Trắc nghiệm Chương 1,2,3 - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Ngọc quyết định từ bỏ buổi xem kịch tối nay để đi học tiếng anh, quyết định này của Ngọc thể hiệna. Chi phí cơ hộib. Sự đánh đổic. Con người suy nghĩ tại điểm cận biênd. Các câu trên đúng. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 1
1. Ngọc quyết định từ bỏ buổi xem kịch tối nay để đi học tiếng anh, quyết định này của Ngọc thể hiện a. Chi phí cơ hội b. Sự đánh đổi
c. Con người suy nghĩ tại điểm cận biên d. Các câu trên đúng
2. Thương mại mang lại lợi ích cho con người vì
a. Người ta có thể mua được thứ người ta không tự sản xuất được
b. Thúc đẩy tăng năng suất
c. Thúc đẩy sản lượng tăng
d. Các câu trên đều đúng
3. Khi chính phủ can thiệp vào nền kinh tế điều nào sau đây không đúng
a. Hạn chế ảnh hưởng của ngoại tác tiêu cực
b. Giảm tổn thất do sức mạnh thị trường
c. Bảo vệ quyền sở hữu của người dân
d. Giúp nguồn lực luôn được phân bổ hiệu quả
4. Điều nào sau đây là đúng khi chính phủ in quá nhiều tiền
a. Nền kinh tế sẽ tăng nguồn vốn
b. Giá hàng hóa dịch vụ tăng
c. Chỉ xảy ra lạm phát trong dài hạn
d. Thúc đẩy nền kinh tế tang trưởng
5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích từ thương mại
a. Chỉ quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối thì mới có lợi ích từ thương mại
b. Chỉ quốc gia nào có lợi thế tương đối thì mới có lợi ích từ thương mại
c. Chỉ những quốc gia có năng suất cao mới có lợi ích từ thương mại d. Các câu trên đều sai
6. Quốc gia A để sản xuất ra máy tính đã sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn quốc gia
B, vì thế quốc gia A đã bán máy tính cho quốc gia B và họ có lợi từ thương mại, vậy lợi thế này là: a. lợi thế tương đối b. lợi thế tuyệt đối
c. lợi thế do chi phí cơ hội thấp
d. không có lợi thế nào cả
7. Quốc gia A có chi phí cơ hội để sản xuất cà phê thấp hơn quốc gia B, vì thế quốc
gia A đã bán cà phê cho quốc gia B và họ có lợi từ thương mại, vậy lợi thế này là: a. lợi thế tương đối b. lợi thế tuyệt đối
c. cả 2 câu trên đều đúng
d. không có lợi thế nào cả
8. Mức sống của người dân 1 quốc gia phụ thuộc vào
a. Số tiền quốc gia đó có được
b. Năng suất của quốc gia đó
c. Số lượng hàng hóa dịch vụ quốc gia đó tạo ra d. B và c đúng
9. Khi giá một hàng hóa nào đó giảm xuống thì người ta mua hàng hóa đó nhiều hơn là do:
a. con người thích mua nhiều hàng hóa
b. con người có nhiều tiền
c. con người phản ứng với mức giá giảm
d. con người đã hành động không có lý trí
10. Bạn bỏ ra số tiền 500 ngàn để mua một cái váy mang lại cho bạn lợi ích tương
đương 600 ngàn vậy bạn
a. bạn suy nghĩ tại điểm cận biên
b. bạn là con người duy lý
c. bạn đã sử dụng nguồn lực hiệu quả
d. các câu trên đều đúng
11. Điều nào sau đây không đúng khi nói về mức sống
a. mức sống của người dân một nước phụ thuộc vào số tiền họ có
b. người dân sản xuất ra càng nhiều hàng hóa thì mức sống càng cao
c. quốc gia có năng suất càng cao thì mức sống người dân cao
d. mức sống phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa CHƯƠNG 2:
1. Chi tiêu của chính phủ (G) bao gồm
a. Số tiền chính phủ bỏ ra mua hàng hóa dịch vụ
b. Số tiền chính phủ bỏ ra cho người nghèo
c. Số tiền chính phủ bỏ ra cho người già d. Tất cả đều đúng
2. Năm 2014 tổng chi tiêu của hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ là 135 tỷ USD,
xuất khẩu ròng của quốc gia là – 1537 triệu USD. vậy GDP năm 2014 của quốc gia đó là a. 135 tỷ USD b. 136, 537 tỷ USD c. 133, 463 tỷ USD d. Giảm 1537 triệu USD
