời gian gần đây) gây tranh cãi. Kitô giáo đóng một vai trò trong việc chống lại
những hành vi lạc hậu như sự hy sinh của con người, chế độ nô lệ, tội giết trẻ con và Đa phu thê
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công
nguyên với truyện cổ tích Chủ Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Phật giáo là
tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam
Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu trong tiềm thức người dân, gắn bó với sinh hoạt cộng
đồng của người Việt, một sự gắn bó tự nhiên không do áp đặt của chính quyền, cả khi
Phật giáo được tôn là Quốc giáo.
- Làm cho văn hóa VN thêm phong phú.
Phật giáo Việt Nam vừa là một học thuyết giải thoát về thuật sống lương thiện tốt đẹp
cho con người Việt Nam, vừa là một học thuyết qua tinh thần Tứ Ân có ơn với Tổ
quốc là trọng đại – đã thực sự góp phần trong việc hình thành nền tư tưởng Việt Nam,
văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó tư tưởng yêu nước là chủ yếu.
Tóm lại Phật giáo đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho nền tảng tư tưởng văn
hóa Việt Nam. Trước hết Phật giáo đã đóng vai trò tích cực trong các cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn,
đạo đức, hành vi cư xử của người Việt, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
Trước sự đòi hỏi của dân tộc, của tín đồ Phật giáo, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp
tích cực cho nền văn hóa nước nhà.
Dân tộc Việt Nam có cái duyên là đã được tiếp nhận đạo Phật, đạo Phật có cái
duyên là tìm được chỗ đứng cho mình trong cộng đồng người Việt Nam. Cái cộng
đồng dựa trên nền tảng kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, với quan niệm làng xã cổ
truyền, với tín ngưỡng đa thần đã tiếp nhận đạo Phật và cải biến nó cho ít nhiều phù
hợp với cộng đồng ấy.
Cộng đồng người Việt tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng
bình đẳng, bắc ái, vô ngã, vô thường…ở đạo Phật, những tư tưởng này cùng với
những tư tưởng cộng đồng cổ truyền đã làm cản trở cho quá trình phân hóa giai cấp,
làm dịu những xung đột giai cấp trong xã hội. Trong thời gian tới, Phật giáo tồn
tại và tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam. Phật giáo đóng góp phần tích cực bằng
cách tự làm trong sạch bản thân, xóa bỏ những yếu tố mê tín lỗi thời. Phật giáo góp
phần hướng thiện cho con người, cân bằng cuộc sống với nhịp độ ngày càng cao.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hoá của Phật giáo đang tiếp tục
phát huy tác dụng, tạo nên sắc thái dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá
Việt Nam. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã quyên góp, công đức tiền của để khôi
phục, tôn tạo chùa chiền, xây cất tịnh xá, niệm phật đường, đúc chuông, đắp tượng,
dựng tháp… Ngoài ý nghĩa tâm linh, nhiều ngôi chùa đã trở thành những danh thắng
nổi tiếng để du khách đến chiêm ngưỡng.
Phật giáo đã mang đến cho người Việt những ngôi chùa cổ kính, những pho tượng bề
thế rải khắp xóm làng làm tăng lòng từ bi và hướng thiện của người dân. Phật giáo
cũng đã mang đến trong tâm hồn người Việt một đời sống tâm linh sâu đậm từ khi du nhập cho đến nay.
Hạn chế lớn nhất của Phật giáo đối với người Việt Nam là quan điểm duy tâm thần bí.
Quan điể, này không hướng người ta vào hiện thực mà hướng vào quả báo, vào thần
linh để mong được phù hộ, độ trì. Và một khi tư duy như vậy thì không cần khám phá,
tìm tòi, sáng tạo và hành động. Ai ơi hãy ở cho lành
Kiếp này chẳng gặp đề dành kiếp sau.
Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá
nhiều như ăn chay, cúng rằm, đi lễ chùa, đốt vàng mã,…
Có thể nói rằng văn hoá Việt Nam hoá phật hơn là hoá phật hoá. Phật giáo đến Việt
Nam dù là phật giáo nguyên thuỷ hay đa dạng sau này bởi tiểu thừa hay đạo thừa thì
vẫn nhất phải nhập với tín ngưỡng bản địa. Để biến man nương thành phật mẫu, y lan
thành quan âm mà không cần phải tạo ra xung quanh nhân vật ấy những gì huyền bí thần kỳ cho lắm. AI CẬP:
1.Điều kiện địa lý- tự nhiên
- Vị trí: Bắc Phi, tương đối đóng kín +Bắc: Địa Trung Hải
+Đông:biển Đỏ; Tây: sa mạc
+Nam: Nubi (vùng núi hiểm trở), +Đông Bắc: duy nhất kết nối với Tây Á. - Địa hình:
+ Thượng Ai Cập (miền Nam): lưu vực hẹp, khí hậu khắc nghiệt.
+ Hạ Ai Cập (miền Bắc): đồng bằng + sông Nile
- Tài nguyên: papyrus, gỗ, đồng, vàng, đá quý, - Khí hậu: khô, nóng 2. Cư dân
- Hình thành trên cơ sở tập hợp nhiều bộ lạc. LƯỠNG HÀ: 1. Địa lý tự nhiên
- Miền đất giữa hai sông Tigris và Euphrates.
- Địa hình: vừa gắn với yếu tố lục địa vừa gắn với yếu tố biển.
+ bằng phẳng, có các thảo nguyên rộng lớn.
+ đất đai phì nhiêu, trồng chà là, mía.
- Tài nguyên: đất sét, hiếm kim loại, gỗ, đá. - Khí hậu: nóng và khô. 1. Cư dân
- Cổ xưa nhất: người Sumer
Semites, Amorite, Assyrian, Ba Tư..
- Thường xuyên xảy ra xung đột ẤN ĐỘ: 1. Địa lý - tự nhiên: Vị trí:
- Bán đảo ở Nam Á, thời cổ - trung đại bao gồm cả Pakistan, Nepan, Bangladesh.
- Phía đông bắc: dãy Himalaya; chỉ có thể liên hệ bằng đường bộ với thế giới qua phía
tây bắc, qua đèo Bolan, hoặc từ Taxila qua Kabul để đến Iran và Trung Á. - Địa hình chính
+ Bắc: hệ thống núi Himalaya dài gần 2600 km,bề rộng trung hình từ 320 – 400km.
+ Giữa: đồng Hằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển Arab đến bờ vịnh
Belgan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía
đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông. - Khí hậu + Phía Bắc: ôn đới + Nam: nhiệt đới
+ Tây và Đông: ảnh hưởng khí hậu đại dương
+ 4 mùa. Vùng Himalaya lạnh, khô, có tuyết. Vùng đồng bằng Ấn- Hằng mát mẻ
nhưng đến hè thì nóng bức. Vùng Đê can cao nguyên thì mùa đông lạnh còn Nam Đê can thì quanh năm nóng.
+ Gió mùa Tây Nam có ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
=) Ấn Độ - một thiên nhiên vừa đóng kín, vừa cởi mở, vừa là một tiểu lục địa thống
nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt và khác nhau ở bên trong, vừa hùng vĩ và cực kì đa dạng. 2. Cư dân
- Đa dạng về tộc người và ngôn ngữ.
- Có 2 chủng tộc chính:
+ Người Dravida chủ yếu cư trú ở miền Nam.
+ Người Arian cư trú ở miền Bắc.
+ Người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập… TRUNG HOA:
1. Điều kiện địa lý - tự nhiên:
- Diên tích lớn nhất Đông Á
- Phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô.
- Miền Đông có nhiều bình nguyên, khí hậu ôn hòa.
- Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang,..
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Khí hậu đa dạng: từ ấm đến khô. 2. Cư dân
- Đa dạng về tộc người: 56 dân tộc.
- 5 dân tộc đông nhất: Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng
- Cư dân lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mongoloid, cư dân phía nam Trường Giang thuộc nhóm Bách Việt.