TOP 16 câu hỏi tự luận ôn tập môn Tư tưởng HCM | Trường Đại học Phenikaa
Phân tích nguồn gốc tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Phân tích giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam? Nêu các luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc? Trong những luận điểm đó luận điểm nào sáng tạo nhất? Vì sao? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phenika)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Contents
Câu 1: Phân tích nguồn gốc tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh .............................................................................................. 3
Câu 2: Phân tích giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
vềcách mạng Việt Nam ......................................................................... 5
Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc? ................... 6
Câu 4: Nêu các luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc? Trong những luận điểm đó luận điểm nào sáng
tạo nhất? Vì sao? .................................................................................. 9
Câu 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách
mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn
dân, lấy liên minh công nông làm nền tảng? Chứng minh luận điểm
này trong thực tế cách mạng Việt N0m? ............................................ 11
Câu 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách
mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc ................................. 12
Câu 9: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách
mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo
lực cách mạng? Chứng minh luận điểm này trong thực tế cách mạng
Việt Nam? .......................................................................................... 13
Câu 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội
chủ nghĩa? Liên hệ thực tế luận điểm này với Việt Nam hiện nay? .... 14
Câu 11: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam? Liên hệ thực tế? ........................................ 15
Câu 12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ,
một số nguyên tắc của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam? Liên hệ thực tế? ........................................................................ 16
Câu 13: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội? Vận dụng tư tưởng này trong sự nghiệp cách
mạng Việt Nam hiện nay? .................................................................. 17
Câu 14: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức của người
cáchmạng? Liên hệ với bản thân ? ...................................................... 19 lOMoARcPSD|47231818
Câu 15: Nêu suy nghĩ của anh (chị ) về cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh? ........................ 20
Câu 1: Phân tích nguồn gốc tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Chủ nghĩa yêu nước, văn hoá truyền thống VN
- Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm và trở
thành một tính chất của mọi người dân Việt và đây là một yếu tố quan trọng
nhất để Nguyễn Tất Thành đi vào con đường cách mạng (Lòng yêu nước là
cái vốn có của người dân Việt. Vấn đề đặt ra là Đảng phải khơi gợi).
- Cho đến nay, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng lợi công
cuộc đổi mới đều có cội nguồn từ lòng yêu nước, với học thuyết được du
nhập vào Việt Nam đều phải thông qua lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước của người dân Việt.
- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nênsức
mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của
dân tộc Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt. Có 4 hình thức đoàn kết cơ bản: + Đoàn kết gia đình
+ Đoàn kết trong cộng đồng và dòng họ +
Đoàn kết trong cộng đồng làng xã.
+ Đoàn kết quốc gia dân tộc thể hiện ở chỗ: Có tính nội dung, có văn hóa
chung và có ngày giỗ tổ chung (10/3. âm lịch)
- Truyền thống nhân văn nhân ái quý trọng con người, hướng con người
vàolàm điều thiện, đồng thời xử lý tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng,
anh em, họ hàng và đề cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội. Do đó
người Việt sống tình cảm hơn, nhân nghĩa hơn, thông minh hơn.
- Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc
biệtkhông cực đoan, cố chấp. Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt,
cái đẹp của dân tộc khác.
- Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố
sau đây. Tri thức, đạo đức, cái đẹp.
- Dân tộc Việt có khả năng học, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tôn vinh
những người học cao, đỗ đạt. b. Tinh hoa nhân loại:
- Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu Đạo phật và Nho giáo lOMoARcPSD|47231818
+ HCM ra đời trong 1 gia đình Nho giáo nên Người đã tiếp thu những quan
điểm tốt đẹp của Nho giáo. Người đánh giá rất cao Khổng Tử. Ngày 19/5/1966,
Người đến thăm Khổng Tử, khắc chữ lên bia đá: “Khổng Tử là người thầy vĩ
đại nhất của nhân loại”.
+ Người dùng rất nhiều những khái niệm, phạm trù nho giáo như: “Vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” (Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân)
+ Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là Phật
đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành” - Trong tinh hoa văn hóa phương Tây.
