Top 12 câu hỏi ôn tập môn Nhân học Đại Cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Top 12 câu hỏi ôn tập môn Nhân học Đại Cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
12 câu hỏi ôn tập môn Nhân học Đại Cương
Câu 1: Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ của Nhân học * Định nghĩa:
- Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người
trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa của các nhóm người, các cộng đồng
dân tộc khác nhau cả về quá khứ cho tới hiện tại. * Đối tượng:
- Nhân học nghiên cứu toàn diện con người, về con người tự nhiên và con người xã hội
=> Đối tượng nghiên cứu của Nhân học không chỉ
bó hẹp trong nghiên cứu
phương diện sinh học của con người mà cả văn hóa và xã hội của con người *Nhiệm vụ: 1. Nhân học hình thể
- Là chuyên ngành ra đời đầu tiên và sớm nhất của ngành nhân học. Mục đích là
khám phá ra những nét tương đồng và dị biệt của con người và các loài động vật khác.
* Nhân học hình thể tìm kiếm câu trả lời cho hai dạng câu hỏi riêng biệt:
+ Những câu hỏi về sự xuất hiện của con người và sự tiến hóa sau này để tìm hiểu
nguồn gốc và quá trình hình thành con người
+ Trả lời về vấn đề như thế nào và tại sao các cư dân đương đại khác nhau về mặt sinh học
- Cổ nhân học có nhiệm vụ nghiên cứu các hóa thạch của con người, tiền thân của
con người để tái hiện lại sự tiến hóa của con người từ người tối cổ đến người khôn ngoan.
- Linh trưởng học chuyên nghiên cứu những động vật có họ hàng gần gũi nhất với
con người – loài linh trưởng từ những hóa thạch của chúng qua các thời kỳ địa chất
cho đến các nhóm linh trưởng còn tồn tại hiện nay: khỉ, vượn, đười ươi…
- Chủng tộc học nghiên cứu các chủng tộc khác nhau trên thế giới khi tiến hành
phân loại cư dân trên thế giới thành bốn đại chủng: Ơrôpôit, Môngôlôit, Nêgrôit,
Otxtralôit và các phân cấp nhỏ hơn như tiểu chủng và các nhóm loại hình khi dựa
vào tổng hợp các đặc trưng nhân học chủ yếu về hình thái sinh lý của con người.
* Nhiệm vụ quan trọng thứ hai của nhân học hình thể là nghiên cứu sự đa dạng của
con người, giải thích tại sao hiện nay ở các vùng trên trái đất con người khác nhau
về đặc điểm sinh học và hình thể ? Tất cả loài người hiện nay đều thuộc một loài
Homo sapiens mà tất cả mọi người có thể lai giống nhau mặc dù về hình dáng cơ
thể, màu da, tóc, mắt khác nhau. 2. Nhân học văn hóa 1
Nhân học văn hóa được chia ra làm ba chuyên ngành nhỏ hơn: khảo cổ học, nhân
học ngôn ngữ và nhân học văn hóa- xã hội. 2.1: Khảo cổ học
- Khảo cổ học là một chuyên ngành của nhân học văn hóa nghiên cứu về văn hóa quá khứ của con người.
- Các nhà khảo cổ học không chỉ tái thiết lại đời sống hàng ngày và phong tục của
các dân tộc trong quá khứ mà còn tìm lại những biến đổi văn hóa và đã đưa ra
những câu hỏi trả lời có thể cho những biến đổi này qua nghiên cứu các di vật tìm
được trong các cuộc khai quật khảo cổ học.
- Đa số các nhà khảo cổ học nghiên cứu về thời tiền sử, thời gian trước khi có
những ghi chép lịch sử. Nhờ có những thành tựu nghiên cứu của các nhà khảo cổ
học, lịch sử loài người và nền văn hóa xa xưa của họ được tái hiện góp phần tìm
hiểu lịch sử và văn hóa của các cư dân, các dân tộc trên Trái Đất.
2.2: Nhân học ngôn ngữ
- Ngôn ngữ học nghiên cứu về ngôn ngữ đã có trước nhân học và hai ngành này có
mối quan hệ gần gũi với nhau.