3. Những khoản nào sau đây được tính vào GDP của Việt Nam
a. Lan đi du lịch Thái Lan bỏ ra 5 triệu để mua hàng hóa của Thái
b. Người dân ở Thành phố tự trồng sau sạch để ăn
c. Tiền lương của công nhân may trong công ty may Thành Công
d. Tiền vải của công ty may Thành Công
4. Một bác thợ may để may được bộ váy bán cho người tiêu dùng với giá 850 ngàn
thì cần mua 400 ngàn tiền vải và 10 ngàn tiền khấu hao máy móc thiết bị. như vậy
bác thợ may đã đóng góp vào GDP a. 850 ngàn b. 450 ngàn c. 440 ngàn d. 400 ngàn
5. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế tạo ra hàng hóa dịch vụ với giá trị 200, các hộ
gia đình mua hàng hóa của doanh nghiệp hết 170 vậy GDP và đầu tư của doanh nghiệp là a. GDP = 170 và I = 30 b. GDP = 200 và I = 30 c. GDP = 200 và I = 0 d. GDP = 200 và I = 170
6. GDP thực và GDP danh nghĩa của năm hiện hành bằng nhau nếu:
a. Tỷ lệ lạm phát năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát năm trước
b. Chỉ số giá năm hiện hành bằng chỉ số giá năm trước
c. Tỷ lệ lạm phát năm hiện hành bằng tỷ lệ năm gốc
d. Chỉ số giá năm hiện hành bằng chỉ số giá năm gốc
7. Khoản nào sau đây được tính vào GDP:
a. Tiền mua sợi của máy dệt
b. Tiền thuê ôtô vận tải của các doanh nghiệp c. Khấu hao d. Chi phí năng lượng
8. Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của GDP danh nghĩa:
a. Tính theo giá cố định
b. Chỉ đo lường sản phẩm cuối cùng
c. Tính cho một thời kỳ nhất định
d. Không cho phép tính giá rị hàng hóa trung gian
9. Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở: a. Mục đích sử dụng.
b. Là nguyên liệu và không phải là nguyên liệu. c. Thời gian tiêu thụ. d. Các câu trên đều sai.
10. GDP danh nghĩa của năm 2003 lớn hơn GDP danh nghĩa của năm 2002 có nghĩa là: a. Sản lượng tăng b. Sản lượng giảm
c. Sản lượng không đổi
d. Sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi vì thông tin này chưa đủ để
biết về sản lượng thực tế
11. GDP thực tế đo lường theo mức giá ………, còn GDP danh nghĩa đo lường theo mức giá ………
a. Năm hiện hành, năm cơ sở
b. Năm cơ sở, năm hiện hành
c. Của hàng hóa trung gian, của hàng hóa cuối cùng d. Trong nước, quốc tế 12. GDP danh nghĩa là
a. Điều chỉnh theo lạm phát b. Tính theo giá năm gốc c. Lớn hơn GDP thực d. Các câu trên đều sai
13. Một quốc gia có các số liệu sau đây: tiêu dùng của hộ gia đình là 320; đầu tư của
doanh nghiệp là 140; Chi tiêu của chính phủ là 110; cán cân thương mại của quốc
gia bị thâm hụt 80. Vậy GDP của quốc gia là a. 570 b. 650 c. 490 d. 520
14. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có thể được đo lường bằng tổng của:
a. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng
b. Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận
c. Đầu tư, tiêu dùng, lợi nhuận và chi phí hàng hóa trung gian
d. Giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, chi phí hàng hóa trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê
15. GDP của 1 quốc gia là
a. Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ của quốc gia
b. Tổng sản lượng hàng hóa dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ của quốc gia
c. Tổng giá trị thị trường của hàng hóa dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ của quốc gia d. Các câu trên đều sai
Có số liệu của 1 quốc gia như sau: GDP danh nghĩa năm 2014 và 2015 lần lượt là
173 tỷ USD và 181 tỷ USD, GDP thực năm 2014 và 2015 lần lượt là 165 tỷ USD và 170 tỷ USD.
