TOP 100 đề văn NLXH - Nhập môn Việt ngữ học | Trường Đại học Hà Nội
Dạng 1: Nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận. - Mở ra hướng giải quyết vấn đề. 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm: Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận. 2. Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà đề yêu cầu: - Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học: + Người viết phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì?. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Nhập môn Việt ngữ học (61VIP2IVL)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ _ Phạm Minh Nhật _
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ MỤC LỤC
Đề 1: Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu chất xám hiện nay? ............................................ 9
Đề 2: Hậu quả của thực trạng chảy máu chất xám hiện nay ....................................................... 9
Đề 3: Trách nhiệm của chúng ta trước thực trạng chảy máu chất xám? ................................... 10
Đề 4: Căn bệnh "để mai tính" và những ảnh hưởng ................................................................. 11
Đề 5: Nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm trong xã hội hiện đại ............................................ 12
Đề 6: Biểu hiện của căn bệnh trầm cảm. ................................................................................ 12
Đề 7: Tác động của căn bệnh vô cảm. ..................................................................................... 13
Đề 8: Nguyên nhân của căn bệnh vô cảm. ............................................................................... 14
Đề 9: Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước. ........................................................................... 14
Đề 10: Vai trò của kĩ năng mềm trong cuộc sống .................................................................... 15
Đề 11: Tầm quan trọng của làm việc nhóm ............................................................................. 16
Đề 12: Tâm lí đám đông và những hậu quả ............................................................................. 16
Đề 13: Nguyên nhân của căn bệnh thành tích .......................................................................... 17
Đề 14: Hậu quả của căn bệnh thành tích. ................................................................................ 18
Đề 15: Nguyên nhân của tình trạng body shaming - miệt thị ngoại hình .................................. 18
Đề 16: Hậu quả của thực trạng body shaming ......................................................................... 19
Đề 17: Những biểu hiện chân thành của lòng yêu nước ........................................................... 20
Đề 18: Trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ............... 20
Đề 19: Lối học truyền thống và những ảnh hưởng................................................................... 21
Đề 20: Nguyên nhân của những chông chênh tuổi đôi mươi ................................................... 22
Đề 21: Chúng ta có thể làm gì vì một môi trường sống đẹp? ................................................... 22
Đề 22: Biện pháp quản lí thời gian .......................................................................................... 23
Đề 23: Vì sao ngày càng ít bạn trẻ có niềm đam mê với sách? ................................................ 24
Đề 24: Lối sống thụ động, ỷ lại của con người hiện nay và những hậu quả. ............................. 24
Đề 25: Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc học tập, tìm hiểu lịch sử dân tộc ................... 25
Đề 26: Làm thế nào để có được hạnh phúc? ............................................................................ 26
Đề 27: Hậu quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ ................................................................... 26
Đề 28: Nguyên nhân của tư tưởng trọng nam khinh nữ. .......................................................... 27
Đề 29: Giá trị của lời cảm ơn trong cuộc sống........................................................................ 28
Đề 30: Tầm quan trọng của hướng nghiệp.............................................................................. 28
Đề 31: Thế hệ trẻ ngày nay cần biết nói lời cảm ơn, xin lỗi ..................................................... 29
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 1 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
Đề 32: Nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “ Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp
nhiều hơn với xã hội và hướng tới cuộc sống hiện tại” .................................................................. 30
Đề 33: Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, song song với việc đó, internet cũng ngày càng
trở nên “lớn mạnh”. Vậy, bạn chọn gì từ internet? ......................................................................... 31
Đề 34: Anh/chị có suy nghĩ gì về trào lưu “ném đá hội đồng” trên MXH của giới trẻ hiện nay?
..................................................................................................................................................... 32
Đề 35: Hãy cứu lấy những cánh rừng. ..................................................................................... 33
Đề 36: Nêu suy nghĩ của anh/chị về giá trị của lời khen trong cuộc sống. ............................... 33
Đề 37: Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy
sống như thể chỉ còn một ngày để sống” ....................................................................................... 34
Đề 38: "Tuy nghèo, nhưng vẫn phải sang, dù có vay mượn, vẫn phải sang chảnh" đó là một hiện
tượng không hiếm gặp với giới trẻ hiện nay. Anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng đó. .................. 35
Đề 39: Nêu suy nghĩ về anh hùng trong cuộc sống hiện tại...................................................... 35
Đề 40: Anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về giá trị lớn lao của những điều bình dị, nhỏ bé
trong cuộc sống bằng đoạn văn 200 chữ. ....................................................................................... 36
Đề 41: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối
với Tổ Quốc trong thời đại này...................................................................................................... 37
Đề 42: Những cám dỗ và khả năng kiểm soát những ham muốn tức thời của con người trong xã
hội hiện đại?.................................................................................................................................. 38
Đề 43: Tiền là quan trọng, nhưng không phải tất cả ................................................................ 38
Đề 44: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối
với Tổ Quốc trong thời đại này...................................................................................................... 39
Đề 45: Anh/chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lối sống chủ động đối với cuộc sống? ............... 40
Đề 46: Để trưởng thành những thất bại và thử thách bao giờ cũng là điều cần thiết ................ 40
Đề 47: Căn bệnh lãng phí thời gian của giới trẻ hiện nay. ....................................................... 41
Đề 48: Cuộc sống là một đường đua, mọi người đều phải chạy đua để về đích, thế nhưng phải
chăng điều ta cần làm là "Bình tĩnh sống"? Anh/chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của thái độ bình tĩnh
sống trong thời đại này. ................................................................................................................. 42
Đề 49: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về sự tử tế trong cuộc sống. ........................................ 43
Đề 50: "Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người". Anh/chị có suy nghĩ gì về
vai trò của "sự lắng nghe" trong xã hội hiện đại? ........................................................................... 43
Đề 51: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của vấn nạn bạo lực học đường ................... 44
Đề 52: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về giải pháp để giải quyết tình trạng bạo lực học đường.