- Các nhà nhân học ngôn ngữ quan tâm chủ yếu đến lịch sử và cấu trúc của các
ngôn ngữ không có chữ viết trước đây. Một số nhà nhân học ngôn ngữ quan tâm
tới sự xuất hiện của ngôn ngữ và sự phân chia của chúng qua hàng ngàn năm , sự
biến đổi qua thời gian cũng như mối quan hệ cội nguồn của chúng gọi là ngôn ngữ học lịch sử.
2.3: Nhân học văn hóa – xã hội
- Do phạm vi của nhân học văn hóa rất rộng, vì vậy các nhà khoa học có khuynh
hướng nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực nào đó của văn hóa con người.
- Các nhà nhân học văn hóa khi nghiên cứu đã tiến hành so sánh các hình thức
khác nhau về đời sống văn hóa- xã hội của các dân tộc để tìm hiểu tính đa dạng của
văn hóa cũng như nghiên cứu động thái của văn hóa trong tiến trình phát triển và biến đổi của chúng. 3. Nhân học ứng dụng
- Nhân học ứng dụng là một chuyên ngành của nhân học mới được phát triển trong những năm gần đây
- Vai trò của nhà nhân học ứng dụng được thể hiện là người biện hộ cho những
nhóm xã hội và các dân tộc bị thiệt thòi.
VD: Nhà nhân học ngôn ngữ có thể sử dụng kết quả nghiên cứu vào trong các
chương trình đào tạo giáo dục: làm từ điển, chương trình giáo dục song ngữ, đa ngữ.
- Nhân học ứng dụng còn quá mới mẻ và nó liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau. 2
Câu 2: Trình bày nội dung của phương pháp quan sát tham dự và phương
pháp phỏng vấn sâu trong điền dã dân tộc học. Khi thực hiện các phương
pháp này thì vấn đề đạo đức nghiên cứu được đặt ra như thế nào? 1. Quan sát tham dự
- Quan sát tham dự là phương pháp mà người nghiên cứu thâm nhập vào nhóm,
cộng đồng thuộc vào đối tượng nghiên cứu và được tiếp nhận như là một thành
viên của nhóm hay cộng đồng.
- Tham dự ở đây được hiểu theo nhiều mức độ khác nhau: từ quan sát tham dự
một phần vào các hoạt động đến sự hòa nhập hoàn toàn của người quan sát vào
trong nhóm người được quan sát.
VD: Ở các lễ hội đâm trâu, lễ hội xuống đồng, khách du lịch chỉ đến chụp ảnh,
ngắm cảnh, và tìm hiểu văn hóa của người khác với sở thích và nhu cầu của họ .
Khác với khách du lịch, người quan sát sẽ thâm nhập, thực hiện, tham dự, ăn ở
trong một thời gian dài đến hàng tháng, hàng năm để chắc chắn những thông tin
thu thập được là tiêu biểu của các ý tưởng được bày tỏ của cộng đồng theo diện rộng.
-Quan sát tham dự có một số ưu điểm là do sự tham gia của người nghiên cứu vào
hoạt động của người được quan sát và khắc phục được những hạn chế do trình độ
tri giác thụ động gây ra.
- Phương pháp quan sát tham dự cung cấp cho chúng ta những thông tin mà khi
sử dụng các phương pháp khác khó có thể có được. Đó là những thông tin liên
quan đến hoạt động của nhóm. Khi người quan sát trở thành một thành viên của
nhóm thì sẽ dễ dàng nhận biết những hành vi bình thường, phong tục tập quán theo
thói quen của mỗi người trong nhóm cũng như các quy tắc thông thường của
nhóm, nghĩa là thấy được những gì là thuộc tính vốn có trong bối cảnh văn hóa của
mỗi người trong nhóm cộng đồng. 2. Phỏng vấn sâu
- Phỏng vấn là phương pháp trong đó người được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu
hỏi người phỏng vấn đặt ra nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phỏng vấn là công việc trò chuyện giữa nhà nghiên cứu với người dân, vì vậy
nhà nhân học có kiến thức ngôn ngữ địa phương sẽ gặp nhiều điều kiện thuận lợi
hơn khi tiếp xúc với cộng đồng.
VD: nghiên cứu Trung Hoa phải biết tiếng Trung Hoa, Thái thì phải biết ngôn ngữ của Thái.
Một kĩ thuật thu thập dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là lập một bảng điều
tra dân tộc học có kèm theo bản liệt kê các câu hỏi phỏng vấn.