+ HCM đã nghiên cứu tiếp thu TT văn hoá dân chủ và CM của CM Pháp, CM
Mỹ, trong đó có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyên
ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ.
+ Người đánh giá rất cao về chúa Jêsu. Người tiếp thu những tư tưởng
của những nhà khai sáng Pháp. c. Chủ nghĩa Mác-Lênin
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư
tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với
chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là
cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt
trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã
hội vàchủ nghĩa cộng sản”
Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh
hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan
điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn
đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Các tác phẩm, bài viêt của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cách
mạng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Lênin.Là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
d. Những phẩm chất cá nhân riêng của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu óc
phê phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoá
cách mạng trong nước và trên thế giới.
- Sự khổ công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh những tri thức phong phú
củathời đại và với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc
và phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin một cách khoa học.
- Có một tâm hồn của nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản
nhiệtthành và một trái tim yêu nước thương nòi, yêu thương những người cùng
khổ, sãn sàng chịu đựng hi sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào.
Kết luận: Tóm lại, TTHCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện
chứng TT văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa TT văn hoá của phương
Đông và phương Tây với chủ nghĩa M-L làm nền tảng, cùng với thực tiễn của
dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của HCM - một con người có
tư duy sáng tạo, có PP biện chứng, có nhân cách, phẩm chất CM cao đẹp tạo
nên. TTHCM là TT VN hiện đại.
Câu 2: Phân tích giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng Việt Nam
Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước năm 1911): thời kỳ
này Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo
vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi
những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.[19]
Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920): thời kỳ
này Hồ Chí Minh tìm hiểu cuộc sống của những người lao động; đã khảo sát,
tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp,
tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga, học tập và đã tìm đến với chủ nghĩa
Lenin, tham dự Đại hội Tua, đứng về phía Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp. Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến về tư
tưởng; từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Marx - Lenin,
từ một chiến sĩ chống thực dân phát triển thành một chiến sĩ cộng sản Việt Nam.
Đây là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh:
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản".[19][20]
Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930):
thời kỳ này Hồ Chí Minh đã có hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong
phú ở Pháp (1921-1923), ở Liên Xô (1923-1924), ở Trung Quốc (1924-
1927), ở Thái Lan (1928-1929)... Trong thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh
về cách mạng Việt Nam đã hình thành cơ bản. Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên
cứu xây dựng lý luận, kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và
vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn
bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tác phẩm và bài viết của Hồ Chí lOMoARcPSD|47231818
Minh thời kỳ này đã thể hiện những quan điểm lớn về con đường cách mạng
Việt Nam, có thể kể tên các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925),
Đường Kách mệnh (1927) và những bài viết khác.[19]
Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự
do và quyền dân tộc cơ bản (1930-1945): trên cơ sở tư tưởng về con đường
cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản, trong mấy năm đầu của những
năm 1930, Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình,
vượt qua khuynh hướng "tả" đang chi phối Quốc tế Cộng sản, chi phối Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển thành chiến lược
cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng
lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời.[19]
Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc
(19451969): đây là thời kỳ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945 - 1954) mà đỉnh cao
là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Thời kỳ này nổi bật là các nội dung
như: Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc; tiến hành đồng thời hai
chiến lược cách mạng khác nhau, đó là cách mạng giải phóng dân tộc ở miền
Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm một mục tiêu chung
trước mắt là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Xây dựng
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xây
dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền...
Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc?
1. Vượt qua tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến, tư sản.
- Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự bất cập của tư
tưởng yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến: “trung quân, ái
quốc”, chống Pháp giúp vua (cần vương), để đi đến quan niệm mới: dân là
dân nước, nước là nước dân.
- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được nguyên nhân hất bại của chủ
trươngcứu nước dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, Nhật Bản, những nước
“cùng máu đỏ da vàng”, do Phan bội Châu và các chí sĩ yêu nước trong
“Phong trào Đông Du” tiến hành.
Đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản của Trung
Quốc trong Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), tập trung ở chủ nghĩa
Tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung
Sơn. Người đã rất kính trọng Tôn Dật Tiên, sau này người đã chắt lọc những
nhân tố hợp lý, những quan điểm tiến bộ của Tôn Trung Sơn. Nhưng qua việc
quyết định ra đi tìm đường cứu nước bằng cách đến nước Pháp, đến phương
Tây, cái nôi của chủ nghĩa tư bản, chứng tỏ Người chưa tin vào tư tưởng yêu
nước và con đường cứu nước đó.
2. Bước ngoặt lớn khi Hồ Chí Minh đọc sơ thảo lần thứ nhất những Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lê.
Từ đây Người nhận thức được sâu sắc vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc
trong thời đại mới được mở ra sau thắng lợi Cách mạng Tháng Mười: thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, cách mạng giải phóng
dân tộc phải đặt trong quỹ đạo của cách mạng vô sản. Người đã chỉ
ra: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải tiến hành cách mạng vô sản.
Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, cứu dân.
Đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai
cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩ xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn
cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng bước với phong trào cách
mạng vô sản thế giới....
3. Từ “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
kháccon đường cách mạng vô sản” đến độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. -
Nghiên cứu Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin: bình đẳng, tự quyết, đoànkết
giai cấp công nhân các dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước
đúng đắn nhất là dựa trên lập trường cách mạng vô sản. Sau khi cách mạng giải
phóng dân tộc thắng lợi, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. -
Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải bảo đảm cho dân tộc đó quyền tự
quyếtdân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình
phát triển độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa. -
Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân
dâncó cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực làm chủ. -
Độc lập dân tộc đói hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của
dân tộc này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. lOMoARcPSD|47231818 -
Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc
tôntrọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có
chiến tranh, không có sự hoành hành cái ác, của những sự tàn bạo và bất công,
bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến lên chủ
nghĩa xã hội, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng gàn đời của nhân dân
ta là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Câu 4: Nêu các luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc? Trong những luận điểm đó luận điểm nào sáng tạo nhất? Vì sao?
1. Cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản:
Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế
quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào
thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi
của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một
trong những cái cánh của cách mạng vô sản”; mặt khác, cách mạng giải phóng
dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
2. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc chính là đoàn kết toàn dân
trên cơ sở liên minh công – nông:
Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của dân
chúng, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống
lại cường quyền, nhưng trong sự tập hợp đó, luôn phải nhớ: “Công nông là
người chủ cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh”.
Như vậy, tổ chức chính trị có thể thực hiện việc quy tụ, tập hợp rộng rãi mọi
tầng lớp nhân dân là “Mặt trận dân tộc thống nhất” dưới sự lãnh đạo của Đảng
nhằm tạo ra sức mạnh của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự
do; đấu tranh chống lại kẻ thù là bọn đế quốc và đại địa chủ phong kiến, tay sai.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc:
Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một
luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc
tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc
địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do
nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế
quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân
tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không
những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành
thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác lOMoARcPSD|47231818
– Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách
mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang:
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực là sử dụng bạo lực cách mạng của quần
chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của bọn xâm lược cấu
kết với những kẻ phản động. Người viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống
kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo
lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền. Tháng
5/1941, tại Hội nghị Trung Ương VIII, Người cũng đã đưa ra nhận định: “Cuộc
cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”.
Như vậy, qua sự tư duy của Hồ Chí Minh và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đường lối và phương pháp đấu tranh của cách mạng vô sản đã chuyển
thành đường lối và phương pháp đấu tranh của cách mạng giải phóng dân tộc,
phù hợp với thực tiễn đất nước ta; Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển
học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm
mới mẻ, sáng tạo, trong đó bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và
phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
luận điểm sáng tạo nhất: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phả đi
theo con đường của cách mạng vô sản vì ..........
Câu 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách mạng giải
phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản? Chứng
minh luận điểm này trong thực tế cách mạng Việt Nam?