..................................................................................................................................................... 45
Đề 53: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. . 45
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 2 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
Đề 54: Văn hóa thần tượng liệu có tốt? ................................................................................... 46
Đề 55: "Tin giả" hiện đang là vấn đề nóng của xã hội. ............................................................ 46
Đề 56: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? ................................................. 47
Đề 57: Trình bày suy nghĩ về tác hại của việc đánh mất lòng tin trong cuộc sống. ................... 48
Đề 58: Hệ quả của định kiến phân biệt giàu - nghèo trong xã hội. ........................................... 48
Đề 59: Mạng xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó tâm lí đám đông trên mạng xã hội cũng là
một vấn đề đáng lo ngại với giới trẻ. Em hãy bàn về tâm lí đám đông trên mạng xã hội. ............... 49
Đề 61: Ảnh hưởng của nạn bạo lực gia đình đối với trẻ em. .................................................... 50
Đề 62: Bàn về cách dùng lời khen trong cuộc sống ................................................................. 50
Đề 63: Trong cuốn "Thay thái độ đổi cuộc đời", Keith D từng viết: "Thái độ của bạn ảnh hưởng
đến mọi khía cạnh của cuộc sống". Từ câu nói trên anh/ chị hãy trình bày về cách lựa chọn thái độ
sống nhằm hoàn thiện bản thân. .................................................................................................... 51
Đề 64: Có người từng viết: "Tuổi trẻ, tự thân nó là một tài sản". Anh/ chị hãy viết đoạn văn
trình bày về giá trị của tuổi trẻ. ...................................................................................................... 52
Đề 65: Trình bày suy nghĩ của anh chị về việc giữ gìn bản sắc văn hóa đất nước trong xu thế kết
nối toàn cầu của giới trẻ. ............................................................................................................... 52
Đề 66: Video câu view bất chấp đang là một vấn nạn nóng của xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến
người xem, đặc biệt là với giới trẻ. Anh/ chị hãy viết đoạn văn bàn luận về vấn nạn "Câu view bất
chấp" trên các trang mạng xã hội. .................................................................................................. 53
Đề 67: Tín ngưỡng thờ cúng là một văn hóa đẹp của nước ta. Anh/ chị hãy viết đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày về văn hóa tại nơi thờ tự. ...................................................................... 53
Đề 68: Từ đoạn thơ: " Người vá trời lấp bể/ Kẻ đắp luỹ xây thành/Ta chỉ là chiếc lá/ Việc của
mình là xanh", là một người trẻ, anh/chị lựa chọn là "người vá trời lấp bể" hay "chiếc lá xanh"? ... 54
Đề 69: Brian Dison - tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã từng nói: 'Không có gì là hoàn toàn
bế tắc, mà nó chỉ thực sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa". Viết đoạn văn 200 chữ trình
bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. ........................................................................................ 55
Đề 70: lòng biết ơn liệt sĩ- Từ đoạn thơ: "Khi người lính lặng im tan vào đất/ Là cuộc đời chảy
mãi những dòng sông/ Ôi dòng sông mang phù sa người lính/ Tươi mát bãi bồi xanh ngát nương
dâu" ("Dòng sông hoa đỏ" - Nguyễn Hữu Quý, Võ Thế Hùng), trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lòng biết ơn đối với những anh hùng, liệt sĩ, những người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. . 55
Đề 71: Đảm bảo an toàn học đường, tránh các tai nạn tại trường học đang là vấn đề nóng trong
những ngày vừa qua. Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.
..................................................................................................................................................... 56
Đề 72: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hành trang thanh niên cần để khởi nghiệp thành công
..................................................................................................................................................... 57
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 3 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
Đề 73: Thực phẩm bẩn đang hoành hoành người tiêu dùng. Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng
200 chữ bàn về vấn đề trên ............................................................................................................ 57
Đề 74: Bảo vệ chủ quyền biên giới hải đảo luôn là vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia. Em hãy
viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày về vấn đề trên. ................................................................. 58
Đề 75: Lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là đối với giới
trẻ hiện nay. Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày về vấn đề trên. ........................ 59
Đề 76: Anh chị có suy nghĩ gì về vấn đề gian lận trong thi cử hiện nay. Hãy viết đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục. ................... 59
Đề 77: Trong thời đại 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, anh/ chị hãy viết đoạn văn
200 chữ trình bày suy nghĩ về việc học online đối với giới trẻ ngày nay. ....................................... 60
Đề 78: Anh chị có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực trong tình yêu của bộ phận nhỏ giới trẻ hiện
nay. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày về vấn đề trên. .................................................. 61
Đề 79: Nói tục chửi bậy đang là thói quen xấu của giới trẻ hiện nay. Em hãy viết đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày về vấn đề trên. ...................................................................................... 61
Đề 80: Anh chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày về cách phòng chống lừa đảo trên
mạng xã hội đang ngày càng phổ biến và tinh vi hơn. .................................................................... 62
Đề 81: Có ý kiến cho rằng: Các bộ môn nghệ thuật trong nhà trường như âm nhạc, kịch , vũ
đạo,...là không cần thiết đối với học sinh, song nhiều người khác lại cho rằng chúng không chỉ cần
thiết mà còn là sự sống còn của nền giáo dục toàn diện và hiện đại. Anh/chị đồng tình với ý kiến
nào? .............................................................................................................................................. 63
Đề 82: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của anh/chị về ý
nghĩa của sự thất bại trong cuộc sống ............................................................................................ 63
Đề 83: Bàn về sự tác động của công nghệ, có người cho rằng: Sự phát triển của công nghệ có
xu hướng mở ra một thế giới cô đơn. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không? Hãy trình bày bằng
một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ). ......................................................................... 64
Đề 84: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
những tác động tiêu cực của mạng xã hội. ..................................................................................... 64
Đề 85: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự
cần thiết của sáng tạo trong cuộc sống. .......................................................................................... 65
Đề 86: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn
đề: Làm thế nào để hình thành sự sáng tạo ở mỗi người? ............................................................... 65
Đề 87: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu
quả của việc xâm hại tình dục đối với trẻ em. ................................................................................ 66
Đề 88: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách
phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em........................................................................................... 66
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 4 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
Đề 89: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
nguyên nhân dẫn đến áp lực trong cuộc sống của giới trẻ .............................................................. 67
Đề 90: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách
vượt qua áp lực trong cuộc sống của giới trẻ. ................................................................................ 67
Đề 91: Tương thân tương ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Nhưng lại có một số
người lợi dụng tình thương để chuộc lợi cho bản thân. Anh/ Chị có suy nghĩ gì về thực trạng lòng
tốt bị lợi dụng? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 chữ. ............................................................ 68
Đề 92: Anh/ Chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về vấn đề bảo vệ, giáo dục trẻ em
trước những tệ nạn xã hội, sự tấn công của những kẻ xấu. ............................................................. 68
Đề 93: Hiện trạng làm trái ngành trái nghề đang rất phổ biến đối với sinh viên Việt Nam. Anh/
chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày về vấn nạn trên.................................................... 69
Đề 94: Anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn nạn thất nghiệp ở giới trẻ hiện nay. Hãy đưa ra giải pháp
mà anh/ chị nghĩ là hợp lí nhất bằng đoạn văn khoảng 200 chữ. .................................................... 69
Đề 95: Nổi tiếng sớm ở trẻ nhỏ liệu có phải là may mắn hay áp lực cho con trẻ? Anh/ chị hãy
viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày về vấn đề trên. ................................................................. 70
Đề 96: Nguyên nhân của thực trạng sống thử .......................................................................... 71
Đề 97: Trào lưu Muk bang và những ảnh hưởng ..................................................................... 71
Đề 98: Càng lớn lên thì quan hệ bạn bè của con người ngày càng xa cách? ............................. 72
Đề 99: Ngoại tình và hậu quả mà nó gây ra. ............................................................................ 72
Đề 100: Tình nguyện đúng nghĩa. ........................................................................................... 73
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 5 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
PHẦN I: HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Dạng 1: Nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm:
Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.
2. Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà đề yêu cầu:
- Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học:
+ Người viết phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì?
Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
+ Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì
thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.
- Từ vấn đề xã hội được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ
của bản thân mình về vấn đề xã hội ấy:
+ Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây (cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm
văn học) có thể là 1 tư tưởng đạo lí, có thể là một hiện tượng đời sống.
+ Vì vậy người viết chỉ cần nắm vững cách thức làm các kiểu bài nghị luận xã hội (về tư tưởng
đạo lí, về một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.
+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:
- Bài học phải được rút ra từ chính vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống) được
đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Dạng 2: Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 6 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
1. Giải thích hiện tượng đời sống:
Khi giải thích cần lưu ý:
- Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
- Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.
2. Bàn luận về hiện tượng đời sống:
- Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
- Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của
sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
- Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực,
phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động. (Đề xuất bài học
về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng.)
- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Dạng 3: Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
1. Giải thích hiện tượng đời sống:
Khi giải thích cần lưu ý:
- Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
- Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.
2. Bàn luận về hiện tượng đời sống:
- Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
- Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của
sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 7 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
- Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực,
phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động. (Đề xuất bài học
về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng.)
- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 8 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
PHẦN II: 100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
Đề 1: Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu chất xám hiện nay?
Thân Nhân Trung nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Và sẽ thế nào khi một đất nước xảy ra
chảy máu chất xám? Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến hiện tượng đó trở thành tiếng thở dài trong
lòng mỗi người Việt. Chảy máu chất xám là cách gọi thường dùng để chỉ một bộ phận người lao động
chuyển từ doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài hay chọn lựa nước bạn để công tác sau quá trình
học tập, du học. Dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ngày một nghiêm trọng do tác động của rất
nhiều yếu tố. Nhìn theo chiều hướng khách quan, ta không phủ nhận những thiếu sót của đất nước.
Trước hết, đó là câu chuyện về môi trường làm việc với điều kiện vật chất kỹ thuật không đáp ứng
được nhu cầu sáng tạo, học hỏi của những cá nhân xuất sắc. Bên cạnh đó, nhà nước còn chưa có chính
sách ưu đãi về lương, bảo hiểm, khen thưởng và còn khá nặng về mặt thủ tục hành chính, thâm niên.
Cuộc sống xã hội ở nước ta với cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, y tế luôn lép vế so với những chú
khủng long trên trường thế giới. Song nhân tố quyết định hơn cả là cá nhân với những nhận thức và
hành động. Quá trình du học tạo cho mỗi người cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa, kinh tế, xã hội cùng
sự ngưỡng vọng và họ mau chóng thích ứng thay vì về nước bắt đầu lại tất cả với con số không. Bàn
cân của lương thưởng, của điều kiện vật chất nghiêng về cuộc sống nơi hải ngoại và trong cá nhân, ý
thức, tinh thần dân tộc mai một dần đều theo những năm tháng học tập tại môi trường tiện nghi. Dù
rất đáng buồn nhưng khó lòng có thể lên án lựa chọn của mỗi người cho cuộc sống lâu dài của họ.
Con người khó có thể tìm thấy một động lực đủ lớn để trở lại quê hương và không đủ dũng khí để
bước vào lớp sương mù của hành trình tương lai với những viên gạch nền có phần lung lay. Trở về
cống hiến hay ở một nơi xa, đó là lựa chọn của nhận thức nhưng đừng bao giờ để chảy máu chất xám
thành từ đồng nghĩa với phản bội quê hương- đó là ý thức, trách nhiệm của mỗi người với mảnh đất Việt Nam!
Đề 2: Hậu quả của thực trạng chảy máu chất xám hiện nay
Đất nước mình nhỏ bé nhưng mạnh mẽ muôn trùng. Mỗi người với lòng yêu, với trí tuệ của bản
thân đang điểm tô hương sắc cho dân tộc Việt. Nhưng chúng ta cũng không mãi chìm đắm trong màu
hồng hi vọng. Chảy máu chất xám- hiện tượng chẳng còn xa vời với biết bao ảnh hưởng, khi chính
người con Việt lại không cùng góp sức vì một ngày mai. Chảy máu chất xám được hiểu là một bộ
phận người lao động chuyển từ doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài hay chọn lựa nước bạn để
công tác qua quá trình học tập, du học. Đó không phải là vấn đề chỉ của riêng du học sinh, của nhà
nước, của doanh nghiệp. Với những người tài, họ đến một quốc gia khác và cống hiến tài năng của
mình, bản thân họ tạo ra những giá trị kinh tế thiết thực cho họ, cho gia đình ở quê hương. Không ít
họ là những Kiều bào góp phần làm hình ảnh của con người, đất nước Việt Nam đến gần hơn với bạn
bè thế giới. Tuy vậy, khi những người tài giỏi đi theo tiếng gọi của một nền văn hóa, của một nền
kinh tế mới thay vì dân tộc mình phần nào khiến ngọn lửa cháy rực của tinh thần dân tộc tàn lụi. Đó
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 9 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
là thất bại của niềm tin dân tộc, sự thất thế của giáo dục và tinh thần yêu nước. Và họ trở thành tấm
gương tối cho nhận thức của không ít người với quan niệm du học, làm việc ở nước ngoài là phản bội
đất nước. Xã hội thiếu đi những người tài sẽ chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực. Sự phát triển chỉ được
xây dựng trên tinh thần đóng góp, những người tài chảy máu chất xám ở đâu trong sự đóng góp trực
tiếp cho nền kinh tế, nền văn minh của dân tộc mình? Khi những người tài giỏi nhất ra đi, dường như
đau đáu để lại trong tiềm thức dân tộc ấy là một khoảng trống và lỗ hổng của sự phát triển. Và giữa
một quốc gia thiếu thốn nguồn lực với một quốc gia đang sử dụng những bộ não thiên tài nhất nhờ
thành công của quá trình chảy máu chất xám chính là khoảng cách giàu nghèo, là những chênh lệch
vị thế. Ví thử như những quán quân của Olympia, họ nhận phần thưởng du học Úc và có mấy ai trong
số họ trở về tổ quốc. Một năm đất nước ta có bao nhiêu du học sinh, bộ phận đó đã đang và sẽ cống
hiến gì cho quê cha đất mẹ? Và rất nhiều kẻ xấu vẫn đang lợi dụng cơ hội này để tạo làn sóng xấu xa
để bôi nhọ, đất nước, con người Việt Nam. Dù là ảnh hưởng có phần tích cực hay tiêu cực, thì chảy
máu chất xám vẫn đang gây ra quan ngại cho một xã hội Việt Nam phát triển. Bạn và tôi, chúng ta có
thể không phải là thiên tài, nhưng hãy dùng chất xám nhỏ bé của mình cùng với một trái tim Việt
Nam nhiệt huyết, chân thành, bao dung và đôn hậu để dựng xây quê hương.
Đề 3: Trách nhiệm của chúng ta trước thực trạng chảy máu chất xám?
