-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng quan về Kế toán | Tài liệu môn Nguyên lý kế toán | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Năm 4000 trước công nguyên - Năm 1300 sau công nguyên: Hoạt động của kế toán là ghi nhận các giao dịch vào trong những quyển sổ §Thời kỳ sau năm 1300 đến khoảng 1850: Chuyển việc ghi chép sổ sách đơn thành sổ sách kép đã làm cho kế toán thực sự trở thành một hệ thống ghi chép sổ sách kế toán. §Từ năm 1850 đến ngày nay: Kế toán trở thành một nguồn thông tin về chi phí và thu nhập cho lãnh đạo công ty. Các tài liệu kế toán trở thành phương tiện để chuyển tải thông tin cho các nhà đầu tư, chủ nợ và những người có nhu cầu biết về sự phát triển của công ty. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán 1
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Nội dung:
Chương I: Tổng quan về kế toán
Chương II: Chứng từ kế toán và kiểm kê
Chương III: Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán
Chương IV: Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán kép
Chương V: Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán và hệ thống báo cáo tài chính
Chương VI: Sổ kế toán và hình thức kế toán
Người trình bày: Ths. HOÀNG THUỲ DƯƠNG
SĐT: 0988 135 105 Email: htd2410@yahoo.com 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Nguyên lý kế toán – Phan Thị Minh Lý
(Chủ biên) - NXB Đại học Huế.
Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán (2003) –
Nguyễn Thị Đông – NXB Tài chính, Hà nội.
Nguyên lý kế toán (2006) – Nguyễn Việt, Võ Văn
Nhị - NXB tổng hợp TP HCM
Luật kế toán. Số 03/2003/QH11
Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán (2001-2005)
Chế độ KTDN ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC Các tài liệu khác 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
1.1. Kế toán và vai trò cung cấp thông tin tài chính định lượng của kế toán
1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của kế toán
Năm 4000 trước công nguyên - Năm 1300 sau công nguyên: Hoạt
động của kế toán là ghi nhận các giao dịch vào trong những quyển sổ
Thời kỳ sau năm 1300 đến khoảng 1850: Chuyển việc ghi chép sổ
sách đơn thành sổ sách kép đã làm cho kế toán thực sự trở thành một
hệ thống ghi chép sổ sách kế toán.
Từ năm 1850 đến ngày nay: Kế toán trở thành một nguồn thông tin về
chi phí và thu nhập cho lãnh đạo công ty. Các tài liệu kế toán trở thành
phương tiện để chuyển tải thông tin cho các nhà đầu tư, chủ nợ và
những người có nhu cầu biết về sự phát triển của công ty. 3
1.1.2. Môi trường kế toán
Ở Việt Nam, Theo Nguyễn Việt và Võ Văn Nhị (2006):
• Năm 1945: Kế toán được sử dụng chủ yếu cho việc quản lý thu - chi ngân sách
• Năm 1954: Kế toán được sử dụng như một công cụ phản ánh
và giám sát các hoạt động kinh tế và việc sử dụng vốn của
nhà nước trong nền kinh tế quốc dân
• Năm 1957 đến trước1995: Chế độ kế toán áp dụng cho các
ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, Điều lệ tổ chức kế
toán Nhà nước, Pháp lệnh kế toán và thống kê, Hệ thống kế toán,…
• Năm 1995 đến nay: Nhà nước chính thức ban hành Luật Kế
toán, Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán để đảm bảo quản
lý thống nhất và kế toán thực sự trở thành công cụ cho quản lý tại nước ta. 4 • Môi trường kế toán
+ Môi trường kinh tế: nền kinh tế và cơ chế
quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp,
đặc điểm sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế,...
+ Môi trường pháp lý: Cơ sở pháp lý mà kế toán
phải căn cứ vào đó để thực hiện công việc kế
toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù
hợp với quy định của pháp luật (Luật kế toán,
Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán) 5
1.1.3. Định nghĩa kế toán
Theo Điều 4, Luật kế toán Việt Nam 2003: “Kế toán là việc thu
thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Nhậ Nh n ậ n Đo Đo l ư l ờ ư n ờ g n Ghi Gh i Tr T u r y u ề y n ề n đạ đ t ạ di d ệ i n ệ Tí T n í h n h t o t á o n á ch c é h p é th t ô h n ô g n g t i t n i Cá C c á c nghiệ p nghiệ p Sử Sử dụng Ghi Ghi v à v o à s ổ s ổ Cung C c ung ấ c p c p á c c á c vụ v k ụ i k nh i tế tế thướ thư c ớ c đo đo kế k ế t oá o n, á n, báo c báo á c o á kế kế to án á phát s phát i s nh i tiề ti n ề tệ n tệ để để phân l phân o l ạ o i iv à v cho c ngư ho ờ ngư i is ử s của c doan ủa h doan lư l ợ ư ng ợ hoá ng tổng tổ hợp dụng thô dụng ng ti ng n ti nghiệ nghi p ệ cá c c á c N V N KT V kế k ế t oá o n á 6
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN Hoạt H Thực hiện quyết định Ng N ư g ờ ư i ờ ira ra động quyết quy đị ết nh đị kinh doanh Nhu cầu thông tin KẾ TOÁN Dữ liệu Đo Đ o l ư l ờ ư ng ờ Xử X ử l ý l Thông ti Thông n ti Gh G i h ich ép ch Lư L u ư u t rữ t Báocáo Báo 7
1.1.4. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Ban quản trị doanh nghiệp Nhà đầu tư Chủ nợ Các cơ quan nhà nước Người cạnh tranh Khách hàng
1.1.5. Yêu cầu của thông tin kế toán Dễ hiểu Đáng tin cậy Có thể so sánh 8
Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị
• Kế toán tài chính: là việc thu thập, xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng
báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử
dụng thông tin của đơn vị kế toán
• Kế toán quản trị: là việc thu thập, xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính
trong nội bộ đơn vị kế toán. 9
1.2. Các định đề, nguyên tắc kế toán chung được công
nhận và các chuẩn mực kế toán 1.2.1. Các định đề
a, Thực thể kinh doanh (tổ chức kinh doanh)
Theo định đề này, kế toán các hoạt động của doanh nghiệp, của
tổ chức tách rời khỏi các hoạt động của chủ sở hữu doanh nghiệp
hay tổ chức và độc lập khỏi hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác. b, Thước đo tiền tệ
Theo định đề này, trước hết kế toán sử dụng thước đo tiền tệ
quốc gia để thu thập và trình bày thông tin trong các báo cáo tài
chính. Tuy nhiên để phục vụ cho quản lý của đơn vị kế toán cũng
sử dụng các loại thước đo hiện vật và thời gian để phản ánh các
hoạt động của đơn vị. c, Kỳ kế toán
Là những khoảng thời gian bằng nhau mà tại cuối mỗi kỳ kế toán
kế toán viên của DN phải lập các báo cáo tài chính để cung cấp
thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán g ợ g ụ g g 10