- Tùy theo vấn đề nghiên cứu mà chúng ta chọn đối tượng phỏng vấn khác nhau.
Nếu nghiên cứu những vấn đề phong tục tập quán truyền thống, chúng ta phỏng 3
vấn những người già. Nếu như nghiên cứu hôn nhân gia đình, chúng ta phải phỏng
vấn cả nam và nữ, người già và trẻ.
3.Vấn đề đạo đức khi thực hiện hai phương pháp này
- Do đối tượng nghiên cứu của nhân học là con người, đạo đức trong nghiên cứu
nhân học là rất quan trọng. Trước hết những báo cáo khoa học của chúng ta không
thể bị sử dụng để làm hại đến cộng đồng mà ta điều tra, không được làm xúc phạm
và làm tổn hại đến phẩm chất và lòng tự trọng của những người bản địa được biết
đến. Phải giữ bí mật cho những người cung cấp thông tin, nhất là những thông tin
thuộc về những vấn đề nhạy cảm trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Phải
đảm bảo tính trong sáng trong tiến trình nghiên cứu và sự trung thức đối với các
giá trị của đề tài để kết quả của công trình nghiên cứu là hợp lí nhằm phục vụ lợi
ích cho những đối tượng được đặt ra.
- Bên cạnh đó, khi quan sát tham dự hay phỏng vấn cần có thái độ tôn trọng đối
tượng nghiên cứu, coi trọng sự khác biệt văn hóa, nhìn các văn hóa như nhau,
không có văn hóa tiến bộ/lạc hậu, cao/thấp...Cần tiếp cận văn hóa với một thái độ
khách quan và trung thực, từ đó đánh giá đúng đắn về đối tượng nghiên cứu.
Câu 3: Trình bày mối quan hệ giữa nhân học với các môn khoa học xã hội khác
1. Nhân học và triết học
- Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Nhân học là một ngành khoa học cụ thể. Quan hệ giữa nhân học và triết
học là quan hệ giữa một ngành khoa học cụ thể với thế giới quan khoa học. Triết
học là nền tảng thế giới quan, phương pháp luận nghiên cứu của nhân học mácxít.
- Các nhà nhân học vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện
chứng làm cơ sở lý luận để nghiên cứu con người trong tính toàn diện của nó.
Trong mối quan hệ với triết học, các nhà nhân học cần tránh quan niệm nhân học
biệt lập hay đối lập với triết học. 2. Nhân học và sử học
- Nhân học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học bởi vì nhân học nghiên cứu con
người về các phương diện sinh học, văn hóa, xã hội thường tiếp cận từ góc độ lịch
sử. Khi nghiên cứu về lịch sử của các tộc người, các địa phương, các nhà nhân học
phải sử dụng tài liệu sử học. Những vấn đề nghiên cứu của nhân học không thể
tách rời bối cảnh lịch sử cụ thể cả về không gian và thời gian lịch sử. Thiếu tri thức
lịch sử, nhà nhân học không thể tiến hành nghiên cứu có hiệu quả. Ngược lại, các
nhà sử học sử dụng tài liệu của nhân học để soi sáng những vấn đề lịch sử và văn hóa.
- Mối quan hệ nhân học và sử học là ở chỗ nhân học thường sử dụng những
phương pháp nghiên cứu của sử học. Thí dụ phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại. 4
- Sự khác nhau giữa nhân học và sử học là ở chỗ nhân học sử dụng tư liệu từ
nghiên cứu tham dự sâu tại cộng đồng còn sử học chủ yếu sử dụng tư liệu chữ viết
bằng văn bản để tái tạo lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
3. Nhân học và xã hội học
- Theo truyền thống, nhân học chú trọng nghiên cứu xã hội tiền công nghiệp,
trong khi đó xã hội học lại chủ yếu quan tâm đến xã hội công nghiệp hiện đại. Về
phương pháp nghiên cứu, các nhà nhân học hướng tới việc sd phương pháp nghiên
cứu tham dự sâu tại cộng đồng, sưu tập những dữ liệu định tính và tiến hành so
sánh đối chiếu văn hóa. Trong khi đó các nhà xã hội học tiến hành nghiên cứu các
dữ liệu khác nhau và sử dụng bảng hỏi để sưu tập những dữ liệu định lượng.