Câu 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách mạng giải
phóng dân tộc trong điều kiện Việt Nam muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản
lãnh đạo? Chứng minh luận điểm này trong thực tế cách mạng Việt Nam?
a) Cách mạng trước hết phải có Đảng
- Muốn làm cách mệnh “trước hết phải làm cho dân giác ngộ”, “cách mệnhphải
hiểu phong trào thế giới, vậy nên sức mạnh phải tập trung, muốn tập trung
phải có Đảng cách mệnh”
- Trong con đường cách mệnh người khẳng định:”trước hết phải có đảngcách
mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân
tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh thì mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững mới chạy”.
b) ĐCS Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất -
Đầu năm 1930, Người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, một chính đảng
của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”
có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật, nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng. -
Hồ Chí Minh đã xây dựng được một đảng cách mạng tiên phong, phù hợp với
thực tiến cách mạng Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng phụng
sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân được dân tộc ta thừa nhận là đội tiền phong của mình. -
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngon cờ lãnh đạo duy nhất đối với
cáchmạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng. -
Theo Hồ chí Minh, ĐCS Việt Nam là Đảng của GCCN, của NDLĐ và của dân tộc Việt Nam
Câu 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách
mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân, lấy
liên minh công nông làm nền tảng? Chứng minh luận điểm này trong thực
tế cách mạng Việt N0m?
a) Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức -
Từ 1924 Hồ Chí Minh đã nghĩ đến cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân, cuộc
khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng. -
Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động
nonlàm phương thức hành động và khẳng định “... cách mệnh là việc chung của
cả dân chúng chứ không phải việc riêng của một hai người”. -
Trong quá trình chỉ đạo và hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn lấy
nhândân làm nguồn gốc sức mạnh, quan điểm lấy dân làm gốc xuyên suốt quá
trình chỉ đạo chiến tranh của Người: “có dân là có tất cả”, “... dễ trăm lần không
dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. -
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong
khởinghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của
quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi: “... dân khi mạnh thì quân lính nào,
súng ống nào cũng không chống lại nổi”…
b) Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc -
Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam từ phong kiến
thuầntúy đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Ngoài giai cấp công nhân
và nông dân, giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ mặc dù
có mặt hạn chế trong quan hệ với quần chúng nhưng họ cũng là người Việt Nam
chịu nỗi nhục mất nước. -
Hồ Chí Minh phân tích “Dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp nghĩa là
sĩ, nông, công thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. -
Trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên, Người xác định lực lượng cách mạng
baogồm cả dân tộc: đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, tư sản, trí thức, trung nông. lOMoARcPSD|47231818 -
Trong lực lượng toàn dân tộc Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
+ Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân, Người phân tích
công nhân và nông dân có số lượng đông nhất nên có sức mạnh lớn nhất. Họ lại
bị áp bức, bóc lột nặng nề nên “... lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết.”
+ Công nông là gốc cách mệnh.
(Tuy vậy Người không coi nhẹ vai trò khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng
dân tộc của các giai cấp và tầng lớp khác. Người coi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và
một bộ phận địa chủ là đồng minh của cách mạng.)
Câu 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách
mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng
lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
a) Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo - Khi
chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc thì thuộc địa trở thành một
trong những nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc. -
Nguyễn Ái Quốc khẳng định “... tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đều
lấy từcác xứ thuộc địa.” Người chỉ rõ “... nọc độc và sức sống của con rắn độc tư
bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa”. -
Người thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản như Anh, Pháp không thấy
được vấn đề quan trọng đó. Hồ Chí Minh khẳng định: trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt.
-Theo Hồ Chí Minh “... phải làm cho các dân tộc từ trước đến nay vẫn cách biệt
nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương
Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. -
Trong khi yêu cầu Quốc tế cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến
cáchmạng thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định: công cuộc giải phóng nhân
dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực tự giải phóng. -
Người đánh giá cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống thực dân
vàNgười chủ trương phát huy năng lực chủ quan của dân tộc, tránh ỷ lại. “Một
dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không
xứng đáng được độc lập”.
b) Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc - Hồ
Chí Minh cho rằng giữa cách mạng giải phóng thuộc địa và cách mạng vô sản ở
chính quốc có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau trong việc chống
kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc nhưng đó là mối quan hệ bình đẳng chứ
không phải quan hệ phụ thuộc.