Mỗi người dân đất Việt đều có vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát triển đất nước. Và khi
đứng trước những ảnh hưởng tiêu cực của chảy máu chất xám, tinh thần, trách nhiệm của chúng ta
càng được đề cao. Không giống như nhiều thực trạng xã hội tiêu cực khác, chảy máu chất xám là một
cụm từ đặc biệt để chỉ một bộ phận người lao động chuyển từ doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài
hay chọn lựa nước bạn để công tác qua quá trình học tập, du học. Không một tệ nạn xã hội nào có thể
giải quyết nếu thiếu đi sự chung tay của cộng đồng. Và với chảy máu chất xám, bạn và tôi, chúng ta
có thể làm gì? Sự thay đổi trên hết, trước hết mà chúng ta cần hướng tới ở đây chính là thay đổi trong
nhận thức. Không chỉ là nhận thức của một bộ phận người tài giỏi đang du học, đang làm việc trong
các doanh nghiệp, tổ chức mà còn trong nhận thức của chính những con người bình thường- chúng
ta. Nhận thức ấy là việc đặt ra những cơ hội, những điều kiện để người tài nhìn thấy ngọn hải đăng
của niềm tin trên chính đất nước mình. Nhà nước cần đặc biệt chú trọng đến những chính sách ưu đãi
dành cho những người thật sự có tài, có khả năng. Và cũng cần thiết đặt ra những điều kiện ràng buộc
đối với mỗi du học sinh được tài trợ, giúp đỡ bằng kinh phí của tổ quốc để họ hiểu và nhận ra tổ quốc
cần họ. Nhưng có lẽ mọi tác động, mọi khuyên ngăn, những chế độ ưu đãi từ gia đình, tổ quốc cũng
không bằng nhận thức trong chính cái tâm của người con Việt. Hãy sớm để mỗi công dân có ý thức
và tinh thần dân tộc, có sự tự hào trước truyền thống máu xương của cha ông trong từng phút giây
của cuộc sống này. Những bài học đạo đức, những bài học Lịch sử, những câu chuyện người thật việc
thật,. tinh thần dân tộc khi đã sống dậy “sáng lòa” sẽ là ngọn lửa cháy sáng nhất của lòng yêu nước
và thức tỉnh mỗi cá nhân trước những lợi ích cá nhân vị kỷ. Bản thân chúng ta, mỗi con người bình
thường, nhưng xin đừng tầm thường. Cuộc sống xã hội hiện nay đã quá rối ren, nếu mỗi người chỉ
biết ghen tị với người tài giỏi hay dùng lời lẽ công kích những người tài trở về giúp nước bằng lời
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 10 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
nói châm biếm, mỉa mai, bằng hệ thống quản lý dài dòng thì thật khó để cùng đồng hành, cùng cộng
tác với những người có năng lực thật sự cũng như phát triển chính bản thân ta chứ chưa nói tới hay
hướng đến phát triển đất nước. Hãy có nhận thức và hành động đúng đắn cho xứng đáng với lương
tri, với trí tuệ và tầm vóc. Cuộc sống của chúng ta hôm nay, tương lai của đất nước mai sau, đó là sứ
mệnh gửi gắm lên vai của những người có năng lực thật sự và làm giảm đi tình trạng chảy máu chất
xám, vì một ngày mai đẹp tươi của dân tộc, vì một mong ước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Đề 4: Căn bệnh "để mai tính" và những ảnh hưởng
Để có thể hoàn thành một công việc, nhiệm vụ nào đó, yếu tố sức khỏe luôn cần thiết với con
người. Vậy nhưng, lại có căn bệnh gây ra cho chúng ta không ít trăn trở mang tên “để mai tính”.
Chúng ta phải hiểu như thế nào về căn bệnh đặc biệt này. Không giống như những loại cảm, sốt,
ho. được điều trị bằng thuốc, “để mai tính” là cụm từ chỉ căn bệnh trì hoãn, lề mề trong một bộ phận
không nhỏ chúng ta. Công việc trước mắt nhưng con người không có xu hướng giải quyết, thực hiện
mà chần chừ và lười biếng rồi kết luận “để mai tính”. Có thể nói, tác động nó gây ra không phải là
tác động nghiêm trọng làm nguy hại đến sức khỏe thể chất nhưng gây nên những tác động xấu đến
tinh thần, đến việc hình thành tính cách, thói quen lâu dài. Vì mang theo tâm lý “để mai tính” nên con
người thường không có kế hoạch cụ thể cho công việc dẫn đến nhiều trường hợp không xoay kịp khi
xảy ra sự cố. Nó tạo cơ hội cho những chú sâu mang tên trì hoãn, lười biếng ăn mòn bộ não của chúng
ta, khiến ta luôn trễ nải và dễ đùn đẩy, không có được chủ động hoàn thành công việc. Trong nhiều
trường hợp, vì căn bệnh “để mai tính” mà ta không điều chỉnh được thời gian của bản thân, không
biết sắp xếp công việc phù hợp, khoa học. Nhưng “để mai tính” không chỉ gây ra những nguy hại cho
bản thân. Những người xung quanh như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực
tiếp vì “để mai tính” của một cá nhân. Trong công việc, căn bệnh ấy khiến hiệu suất làm việc giảm
sút và sẽ không tạo được sự tập trung nhất định cho sản phẩm hay vấn đề. Mối quan hệ giữa người
với người mà cũng “để mai tính” thì giống như người cùng đường đi vào ngõ cụt. Giữa một cộng
đồng xã hội rộng lớn mà ai cũng lười biết, ai cũng cửa miệng với câu “để mai tính” thì xã hội khó có
thể vận hành linh hoạt để phát triển toàn diện vì những bộ não trong xã hội đều yêu thích biếng nhác,
ngại khó, ngại khổ. Tuy vậy, ta không phủ nhận rằng đôi khi để mai tính chính là cơ hội cho ta suy
nghĩ thấu đáo hơn trước một quyết định nào đó và không gây ra sai phạm. Cũng không ít người vì
thói “để mai tính” nên nhiều khi chưa hoàn thành bài tập, công việc mà buộc phải “lươn lẹo” thông
minh. Mang theo những ảnh hưởng tiêu cực song nó đôi khi cũng là ranh giới ép buộc, thúc ép sự
sáng tạo của con người trong giờ phút nguy cấp. Dù “để mai tính” ảnh hưởng như thế nào nhưng cũng
thật sự không nên để nó điều khiển, ăn mòn sự chủ động của bạn. Mỗi người là một cá thể riêng biệt
nhưng chúng ta cùng tồn tại, hợp tác để phát triển nên hãy trở thành người có sự tích cực, sự thông
minh, sáng tạo chăm chỉ, cầu toàn chứ không phải là sản phẩm của hoàn cảnh thúc ép. Những điều
nhỏ bé gom góp để làm nên một sự phi thường để sửa đổi những cái sai và hướng chúng ta đến những điều tốt đẹp hơn.
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 11 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
Đề 5: Nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm trong xã hội hiện đại
Nếu trong chiến tranh chúng ta nói về căn bệnh của đói rét, khốn khổ thì nay trong một xã hội xô
bồ ta nói với nhau về trầm cảm và những nguyên nhân gây nên trầm cảm. Trầm cảm là một loại bệnh
thuộc về tâm lý con người với những biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi và thường gắn nhiều
với những tiêu cực trong nhận thức, lối sống và gây ra sự mất cân bằng trong con người. Căn bệnh
này tạo nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân trước nhất có thể kể đến chính là di
truyền học với những nghiên cứu chứng minh nếu cha mẹ mắc bệnh trầm cảm thì con cái sẽ rất dễ
mắc phải căn bệnh trầm cảm. Song bên cạnh yếu tố di truyền, thì những tai nạn đột ngột tác động đến
não bộ như chấn thương sọ não hay tai biến cũng tạo nên kích thích không nhỏ trong con người và
chính chúng ta cũng không nhận ra bản thân có lẽ đang mắc phải chứng trầm cảm. Vậy nhưng nguyên
nhân chủ yếu nhất khiến căn bệnh trầm cảm ngày một gia tăng trong xã hội chính là do căng thẳng
quá độ. Đó là khí cơ thể chúng ta bị stress với những áp lực vô hình nhưng rất nặng nề đến từ gia
đình, công việc, từ những vấn đề đời sống xã hội hay do tâm lý không đủ vững vàng để đối diện trước
những sự thật vượt mức chịu đựng như bị phản bội, phá sản, mất đi người thân yêu nhất… Thái độ
sống bi quan, sự hướng nội quá mức tưởng chừng như vô hại nhưng cũng góp phần không nhỏ tạo
nên chính những mầm họa nhỏ gieo giắc trong tâm trí ta thiên hướng nhận thức lệch lạc và chúng ta
tự tạo cho mình một hàng rào ngăn cách bản thân với thế giới sôi động ngoài kia. Liệu chúng ta có
đang mắc phải căn bệnh trầm cảm mà bản thân có lẽ cũng không hay biết? Thế giới rộng lớn nhưng
đời sống của ta nhỏ bé trong một khuôn khổ, khi con người khuất phục, bị tác động trước những bị
lụy thì những con virus mang tên trầm cảm sẽ có thêm cơ hội vượt qua hàng rào miễn dịch và đẩy ta
vào một hố sâu mù mờ trong nhận thức, hành động. Bản thân chúng ta có thể là người mắc bệnh trầm
cảm, nhưng đừng sống thụ động, tiêu cực và khuất phục, hãy giúp bản thân mạnh mẽ hơn và cùng
toàn xã hội đẩy lùi những tiêu cực mang tên trầm cảm.