- Nhân học có ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội học. Nhiều khái niệm mang tính lý
thuyết của xã hội học bắt nguồn từ nhân học. Ngược lại, xã hội học cũng có tác
động trở lại đối với nhân học về mặt phương pháp luận nghiên cứu.
VD: quan điểm cơ cấu- chức năng của Emile Durkheim đã ảnh hưởng tới công
trình nghiên cứu của các nhà nhân học.
4. Nhân học với địa lý học
- Nhân học và địa lý học có mối quan hệ gắn bó với nhau hình thành lĩnh vực
nghiên cứu nhân học sinh thái nhằm giải quyết mối quan hệ tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và hành vi ứng xử của con người với môi trường xã hội nhân văn.
- Nhân học sinh thái liên quan với địa lý kinh tế trong việc phân vùng lãnh thổ mà
các tộc người sinh sống, địa- văn hóa để có cái nhìn tổng thể trong mối quan hệ đa
chiều: tự nhiên- con người- kinh tế- văn hóa và hành vi ứng xử.
5. Nhân học và kinh tế học
- Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và kinh tế học hình thành lĩnh vực nghiên
cứu nhân học kinh tế. Nhân học kinh tế vận dụng một số quan niệm, phạm trù lý
thuyết của kinh tế học và công tác nghiên cứu của mình. VD: lý thuyết về vốn con
người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, thị trường..
- Nhân học không đi sâu nghiên cứu các quy luật của kinh tế học mà tập trung
tiếp cận trên bình diện văn hoá- xã hội của quá trình hoạt động kinh tế : cách thức
chế tạo công cụ, hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng mang
yếu tó văn hóa tộc người, địa phương, nghề nghiệp, phản ánh truyền thống văn hóa
tộc người. Nhân học kinh tế có mối quan hệ mật thiết với ngành kinh tế phát triển
trong nghiên cứu nhân học ứng dụng.
6. Nhân học và tâm lý học
- Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tâm lý học xuất hiện lĩnh vực nghiên
cứu nhân học tâm lý hay tâm lý tộc người. Trong tâm lý học, sự quan tâm chủ yếu
giành cho việc phân tích những nét tâm lý của cá nhân trong những kinh nghiệm
nghiên cứu xuyên văn hóa. Còn, nhân học tập trung nghiên cứu tính cách dân tộc, 5
ý nghĩa của tính tộc người với tư cách là tâm lý học cộng đồng tộc người lại có ý nghĩa to lớn.
- Tâm lý dân tộc được hiểu không phải là con số cộng tâm lý các cá nhân lại và
các nhóm xã hội trong lòng dân tộc đó mà là nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cũng
như quá trình lịch sử của dân tộc qua các con đường xã hội hóa và chuyển thành
những nhân tố lặp lại tương đối ổn định trong nhân cách các thành viên của dân tộc.
- Mối quan hệ giữa nhân học và tâm lý thể hiện xu hướng tâm lý trong nghiên cứu
văn hóa và các lý thuyết văn hóa theo xu hướng nhân học tâm lý trong những thập niên gần đây.
7. Nhân học và luật học
- Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và luật học hình thành lĩnh vực nghiên
cứu nhân học luật pháp.
- Khác với luật học nghiên cứu các chuẩn mực và quy tắc hành động do cơ quan
thẩm quyền chính thức của nhà nước đề ra, nhân học luật pháp nghiên cứu những
nhân tố văn hóa- xã hội tác động đến luật pháp trong các nền văn hóa và các tộc người khác nhau.
- Nhân học luật pháp còn nghiên cứu đến luật tục. Các nhà nhân học nghiên cứu
mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp để từ đó vận dụng luật tục và luật pháp
trong quản lý xã hội và phát triển cộng đồng.
8. Nhân học và tôn giáo học
- Cộng đồng tộc người và cộng đồng tôn giáo là hai dạng thức khác nhau của
cộng đồng người và có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau trong quá trình phát
triển. Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tôn giáo học hình thành lĩnh vực nhân học tôn giáo.