- Nhận thức vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân
tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng thuộc địa có thể giành thắng
lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
=> Đây là luận điểm sáng tạo có giá trị lý luận và tiên tiến, một cống hiến quan
trọng của chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin
Câu 9: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách
mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực
cách mạng? Chứng minh luận điểm này trong thực tế cách mạng Việt Nam?
a) Tính tất yếu của cách mạng bạo lực - Tính tất yếu:
+ Các thế lực đế quốc dùng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã
man các phong trào yêu nước… Vì thế con đường để giành và giữ độc lập chỉ có
thể là con đường cách mạng bạo lực.
+ Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc và tay sai, Hồ Chí
Minh chỉ rõ: Cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng,
giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.
+ Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng bạo
lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân.
+ Trong thời kỳ 1940 – 1945 Người cùng Trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng
cơ sở của cách mạng bạo lực gồm: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng
vũ trang nhân dân. Mặt trận Việt Minh chính là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn
luyện lực lượng chính trị. -
Hình thức cách mạng bạo lực.
Gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang nhưng phải “tùy tình hình”
để “khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi”.
+ Trong Cách mạng tháng Tám bạo lực cách mạng thể hiện bằng khởi nghĩa vũ
trang với lực lượng chính trị là chủ yếu.
+ Trong chiến tranh cách mạng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang và đấu
tranh vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch.
Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt đấu tranh chính trị. b) Tư tưởng bạo
lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng bạo lực khác hẳn tư tưởng hiếu
chiếncủa các thế lực đế quốc xâm lược, xuất phát từ tình yêu thương, quý trọng con người. -
Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng khi không
còn khả năng hòa hoãn khi kẻ thù ngoan cố. -
Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất
biệnchứng với nhau yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý,
tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết xung đột nhưng một khi không thể lOMoARcPSD|47231818
tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng
bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và
bảo vệ hòa bình vì độc lập, tự do. c) Hình thái bạo lực cách mạng -
Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều, Hồ
ChíMinh chủ trương phát động chiến tranh nhân dân dựa vào lực lượng toàn dân,
có lực lượng vũ trang làm nòng cốt theo phương châm: toàn dân, toàn diện, lâu
dài và dựa vào sức mình là chính. -
Toàn dân khởi nghĩa, toàn dân nổi dậy là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về hình thái bạo lực cách mạng.
+ Trong chiến tranh “quân sự là việc chủ chốt” nhưng đồng thời phải kết hợp chặt
chẽ với đấu tranh chính trị.
+ Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, có tác dụng
thêm bạn, bớt thù… Hồ Chí Minh chủ trương “nửa đánh, nửa đàm”. + Đấu tranh
kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta,
phá hoại kinh tế của địch.
+ Chiến tranh về văn hóa cũng rất quan trọng.
+ Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương đánh lâu dài. + Tự lực
cánh sinh là một phương châm chiến lược rất quan trọng nhằm phát huy sức
mạnh chủ quan, tránh trông chờ, ỷ lại… phát huy đến mức cao nhất mọi nỗ lực
của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập, tự chủ.
Câu 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ
nghĩa? Liên hệ thực tế luận điểm này với Việt Nam hiện nay?
Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của CNXH là thống nhất với các nhà
kinh điển. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng CNXH ở nước ta, vào thời điểm khác
nhau Bác nêu bản chất của CNXH thông qua các cách định nghĩa khác nhau là: -
Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồm
nhiềumặt khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng,
mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục
tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. -
Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị…).
Nhiệmvụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của
chúng ta. Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm
nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những
người già cả, đau yếu và trẻ em…”. -
Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của CNXH: không
cóngười bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công
bằng, bình đẳng… “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”… -
Hồ Chí Minh tiếp cận với CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó
làphải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật “nhằm nâng cao đời sống vật chất và
văn hoá của nhân dân”. do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.
