Top 50 câu hỏi trác nghiệm - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Câu 1. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển làA. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.B. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.C. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất.D. Làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH131)
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Những vấn đề cơ bản về môi trường
I. PHẦN CÂU HỎI : 50 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là
A. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.
B. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.
C. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất.
D. Làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.
Câu 2 : Tài nguyên thiên nhiên là gì?
A. Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành trong tự nhiên
B. Là nguồn vật chất tồn tại trong tự nhiên
C. Là nguồn sống của con người
D. Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người
có thể sử dụng được cho cuộc sống
Câu 3. Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.
B. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
C. Vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư.
D. Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.
Câu 4 : Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất
C. Tài nguyên khoáng sản
D. Tài nguyên sinh vật
Câu 5 : Hãy tìm câu có nội dung sai trong các câu sau đây:
A. Đất là môi trường sản xuất lương thực phẩm nuôi sống con người
B. Đất là tài nguyên không tái sinh
C. Đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông
D. Sử dụng đất hợp lí là làm cho đất không bị thoái hoá
Câu 6 : Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:
A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới
Câu 7 : Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường qui định:
A. Có thể đưa trực tiếp ra môi trường
B. Có thể tự do chuyên chở chất thảI từ nơi này sang nơi khác
C. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp D. Chôn vào đất
Câu 8 : Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên? A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất
C. Tài nguyên sinh vật
D. Tài nguyên trí tuệ con người
Câu 9 : Chọn từ phù hợp trong số các từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau:
"Giữ gìn cải tạo thiên nhiên là…..của mỗi chúng ta". A. Kinh nghiệm B. Trách nhiệm C. Sở thích D. Điều kiện
Câu 10 : Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?
A. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt
B. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe
C. Tiếng ồn của các loại động cơ
D. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh
Câu 11 : Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?
A. Nước thải không được xử lí
B. Khí thải của các phương tiện giao thông
C. Tiếng ồn của các loại động cơ D. Động đất
Câu 12 : Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Tăng nguồn nước
B. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức
C. Tăng diện tích trồng trọt
D. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản
Câu 13 : Luật Bảo vệ môi trường qui định: "Cần quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất
thải độc hại ra môi trường" có tác dụng gì ?
A. Chất thải được thu gom lạiđúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường
B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
Câu 14 : Trong bộ Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2014, quy tắc bảo vệ môi trường nào
dưới đây là không chính xác?
A. Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, quyền trẻ em, an ninh xã hội, ứng phó với
biến đổi khí hậu… cần đảm bảo gắn kết hài hòa để con người được sống và làm việc
trong môi trường trong sạch, không ô nhiễm.
B. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm, đồng thời là nghĩa vụ của mọi cá nhân, hộ gia
đình, tổ chức, cơ quan đoàn thể.
C. Bảo vệ môi trường không dựa trên cơ sở sử dụng tài nguyên một cách hợp lý.
D. Bảo vệ môi trường quốc gia và bảo vệ môi trường khu vực gắn liền với nhau; bảo vệ
môi trường cam kết không phương hại đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Câu 15 : Biện pháp nào sau đây không được thực hiện khi bảo vệ rừng sản xuất?
A. Không bảo vệ các loài động vật rừng như lợn rừng, gà rừng… trong khu sản xuất
B. Nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy
C. Ngăn chặn và báo cáo với các cơ quan quản lý về hành vi xâm phạm, chặt phá rừng
D. Tuyên truyền với người khác nâng cao ý thức bảo vệ rừng
Câu 16 : Ngày môi trường thế giới là ngày/tháng nào ? A. 21/06 B. 01/12 C. 05/06 D. 09/01
Câu 17: Đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật quý giá.
B. Gây hạn hán, xói mòn, sạt lở đất.
C. Gây biến đổi khí hậu. D. Cả A, B, C.
Câu 18. Biến đổi khí hậu là gì?
A. Sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm
B. Là khí hậu của một khu vực trong một năm
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khá
Câu 19. Thành phần khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên là: A. ni-tơ B. oxy C. carbonic D. ô-zôn
Câu 20. Đâu là biện pháp giảm ô nhiễm môi trường?
A. Tăng cường trồng rừng
B. Nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra môi trường
C. Sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên D. A và C đúng
Câu 21. Đâu là biện pháp làm giảm khí thải hiệu ứng nhà kính?
A. Tăng cường diện tích cây xanh
B. Sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên
C. Xử lí khí thải trước khi xả ra môi trường
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là A. H2O, CH4, CFC. B. N2O, O2, H2, CH4. C. CO2, N2O, O2. D. CO2, CH4, CFC
Câu 23. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
A. Băng hai cực tăng.
B. Mực nước biển dâng.
C. Sinh vật phong phú.
D. Thiên tai bất thường
Câu 24 : Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận
động đất, núi lửa? A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Nhật Bản. D. Anh
Câu 25 : Cho các phát biểu sau :
(a) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người
(b) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất
CFC dùng, trong công nghiệp làm lạnh
(c) Lưu huỳnh đioxít và các oxit của nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của
đất, phá hủy các công trình xây dựng,
(d) Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư,
khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong
sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước
Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là A 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26 : Hiện nay, các hợp chất CFC (cloflocacbon) đang được hạn chế sử dụng và bị cấm
sản xuất trên phạm vi toàn thế giới vì ngoài gây hiệu ứng nhà kính chúng còn gây ra hiện tượng
A. ô nhiễm môi trường đất
B. ô nhiễm môi trường nước C. thủng tầng ozon D. mưa axit
Câu 27 : Nhận xét nào sau đây không đúng về vấn đề ô nhiễm môi trường?
