Trắc nghiệm 3 chương đầu môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội
Trắc nghiệm 3 chương đầu môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC
CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM
NGUYỄN LAN ANH NNTQ4 – K15
1. Học thuyết nào sau đây phủ nhận nguồn gốc ra đời của Nhà nước do
thượng đế sáng tạo ra: A – Khế ước xã hội B – Tâm lý C – Gia trưởng.
D – Các phương án trên đều sai
2. Người nào sau đây không phải là đại biểu của học thuyết gia trưởng: A – Aristote B – Locke C – Bodin D – More
3. Thị tộc được tổ chức theo: A – giới tính
B – sự thoả thuận giữa người đứng đầu thị tộc và người trong thị tộc C – sự liên kết tự do D – Huyết thống
4. Xã hội thị tộc được điều chỉnh bởi các yếu tố nào sau đây: A – Đạo đức B – Tập quán C – Tôn giáo
D – Tất cả các phương án trên đều đúng
5. Sắp xếp các hình thái tổ chức xã hội dưới đây theo quy mô tăng dần:
A – Thị tộc – Bào tộc – Bộ lạc
B – Bào tộc – Thị tộc – Bộ lạc
C – Bộ lạc – Bào tộc – Thị tộc
D – Thị tộc – Bộ lạc – Bào lạc
6. Lần phân công lao động nào sau đây không xuất hiện trong xã hội
Cộng sản nguyên thuỷ:
A – Thương nghiệp xuất hiện
B – Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
C – trồng trọt tách khỏi hoạt động săn bắn, hái lượn
D – Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
7. Khẳng định nào sau đây không đúng:
A – Nhà nước chính là một loại quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội
B – Nhà nước được hình thành do ý chí và mong muốn của cộng đồng người trong xã hội
C – Nhà nước xuất hiện ở những nơi mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được
D – Không có khẳng định đúng
8. Nhà nước nào sau đây chỉ có tính gia cấp mà không có tính xã hội: A – Nhà nước chủ nô
B – Nhà nước phong kiến C – Nhà nước tư sản
D – Tất cả các phương án trên đều sai
9. Câu khẳng định nào sau đây sai:
A – Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
B – Nhà nước ban hành pháp luật
C – Nhà nước có chủ quyền quốc gia
D – Nhà nước chịu trách nhiệm bảo đảm mọi người dân đều có nơi cư trú
10. Bộ máy Nhà nước nào sau đây được cấu tạo theo mô hình quân sự - hành chính:
A – Bộ máy Nhà nước chủ nô
B – Bộ máy Nhà nước phong kiến
C – Bộ máy Nhà nước tư sản
D – Tất cả các phương án trên đều sai
11. Câu khẳng định nào sau đây đúng:
A – Bộ máy Nhà nước XHCN Việt Nam được tổ chức dựa trên thuyết tam quyền phân lập
B – Bộ máy Nhà nước XHCN Việt Nam được tổ chức dựa trên nguyên tắc
tập quyền và không có sự phân chia quyền lực
C – Bộ máy Nhà nước XHCN Việt Nam được tổ chức dựa trên sự phân chia
quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
D – Bộ máy Nhà nước XHCN Việt Nam được tổ chức dựa trên nguyên tắc
tập quyền nhưng có sự phân công quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước.
12. Quốc gia nào sau đây không phải Nhà nước đơn nhất: A – Việt Nam B – Hoa kỳ C – Thái Lan D – Nhật Bản
13. Nhà nước do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích
của giai cấp mình là quan điểm của học thuyết: A – Mác – Lênin. B – Thần học. C – Gia trưởng. D – Khế ước xã hội.
14. Bản chất nhà nước là: A – Tính giai cấp
B – Tính giai cấp và tính xã hội. C – Tính xã hội.
D – Không có thuộc tính nào.
15. Tổ chức có quyền lực công: A – Công ty.
B – Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
C – Các tổ chức xã hội. D – Nhà nước.
16. Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu Nhà nước? A – 2 kiểu Nhà nước B – 3 kiểu Nhà nước C – 4 kiểu Nhà nước D – 5 kiểu Nhà nước
17. Quyền lực Nhà nước tập trung, thống nhất trong các cơ quan quyền
lực do dân bầu ra là hình thức chính thể:
A – Cộng hoà dân chủ nhân dân.
B – Cộng hoà dân chủ tư sản.
C – Quân chủ lập hiến.
D – Quân chủ chuyên chế.
18. Bản chất của Nhà nước Việt Nam là:
A – Nhà nước của tất cả các dân tộc trong quốc gia Việt Nam.
B – Nhà nước mà trong đó quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
C – Nhà nước thể hiện bản chất dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, vai trò và ý thức xã hội.
D – Cả a, b, c đều đúng.
19. Chức năng của Nhà nước là:
A – Những phương diện hoạt động cơ bản có tính chất định hướng của Nhà nước.
B – Nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước.
C – Nhiệm vụ lâu dài của Nhà nước.
D – Hoạt động bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
20. Hình thức Nhà nước Việt Nam dưới góc độ chính thể là:
A – Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ tư sản.
B – Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân.
C – Hình thức chính thể quân chủ lập hiến.
D – Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế.
21. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt Nam là: A – Nhà nước liên minh B – Nhà nước liên bang.
C – Nhà nước đơn nhất.
D – Cả a, b, c đều đúng.
22. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước:
A – Có chủ quyền chung, toàn vẹn lãnh thổ.
B – Có một hệ thống pháp luật áp dụng trên toàn lãnh thổ.
C – Có hai hệ thống cơ quan Nhà nước.
D – Cả a và b đều đúng.
23. Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước Việt Nam là A – Đảng Cộng sản. B – Quốc hội. C – Chính phủ.
D – Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
24. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được bầu hay được bổ nhiệm bởi: A – Tổng bí thư Đảng. B – Thủ tướng.
C – Chủ tịch quốc hội.
D – Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
25. Cơ quan thường trực của Quốc hội là: A – Chính phủ
B – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
C – Hội đồng nhân dân các cấp.
D – Uỷ ban nhân dân các cấp.
26. Cơ quan quản lý Nhà nước địa phương là
A – Uỷ ban nhân dân các cấp.
B – Hội đồng nhân dân các cấp.
C – Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
D – Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
27. Cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương là:
A – Toà án nhân dân tối cao.
B – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
C – Bộ và cơ quan ngang Bộ.
D – Viện kiểm sát nhân dân tối cao. CHƯƠNG 2.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
1. Nhà nước ra đời do nguyên nhân nào dưới đây:
A – Sự tư hữu về tài sản trong xã hội
B – Sự phân chia giai cấp trong xã hội
C – Sự ban hành và thừa nhận của Nhà nước
D – Không có phương án đúng
2. Tập quán không có đặc điểm nào sau đây:
A – Tính cộng đồng bình đẳng
B – Tính quy phạm phổ biến
C – Tính lỗi thời, lạc hậu
D – Phạm vi áp dụng hẹp
3. Câu khẳng định nào sau đây đúng:
A – Tập quán do thị tộc, bộ lạc xây dựng lên
B – Tập quán là công cụ điều chỉnh xã hội duy nhất trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ
C – Tập quán không có tính cưỡng chế
D – Không có câu trả lời nào đúng
4. Pháp luật được hình thành thông qua con đường nào sau đây:
A – Do Nhà nước thừa nhận các quy phạm tập quán
B – Do Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
C – Do Nhà nước thừa kế án lệ của các Toà án
D – Các phương án đều đúng
5. Pháp luật thể hiện được phong tục, tập quán của một quốc gia là
phản ánh bản chất nào sau đây của pháp luật: A – Tính giai cấp B – Tính xã hội C – Tính dân tộc D – Tính mở
6. Câu khẳng định nào sau đây sai:
A – Pháp luật có tính bắt buộc chung
B – Pháp luật có tính cưỡng chế
C – Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức
D – Pháp luật có tính mềm dẻo, tương đối
7. Kiểu pháp luật nào mang nặng dấu ấn của quy phạm xã hội của chế
độ thị tộc – bộ lạc:
A – Kiểu pháp luật chủ nô
B – Kiểu Nhà nước phong kiến
C – Kiểu Nhà nước tư sản
D – Không có đáp án nào đúng
8. Khái niệm “công dân” lần đầu tiên xuất hiện trong kiểu pháp luật nào:
A – Kiểu Nhà nước chủ nô
B – Kiểu Nhà nước phong kiến
C – Kiểu Nhà nước tư sản D – Kiểu Nhà nước XHCN
9. Khái niệm “công dân” tồn tại trong kiểu pháp luật nào:
A – Kiểu Nhà nước chủ nô
B – Kiểu Nhà nước phong kiến
C – Kiểu Nhà nước tư sản D – Kiểu Nhà nước XHCN
10. Nguyên tắc pháp chế lần đầu tiên xuất hiện trong kiểu pháp luật nào:
A – Kiểu Nhà nước chủ nô
B – Kiểu Nhà nước phong kiến
C – Kiểu Nhà nước tư sản D – Kiểu Nhà nước XHCN
11. Kiểu pháp luật nào có mục tiêu hạn chế và xoá bỏ chế độ tư hữu:
A – Kiểu Nhà nước chủ nô
B – Kiểu Nhà nước phong kiến
C – Kiểu Nhà nước tư sản D – Kiểu Nhà nước XHCN
12. Pháp luật và Nhà nước là 2 hiện tượng xuất hiện trong xã hội cùng
lúc là quan điểm của lý thuyết:
A – Thuyết tâm lý xã hội B – Thuyết thần học.
C – Học thuyết Mác-Lênin. D – Thuyết gia trưởng
13. Hình thức Pháp luật được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam là: A – Tập quán pháp. B – Tiền lệ pháp.
C – Văn bản quy phạm Pháp luật. D – Học lý.
14. Tính quy phạm phổ biến là đặc tính của: A – Pháp luật. B – Quy tắc đạo đức. C – Tôn giáo. D – Tổ chức xã hội. CHƯƠNG 3.
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Câu khẳng định nào sau đây đúng:
A – Quy phạm pháp luật phải đầy đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
B – Quy phạm pháp luật không thể thiếu được bộ phận giả định
C – Quy phạm pháp luật không thể thiếu được bộ phận quy định
D – Quy phạm pháp luật không thể thiếu được bộ phận chế tài
2. Khẳng định nào sau đây sai:
A – Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung
B – Quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc chung
C – Quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện
D – Không có khẳng định nào sai
3. “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có
thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” (khoản 3 Điều 51 Luật
HN & GĐ năm 2014). Phần giả định của quy phạm này là:
A – Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn B – Chồng
C – Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
D – Không có đáp án đúng
4. “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên
thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng
của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn;” (Điều 55 Luật HN &
GĐ năm 2014). Phần quy định định của quy phạm này là: A – Cùng yêu cầu ly hôn
B – Tòa án công nhận thuận tình ly hôn
C – Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
D – Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
5. “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo
lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho
hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được” (Khoản 1 Điều 56 Luật HN & GĐ
năm 2014). Phần giả định trong quy phạm pháp luật này là:
A – Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành