Trắc nghiệm có đáp án - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Trắc nghiệm có đáp án - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. Học thuyết gia trưởng cho nhà nước ra đời là do sự thỏa thuận giữ các công dân
KHẲNG ĐỊNH SAI vì thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước hình thành trên cơ sở sự phát
triển tự nhiên của các gia đình, là sản phẩm của tự nhiên. Quan điểm cho rằng nhà nước ra
đời là do sự thỏa thuận giữa các công dân thuộc thuyết hợp đồng (khế ước) xã hội
2. Nhà nước ra đời và tồn tại bất biến, vĩnh cửu
KHẲNG ĐỊNH SAI vì theo quan điểm Mác – Lênin Nhà nước không phải là hiện tượng
siêu nhiên hay là sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là vĩnh cửu và bất biến mà là một
phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong khi mà những điều kiện cho
sự tồn tại của Nhà nước không còn nữa. Do vậy Nhà nước không thể nào là vĩnh cửu bất
biến được.
3. Theo học thuyết Mác – Lênin, sự tồn tại của nhà nước là kết quả tất yếu của xã hội
loài người, ở đâu có xã hội ở đó có tồn tại nhà nước
KHẲNG ĐỊNH SAI vì theo quan điểm Mác – Lênin Nhà nước không phải là hiện tượng
siêu nhiên hay là sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là vĩnh cửu và bất biến mà là một
phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ xã hội,
là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát
triển đến một giai đoạn nhất định, giai đoạn có sự phân chia con người thành giai cấp và có
mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp.
4. Nhà nước pháp quyền là một kiểu tồn tại nhà nước
KHẲNG ĐỊNH SAI vì nhà nước pháp quyền trước hết phải là một tổ chức đặc biệt của
quyền lực chính trị và tổ chức công quyền của xã hội. Nhà nước pháp quyền không phải là
một kiểu nhà nước tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Nhà nước pháp quyền không phải là một hình thức nhà nước liên quan
đến một tầng lớp cụ thể, mà là một cơ chế tổ chức quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo
rằng tổ chức và hoạt động của nhà nước tuân thủ theo quy định pháp luật.
5. Bất cứ nhà nước nào cũng đều thể hiện bản chất giai cấp và bản chất xã hội
KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định xét về
bản chất, nhà nước là một hiện tượng xã hội luôn thể hiện tính xã hội và tính giai cấp, bởi lẽ
đó chính là những đặc tính cơ bản, thực chất và bên trong của mọi nhà nước
- Nhà nước có 2 tính chất đó vì nhà nước xuất hiện vừa do nhu cầu khách quan của sự điều
hành và quản lý của xã hội nhằm thiết lập sự ổn định và trật tự xã hội, vừa do nhu cầu thống
trị giai cấp.
+ Tính xã hội của nhà nước được thể hiện: nhà nước là bộ máy để tổ chức, điều hành và
quản lý xã hội nhằm thiết lập, củng cố và giữ gìn trật tự, sự ổn định của xã hội, để bảo vệ lợi
ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển chung của xã hội.
+ Tính giai cấp của nhà nước được thể hiện: nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, tức
là công cự để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị hay lực lượng
cầm quyền trong xã hội.
6. Bộ máy nhà nước hình thành nhằm thực hiện chức năng nhà nước
KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG vì bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất
nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
7. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước quan trọng như nhau
KHẲNG ĐỊNH SAI vì chức năng đối nội là quan trọng nhất
- Chức năng đối nội:
+ Tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
+ Tổ chức và quản lý nền văn hóa giáo dục, KHCN
+ Về chức năng xã hội, Nhà nước tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao chất lượng
dân số và phân bố dân cư hợp lý
+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
+ Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
+ Bảo đảm pháp luật đc tôn trọng, thực hiện 1 cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và thống nhất
- Chức năng đối ngoại
+ Bảo vệ tổ quốc VNXHCN
+ Quan hệ hợp tác với các nước trên TG, không phân biệt chế độ chính trị và xh khác nhau
+ Tham gia vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội
-> Chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại quan hệ chặt chẽ hội trợ lẫn nhau trong đó
các chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo và có ý nghĩa quyết định đối với các chức năng
đối ngoại. Việc thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn xuất phát từ yêu cầu mục tiêu
của chức năng đối nội và nhằm phục vụ các chức năng đối nội.
8. Cắm mốc biên giới quốc gia là chức năng đối nội
KHẲNG ĐỊNH SAI vì:
Chức năng đối nội là chức năng quản lý đất nước, bao gồm các lĩnh vực như: kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,...
Cắm mốc biên giới quốc gia là hành động xác định ranh giới lãnh thổ quốc gia trên thực
địa, liên quan đến quan hệ giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Do đó, nó thuộc chức năng đối
ngoại của nhà nước.
Chức năng đối ngoại bao gồm các hoạt động:
+ Bảo vệ tổ quốc VNXHCN
+ Quan hệ hợp tác với các nước trên TG, không phân biệt chế độ chính trị và xh khác nhau
+ Tham gia vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội
Cắm mốc biên giới quốc gia chức năng là một trong những hoạt động quan trọng trong
đối ngoại, cụ thể là:
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
+ Giữ gìn hòa bình, ổn định biên giới.
+ Tạo điều kiện cho hợp tác phát triển giữa các quốc gia láng giềng.