Đề 6: Biểu hiện của căn bệnh trầm cảm.
Bàn về con người với những chuẩn mực, có ý kiến cho rằng đáng buồn nhất là khi ta không tự ý
thức được tình trạng của bản thân để thay đổi mà luôn cố chấp cho cái tôi khỏe mạnh. Có lẽ vì vậy
mà không ít người mang căn bệnh trầm cảm không ý thức được những thay đổi trong bản thân. Chỉ
khi ta có kiến thức, có hiểu biết về những biểu hiện của trầm cảm thì ta mới có thể mang theo nguồn
sức mạnh lớn giúp đỡ những con người bị căn bệnh trầm cảm gây thương tổn. Căn bệnh trầm cảm
được biểu hiện cả ở bên trong đời sống nội tâm, qua suy nghĩ và cả bên ngoài qua những ngôn ngữ
và hành vi. Điều trước hết báo hiệu cho chúng ta về sự trầm cảm của một ai đó chính là ở ngoại hình
với sự rầu rĩ, khí sắc mệt mỏi, xanh xao và dường như, cơ thể họ chỉ đơn giản là sự tồn tại của một
thân xác với linh hồn trống rỗng đang phiêu du lửng lơ đâu đó. Dấu hiệu tăng hoặc giảm cân một
cách bất thường của một người cũng phần nào phản ánh sự bất ổn trong hành vi. Họ đơn cử bị mất đi
cảm giác ngon miệng và không muốn nạp thức ăn vào cơ thể hoặc ngược lại thèm ăn quá mức bình
thường. Họ thiếu đi kiểm soát với não bộ và đôi khi không ý thức được những gì đang diễn ra. Và
không ít lần trầm cảm khiến con người u uất và chỉ muốn thu mình vào một thế giới riêng biệt với
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 12 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
một màu đen cô độc song khiến họ an tâm. Trong thời gian tách biệt, không tiếp xúc với người xung
quanh, người trầm cảm sẽ luôn chìm trong suy nghĩ tiêu cực, bi quan, chán nản, buồn bã vô cớ và sức
khỏe tinh thần của họ bị những sâu mọt tiêu cực ăn mòn. Thế giới màu đen được rào kín bởi những
gai nhím vững chắc và như con nhím bị dồn ép, họ sẵn sàng xù lông bất cứ lúc nào khi tâm trạng bị
tụt dốc, khi không hài lòng trước một sự việc nào đó. Khi việc kiểm soát cơn giận bị mất đi, đó cũng
là khi mọi ý thức tê liệt và trong khối óc họ, cái chết và thế giới bên kia mới là những điều tuyệt diệu.
Trong cuốn “Rừng Na Uy” của Haruki Murakami, chúng ta thấy được những cái chết của trầm cảm,
nhưng đó cũng phản ánh một xã hội Nhật Bản với căn bệnh trầm cảm cũng như tất cả con người. Áp
lực, stress, sự bi quan… trầm cảm với những biểu hiện ấy như một đòn thức tỉnh đánh tới chúng ta-
những con người bó mình trong guồng quay cơm áo gạo tiền và phó mặc thế giới tinh thần với vô
vàn tổn thương. Liệu có một chú sâu trầm cảm nào đó đã đang sẽ tấn công ta- những cỗ máy nhân
bản chẳng dám sống một đời sống mang theo cái tôi đầy kiêu hãnh?
Đề 7: Tác động của căn bệnh vô cảm.
Một cuộc sống nhộn nhịp với những đổi thay, một cuộc sống mà người với người dường như xa
nhau và là nơi cho ta nhìn thấy những nỗi buồn thương của xúc cảm: vô cảm cùng những ảnh hưởng
của nó chưa bao giờ nguôi ngoai trong nhận thức của mỗi chúng ta. Bệnh vô cảm đã không còn xa lạ
trong xã hội. Nó được hiểu là ý thức, thái độ thờ ơ, lãnh cảm, không quan tâm của con người khi
chứng kiến một sự việc, sự vật nào đó xảy ra với người xung quanh. Và mấy ai trong chúng ta có thể
dõng dạc khẳng định ta chưa từng một lần vô cảm. Vô cảm chính là mầm họa của rất nhiều căn bệnh,
nhiều tệ nạn. Khi bản thân con người thờ ơ với người xung quanh, ắt hẳn những hiểu biết xã hội trong
họ sẽ bị hạn chế, đứng trước những cám dỗ, con người khó có nhận thức về tai ương vì đ họ luôn
sống trong trạng thái không quan tâm, bo bo giữ mình. Vô cảm làm ta chai lì hơn trước những nỗi
đau của đồng loại. Chứng kiến một người bị cướp, thay vì đuổi theo tên cướp hay giúp đỡ người bị
nạn, không ít người vội lảng đi thật nhanh để khỏi phải thành “người liên quan vô cớ”. Và trong
không ít lần, sự vô cảm của một cá nhân đã khiến cho mọi người xung quanh họ chịu những tổn
thương dù có thể khả năng giúp đỡ trong tay họ. Sự vô cảm ấy làm con người với những nhân ái yêu
thương mất đi mà thay bằng một chú robot vận hành theo cuộc sống của những lịch trình: chỉ biết
đến bản thân mình dẫu cho thế giới ngoài kia cứ đổi thay. Từ một thái độ sống vô cảm của cá nhân,
khi lan ra cộng đồng xã hội, vô cảm trở thành nguyên nhân của biết bao sự vụ đau lòng. Những vụ án
về hiếp dâm trẻ em, con giết mẹ, bỏ rơi đứa trẻ mới sinh ở khe tường… phải chăng được thai nghén
và phát triển chính từ sự vô cảm của con người trong đời sống? Một xã hội mà chúng ta chỉ biết đến
bản thân, chúng ta ích kỷ cho riêng mình, sợ bị liên lụy, sợ bị ảnh hưởng xấu, thì xã hội ấy liệu có tồn
tại được? Mỗi người là một cá thể song là một cá thể trong một tập thể, nếu cứ xa rời nhau, đối xử
với nhau như người dưng nước lã thì còn ý nghĩa gì! Lợi ích cá nhân quan trọng vô cùng, nhưng có
sánh sao được một yêu thương trao tay, một nghĩa tình gửi gắm. Đừng biến vô cảm thành lớp gai khư
khư giữ mình, chỉ biết cái tôi, quên đi cái ta của những hy sinh, cống hiến và sẻ chia. Quả thực, “nơi
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 13 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là trái tim con người”. Bạn có muốn trở thành con người vô
cảm với một trái tim băng giá và cả đời cô độc trong sự băng giá ấy?
Đề 8: Nguyên nhân của căn bệnh vô cảm.
Đời sống xã hội gắn với những đổi thay và kéo theo những thay đổi trong con người. Nhưng
những thay đổi đó cũng trở thành con dao hai lưỡi với vô vàn hiểm họa như căn bệnh vô cảm và ta
cần đi tìm đâu là nguyên nhân của nỗi đau. Nếu vô cảm là căn bệnh của nhận thức, thờ ơ, lạnh lùng,
biểu hiện của sự không quan tâm, chỉ biết đến bản thân cùng lợi ích cá nhân thì nguyên nhân gây ra
nó lại không chỉ là bản thân- cá nhân con người. Sự vô cảm của đại bộ phận mọi người đều là những
ảnh hưởng từ cuộc sống xã hội bởi con người chính là sản phẩm của đời sống xã hội, phản ánh một
cách trực tiếp nhất nét tính cách của đời sống. Xã hội ngày càng mở cửa, sự phát triển chóng mặt của
công nghệ thông tin, của khoa học, khoảng cách giữa người với người gia tăng, chúng ta không còn
là những con người bằng da bằng thịt tiếp xúc với nhau mà là màn hình điện tử vô tri vô giác trao
đổi. Thật đáng buồn khi mà thời đại chúng ta sống gắn với đồng tiền cùng một nền kinh tế đang ngày
một phát triển và người ta coi trọng địa vị, lợi ích cá nhân rồi thậm chí bất chấp vì sự giàu có, vì tiền
tại của bản thân mình. Xã hội trở thành môi trường rộng mở làm con người vô cảm có cơ hội len lỏi
giữa những áp lực tiền bạc, những cơm áo gạo tiền nhưng cũng chính gia đình, nhà trường đã phần
nào bế tắc và thất bại trong hành trình ươm mầm những trái tim ngây dại trong những năm tháng trẻ
thơ. Hệ miễn dịch của nhân ái, yêu thương chưa đủ để đánh thức con bệnh vô cảm hay chính những
con người nuôi nấng tâm hồn ta, sự vô cảm cũng phần nào hiện diện trong họ? Ngoại cảnh làm con
người không khỏi thở dài ngao ngán trước những biến đổi của tình người. Vậy nhưng có lẽ chính con
người cá nhân với một trái tim chưa đủ bao dung đã tạo cơ hội nuôi dưỡng căn bệnh vô cảm ấy và
giết chết những gì đẹp nhất đã từng trong trái tim họ. Khi con người không ý thức được mình, khi
không còn ái ngại trước một mảnh đời, một sự việc bất bình thì đó là khi họ chọn lối sống ích kỉ. Sự
tiếp thu, học hỏi một cách “ăn quàng” những kiến thức đời sống xã hội làm con người sống hỗn tạp
và lúng túng trước mọi áp lực và không ngạc nhiên khi tâm hồn họ bị vấy bẩn. Cuộc đời dài nhưng
cũng thật vô nghĩa cho những lớp bảo vệ không đủ vững chắc của con người. Mọi nguyên nhân đều
là sự xuất phát của những bao biện, yếu tố khách quan dù nhiều nhưng không đủ lớn trước cái tôi con
người sống vô cảm, sống chưa đủ bao dung. Dù là nguyên nhân nào, dù vô cảm ở mức độ nào thì việc
sống vô cảm, đó chính là sự vô nghĩa của một kiếp người. Càng trong những đổi thay đời sống xã
hội, khi bạn cho vô cảm một cơ hội, phải chăng bạn đã đánh mất chính mình?!
Đề 9: Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước.
Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển. Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ấy là tiềm
lực đất nước và ai cũng mang trong mình sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước. Tiềm lực đất nước
không chỉ dùng để nói về nguồn tài nguyên rừng, đất, nước, biển… mà còn muốn nói tới một thành
tố rất quan trọng là con người. Sự đánh thức tiềm lực đất nước cũng là nhận thức, hành động đúng
đắn của mỗi chúng ta trước thực trạng tiềm lực đất nước bị xâm phạm. Dù là một người bình thường
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 14 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
nhỏ bé, cá nhân cũng góp sức không nhỏ dựng xây quê hương qua ý thức học tập, qua cách sống, biết
sẻ chia, cống hiến để nhân rộng tình yêu ấm êm, để làm sáng tấm lòng người Việt nhân ái, thủy chung,
nghĩa tình thiết tha. Tiềm lực đất nước chẳng phải những gì xa xôi và mang sứ mệnh ấy trên vai, ta
thấy thêm tự hào về quê hương xứ sở. Hãy biết nhân rộng ý thức, hành động đẹp tới toàn cộng đồng.
Một xã hội với sự yêu thương, ta biết trân quý nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi qua việc khai thác,
sử dụng và tái tạo hợp lý. Tiềm lực sẽ chỉ tồn tại bền lâu khi mỗi người thật sự hiểu được trách nhiệm
của mình. Cái lợi trước mắt chỉ là tạm thời nếu đặt nó trong vận mệnh dài lâu của dân tộc. Mọi hành
động như săn bắt động vật quý hiếm, khai thác gỗ lậu, đánh bắt thủy hải sản bằng chất hóa học, thải
chất gây hại ra môi trường.. đều đáng phải lên án để có thể bảo vệ tiềm lực đất nước. Tập trung phát
triển tiềm lực con người qua giáo dục, qua những nhận thức trở thành công cuộc quan trọng để thật
sự nhân rộng hơn nữa ý thức trong cộng đồng. Chúng ta hãy sống sẻ chia và yêu thương, đánh thức
tiềm lực đất nước không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là của tất cả công dân Việt Nam với lòng yêu
nước, với ý thức trách nhiệm. Bạn và tôi, đánh thức tiềm lực đất nước, đánh thức cái tôi nhỏ bé để
hòa chung vào cái ta cộng đồng của những cống hiến và hy sinh bởi lẽ “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân”.
Đề 10: Vai trò của kĩ năng mềm trong cuộc sống
Cuộc sống là hành trình của sự phấn đấu không ngừng nghỉ. Chúng ta sẽ chẳng thể tiến lên nếu
thiếu đi cho mình những kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là gì và nó có vai trò như
thế nào với cuộc sống của chúng ta? Một học sinh học tập tại trường với kiến thức toán, lý, hóa, anh…
và tương lai học chuyên sâu về kỹ thuật, về cơ khí rồi làm việc ta gọi đó là kỹ năng cứng- kỹ năng
nghề nghiệp cơ bản. Còn kỹ năng mềm được hiểu là những kiến thức học hỏi qua tích lũy, rèn luyện
như giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian, công nghệ thông tin… Có được
kỹ năng mềm, bản thân ta có được những trải nghiệm quý báu. Trên một chuyến tàu lênh đênh giữa
biển khơi là thị trường việc làm hỗn tạp, những kỹ năng mềm trở thành sức mạnh của ý chí, niềm tin
giúp ta thêm mạnh mẽ. Kỹ năng mềm giúp bạn tự tin, giúp bạn hiểu bản thân mình và nhận thức được
tôi là ai, tôi sẽ làm gì trước những bão giông xảy đến trong cuộc đời dài rộng này. Nhờ những kỹ
năng đó, mỗi người còn tự tạo ra cho bản thân những cơ hội mà nếu chỉ biết lao vào học trong sách
vở ta sẽ không bao giờ có được. Một nhà tuyển dụng chọn lựa nhân viên sẽ không chỉ quan tâm GPA
của bạn, họ chú ý đến kỹ năng mềm để trao gửi tin tưởng đến người ứng viên. Giúp ích trong công
việc của ta và đem đến cho chúng ta cơ hội việc làm, cơ hội phát triển bản thân và đồng thời nó giúp
ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Không ai dám đảm bảo đường đời sẽ luôn trơn láng phủ hoa
hồng, trong những tình thế bất chợt, việc bạn biết nấu ăn, biết bơi trở thành ngọn đuốc của hy vọng.