16. Tốc độ tăng trưởng của quốc gia năm 2015 là a. 3% b. 4,6% c. 6,4% d. Các câu trên đều sai
17. Chỉ số giảm phát theo GDP năm 2014 là a. 106,4% b. 104,8% c. 104,6% d. 103%
18. Điều nào sau đây không đúng khi nói về GDP
a. GDP không tính giá trị hàng hóa phi thị trường
b. GDP không tính giá trị ngoại tác tiêu cực
c. GDP là chỉ tiêu tốt đo lường phúc lợi của người dân d. Các câu trên đúng
19. Điệp là giám đốc công ty tư nhân, đầu năm 2014 Điệp đã thuê Lan làm thư ký cho
mình trả lương 10 triệu/tháng. Sau 1 năm làm việc Điệp cưới Lan làm vợ, Lan ở nhà làm nội trợ, vậy
a. GDP năm 2015 không bị ảnh hưởng gì
b. GDP năm 2015 đã giảm 10 triệu
c. GDP năm 2015 đã giảm 120 triệu d. Các câu trên đều sai
20. Khoản mục nào sau đây được tính vào GDP? a. Công việc nội trợ
b. Doanh thu từ việc bán ma túy bất hợp pháp
c. Doanh thu từ việc bán các sản phẩm trung gian d. Dịch vụ tư vấn
21. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu:
a. Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê
b. Dịch vụ dọn nhà mà một gia đình thuê
c. Một cây cầu mới được xây bằng vốn ngân sách thành phố
d. Sợi bông được công ty Dệt Thành Công mua
22. Khoản tiền 50.000 đô la mà gia đình bạn chi mua một chiếc xe BMW được sản
xuất tại Đức sẽ được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
a. Đầu tư tăng 50.000 đô la và xuất khẩu ròng giảm 50.000 đô la
b. Tiêu dùng tăng 50.000 đô la và xuất khẩu ròng giảm 50.000 đô la
c. Xuất khẩu ròng giảm 50.000 đô la
d. Xuất khẩu ròng tăng 50.000 đô la
23. Hoạt động nào sau đây không làm tăng thu nhập của người dân một nước?
a. Xây dựng một cây cầu
b. Mở rộng đường giao thông
c. Nhập khẩu nhiều xe ô tô và xe máy
d. Xuất khẩu nhiều hàng tiêu dùng
24. Giả sử thu nhập của bạn tăng từ 19 triệu đồng lên 31 triệu đồng. Trong giai đoạn
đó CPI tăng từ 122 lên 169. Nhìn chung mức sống của bạn đã: a. Giảm b. Tăng c. Không đổi
d. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở 30. GDP danh nghĩa bao gồm:
a. Tiền mua bột mì của một lò bánh mì
b. Tiền mua sợi của một nhà máy dệt vải
c. Bột mì được mua bởi một bà nội trợ d. Không có câu nào đúng
31. Khoản nào sau đây được tính vào GDP của Việt Nam năm 2016
a. Giá trị hàng hóa mà công ty của Việt Nam sản xuất trên lãnh thổ Campuchia
b. Số tiền mà hộ gia đình mua hàng hóa dịch vụ của công ty Việt Nam năm ngoái
c. Giá trị hàng hóa của công ty Nhật sản xuất ở Việt Nam năm 2016
d. Số tiền mà công ty Việt Nam nhập khẩu máy móc từ nước ngoài năm 2016
32. Khoản nào sau đây không được tính vào GDP của Việt Nam năm 2016
a. Giá trị rau sạch của một người dân trồng để ăn cho gia đình
b. Số tiền Tý bỏ ra để mua máy tính cũ phục vụ học tập
c. Số tiền một doanh nghiệp bỏ ra mua bàn ghế để cho nhân viên trong công ty làm việc
d. các câu trên đều đúng Bài tập tự luận:
Một quốc gia có số liệu như sau: Sản phẩm A Sản phẩm B năm P Q P Q 2013 20 230 13 410 2014 22 235 14 420 2015 23 245 16 425 2016 25 270 19 440 Yêu cầu:
1. Tính GDP danh nghĩa của từng năm
2. Tính GDP thực của từng năm, biết năm 2014 là năm gốc