9. Chế độ chính trị dân chủ không tồn tại trong nhà nước quân chủ
KHẲNG ĐỊNH SAI
10. Nguyên thủ quốc gia có thể hình thành bằng con đường bổ nhiệm
KHẲNG ĐỊNH SAI vì nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước được hình thành
do nhân dân bầu ra (chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa lưỡng tính), cha
truyền con nối (chính thể quân chủ), do nghị viện bầu ra (Chính thể cộng hòa đại nghị)
| 1/2

Preview text:

1. Học thuyết gia trưởng cho nhà nước ra đời là do sự thỏa thuận giữ các công dân
KHẲNG ĐỊNH SAI
vì thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước hình thành trên cơ sở sự phát
triển tự nhiên của các gia đình, là sản phẩm của tự nhiên. Quan điểm cho rằng nhà nước ra
đời là do sự thỏa thuận giữa các công dân thuộc thuyết hợp đồng (khế ước) xã hội
2. Nhà nước ra đời và tồn tại bất biến, vĩnh cửu
KHẲNG ĐỊNH SAI
vì theo quan điểm Mác – Lênin Nhà nước không phải là hiện tượng
siêu nhiên hay là sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là vĩnh cửu và bất biến mà là một
phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong khi mà những điều kiện cho
sự tồn tại của Nhà nước không còn nữa. Do vậy Nhà nước không thể nào là vĩnh cửu bất biến được.
3. Theo học thuyết Mác – Lênin, sự tồn tại của nhà nước là kết quả tất yếu của xã hội
loài người, ở đâu có xã hội ở đó có tồn tại nhà nước
KHẲNG ĐỊNH SAI
vì theo quan điểm Mác – Lênin Nhà nước không phải là hiện tượng
siêu nhiên hay là sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là vĩnh cửu và bất biến mà là một
phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ xã hội,
là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát
triển đến một giai đoạn nhất định, giai đoạn có sự phân chia con người thành giai cấp và có
mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp.
4. Nhà nước pháp quyền là một kiểu tồn tại nhà nước
KHẲNG ĐỊNH SAI
vì nhà nước pháp quyền trước hết phải là một tổ chức đặc biệt của
quyền lực chính trị và tổ chức công quyền của xã hội. Nhà nước pháp quyền không phải là
một kiểu nhà nước tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Nhà nước pháp quyền không phải là một hình thức nhà nước liên quan
đến một tầng lớp cụ thể, mà là một cơ chế tổ chức quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo
rằng tổ chức và hoạt động của nhà nước tuân thủ theo quy định pháp luật.
5. Bất cứ nhà nước nào cũng đều thể hiện bản chất giai cấp và bản chất xã hội
KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG
vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định xét về
bản chất, nhà nước là một hiện tượng xã hội luôn thể hiện tính xã hội và tính giai cấp, bởi lẽ
đó chính là những đặc tính cơ bản, thực chất và bên trong của mọi nhà nước
- Nhà nước có 2 tính chất đó vì nhà nước xuất hiện vừa do nhu cầu khách quan của sự điều
hành và quản lý của xã hội nhằm thiết lập sự ổn định và trật tự xã hội, vừa do nhu cầu thống trị giai cấp.
+ Tính xã hội của nhà nước được thể hiện: nhà nước là bộ máy để tổ chức, điều hành và
quản lý xã hội nhằm thiết lập, củng cố và giữ gìn trật tự, sự ổn định của xã hội, để bảo vệ lợi
ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển chung của xã hội.
+ Tính giai cấp của nhà nước được thể hiện: nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, tức
là công cự để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội.
6. Bộ máy nhà nước hình thành nhằm thực hiện chức năng nhà nước
KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG
vì bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất
nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
7. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước quan trọng như nhau
KHẲNG ĐỊNH SAI
vì chức năng đối nội là quan trọng nhất
- Chức năng đối nội:
+ Tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
+ Tổ chức và quản lý nền văn hóa giáo dục, KHCN
+ Về chức năng xã hội, Nhà nước tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao chất lượng
dân số và phân bố dân cư hợp lý
+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
+ Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
+ Bảo đảm pháp luật đc tôn trọng, thực hiện 1 cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và thống nhất
- Chức năng đối ngoại
+ Bảo vệ tổ quốc VNXHCN
+ Quan hệ hợp tác với các nước trên TG, không phân biệt chế độ chính trị và xh khác nhau
+ Tham gia vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội
-> Chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại quan hệ chặt chẽ hội trợ lẫn nhau trong đó
các chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo và có ý nghĩa quyết định đối với các chức năng
đối ngoại. Việc thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn xuất phát từ yêu cầu mục tiêu
của chức năng đối nội và nhằm phục vụ các chức năng đối nội.
8. Cắm mốc biên giới quốc gia là chức năng đối nội KHẲNG ĐỊNH SAI vì:
Chức năng đối nội
là chức năng quản lý đất nước, bao gồm các lĩnh vực như: kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,...
Cắm mốc biên giới quốc gia là hành động xác định ranh giới lãnh thổ quốc gia trên thực
địa, liên quan đến quan hệ giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Do đó, nó thuộc chức năng đối
ngoại
của nhà nước.
Chức năng đối ngoại bao gồm các hoạt động:
+ Bảo vệ tổ quốc VNXHCN
+ Quan hệ hợp tác với các nước trên TG, không phân biệt chế độ chính trị và xh khác nhau
+ Tham gia vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội
Cắm mốc biên giới quốc gia là một trong những hoạt động quan trọng trong chức năng
đối ngoại
, cụ thể là:
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
+ Giữ gìn hòa bình, ổn định biên giới.
+ Tạo điều kiện cho hợp tác phát triển giữa các quốc gia láng giềng.
9. Chế độ chính trị dân chủ không tồn tại trong nhà nước quân chủ KHẲNG ĐỊNH SAI
10. Nguyên thủ quốc gia có thể hình thành bằng con đường bổ nhiệm
KHẲNG ĐỊNH SAI
vì nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước được hình thành
do nhân dân bầu ra (chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa lưỡng tính), cha
truyền con nối (chính thể quân chủ), do nghị viện bầu ra (Chính thể cộng hòa đại nghị)