- Khác với triết học tôn giáo và tôn giáo học, nhân học tôn giáo quan tâm tới việc
nghiên cứu các hình thái tôn giáo sơ khai, các tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới
trong mối quan hệ với văn hóa tộc người. Nhân học tôn giáo đi sâu nghiên cứu các
biểu tượng tôn giáo, các nghi thức, các hành vi, lễ hội và các thiết chế xã hội tôn
giáo khác nhau. Nhân học tôn giáo còn quan tâm nghiên cứu mối quan hệ trong
sinh hoạt tôn giáo và giới tính, các phong trào tôn giáo, xung đột tôn giáo trong
mối quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia.
Câu 4: Đặc trưng của tôn giáo là gì ? Phân tích chức năng tâm lý và chức
năng xã hội của tôn giáo. Lấy ví dụ
* Đặc trưng của tôn giáo
- Tôn giáo bao gồm nhiều nghi thức khác nhau như: cầu nguyện, hát xướng, vũ
điệu, lời thỉnh cầu, hiến tế… Thông qua các nghi thức, con người cố gắng chi phối,
tác động vào các thế lực và các thực thể siêu nhiên. 6
- Theo nhu cầu tôn giáo của họ, những vật thể và các thế lực này bao gồm các vị
thần, nữ thần, tổ tiên, thượng đế, các linh hồn hoặc các thế lực khác tồn tại độc lập
bên ngoài ý thức của con người và cũng có thể kết hợp đa dạng với nhau.
* Chức năng của tôn giáo - Chức năng tâm lý:
+ Các tôn giáo làm giảm đi sự lo lắng bằng cách lý giải những điều mà con người
chưa biết, cũng như đưa đến một niềm tin rằng sự giúp đỡ, cứu rỗi của các thế lực
siêu nhiên luôn luôn tồn tại trong các giai đoạn khủng hoảng của cuộc đời con người.
+ Thông qua nghi lễ, tôn giáo có thể được sử dụng để thúc đẩy việc học tập,
nghiên cứu các giá trị văn hóa của cộng đồng. Ngoài ra, tôn giáo còn đóng vai trò
quan trọng trong việc duy trì sự gắn kết các thành viên trong xã hội. - Chức năng xã hội:
+ Củng cố các quy tắc, tiêu chuẩn của cộng đồng, phải đưa ra được những chuẩn
mực luân lý đạo đực đối với cách cư xử của mỗi cá nhân, đồng thời cũng trang bị
nền tảng về các giá trị và mục đích chung để cho cộng đồng xã hội được cân bằng và ổn định.
Câu 5: Tôn giáo là gì ? Hãy trình bày một số hình thái tôn giáo phổ biến và
còn tồn tại đến hiện nay. * Khái niệm:
- Tôn giáo là một phức hệ có liên quan đến nhiều vấn đề cần được hiểu một cách
có hệ thống, ví như cần tìm hiểu tôn giáo về phương diện từ nguyên học, về diễn
trình của tôn giáo qua các thời kỳ lịch sử cũng như tiếp cận các định nghĩa về bản
chất tôn giáo, các lý thuyết của các học giả từ khi tôn giáo trở thành một đối tượng
của khoa học… nhất là trong những thập niên sau này, tôn giáo đã diễn biến và có
xu hướng khác với các thời kỳ lịch sử trước đây.
- Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người, thể hiện những sự phức tạp
cả về nội dung lẫn hình thức. Tôn giáo được xem xét dưới góc độ là sản phẩm tư
duy trừu tượng, đồng thời cũng phải tương thích với một xã hội loài người tương
đối ổn định, bởi vì có xã hội loài người mới có văn hóa, có văn hóa mới có tôn
giáo. Tôn giáo mang tính cộng đồng, tính xã hội, tính văn hóa, được cả cộng đồng
tuân theo, đó là điều mà nhiều học giả kinh điển Đông- Tây chấp nhận.
* Một số hình thái tôn giáo phổ biến
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh ( Animism )
Một trong những đức tin phổ biến nhất về các vật thể siêu nhiên là
quan niệm vạn vật hữu linh. Quan niệm này cho rằng tự nhiên đầy sức
sống với đủ loại linh hồn. Thực tế thì thuật ngữ này bao hàm hang loạt
sự biến đổi. Động vật và thực vật đều giống con người, đều có linh
hồn như đá, con suối, ngọn núi, cay cối, hay những vật khác trong tự 7
nhiên. Do người ta quan niệm mọi vật đều có linh hồn nên những vật
đó có thể gây tai họa hoặc đem lại điều tốt lành cho con người, chính
vì vậy mà con người phải thờ và quan tâm đến nó.
Ví dụ: Cho tới nay người Khmer tại Nam Bộ vẫn còn tín ngưỡng
Neak Tà dưới dạng thờ nhuengx hòn đántrong ngôi miếu nhỏ, đó là
tín ngưỡng vạn vật hữu linh và cũng là tục thờ đá cổ xưa của cư dân Đông Nam Á.
Thuyết vạn vật hữu linh điển hình cho những người nhìn nhận bản
thân các động thực vật như là một phần của tự nhiên hơn là người chủ
của tự nhiên. Điều này tồn tại trong các dân tộc chuyên đi tìm kiếm
lương thực (dân du mục) cũng như những dân tộc tự sản xuất lương
thực, họ luôn chấp nhận sự khác biệt giữa đời sống con người và đời
sống của các vật thể khác trong tự nhiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Ở xã hội châu Phi, quan niệm về linh hồn tổ tiên phát triển đặc biệt
mạnh mẽ. Ở đây, một quan niệm thường gặp là linh hồn tổ tiên cư xử
như người sống. Các linh hồn có thể cảm nhận nóng, lạnh, đau, khổ…
và người ta cho rằng các linh hồn tổ tiên đó có thể bị chết lần thứ hai
nếu thi thể bị hỏa táng hay dìm xuống nước. Thậm chí người ta quan
niệm tuy tổ tiên đã qua đời nhưng vẫn có thể tham gia vào các công
việc của gia đình, dòng họ, có vị trí như các thành viên khác trong gia
đình mặc dù là họ vô hình, đặc biệt, linh hồn tổ tiên có thể tái sinh
(dầu thai) thành những thành viên mới của dòng họ.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên càng quan trọng hơn ở xã hội Trung
Quốc. Người con trai luôn mang ơn cha mẹ, phải báo hiếu cha mẹ
bằng sự vâng lời, tôn trọng và phụng dưỡng cho cha mẹ có được một
tuổi già thoải mái.Thậm chí sau khi cha mẹ quá vãng, anh ta vẫn phải
lien lạc với họ qua một thế giới tâm linh, tiếp tục cúng dâng thức ăn,
tiền bạc và hương khói đầy đủ vào ngày giỗ. Chính vì quan niệm này
mafgia đình Trung Quốc cần có con trai nối dõi vì điều đó đảm bảo
những nhu cầu của tổ tiên sẽ được tiếp tục chăm lo ngay cả sau khi hiện tại đã qua đời.
Về tôn giáo của người Việt, Léopold Cadière cho rằng: người An
Nam có tinh thần tôn giáo một cách sâu đậm, họ lien kết tôn giáo vào
mọi hành vi của cuộc sống bản thân và thầm tin rằng các hữu thể siêu 8
nhiên luôn hiện diện bên cạnh họ cũng như chi phối họ, họ tin rằng
hạnh phúc của họ tùy thuộc vào các hữu thể siêu nhiên và các hữu thể
siêu nhiên ấy vẫn can thiệp vào mọi chuyện ở cõi thế này. Ngoài ra, vì
gia đình là một trong những thiết chế được thiết lập vững chai nhất
của nền văn minh An Nam, nên tự nhiên là tôn giáo, dưới các biểu
hiện khác nhau của nó, đã được lien kết chặt chẽ với gia đình.
Như vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và quan niệm về linh hồn tổ tiên
của nhiều dân tộc đã được quan niệm một các sâu sắc và người ta xem
đó là một trng những hình thái của tôn giáo.
Tóm lại, tri thức bản địa về các hình thái của tôn giáo sơ khai giúp cho
ngành nhân học hiểu biết về sự tồn tại của các hình thức tôn giáo ấy,
nhất là trong xã hội đa văn hóa đa tôn giáo. Gạt bỏ khía cạnh “mê tín
dị đoan”, các hình thái tôn giáo ấy vẫn còn tồn tại và còn hấp dẫn con
người trong xã hội hiện đại, một xã hội mà khoa học được mệnh danh
là đóng vai trò vạn năng.
Câu 6: Thế nào là quá trình tộc người ? Quá trình này diễn ra ở Việt Nam thế nào ?
a) Thế nào là quá trình tộc người
- Qúa trình tộc người là quá trình vận động, biến đổi của tộc người trong những
điều kiện lịch sử- cụ thể và trong toàn bộ tiến trình lịch sử trước sự tác động của
các yếu tố tự nhiên và các nhan tố xã hội.
b) Qúa trình tộc người diễn ra ở Việt Nam
- Qúa trình tộc người ở Việt Nam diễn ra theo xu hướng chung của quá trình tộc
người trên thế giới, nhưng có những nét đặc thù sau:
+ Cố kết, hoà hợp tộc người là xu hướng chủ đạo diễn ra rộng khắp và mạnh mẽ
trong quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình lịch
sử, các tộc người sớm cố kết, hòa hợp để hình thành nên quốc gia dân tộc từ thưở
các vua Hùng cách đây hàng nghìn năm. Các tộc người phát huy cao độ tính cố kết,
hòa hợp để dựng nước và giữ đất nước. Đoàn kết, hào hợp tộc người trở thành giá
trị truyền thống và sức mạnh để dân tộc Việt Nam tồn tại, phát triển. Chính sách
dân tộc tích cực của nhà nước phong kiến làm cho cố kết, hòa hợp tộc người trở nên bền chặt.
+ Đồng hóa tộc người: là xu hướng đã từng diễn ra ở Việt Nam. Trong các thời
kỳ lịch sử đều có một bộ phận tộc người thiểu số bị đồng hóa tự nhiên vào tộc 9
người Việt, giữa các tộc người thiểu số cũng có sự đồng hóa lẫn nhau. Có lúc,
người Việt cũng bị đồng hóa vào một số tộc người thiểu số.
- Xu hướng phân tách tộc người đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Qúa trình di cư,
phân chia tộc người từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông đẫn đến sự xé lé, đan xen
tộc người trên phạm vi cả nước.
Câu 7: Thế nào là quá trình hòa hợp giữa các tộc người ? Qúa trình này ở Việt Nam ?
* Là dung hợp giữa các tộc người hoặc một bộ phận của tộc người này vào tộc
người khác để trở thành tộc người có dân số lớn hơn. Qúa trình hòa hợp giữa tộc
người thường diễn ra ở các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ văn hóa, nhưng do kết
quả của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu dài trong lịch sử đã xuất hiện
những yếu tố văn hóa chung bên cạnh đó vẫn giữ lại những văn hóa của tộc người.
Qúa trình này thường diễn ra ở khu vực lịch sử - văn hóa hay trong phạm vi của
một quốc gia đa dân tộc.
* Ở Việt Nam quá trình hòa hợp giữa các tộc người diễn ra theo hai khuynh hướng:
1. Sự hòa hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi của một vùng lịch sử - văn hóa
- Do cùng chung sống lâu dài trong một vùng địa lý giữa các dân tộc đã diễn ra
quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa dẫn tới hình thành những đặc điểm văn hóa
chung của cả vùng bên cạnh những đặc trưng văn hóa của từng tộc người. Những
đặc điểm văn hóa đó thể hiện qua phương thức mưu sinh, văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần và ý thức cộng đồng khu vực. Qúa trình hòa hợp giữa các tộc người có
thể nhận thấy ở các vùng như: miền núi Việt Bắc, Đông Bắc, miền núi Tây Bắc và
Thanh – Nghệ, Trường Sơn- Tây Nguyên, Nam Bộ…
2. Sự hòa hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi cả nước
- Sự tham gia vào quá trình dựng nước và giữ nước của các dân tộc ở nước ta là cơ
sở nền tảng cho sự hòa hợp giữa các dân tộc tạo nên tính thống nhất của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Các dân tộc ở Việt Nam mặc dù có sự khác biệt về nguồn
gốc lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa, nhưng do quá trình chung sống lâu dài, giữa các
dân tộc Việt Nam đã diễn ra quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa tạo nên một nền
văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng.
- Lòng yêu nước là cơ sở của ý thức và tư tưởng về Tổ Quốc Việt Nam, dân tộc
Việt Nam. Đó là do sự lãnh đạo sáng suốt đúng đắn của Đảng đã đề ra đường lối
chính sách cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc là đoàn kết, bình đẳng và
tương trợ đã củng cố và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xích lại gần nhau giữa các dân tộc. 10