3. Tính chỉ số giảm phát từng năm
4. Tính tốc độ tăng trưởng cho 3 năm 2014, 2015, 2016
5. tính tỷ lệ lạm phát cho 3 năm 2014, 2015, 2016 CHƯƠNG 3
1. GDP thực bình quân đầu người của Singapo lớn hơn của Việt Nam xấp xỉ 25 lần thì có thể nói
a. Việt Nam kém phát triển hơn so với Singapo 25 lần
b. Mức sống của Singapo cao hơn của Việt Nam 25 lần
c. Năng suất của Singapo cao hơn của Việt Nam 25 lần
d. Các câu trên đều đúng
2. GDP thực của quốc gia A là 40 tỷ, GDP thực của quốc gia B là 10 tỷ vậy ta có thể kết luận
a. Mức sống của người dân quốc gia A lớn hơn quốc gia B
b. Mức sống của người dân quốc gia A lớn hơn quốc gia B
c. Mức sống của người dân quốc gia A lớn hơn quốc gia B
d. Không thể kết luận được
3. Năng suất của một quốc gia là
a. thu nhập bình quân của quốc gia đó
b. giá trị sản lượng của quốc gia tính bình quân cho 1 lao động
c. tổng sản lượng tính bình quân cho 1 người dân
d. giá trị tài nguyên tình bình quân cho 1 lao động
4. Nếu tốc độ tăng trưởng của quốc gia A là 4% không đổi, hiện nay thu nhập bình
quân đầu người của quốc gia A là 4.000$/năm. Vậy cần bao nhiêu năm để thu
nhập bình quân đầu người của quốc gia A tăng gấp đôi. a. xấp xỉ 10,6 năm b. Xấp xỉ 15,2 năm c. xấp xỉ 17,5 năm d. Xấp xỉ 20,4 năm
5. Singapo có thể đuổi kịp các quốc gia phát triển vì
a. Singapo có tốc độ tang trưởng cao hơn
b. Singapo có năng suất cao hơn
c. Các quốc gia phát triển có hiệu suất giảm dần
d. Các câu trên đều đúng
6. Năng suất không phụ thuộc vào a. Lao động b. Kiến thức công nghệ c. Vốn con người d. Tài nguyên thiên nhiên
7. Chính sách nào sau đây không làm tăng năng suất lao động
a. Chính sách kiểm soát tốc độ tăng dân số
b. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài c. Chính sách hướng nội
d. Chính sách đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ
8. Để tăng năng suất chính phủ Việt Nam cần thực hiện chính sách nào sau đây
a. Ban hành và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản, và sở hữu trí tuệ
b. Thực hiện các chính sách để cắt giảm ô nhiễm môi trường
c. Thực hiện tốt các chính sách để khuyến khích đầu tư d. A và c đúng
9. Chính sách nào sau đây không làm tăng vốn con người
a. Chính sách bảo vệ môi trường
b. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
c. Chính sách phát triển y tế
d. chính sách phá triển cơ sở hạ tầng
10. Điều nào sau đây đúng
a. Khuyến khích tiết kiệm càng nhiều càng giúp quốc gia tăng trưởng cao
b. một quốc gia không có tài nguyên là quốc gia nghèo
c. muốn quốc gia tăng trưởng phải thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
d. để tăng trưởng nên đầu tư phát triển giáo dục
11. Bài tập tự luận:
Giả sử Việt nam có tốc độ tăng trưởng không đổi là 8% năm, hiện nay thu nhập
bình quân đầu người (PPP) của Việt Nam là 6.037$. Nếu tốc độ tăng trường của
Mỹ không đổi là 2%, hiện nay thu nhập bình quân đầu người (PPP) của Mỹ là
57.000$. Vậy Việt Nam phải mất bao nhiêu năm để đuổi kịp Mỹ? CHƯƠNG 4
1. một sinh viên mới ra trường đang làm việc tại công ty A, sau một thời gian làm
việc thấy công việc ở công ty A không phù hợp nên nghỉ việc chờ tìm công việc
mới. Vậy sinh viên này sẽ bị thất nghiệp, nó thuộc loại thất nghiệp nào? a. Thất nghiệp cơ cấu b. Thất nghiệp chu kỳ c. Thất nghiệp cọ xát d. Tất cả đều đúng
2. nền kinh tế bị suy thoái làm sản lượng giảm và thất nghiệp gia tăng. Lượng thất
nghiệp gia tăng do sản lượng giảm gọi là: a. Thất nghiệp cơ cấu b. Thất nghiệp chu kỳ c. Thất nghiệp cọ xát d. Tất cả đều đúng
3. Một quốc gia theo xu hướng phát triển nên có nhiều lao động đang làm việc trong
ngành nông nghiệp bị thất nghiệp do ngành nông nghiệp sử dụng máy móc thiết bị
và cần lao động ít hơn, những người này gọi là a. Thất nghiệp cơ cấu b. Thất nghiệp chu kỳ c. Thất nghiệp cọ xát d. Tất cả đều đúng
4. Nguyên nhân nào sau đây gây ra thất nghiệp tạm thời (cọ xát)
a. Nền kinh tế bị suy thoái
b. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng
c. Thiếu hụt thông tin tuyển dụng d. B và c đúng
5. Thất nghiệp tự nhiên là
a. thất nghiệp xảy ra ngay cả trong dài hạn
b. thất nghiệp luôn tồn tại trong nền kinh tế
c. thất nghiệp tương ứng với sản lượng tiềm năng
d. các câu trên đều đúng
6. Điều nào sau đây không đúng khi nói về thất nghiệp chu kỳ
a. thất nghiệp chu kỳ được tính bằng cách lấy thất nghiệp thực tế trừ thất nghiệp tự nhiên
b. thất nghiệp chu kỳ là loại thất nghiệp thay đổi khi sản lượng thực tế của nền kinh tế thay đổi
c. thất nghiệp chu kỳ luôn lớn hơn thất nghiệp tự nhiên
d. nền kinh tế không có thất nghiệp chu kỳ khi sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng
7. Trường hợp nào sau đây không nằm trong lực lượng lao động
a. người lao động nghỉ ốm được 4 tuần và sẽ quay trở lại làm việc vào tuần sau
b. sinh viên mới ra trường đang tìm việc mà chưa có việc làm
c. người lao động đang làm việc cho gia đình không được hưởng tiền lương, tiền công.
d. một người không có việc làm
8. Thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng a. không có việc làm b. không tìm việc làm
c. tìm được việc làm mà không chấp nhận làm việc
d. tìm việc làm mà không có việc làm
9. Trường hợp nào sau đây gọi là thất nghiệp
a. người không có việc làm đang ở nhà làm việc nội trợ
b. người không có việc làm sẵn sàng làm việc nhưng không tìm việc vì không biết tìm việc ở đâu
c. người đang làm việc 15 giờ/ tuần đang tìm việc làm thêm để có thêm thu nhập
nhưng chưa có việc làm thêm
d. người đủ 14 tuổi đang tìm việc làm mà chưa có việc làm
10. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản lượng của nền kinh tế tăng thì
a. Số lượng người tăng lên nên có nhiều người thất nghiệp
b. Số lượng việc làm tăng nên thất nghiệp giảm
c. Thu nhập tăng nên nhiều người không muốn đi làm vì thế thất nghiệp tăng d. Các câu trên đúng Bài tập:
Một quốc gia có số liệu về dân số ở tuổi trưởng thành như sau: Số người (người)
Số lượng người có việc làm 2.345.000
Số lượng người thất nghiệp 356.000
Không thuộc lực lượng lao động 720.000 Yêu cầu:
1. Tính lực lượng lao động.
2. Tính tỷ lệ thất nghiệp
3. Tính tỷ lệ tham gia lực lượng lao động