Trang bị cho bản thân kỹ năng mềm không chỉ là vì sự phát triển của chính bản thân ta mà còn giúp
đỡ được bạn bè và người xung quanh. Nếu xã hội của chúng ta chỉ tồn tại những con người công thức
sách vở, những con người với tư duy robot máy móc. thì đâu còn là cuộc đời muôn màu muôn vẻ.
Con người phải luôn không ngừng cố gắng phát triển những kỹ năng, chẳng bao giờ là thừa khi bạn
học tập được thêm một kiến thức thú vị. Trong một đất nước với những con người giàu tri thức, thành
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 15 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
thạo kỹ năng, thì khó lòng để có thể tụt lại và lạc hậu. Chỉ đáng buồn khi con người ta không nhận
thức được vai trò của những kỹ năng mềm ấy không có sự cố gắng Cuộc sống là hành trình của những
sẻ chia, kỹ năng sinh ra không chỉ cho bản thân mà còn là sự trao gửi yêu thương giúp đỡ những
người quanh ta. Kỹ năng mềm ấy không phải việc học, đó là khi bạn hiểu mình cần gì và cố gắng. Và
quả đúng là “Bạn thành công khi bạn là chính mình với những kỹ năng mềm- kỹ năng của nỗ lực, tự
nhận thức và không ngừng vươn lên”.
Đề 11: Tầm quan trọng của làm việc nhóm
“ Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất/ Không có chi bè bạn nối cùng ta” – câu thơ của Xuân Diệu
vẫn sống với những giá trị của riêng nó. Vậy nhưng nếu ta chỉ biết ích kỷ cho riêng mình thì khó lòng
tiến bộ. Và làm việc nhóm là những kỹ năng cần thiết mà mỗi chúng ta cần rèn luyện để tiến bộ mỗi
ngày. Làm việc nhóm được hiểu là sự tập hợp ý kiến, quan điểm, của một nhóm người chứ không
phải của riêng một cá nhân để giải quyết một vấn đề nào đó. Ta rất hay gặp cụm từ làm việc nhóm
trong học tập, trong công ty, trong các sự kiện… Vậy tại sao chúng ta lại cần thiết phải có được tinh
thần làm việc nhóm? Trước hết, cá nhân không bao giờ có đủ tri thức, kĩ năng giải quyết vấn đề. Ai
cũng tồn tại những ưu, khuyết điểm và không hoàn hảo trong mọi việc. Và một đội nhóm sẽ là lựa
chọn tuyệt vời để chúng ta có thể khắc phục, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, khi làm việc nhóm,
chúng ta có cơ hội giao lưu, học hỏi mọi người xung quanh và học được nhiều điều tốt đẹp từ họ.
Nhờ làm việc nhóm- một môi trường tập thể mà ta học được sự kiên nhẫn, học được nhiều bài học
ứng xử và tinh thần nhường nhịn. Mỗi lần làm việc nhóm chúng ta có một cơ hội để có thêm những
mối quan hệ mới, và dù tốt hay xấu, chúng ta cũng được học tập, rèn luyện mình và đó là hành trang
giúp ta thêm năng động, tự tin. Người biết làm việc nhóm sẽ là người biết tạo cơ hội và biết phấn đấu.
Còn nếu ta cứ mải mê với những quan điểm cá nhân, ngại ngùng trong việc làm nhóm thì cái tôi cá
nhân khó mà phai mờ và chúng ta mãi là ếch ngồi đáy giếng mà thôi. Nếu không có được tinh thần
làm việc nhóm tuyệt vời thì những người khổng lồ như Microsoft, Amazon, Google có được vị thế
và sự phát triển vượt bậc như vậy. Chúng ta sẽ chỉ có được kinh nghiệm qua việc học hỏi với một
thái độ cầu tiến. Mọi thái độ bất hợp tác, ỉ lại, “ngại” đóng góp, ngại làm nhóm sẽ trở thành hạn chế
của chính chúng ta. Trong mọi môi trường, trong mọi mối quan hệ, con người sẽ không là bản thể
duy nhất. Khi chúng ta cùng nhau làm việc, là một nhóm năng động sáng tạo sẽ góp phần không nhỏ
cho công việc chung. Cuộc sống là một hành trình dài và người khôn ngoan là người biết làm việc
nhóm, đoàn kết và tạo nên một tinh thần đồng đội vững mạnh.
Đề 12: Tâm lí đám đông và những hậu quả
Chúng ta thường được nghe về những bài học của tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể sẽ tạo
nên những điều tuyệt vời. Vậy nhưng, đôi khi sự đoàn kết, sự tập thể ấy lại gây ra những mối hại mà
có thể nói đến là hiệu ứng tâm lý đám đông với những ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước hết, ta cần có
những hiểu biết về hiệu ứng tâm lý đám đông. Đó là phản ứng của một cộng đồng người, thấy người
xung quanh mình hành động, cư xử ra sao thì sẽ có xu hướng bắt chước và không có chính kiến của
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 16 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
riêng mình. Nói về hiệu ứng tâm lý đám đông, tác động trước tiên mà nó gây ra với bản thân chúng
ta là khiến ta mất đi sự tự ý thức. Mỗi người sẽ không còn là cá thể độc lập mà sẽ là người bắt chước,
làm theo quan điểm, góc nhìn của người khác và khi đó ta không biết mình đang hành động đúng hay
sai. Bộ não con người sau nhiều lần chỉ biết nghe theo, học theo sẽ không có được sự vận động linh
hoạt mà trở nên trì trệ, chậm chạp, không có được tư duy độc lập cho riêng mình. Người luôn theo
tâm lý đám đông sẽ bị thụ động trong mọi công việc và lúng túng giữa ngã tư đường nếu bị yêu cầu
đưa ra một quyết định nào đó. Và chúng ta dễ dàng bị chi phối bởi môi trường, bởi những người xung
quanh ta, bị rủ rê, bị phạm vào sai lầm mà không hay biết. Trong một xã hội khi tâm lý đám đông trở
thành điều quá đỗi quen thuộc thì nhịp sống thường nhật mà ta bắt gặp chính là sự thờ ơ, vô cảm. Con
người biện hộ cho mọi cái sai của mình bằng lí do ai cũng làm như vậy, chúng ta cho phép mình sai
vì mọi người đều sai, ta không có nhu cầu thay đổi vì đám đông ngoài kia đang sống và hành động
như vậy. Giữa người với người là sự đồng thuận, nhưng là sự đồng thuận vì lười tư duy cùng tâm lý
e ngại sai phạm nên khó có thể tạo ra động lực phát triển xã hội. Tâm lý đám đông đang kéo theo
những nhận thức sai gây ảnh hưởng, hoang mang trong cộng đồng. Chỉ một điều sai bị nhân bản bởi
đám đông cũng đã và đang tác động xấu đến đạo đức, đến lối sống của con người. Hành động theo
tâm lý đám đông trở thành con dao sắc bén làm ta đánh mất cái tôi và trở thành con người của sự lệ
thuộc, không dám nói lên tiếng nói của chính mình. Khi đời sống của chúng ta đặt ra ngày càng nhiều
những nhu cầu về quan điểm, về sự dân chủ thì dường như chính tâm lý đám đông là rào cản cho sự
phát triển bền lâu của một quốc gia, dân tộc khi bầu cử, khi bỏ phiếu. Những hậu quả trước mắt tưởng
chừng nhỏ bé nhưng chúng dần dần tạo ra vết lằn trong não ta. Và bạn sẽ làm thế nào để chúng không
sai phạm, để tất cả chúng ta sẽ là một cá nhân độc lập, cá tính và cất lên tiếng nói của riêng mình?