A. Các khí CO, CO , SO 2 , NO 2
gây ô nhiễm không khí. x
B. Nước thải chứa các ion kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nước
C. Nước chứa càng nhiều ion NO-3,PO3-4NO3-, PO43- thì càng tốt cho thực vật phát triển.
D. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các giàn khoan, tràn dầu do đắm tàu gây ô nhiễm môi trường nước biển
Câu 28 : Trong các chất dưới đây, chất góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit là A. Teflon (CFC) B. CO2 C. SO2 D. ozon
Câu 29 : Kim loại có trong nước thải (sản xuất pin, acquy,...), khí thải của xe thường là: A. Kẽm B. crom C. asen D. chì
Câu 30 : Nguyên nhân chính gây ra lỗ thủng tầng ozone A. CFC B. CO2 C. CH4 D. NH3
Câu 31 : Dãy nào sau đây gồm các nguyên nhân gây ô không khí mà bạn biết?
A. Khói bụi, trồng cây xanh, rác thải.
B. Khói bụi, cháy rừng, rác thải.
C. Cháy rừng, phun nước rửa đường, thu gom rác.
D. Không sử dụng bếp than tổ ong, thu gom rác, khói bụi
Câu 32 : Thế nào là ô nhiễm môi trường?
A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi
C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi
D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học
bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác
Câu 33: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất
B. Sự suy giảm sức khỏe và mức sống của con người
C. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ
D. Cả ba đáp án trên
Câu 34 : Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do
A. Hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt
B. Hoạt động giao thông vận tải
C. Đốt cháy nguyên liệu trong sinh hoạt
D. Hoạt động công nghiệp
Câu 35 : Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì?
A. Do hoạt động của con người gây ra
B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ...)
C. Do con người thải rác ra sông
D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên
Câu 36 : Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của
A. Công trường khai thác chất phóng xạ.
B. Nhà máy điện nguyên tử
C. Thử vũ khí hạt nhân
D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ khí hạt nhân
Câu 37 : Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu? A. Đất, nước B. Nước, không khí C. Không khí, đất
D. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật
Câu 38 : Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng & số lượng của …
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. A. Thành phần B. Các yếu tố
C. Các chất ô nhiễm
D. Tất cả các câu trên
Câu 39 : Sự cố môi trường là … xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên. A. Sự cố
B. Tai biến hoặc rủi ro C. Hiện tượng
D. Ô nhiễm môi trường
Câu 40 : Rừng có ý nghĩa gì đối với tự nhiên và con người?
A. Cung cấp gỗ, củi đốt, nguồn thực phẩm thú rừng cho người
B. Điều hoà khí hậu và góp phần cân bằng sinh thái
C. Giữ nước ngầm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản D. Cả A, B và C
Câu 41 : Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phảI làm là:
A. Tăng cường chặt, đốn cây rừng và săn bắt thú rừng
B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh
D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
Câu 42 : Rác thải sinh hoạt là gì ?
A. Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại trong quá trình sống, sinh hoạt, sản
xuất của con và động vật, phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu bệnh
viện, khu xử lý chất thải…
B. Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại bỏ từ các hoạt động sống, sinh hoạt hàng ngày.
C. Rác thải sinh hoạt là các chất rắn phát sinh ra từ hộ gia đình D. Cả A,B và C
Câu 43 : Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường không khí như thế nào ?
A. CH4, CO2, NH3, H2S, mùi hôi, vi sinh vật gây bệnh
B. Giảm chất lượng môi trường không khí
C. Gây hiệu ứng nhà kính D. Cả A, B và C
Câu 44 : Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch?
A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt tròng lòng đất
B. Dầu mỏ và khí đốt
C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại
D. Dầu mỏ, thuỷ triều, khí đốt
Câu 45 : Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
A. Bảo vệ các loại động vật hoang dã
B. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
C. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng
D. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài
sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái
Câu 46 : Khí hậu là gì?
A. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1 năm
B. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1tuần
C. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong nhiều năm
D. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1 tháng
Câu 47 : Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu
trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là:
A. Phát triển chăn nuôi
B. Đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
C. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn
D. Giảm giá thành sản xuất dầu khí
Câu 48 : Nhận xét nào sau đây không đúng về vấn đề ô nhiễm môi trường?
A. Các khí CO, CO , SO 2 , NO 2
gây ô nhiễm không khí. x
B. Nước thải chứa các ion kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nước
C. Nước chứa càng nhiều ion NO-3,PO3-4NO3-, PO43- thì càng tốt cho thực vật phát triển.
D. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các giàn khoan, tràn dầu do đắm tàu gây ô nhiễm môi trường nước biển.
Câu 49 : Không khí sẽ bị ô nhiễm khi tăng cao nồng độ của chất sau đây? A. Khí N2 B. Khí O2 C. Khí CO2 D. Hơi nước
Câu 50 : Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước cần có biện pháp gì?
A. Xây dựng luật Bảo vệ môi trường nước.
B. Xử lí nước thải từ nhà máy trước khi đổ ra sông.
C. Tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước.
D. Tất cả các biện pháp trên. II. PHẦN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN 1.D 6.C 11.A 16.C 21.D 26.C 31.B 36.B 41.C 46.C 2.D 7.C 12.B 17.D 22.D 27.C 32.D 37.D 42.D 47.B 3.C 8.D 13.A 18.A 23.C 28.C 33.D 38.A 43.D 48.C 4.C 9.B 14.B 19.C 24.C 29.D 34.A 39.B 44.A 49.C 5.B 10.D 15.A 20.D 25.D 30.A 35.D 40.D 45.D 50.D