=> Có thể khái quát bản chất của CNXH theo tư tưởng HCM:Chế độ do nhân
dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã hội phát triển cao về văn
hoá, đạo đức; một xã hội công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân
dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 11: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam? Liên hệ thực tế?
+ Mục tiêu chung,đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. “Tôi
chỉ có một ham muốn…”. Chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Hoặc “không
ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là lâu dài, Hồ Chí Minh cho rằng:
“chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong
lịch sử dân tộc ta….”, Đề cập đến các mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu chính trị:là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
+ Mục tiêu kinh tế:Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại,
khoa học - kỹ thuật tiên tiến, bóc lột bị xoá bỏ dần, cải thiện đời sống. Kết hợp các lợi ích.
+ Mục tiêu văn hoá- xã hội: văn hoá là mục tiêu cơ bản, xoá mù chữ, phát triển
nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, nâng cao dân trí…
+ Mục tiêu con người: Theo Hồ Chí Minh, CNXH là công trình tập thể của nhân
dân. Do đó, nếu không có con người thì sẽ không có CNXH.
⇨ để xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN. Đó là con người có lý
tưởng XHCN, đấu tranh cho lý tưởng của CNXH.
⇨ Thứ hai, con người XHCN phải luôn gắn tài năng với đạo đức. Người quan
niệm: Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà không có tài thì không thể làm việc được.
b. Về động lực của CNXH lOMoARcPSD|47231818
+ Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng CNXH:
vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con
người làm động lực quan trọng và quyết định. “CNXH chỉ có thể xây dựng được
với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” . Nòng
cốt là công – nông – trí thức.
Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. “phải
chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. “Nếu dân đói, Đảng và
Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi”.
Ngoài ra Hồ Chí Minh còn nêu các động lực bên ngoài như kết hợp với sức mạnh
thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.
+ Nét độc đáo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là chỉ ra yếu tố kìm hãm,
triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội. Đó là các lực cản: Căn bệnh
thoái hoá, biến chất của cán bộ;
Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là kẻ thù hung ác của CNXH.
Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến.
Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống lười biếng...
Câu 12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ, một số
nguyên tắc của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Liên hệ thực tế?
Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ –
Tính chất: Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ. –
Đặc điểm: Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước
nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa. –
Nhiệm vụ: Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ, xây dựng
các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.
+ Về chính trị, phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất của chủ
nghĩa xã hội. Muốn xây dựng được chế độ này, theo Hồ Chí Minh, phải chống
tất cả các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, trước hết ở trong Đảng, trong bộ máy
chính quyền từ cấp cơ sở đến Trung ương.
+ Về kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc
hậu, Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ là phải
cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
+ Về văn hóa, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của
văn hóa đế quốc; đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa
dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới
+ Về các quan hệ xã hội, phải thay đổi triệt để những quan hệ cũ đã trở thành
thói quen trong lối sống, nếp sống của con người; xây dựng được một xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá
nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn
4 nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
+ Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ
nghĩa Mác – Lênin.
+ Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc.
+ Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.
+ Thứ tư, xây phải đi đôi với chống. Liên hệ: 1.
Giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội 2.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực
nhất là nguồn lực nội sinh để công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 3.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 4.
Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu
tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.
Câu 13: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội? Vận dụng tư tưởng này trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay?
1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ ngĩa xã hội
-Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở,
là tiền đề cho mục tiêu tiếp theo: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản lOMoARcPSD|47231818
-Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930), Hồ Chí Minh khẳng định phương
hướng chiến lược cách mạng nước ta là: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
-Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và
dân chủ; độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;
hơn nữa, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân.
-Tư tưởng trên của Hồ Chí Minh đúng đắn và sáng tạo vì không chỉ đáp ứng
được yêu cầu khách quan, cụ thể của cách mạng Việt Nam mà còn phù hợp với
quy luật phát triển của thời đại
2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc vững chắc -
Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại, phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam. -
Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, còn là một xã hội tốt đẹp, không còn
chếđộ áp bức, bóc lột. Đó là một xã hội bình đẳng, công bằng và hợp lý: làm
nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, đảm bảo phúc lợi
xã hội cho người già, trẻ em và những người khó khăn trong cuộc sống; mọi
người đều có điều kiện phát triển như nhau.
3. Điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh cần có những điều kiện sau:
- Một là, phải đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản trong suốt tiến trình cách mạng.
- Hai là, phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là
khối liên minh công – nông.
- Ba là, phải đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới. -> Ba điều kiện
trên phải được đảm bảo, gắn bó chặt chẽ với nhau sẽ góp phần bảo vệ độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội Vận dụng:
- kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà HCM đã xác định phát huy sức mạnh dân chủ xhcn
- củng cố, kiên toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị
- đấutranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
lốisống và tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ
Câu 14: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức của người cách
mạng? Liên hệ với bản thân ?
Trung với nước hiếu với dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tận trung với nước là chuẩn mực có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu. Đó là lẽ phải, là chân lý. Nước mất thì nhà tan, mỗi người dân sẽ thành nô lệ.
Do đó, là người công dân thì phải tận trung với nước, tận lực phụng sự Tổ quốc:
suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng;
không phản bội, quy hàng kẻ địch…
Tận trung với nước cũng chính là tận trung với Đảng, quyết tâm đưa đất nước
phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, Đảng là
người đại diện cho nước, cho dân, “ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân,
của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
Yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa, có tình
- Hồ Chí Minh chẳng những thương yêu tất cả những người lao động, mà còn
đặc biệt thương yêu những người bị áp bức, bóc lột, bị đọa đầy đau khổ, bị
nô dịch giai cấp và dân tộc Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh
không chỉ dừng lại ở lòng “trắc ẩn”, mà còn được nâng lên ở tầm cao của nhận thức tư tưởng.
- Sống có nghĩa, có tình, giúp người, cứu người, hướng tới giải phóng triệt để
con người là động cơ mạnh mẽ, là mục tiêu lý tưởng cao cả của Hồ Chí Minh.
Người nói rõ: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói,
chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì”. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Cần là thường xuyên cố gắng, luôn chăm chỉ, trong suốt cả cuộc đời. Cần
còn là biết chủ động và sắp xếp công việc có kế hoạch, có sáng tạo, biết nuôi
dưỡng tinh thần và lực lượng để có thể làm việc lâu dài, đạt kết quả cao.
- Kiệm là tiết kiệm công sức, tiền của và thời gian, sử dụng chúng sao cho
cóích nhất, hiệu quả nhất. Kiệm cũng có nghĩa là không xa xỉ, không hoang
phí, không bừa bãi trong sản xuất và đời sống.
- liêm là “Không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân
dân”, “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không
bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. lOMoARcPSD|47231818
- Chính là không tà, là thẳng thắn và đứng đắn. Theo Hồ Chí Minh: trong xãhội,
tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia ra làm 2
thứ: việc CHÍNH và việc TÀ. Làm việc CHÍNH là người THIỆN, làm việc Tà là người ÁC.
- Chí công vô tư: cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngượclại.
Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi
hưởng thụ thì mình nên đi sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Người nhấn mạnh, thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết
chống chủ nghĩa cá nhân.
Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung
- Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế chính là quan hệ
hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ, tương trợ với các dân tộc bị áp bức, với nhân
dân lao động các nước, với những người yêu hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới.
- Đó là tinh thần quốc tế cao đẹp mà Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ,
đảngviên đều phải thấm nhuần và rèn luyện trong cuộc đấu tranh chung vì
hòa bình, phát triển và tiến bộ trên toàn thế giới.
Câu 15: Nêu suy nghĩ của anh (chị ) về cuộc vận động học tập và làm theo
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
- Nhiệm vụ của thế hệ trẻ ngày nay trong việc học tập tấm gương đạo đứcHồ
Chí Minh: mỗi người trẻ chúng ta cần học tập ở Bác những đức tính tốt đẹp,
tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước, sống và cống hiến hết mình cho đất nước
và tạo dựng một tương lai tốt đẹp.
- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự maymắn,
chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà
vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động,
tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
- Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta
đượcyêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc. c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ,
lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc.
Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…