Đề 13: Nguyên nhân của căn bệnh thành tích
Học tập là quá trình không ngừng tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người và mỗi người đều cố
gắng phấn đấu trong học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Vậy nhưng, không phải lúc nào cũng có
những sự phấn đấu và bệnh thành tích ra đời. Bệnh thành tích là tư tưởng thích được khen, được đề
cao và được coi trọng, mải chạy theo những hào nhoáng bên ngoài mà không chú tâm đến kiến thức
thật sự. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà căn bệnh thành tích đã len lỏi và gây ra những tác động
xấu đến giáo dục nói riêng cũng như đời sống nói chung. Nguyên nhân khách quan trở thành môi
trường nuôi dưỡng sự sinh sôi của căn bệnh này và có thể nói tới đó là do đánh giá, khen thưởng đều
căn cứ vào thành tích. Nó kéo theo sự đổ xô của những số điểm chín, mười để thỏa mãn hư vinh trong
mỗi người. Tâm lí và cái nhìn của xã hội vẫn chủ yếu đặt nặng về mặt thành tích với giải thưởng,
trường chuyên, lớp chọn. Cái nhìn mà ta hướng tới phần nhiều là bảng điểm sau mỗi kì học, là số
điểm được phê trên trang vở, mấy ai thật sự quan tâm mình đã học được gì hay nỗ lực ra sao! Song
ta cũng không phủ nhận rằng chính bản thân người học, nhân tố chủ quan quá đặt nặng thành tích ấy
mà đã học tập sai lầm. Tư tưởng của ta vẫn bó hẹp trong lề lối điểm số, ta thấy tự hào vì điểm số cao
mà không thấy được sự cần thiết của điểm số với thực lực thật của bản thân. Và cũng phần nào do sự
ganh đua sai lối trong học tập mà ta đã sai để chạy theo bệnh thành tích. Kết quả giả đem lại hư vinh
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 17 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683
100 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG 200 CHỮ
nhất thời, sự sung sướng, thỏa mãn của ta trước bạn bè, trước cha mẹ. Và cũng không ít người dù ý
thức và hiểu rằng chạy đua theo thành tích, mắc bệnh thành tích là không tốt nhưng họ vẫn phải đâm
theo lao. Nếu họ không đua theo thành tích thì sẽ bị thụt lùi, sẽ không giống như tất cả những người
bạn khác của mình. Một con người khác lạ giữa một môi trường chỉ toàn thành tích khó lòng hòa
nhập và càng cổ vũ căn bệnh thành tích với những virus lây lan mạnh mẽ. Chỉ khi ta tìm hiểu nguyên
nhân, ta mới có hướng đi. Thành tích thì vui, thì tốt, nhưng xin hãy một lần ngẫm lại trong tĩnh lặng
để tự hỏi bản thân chúng ta đã học được gì?
Đề 14: Hậu quả của căn bệnh thành tích.
Thành tích là thước đo của nỗ lực, là sự cân đong đo đếm quá trình học tập và để so sánh, xếp
loại học sinh. Và bệnh thành tích đã gây ra những hậu quả như thế nào đối với mỗi người? Với bản
thân chúng ta, thành tích đã được thần thánh hóa, trở thành lý tưởng của việc học, khiến ta quên đi
mục đích học tập của mình là gì. Một lớp người được sinh ra và học tập nhưng chỉ nhằm mục đích
chạy theo thành tích, sống trong ảo tưởng giả dối về khả năng thực sự của bản thân sẽ không đóng
góp cho sự phát triển của xã hội. Và bên cạnh đó, chính căn bệnh thành tích này đang bào mòn dần ý
thức đạo đức trong mỗi học sinh, sinh viên. Các bạn thậm chí bất chấp mọi cách kể cả gian dối chỉ để
bảo toàn thành tích ảo đó mà đánh mất đi tự trọng, đánh mất con người thật sự. Một việc tưởng chừng
như rất nhỏ là chạy đua theo thành tích đã làm thay đổi bản chất trong một lớp người với tư tưởng ỷ
lại, trông chờ vào vận may, vào sự may mắn khi thầy cô coi thi dễ dàng. Một xã hội với sự cạnh tranh
không lành mạnh, những quan hệ không lành mạnh bởi tất cả bị lớp màn giả tạo của những số điểm
trên ghế nhà trường tác động. Và những tiêu cực trong xã hội tưởng chừng không liên quan nhưng
thực tế lại có sự liên quan không nhẹ đến căn bệnh chạy đua theo thành tích này. Hiện tượng kì thi
đại học 2018, khi mà một kỳ thi sinh mệnh lại được mua chuộc với những điểm số chót vót tại Hòa
Bình, Sơn La, Hà Giang..và chỉ một chút nữa thôi, giáo dục nước nhà đã gióng lên không ngừng
những hồi chuông cảnh tỉnh về hệ quả của bệnh thành tích. Đất nước ta sẽ đi về đâu khi những giá trị
thực không tồn tại và quanh ta chỉ toàn là sự giả dối với những giá trị ảo?
Đề 15: Nguyên nhân của tình trạng body shaming - miệt thị ngoại hình
Ngoại hình là tiêu chuẩn của cái đẹp và phải chăng vì thế không ít người cho mình quyền body
shaming- miệt thị ngoại hình người khác? Vậy đâu là nguyên nhân khiến body shaming chẳng còn
xa lạ trong cuộc sống của chúng ta? Body shaming là cách nói về việc nhận xét mỉa mai, châm chọc
trước khuyết điểm ngoại hình của một ai đó và gây nên những tổn thương trong họ. Khi chúng ta còn
là một đứa trẻ hồn nhiên, ta không có khái niệm phán xét, chê bai một ai. Nhưng cuộc sống khách
quan đã tiêm nhiễm vào não bộ của ta bao điều xấu xí. Những chuẩn mực của cái đẹp lên ngôi và sự
so sánh của ta- body shaming đã len lỏi như vậy. Cha mẹ ta khi còn bé đã không ít lần nói với ta:
“Đừng chơi với bạn này, bạn kia” vì bạn trông không xinh đẹp và tâm hồn non nớt của ta đã đặt ra
định kiến phán xét chỉ vì lời dạy “sai sai” của mẹ cha. Những chương trình truyền hình cũng tạo ra
cho ta cái nhìn sai lệch. Tại sao khi những người mập, răng hô, tàn nhang hoặc có dị thường ngoại
Facebook: Phạm Minh Nhật (anh Tũn dạy văn) 18 | P a g e
Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 | Hotline: 037 255 0683